Giáo án Ngữ văn 8 tuần 7 - Trường THCS Phúc Sơn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 7 - Trường THCS Phúc Sơn

Tiết 26 :

 Văn bản :

 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

 Xéc - van - tét

I.MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích của tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.

- Ý nghĩa của cặp n/vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.

- Chỉ ra những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi n/vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.

3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh lòng cao thượng, yêu chuộng công lí, lẽ phải

II- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

 1.Chuẩn bị của thầy :

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 7 - Trường THCS Phúc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
8a................/................/2012
8b................/.............../2012
8c................/.............../2012
Tiết 26 :
 Văn bản :
 Đánh nhau với cối xay gió
 Xéc - van - tét
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức :
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích của tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
- ý nghĩa của cặp n/vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2. Kĩ năng :
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi n/vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh lòng cao thượng, yêu chuộng công lí, lẽ phải 
II- Chuẩn bị của thầy và trò.
 1.Chuẩn bị của thầy :
 2.Chuẩn bị của trò: Đọc, soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu .
III. Các hoạt động dạy và học.
 1.ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ 
 - Em cảm nhận được điều gì sau khi hiểu về hoàn cảnh của cô bé bán diêm ?
 - Em có cảm xúc gì trước đoạn trích trên ?
 3 . Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả tảc phẩm 
G/v: Dựa vào phần đã chuẩn bị hãy sơ lược những nét chính về tác giả Xéc - van – tét ?
H/s: Trả lời – nhận xét
G/v: Văn bản được trích trong tác phẩm nào ? Thuộc chương mấy?
H/s : trả lời – nhận xét
G/v: Nhận xét – giới thiệu chung
HĐ2 : Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
G/v: Hướng đãn đọc : giọng hài hước , tự tin , ngây thơ
G/v: Đọc mẫu 
H/s : Đọc hết văn bản – Nhận xét cách đọc
G/v: Hướn dẫn tìm hiểu từ khó phần chú thích.
HĐ3 : Hướng dẫn tìm hiểu và phân tích văn bản 
G/v: Cho biết thể loại của văn bản ?
H/s : Xác định dựa và chu thích.
G/v:Hãy xác định nội dung của văn bản ?
H/s : Trả lời – nhận xét
G/v: Hãy chia bố cục cà xác định nội dung từng phần ?
H/s :Chia bố cục – nhận xét .
G/v: Dưới ngòi bút miêu tả của tác giả nhân vật Đôn ki hô tê đã hiện ra như thế nào?
H/s : Trả lời – nhận xét
G/v: Đôn-ki-hô- tê có ước muốn gì ; vì sao lại có ước muốn đó?
H/s : Trả lời – nhận xét
 G/v : Trái với ước muốn cao đẹp đó đầu óc của Đôn-ki-hô- tê có gì đặc biệt ; vì sao?
H/s : Trả lời – nhận xét
G/v: Do có cách nghĩ đặc biệt khác người đã khiến Đôn ki hô tê trở thành người như thế nào ?
H/s : Nhận xét -trả lời 
G/v :Khi thấy những chiếc cối xay gió Đôn ki hô tê đã làm gì ,vì sao ?
H/s : Tấn công ,vì cho rằng đó là những tên khổng lồ.
G/v : Khi tấn công Đôn ki hô tê có run sợ không ? Qua đó em thấy Đôn ki hô tê là một con người như thế nào?
H/s : Trả lời – nhận xét
I.Giới thiệu tác giả - tác phẩm
1. Tác giả :
 SGK t79
2. Tác phẩm:
 SGK t79
II. Đọc - Hiểu văn bản
Đọc văn bản
 SGK t75- 78
2 . Hiểu từ khó .
III.Tìm hhiểu văn bản
A- Tìm hiểu chung
-Thể loại: Tiểu thuyết
-Nội dung: Thầy trò Đôn-ki-hô- tê trước và sau trận đấu với những gã khổng lồ .
+ Bố cục :3 phần
Phần 1: Từ đầu->Không cân sức:Hai thầy trò trước trận đấu.
Phần 2: Tiếp -> Văng ra xa :
Đôn-ki-hô- tê tấn công và thảm bại
Phần 3: Còn lại : Hai thầy trò tiếp tục lên đường
B. Phân tích văn bản
 1. Nhân vật Đôn-ki-hô- tê
-Ngoại hình: Gầy , cao lênh khênh.
- Ước muốn: Trở thành một hiệp sĩ.
- Đầu óc mê muội không tỉnh táo
=> Suy nghĩ và hành động trở lên hão huyền.
-Là một người dũng cảm , có lí tưởng cao đẹp song nực cười .
4 –Củng cố 
 Em có nhận xét gì về nhân vật Đôn-ki-hô- tê ,Qua đoạn trích ”Đánh nhau với cối xay gió” ? 
 Từ nhân vât Đôn-ki-hô- tê em rút ra bài học gì cho bản thân ?
5- Hướng dẫn học bài 
 - Đọc lại văn bản - tóm tắt 
 - Học bài và nắm nội dung tiết 25
 - Tìm các chi tiết nói về nhân vật Xan-chô Pan xa
 - Xác định các điểm đối lập giữa Đôn-ki–hô-tê với Xan- chô Pan -xa
 *Nhận xét đánh - giá giờ học
Ngày giảng: 
8a................/................/2012
8b................/.............../2012
8c................/.............../2012
Tiết 27 :
 Văn bản :
 Đánh nhau với cối xay gió
 Xéc - van - tét
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức :
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích của tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
- ý nghĩa của cặp n/vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2. Kĩ năng :
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi n/vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh lòng cao thượng, yêu chuộng công lí, lẽ phải 
II- Chuẩn bị của thầy và trò.
 1. Chuẩn bị của thầy :
 2. Chuẩn bị của trò: 
 Đọc, soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu .
III. Các hoạt động dạy và học.
 1.ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ 
Em có nhận xét gì về nhân vật Đôn-ki-hô- tê ,Qua đoạn trích ”Đánh nhau với cối xay gió” ? 
*Trả lời :
- Nhân vật Đôn-ki-hô- tê có suy nghĩ và hành động hão huyền song cũng là một người dũng cảm , có lí tưởng cao đẹp...
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Hướng dẫn phân tích văn bản 
H/s : Tóm tắt văn bản 
G/v :Tóm tắt nội dung tiết 25.
G/v : Xan-chô Pan xa là người có ngoại hình như thế nào, có ước muốn gì ?
H/s: Tìm chi tiết trả lời- nhận xét
G/v : Hành lí của Xan-chô Pan xa là gì ?
G/v: Khi Đôn –ki- hô- tê nhìn thấy những gã khổng lồ thì Xan-chô Pan xa nhìn thấy gì? Điều đó chứng tỏ gì ?
H/s : Tìm thông tin trả lời – nhận xét . 
G/v : Khi Đôn ki hô tê giao chiến Xan-chô Pan xa có thái độ ntn? Điều đó cho thấy Xan-chô Pan xa là người ntn?
H/s : Tìm thông tin trả lời – nhận xét . 
G/v :Em hãy tìm các chi tiết hình ảnh , để so sánh sự tương phản của 2 nhân vật Xan-chô Pan xa và Đôn-ki-hô-tê?
H/s : Tìm chi tiết – Nhận xét
G/ v: Nhận xét -treo bảng phụ 
HĐ2 : Hướng dãn tìm hiểu nét đặc sắc về nghệ thuật 
G/v: Dựa vào các chi tiết miêu tả hai nhân vật em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng ?
H/s: Nhận xét .
H/s : Đọc ghi nhớ 
G/v : Nhấn mạnh ghi nhớ – tổng kết bài học
B / Phân tích
2. Nhân vật Xan-chô Pan xa.
- Hình dáng : béo , lùn
- Ước muốn: Được làm thống đốc.
- Hành lí mang theo: Túi đựng thức ăn , bầu rượu.
- Đầu óc và suy nghĩ tỉnh táo .
=> Xan-chô Pan xa là người nhu nhược yếu hèn chỉ quan tâm đến những nhu cầu vật chất.
3/ Sự tương phản giữa hai nhân vật.
Tiêu 
chí 
so 
sánh
Đôn-ki -hô-tê
Xan-chô Pan xa
- Cao , gầy.
-Diệt trừ gian ác .
- Mơ mộng hoang tưởng.
- Dũng cảm .
- Hành động điên rồ,làm theo sách vở.
-Theo lí tưởng cao đẹp
- Lùn ,béo.
- Thu chiếm lợi phẩm , làm thống đốc.
-Thực dụng.
-Hèn nhát, chỉ lo cho cá nhân.
-Đầu óc tỉnh táo.
- Thích quyền lợi vật chất
3/ Nghệ thuật :
- Nghệ thuật đối lập tương phản .
- Tác dụng : Làm nổi bật đặc điểm tính cách của 2 nhân vật .
*Ghi nhớ : SGK t80
4- Củng cố 
Em có nhận xét gì về nhân vật Đôn-ki-hô- tê và Xan-chô Pan xa,Qua đoạn trích ”Đánh nhau với cối xay gió” ? 
-Em rút ra bài học gì cho bản thân Qua đoạn trích ”Đánh nhau với cối xay gió” ? 
5- Hướng dẫn 
 Tìm đọc các đoạn trích của tyểu thuyết Đôn-ki-hô- tê .
 Học bài theo ghi nhớ SGk
 Đọc và soạn văn bản : Chiếc lá cuối cùng
 Nhận xét - đánh giá giờ học
Ngày giảng: 
8a................/................/2012
8b................/.............../2012
8c................/.............../2012
Tiết 28 : 
 Tiếng việt
 Tình thái từ
I . Mục tiêu.
 1.Kiến thức.
 Giúp học sinh hiểu và nắm được thế nào là tình thái từ.
 Sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp .
 2 . Kỹ năng :
 Rèn kỹ năng sử dụng tình thái từ .
 3 .Thái độ :
 Giáo dục ý thức tự giác,chủ động,tích cực trong học tập.
II- Chuẩn bị của thầy và trò .
Chuẩn bị của thầy : Bảng phụ 
Chuẩn bị của trò: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp , đọc và trả lời câu hỏi SGK
III. Các hoạt động dạy và học .
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ 
 Thế nào là trợ từ ? Cho VD minh hoạ ?
 Thế nào là thán từ ? Cho VD minh hoạ ?
*Trả lời:
 -Trợ từ là những từ được thêm vào câu nhằm nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ , đánh giá của người nói. 
 VD: Nó ăn những hai hát cơm. 
 -Thán từ là những từ được thêm vào câu nhằm bộc lộ tình cảm , cảm xúccủa người nói hoặc dùng để gọi đáp .
 VD:Này !Ông giáo ạ!cái giống nó cũng khôn.
Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 :Tìm hiểu chức năng của tình thái từ
G/v : Treo bảng phụ .
H/s : Đọc bảng phụ quan sát từ in đậm .
G/v : Nếu ta bỏ các từ in đậm nghĩa của câu có thay đổi không ?
 H/s : Bỏ các từ so sánh -nhân xét.
G/v : Các câu thông báo sự việc gì , có gì thay đổi trong câu?
H/s : Quan hệ giao tiếp thay đổi
G/v :Từ “ạ” tong câu đ biểu thị sắc thái gì:
H/s : Lễ phép 
H/s : Đọc ghi nhớ 
Gv : Nhấn mạnh ghi nhớ củng cố phần I
HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng chức năng của tình thái từ( 10’ )
G/v : Treo bảng phụ ghi VD 
H/S : Đọc bảng phụ -quan sát VD
G/v : Các tình thái từ in đậm được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ?
H/s : Phân tích hoàn cảnh giao tiếp của các câu nói?
G/ v: Nếu ta đổi vị trí các tình thái từ cho nhau thì ngữ cảnh sẽ thay đổi như thế nào?
H/s : Sắc thái giao tiếp sẽ không đúng mực 
G/v: Kết luận – nêu bài học trong thực tế .
H/s : Đọc ghi nhớ sgk t81
HĐ3 : Làm bài tập củng cố – ứng dụng (15’)
H/s : Đọc – phân tích đề bài .
G/v : Hãy xác định các tình thái từ trong các câu ?
H/s : Làm bài – Nhận xét 
H/s : Đọc phân tích yêu cầu đề bài.
G/v : Hãy giải nghĩa các tình thái từ ?
H/s : Trình bày - nhận xét 
I. Chức năng của tình thái từ.
 1. Ví dụ :
 SGKt 
2.Nhận xét :
-Bỏ các từ : à , ạ , thay => nghĩa của câu không thay đổi.
- Quan hệ giao tiếp trong câu thay đổi .
* Ghi nhớ: Sgk t 81
II. Sử dụng tình thái từ 
 1 .Ví dụ :
 SGKt 81
 2.Nhận xét :
-Bạn chưa về à ? =>hỏi thân mật.
- Thầy mệt ạ ? => Hỏi lễ phép
- Bạn giúp tôi một tay nhé ? =>Cầu khiến thân mật.
-Bác giúp cháu một tay nhé ? =>Cầu khiến lễ phép
*Ghi nhớ :SGk t 81
III- Luyện tập .
 Bài 1 : 
 a.Nào b.Chứ c.với d.Kia 
Bài 2 :
a. chứ : nghi vấn
b. chứ : nhấn mạnh
c. Ư : phân vân ,nghi vấn
d. nhỉ : thân mật
 e. nhỉ : thân mật
 g. vậy : miễn cưỡng bằng lòng.
4- Củng cố 
Gv: Hệ thống khái niệm , tác dụng của tình thái từ .
 Những điều cần chú ý khi sử dụng, chốt ghi nhớ.
5- Hướng dẫn 
 Học bài theo ghi nhớ sgk t 81
 Làm bài tập theo hướng dẫn sgk
 Chuẩn bị bài :Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
 Nhận xét đánh giá giờ học
Ngày giảng: 
8a................/................/2012
8b................/.............../2012
8c................/.............../2012
Tiết 29: Tập làm văn:
luyện tập : viết đoạn văn tự sự 
 kết hợp với miêu tả và biểu cảm
I. Mục tiờu bài học : Giúp HS 
1. Kiến thức :
 Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tỡnh cảm trong văn tự sự.
2. Kỹ năng 
 - Thực hành sử dụng kết hợp cỏc yếu tố miờu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện
 - Viết đoạn văn tự sự cú sử dụng cỏc yếu tố miờu tả và biểu cảm cú độ dài khoảng 90 chữ
3.Thái độ
 Tự tin khi đứng trứơc đám đông
II. Chuẩn bị: 
 - GV: - Các đoạn văn tự sự.
 - HS : - Đọc kĩ SGK, tập trả lời các câu hỏi.
III. Cỏc hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức : 
2.Kiểm tra : 
 - Em hãy cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự ?
3. Bài mới:
Vào bài : 
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung
Hoạt động I: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ.
GV: Treo bảng phụ ghi các sự việc, nhân vật
 ( SGK / 83 ) 
HS: Đọc tình huống a, b, c / SGK/ 83.
GV: Muốn xây dựng đoạn văn tự sự phải tiến hành mấy bước ? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì ?
HS: Có 5 bước:
 - Bước 1: Lựa chọn sự việc chính.
 - Bước 2: Lựa chọn ngôi kể.
 - Bước 3: Xác định thứ tự kể.
 - Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và 
 biểu cảm cần dùng.
 - Bước 5: Viết thành đoạn văn.
GV Hướng dẫn HS phân tích, lựa chọn tình huống
HS: Hoạt động nhóm.
GV: Giao việc: 
 + Nhóm 1, 2: tình huống a
 + Nhóm 3: tình huống b
 + Nhóm 4: tình huống c
HS: Trao đổi, thảo luận ( ghi bảng con )
 - Nhóm cử đại diện trình bày. 
 - Các bạn khác nhận xét.
GV: Nhận xét, hướng dẫn:
 * Ví dụ tình huống a:
MB: Em ngồi thẫn thờ trước cái lọ hoa đẹp vừa bị vỡ tan ... Chỉ vì một chút vội vàng em đã phải trả giá bằng sự nuối tiếc ...
TB: - Ngắm nghía, mân mê những mảnh vỡ có hoa văn đẹp ...
 - Thu dọn, nhặt nhạnh các mảnh vỡ ...
 - Bố mẹ về chứng kiến ê buồn.
KB: - Thái độ của mọi người khi sự việc xẩy ra
 - Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận.
 * Ví dụ tình huống b:
- Em giúp bà cụ qua đường vào thời gian nào ? Không gian xung quanh ra sao ? Trình tự diễn biến sự việc đó như thế nào ?
- Miêu tả, biểu cảm: Cảnh đường xá lúc ấy ra sao ? Bà cụ có hình dáng bên ngoài như thế nào ? Tình cảm của em khi thấy bà cụ chuẩn bị qua đường ? Em dẫn cụ qua đường với tâm trạng như thế nào ? Thái độ của bà cụ khi được em giúp đỡ ra sao ?
- Cảm nghĩ của em khi giúp được bà cụ qua đường ?
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn.
HS: Viết đoạn văn ( 10' )
GV: - Gọi 2 em trình bày.
 - Nhận xét.
Hoạt động II: Hướng dẫn HS luyện tập. 
HS: - Đọc yêu cầu bài tập 1 
GV: Hãy đóng vai ông giáo viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
HS: Một em đọc đoạn vừa viết.
GV: Đối chiếu, so sánh với đoạn văn của Nam Cao trong truyện ngắn Lão Hạc ê rút ra nhận xét.
- Đoạn văn của em đã kết hợp được yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa ?
* Miêu tả: Tôi đang ngồi nghĩ vẩn vơ, cười mà miệng cứ méo xệch đi, đôi mắt đầy nước, gương mặt tái nhợt, co rúm, đầu rũ xuống.
* Biểu cảm: Tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào, thương lão quá. 
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1.Sự việc và nhân vật. 
 ( SGK/ 83.)
2.Các bước xây dựng đoạn văn tự sự:
5 bước:
 - Bước 1:Lựa chọn sự việc chính.
 - Bước 2: Lựa chọn ngôi kể.
 - Bước 3: Xác định thứ tự kể.
 - Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm cần dùng.
 - Bước 5: Viết thành đoạn văn.
 3. Hướng dẫn HS phân tích, lựa chọn tình huống
4. Viết đoạn văn.
II .Luyện tập: 
 1. Bài 1: 
Ví dụ: Tôi đang ngồi nghĩ vẩn vơ thì lão Hạc chạy sang báo tin là lão vừa bán con chó. Dù lão cố làm ra vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười mà miệng cứ méo xệch đi và nhất là đôi mắt già nua của lão đầy nước mắt.
Thấy lão đau khổ quá tôi cảm thấy nghẹn ngào muốn ôm chầm lấy lão để an ủi. Khi tôi hỏi "Thế nó cho bắt". Nghe tôi hỏi, lão Hạc bỗng giật thót, gương mặt tái nhợt, co rúm đầy vẻ đau đớn, lão rũ đầu xuống và ôm mặt khóc hu hu ....
 4. Củng cố :
 Việc xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể theo những bước nào ?
 5. Hướng dẫn : 
 - Tìm các đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm trong các văn bản đã học để tham khảo.
 - Đọc phần đọc thêm.
 - Chuẩn bị bài: Chiếc lá cuối cùng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc