Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần: 16

Tiết 61 THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm một bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

2. Kĩ năng:

- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.

- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

- Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

2. Học sinh:

- Soạn bài.

III. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm.

- Bình giảng, thuyết trình.

- Nêu vấn đề.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Tiết 61 
 THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
NS: 3/12/2011
ND: 5/12/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm một bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
2. Kĩ năng:
- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Thuyết minh về một thể loại văn học.
Mục tiêu: Hs nắm được các khái niệm thuyết minh về một thể loại văn học.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 15 phút.
- GV gọi học sinh đọc đề bài sgk và nêu câu hỏi.
+ Đề bài yêu cầu thế nào về phương thức biểu đạt? Nội dung? Muốn làm được đề bài này, em phải làm những gì?
- Gv treo bảng phụ ghi hai bài thơ đã học của PBC & PCT để học sinh quan sát.
+ Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy tiếng? Số dòng và số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tùy ý thêm bớt được không?
+ Em hãy ghi ký hiệu bằng trắc cho từng tiếng một trong hai bài thơ đó. 
- Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau?
- Tìm hiểu về vần của bài thơ.
- Nhịp của những câu thơ như thế nào?
- Gv giúp hs lập dàn ý đề bài.
Như vậy theo em khi thuyết minh một thể thơ thì ta cần phải tiến hành như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd hs thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, chiếc lá cuối cùng, Lão Hạc.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 4 phút.
- Vậy thuyết minh về một thể loại văn học cần chú ý điều gì?.
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Trả bài Tập làm văn số 3.
- Phương thức biểu đạt là thuyết minh. Nội dung thuyết minh về một thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Muốn làm được đề bài này em phải tìm hiểu đặc điểm thể thơ bằng cách phải quan sát và nhận biết thể thơ.
- Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 tiếng (thất ngôn bát cú), Số dòng trong mỗi bài và số tiếng trong mỗi câu bắt buộc phải đủ không thể tùy ý thêm bớt.
- Đập đá ở Côn Lôn 
1
2
3
4
5
6
7
1
b
B
t
T
t
B
B
Vần
 2
t
T
b
B
t
T
B
Vần
3
t
T
t
B
b
T
t
4
b
B
t
T
t
B
B
Vần
5
t
B
b
T
b
B
t
6
b
T
b
B
t
T
B
Vần
7
t
T
t
B
b
T
t
8
b
B
b
T
t
B
B
Vần
- Về Đối: Có các cặp câu:3-4 và 5-6
- Về Niêm: Các câu gần nhau cùng thanh với nhau là: Câu 2-3, 4-5, 6-7, 8-1=> gọi là niêm với nhau.
- Bài thơ có các tiếng Lôn, non, hòn, son, con, hiệp vần với nhau. Vần bằng. các tiếng hiệp vần ấy nằm ở vị trí cuối câu 1,2 và các câu chẵn.
- Do có sự luân phiên bằng trắc như thế nên thể thơ thất ngôn bát cú có nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 => nhịp chẵn trước, nhịp lẻ sau.
- Hs làm.
- Hs đọc tài liệu tham khảo ở sách giáo khoa để hiểu biết về thể loại văn học này mà lập dàn ý.
I. Thuyết minh về một thể loại văn học:
1. Quan sát :
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Nêu một định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 
b. Thân bài:
Thuyết minh luật thơ bằng cach nêu các đặc điểm của thể thơ.
- Số câu, số chữ trong mỗi bài.
- Quy luật bằng trắc của thể thơ.
* Luật bằng trắc
* Luật đối
* Luật niêm.
- Cách gieo vần của thể thơ
- Cách ngắt nhịp của thể thơ.
c. Kết bài:
Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
* Ghi nhớ sgk
II. Luyện tập:
1. Mở bài: Định nghĩa về tuyện ngắn.
2. Thân bài: 
- Các yếu tố tạo nên truyện ngắn:
+ Yếu tố tự sự là yếu tố chính quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn.
+ Yếu tố miêu tả, biểu cảm là những yếu tố hỗ trợ giúp cho truyện ngắn sinh động hấp dẫn.
+ Kết cấu là sự sắp đặt đối chiếu để làm nổi bật chủ đề.
+ Chủ đề có thể đề cập đến vấn đề lớn của xã hội
c. Kết bài:
Cảm nhận của em về truyện ngắn.
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 16
Tiết 62 
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI 
Tản Đà
NS: 3/12/2011
ND: 5/12/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 - Hiểu được tâm sự lãng mạn của Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng giấc mộng rất ngông.
- Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
2. Kĩ năng:
- Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
- Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
Câu 1 : Đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.
Câu 2 : Hình ảnh tác giả hiện lên trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn? 
A. Phong thái ung dung và đường hoàng, khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên hoàn cảnh ngục tù khốc liệt. 
B. Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. 
C. Người chiến sĩ sục sôi nhiệt huyết cách mạng cùng khát khao được phá cũi xổ lồng.
D. Tư thế ung dung tự tại, vượt lên hoàn cảnh, hướng lòng mình tới thiên nhiên với tình cảm thiết tha, sâu sắc. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được chú thích.
Phương pháp: Vấn đáp. 
Thời gian: 10 phút.
- Hd hs tìm hiểu phần tác giả, tác phẩm. 
- Hd hs đọc và gọi hs đọc.
- Y/c các em tìm hiểu chú thích.
- Bài thơ thuộc thể thơ gì? 
- Gv giới thiệu vài nét về thể thơ này cho hs.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của vb.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 20 phút.
- Gọi HS đọc lại hai câu 1 - 2
- Cách xưng hô của tác giả ntn?
- Hai câu thơ đầu thể hiện tâm trạng gì của Tản Đà? 
- Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng như thế? 
- Gọi HS đọc hai câu 3, 4, 5, 6
- Bế tắc nơi cuộc đời trần thế đáng chán, thi sĩ muốn thoát ly đi đâu? 
 - Em hiểu "ngông" nghĩa là gì? Hãy phân tích cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội? 
- Em nhận xét gì về giọng điệu bốn câu thơ này?
- Lên trăng, ngồi dưới gốc đa, tâm trạng Tản Đà sẽ chuyển biến ra sao? Bạn bè của nhà thơ khi đó là những ai? 
- Gọi HS đọc hai câu 7 - 8
- Trong hai câu kết, nhà thơ tưởng tượng ra hình ảnh gì? Cảm nhận của em về hình ảnh đó?
- Cho hs thảo luận câu hỏi:
+ Theo em, nhà thơ cười ai? Cười cái gì và vì sao mà cười? 
Hoạt động 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 4 phút.
- Em hãy khái quát nội dung bài thơ Muốn làm thằng Cuội? 
 - Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp hẫn của bài thơ? 
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Giải quyết vấn đề.
Thời gian: 4 phút.
Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm:
 A. Giọng điệu hào hùng, ngôn ngữ trang trọng.
 B. Giọng điệu trầm lắng, thiết tha, ngôn ngữ bác học. 
 C. Giọng điệu nhẹ nhàng, hóm hỉnh, ngôn ngữ dân dã, giản dị. 
 D. Giọng điệu nhẹ nhàng, ngôn ngữ trang trọng. 
2. Hình ảnh nhà thơ hiện lên trong tác phẩm là: 
 A. Bất hoà sâu sắc với xã hội tầm thường xấu xa nên muốn thóat li lên cung trăng để vui cùng mây gió, kết bạn tri âm với chị Hằng.
 B. Buồn chán vì nghèo túng, vì cuộc sống dưới trần gian rất nhọc nhằn. 
 C. Vì không được trọng dụng, không có vị thế trong xã hội, không thể phát huy được tài năng.
 D. Con người phản kháng mạnh mẽ, khát vọng làm cách mạng cứu đời. 
Hoạt động 6: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Ông đồ.
- Tìm hiểu.
- Đọc.
- Tìm hiểu.
- TL
- Nghe
- HS đọc lại hai câu 1 - 2
- HS suy nghĩ, trả lời.
- TL
- Bởi thế Tản Đà cảm thấy bất hoà sâu sắc với xã hội và muốn thoát li khỏi cuộc đời đáng chán nản.
- HS đọc hai câu 3, 4, 5, 6
- Lên cung quế để thoát ly.
- Ngông có nghĩa là làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người bình thường.
- Giọng thơ hóm hỉnh, duyên dáng biểu hiện hồn thơ rất độc đáo, rất ngông của Tản Đà
- Thực chất là ông vẫn buồn, vẫn tủi, chẳng mấy khi vui. Khó có thể bạn với người thì đành bạn với trăng, với mây, với gió trong mơ, trong chốc lát mà thôi!
- HS đọc hai câu 7 - 8
- HS thảo luận, phát biểu
- Nhà thơ tưởng tượng vào những đêm Trung thu, mình lại đang ngồi tít mãi trên cung trăng, tựa vai Hằng Nga để cùng trông xuống thế gian và cười.
- HS thảo luận.
- HS thảo luận nhóm, trả lời
- HS đọc mục Ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
 1. Tác giả, tác phẩm:
 a. Tác giả:
 - Tản Đà (1889- 1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. 
 - Ông xuất thân là nhà nho, từng đi thi nhưng không đỗ. Sau ông chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ.
 - Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại rất đậm đà bản sắc dân tộc.
 b. Tác phẩm:
 - Bài thơ Muốn làm thằng Cuội nằm trong quyển Khối tình con I, xuất bản năm 1917.
2. Đọc:
3. Chú thích từ khó:
4. Thể loại :
- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Phần 1 (câu 1, 2 ) :
- Cách xưng hô: Chị- em thân thiết, gần gũi.
- Tâm trạng: Buồn, chán.
=> Nỗi sầu của một tâm hồn lãng mạn, cô đơn bế tắc và bất hòa với xã hội.
2. Phần 2 (câu 3, 4, 5, 6): 
- Giọng thơ hóm hỉnh, duyên dáng.
- Khao khát muốn làm thằng Cuội, rất khác người, rất Ngông. 
- Thoát li khỏi hiện tại bằng mộng tưởng hướng tới cuộc sống tươi đẹp, tự do ở cung trăng.
3. Phần 3 (câu 7, 8) :
- Thoát được cõi thế gian, thoả nguyện mơ ước.
- Hài lòng, sung sướng.
- Cười những con người tầm thường.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 16
Tiết 63 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT
NS: 4/12/2011
ND: 6/12/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa kiến thức phần Tiếng Việt đã học HKI.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở HKI để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Tổ chức trò chơi.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Ôn tập về nội dung từ vựng.
Mục tiêu: Hs nắm được nội dung từ vựng.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 18 phút.
- GV cho hs lên bảng điền từ ngữ thích hợp vào sơ đồ.
- Em hãy cho biết từ nào bao hàm nghĩa của các từ khác trong sơ đồ trên? 
- Em hãy cho biết từ nào được bao hàm nghĩa trọng phạm vi nghĩa của từ khác trong sơ đồ trên? 
- Như vậy thế nào là từ nghĩa rộng?
- Thế nào là nghĩa của từ hẹp? - Hãy tìm những từ cùng chỉ phương tiện giao thông?
- Vậy thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?
- Dựa vào hai bài tập trên, hãy phân biệt cấp độ khái quát nghĩa của từ với trường từ vựng? 
- GV dùng bảng phụ ghi bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và nêu yêu cầu:
+ Tìm các từ tượng hình, tượng thanh được sử dụng trong bài thơ?
+ Đặt câu có từ tượng hình, tượng thanh.
- Cho học sinh xác định từ địa phương trong ví dụ sau: Bầm ra ruộng cấy bầm run.
- Tìm một số từ ngữ của tầng lớp hs hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết?
- Cho ví dụ về nói quá, rồi rút ra kết luận.
- Cho ví dụ về nói giảm, nói tránh.
Hoạt động 3: Ôn tập về nội dung ngữ pháp.
 Mục tiêu: Hs nắm được nội dung ngữ pháp.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 18 phút.
- Trợ từ là gì? Cho ví dụ? 
- Thán từ là gì? Cho ví dụ 
- Tình thái từ là gì? Cho ví dụ.
- Có thể sử dụng tình thái từ một cách tuỳ tiện được không? Tại sao? Cho ví dụ.
- Câu ghép là gì? Cho ví dụ? 
- Cho biết các quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép? Cho ví dụ?
- Hd học sinh phần thực hành.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 1 phút.
- Nhắc lại các bptt đã học?
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Trả bài Kiểm tra Tiếng Việt.
- Điền vào.
- Truyện cổ dân gian.
- Truyện truyện thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
- TL
- Xe, tàu lửa, máy bay, thuyền, tàu thủy...
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ nói về mối quan hệ bao hàm nhau giữa các từ ngữ có cùng loại.
- Từ tựơng hình: lom khom, lác đác.
- Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.
- Đặt câu.
- Bầm
- Tầng lớp HS, SV: Gậy, ngỗng...
- Anh đi xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió lay thành chuyển non.
- Chị ấy không còn trẻ lắm! (Chị ấy đã già)
- Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm mỗi một bài tập!
- Ô hay, tôi cũng tưởng anh biết rồi !
- Con nghe thấy rồi ạ !
- Không sử dụng tuỳ tiện được vì: phải chú ý đến quan hệ về tuổi tác, thứ bậc xã hội và tình cảm đối với người nghe.
a. Gió thổi, mây bay, hoa nở.
 b. Vì trời mưa nên đường ướt.
- TL
- Làm
I. Từ vựng:
1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
 Truyện cổ dân gian
Truyện Truyện Truyện Truyện 
 truyền cổ cười ngụ
 thuyết tích ngôn
a. Từ ngữ nghĩa rộng:
Từ có nghĩa rộng khi nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ khác.
 b. Từ ngữ nghĩa hẹp:
Từ có nghĩa hẹp khi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác
2. Trường từ vựng:
- Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
3. Từ tượng hình, tượng thanh:
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
5. Các biện pháp tu từ:
a. Nói quá:
b. Nói giảm nói tránh:
II. Ngữ pháp:
1. Lý thuyết:
a. Trợ từ:
b. Thán từ:
c. Tình thái từ
d. Câu ghép:
2. Thực hành:
Câu a: 
 Cuốn sách này mà chỉ 20.000 đồng thôi à? (trợ từ và tình thái từ)
 - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng đến hôm qua tới giờ còn gì. (trợ từ và thán từ)
Câu b: 
 Câu đầu tiên của đoạn trích là câu ghép. Có thể tách câu ghép thành ba câu đơn. Nhưng tách thành ba câu đơn thì mối quan hệ, sự liên tục của ba sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành ba vế của câu ghép.
Câu c: 
Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép.
Trong cả 2 câu ghép, các vế đều được nối với nhau bằng quan hệ từ (cũng như, bởi vì)
4. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc