TIẾT 16: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Biết cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
II. TRỌNG TÂM KIÊN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức: Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng dùng phương tiện liên kết để tạo liên kết hình thức và liên kết nội dung giữa các đoạn trong văn bản.
3. Thái độ: có thái độ nghiêm túc áp dụng các phương tiện liên kết khi tạo lập văn bản
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn bài, chuẩn bị các dụng cụ giảng dạy: bảng phụ .
2. Học sinh:
- Soạn bài theo ND GV hướng dẫn
- Phiếu học tập
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1.Bước 1. Ổn định tổ chức (1p) : kiểm tra sĩ số lớp, vệ sinh lớp học
2.Bước 2. Kiểm tra bài cũ (5p):
H1: Đoạn văn là gì? Từ ngữ và câu trong đoạn văn phải như thế nào? Từ ngữ chủ đề là những từ ngữ như thế nào?
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên VB, bắt dầu từ chữ viết ý tưởng đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
- từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
H2: Thế nào là câu chủ đề ? Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ gì?
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hay cuối đoạn văn.
- các câu trong đoạn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, qui nạp, song hành.
Ngày soạn :13/9/10 Ngày thực hiện: 17/9/10 Tiết 16: liên kết các đoạn văn trong văn bản I. Mức độ cần đạt: Biết cách liên kết các đoạn văn trong văn bản II. Trọng tâm kiên thức, kỹ năng 1. Kiến thức: Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng dùng phương tiện liên kết để tạo liên kết hình thức và liên kết nội dung giữa các đoạn trong văn bản. 3. Thái độ: có thái độ nghiêm túc áp dụng các phương tiện liên kết khi tạo lập văn bản III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Soạn bài, chuẩn bị các dụng cụ giảng dạy: bảng phụ ... 2. Học sinh: - Soạn bài theo ND GV hướng dẫn - Phiếu học tập IV. Tổ chức dạy và học 1.Bước 1. ổn định tổ chức (1p) : kiểm tra sĩ số lớp, vệ sinh lớp học 2.Bước 2. Kiểm tra bài cũ (5p): H1: Đoạn văn là gì? Từ ngữ và câu trong đoạn văn phải như thế nào? Từ ngữ chủ đề là những từ ngữ như thế nào? - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên VB, bắt dầu từ chữ viết ý tưởng đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. - đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. - từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. H2: Thế nào là câu chủ đề ? Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ gì? - Câu chủ đề mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hay cuối đoạn văn. - các câu trong đoạn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, qui nạp, song hành... 3.Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động 1: Tạo tâm thế Thời gian dự kiến: 2phút Phương pháp: Phương pháp thuyết trình Kĩ thuật: Thầy Trò Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt Ghi chú H: Trong khi tạo lập văn bản, yếu tố nào tạo nên sự liên kết trong văn bản? HS trả lời GV chốt và chuyển bài mới -Nghe và ghi bài Hoạt động 2,3,4: Hoạt động tri giác,phân tích,khái quát Thời gian dự kiến: 15 phút Phương pháp: đọc diễn cảm,phân tích tổng hợp,đánh giá Kĩ thuật:Phiếu học tập, những mảnh ghép Thầy Trò Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt Ghi chú * Giáo viên yêu cầu HS đọc thêm 2 đoạn văn ở 2 mục I1 và I2 * GV yêu cầu HS đọc phần mục II, 1 SGK và trả lời các câu hỏi * HS: Đọc thầm 2 đoạn văn I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản 1. Xét VD Hai đoạn văn này có mối liên hệ gì không? tại sao? -Trả lời 2. Nhận xét H2? Nhận xét hai đoạn văn ở mục I2: a cụm từ trước đó mấy hôm được viết thêm vào đầu đoạn văn có tác dụng gì? HS:trả lời b. Sau khi thêm cụm từ trước đó mấy hôm 2 đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào? HS: Sau khi thêm cụm từ trước đó mấy hôm, * HS có dấu hiệu về ý nghĩa H3? Cụm từ đó trước mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. hãy cho biết tác dụng của nó trong VB? - Nêu tác dụng II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản H4 Hướng xác định phương tiện liên kết đoạn văn trong 3 ví dụ a, b, d - Quan sát và làm 1. Xét VD H5? Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ví dụ? * HS trả lời 2. Nhận xét Ví dụ a: Sau khâu tìm hiểu Ví dụ b: Nhưng Ví dụ d: nói tóm lại Dùng những mảnh ghép H5? Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ví dụ? * HS: H6? Kể thêm các phương tiện liên kết đoạn văn cho mỗi ví dụ: HS: H7? GV yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn ở mục I2. Từ đó thuộc từ loại nào? Kể thêm 1 số từ cùng từ loại với từ đó? Trước đó là điểm nào? tác dụng của từ đó * HS: 1. H8? Giáo viên yêu cầu HS đọc thầm mục II2 SGK xác định câu nối dùng để liên kết giữa 2 đoạn văn? HS: Đọc thầm mục II 2 SGK Vì sao nói đó là câu có tác dụng liên kết - Hs nêu lí do: H9? Đọc chậm, rõ ghi nhớ SGK (53). Cần ghi nhớ những điều gì? -HS: đọc *Ghi nhớ Hoạt động 5 : luyện tập, áp dụng, vận dụng - Thời gian dự kiến :20 phút - Phương pháp : Phân tích, tổng hợp, tích hợp - Kĩ thuật :Phiếu học tập(vở bt hs) H. Yêu cầu BT 1? 1. Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích và cho biết chúng chỉ mối quan hệ, ý nghĩa gì? * HS: Làm vào phiếu ht của mình III. Luyện tập: Bài tập Nói như vậy: tổng kết b. Thế mà: tương phản công nghệ sản xuất : cũng: nối tiếp, liệt kê Tuy nhiên: tương phản 2. Chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn. * HS: a. 2. Bài tập 2 Từ đó oán nặng, thù sâu b. Nói tóm lại: Phải có khen c. Tuy nhiên điều đáng kể là * HS: "Tắt đèn có nhiều điểm rất hay, rát khéo có nhiều trang làm xúc động lòng người. Trong đó có cảnh "tức nước vỡ bờ", một trang văn :"tuyệt khéo", giàu kịch tính, như một màn bi hài kịch. Có tiếng khóc, có tiếng van xin, có lời thách thức. Có cảnh đánh nhau giữa người đàn bà lực điền với tên cai lệ. Anh Dậu vừa mới "tỉnh" được một lát thì tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng với roi song tay thước, dây thừng "sầm sập" kéo tới. Lũ sai nha sát khí đằng đằng. Chỉ một tiếng thét "thằng kia" thế mà tên cai lệ đi làm cho anh Dậu vừa kề miệng vào bát cháo đã "lăn đùng ra" chết ngất!, hắn chửi chị Dậu thậm tệ, khi chị thiết tha van xin khất sưu hắn "trợn ngược hai mắt" quát "Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà mày mà dám mở mồm xin khất!". Hắn chạy "sầm sập" đến chỗ anh Dậu để trói kẻ thiếu sưu, hắn dã man "bịch" vào ngực chị Dậu "tất đánh bôp" vào mặt chị Dậu. Hắn lồng lên như một con thú dữ, Ngôn ngữ, điệu bộ hành động của tên cai lệ được đặc tả "tuyệt khéo" đã vạch trần bộ mặt ghê tởm của một tên sác nha mất hết cả tính người. Còn có gì "tuyệt khéo" nữa? Cảnh đánh nhau giữa chị Dậu và tên cai lệ diễn ra dữ dỗi và hết sức bất ngờ. Người đàn bà con mọn chỉ có hai bàn tay khộng trong lúc đó, tên cai lệ, tên hầu, cận lí trưởng nào roi song, nào dây thừng tay thước. Bị "bịch" vào ngực bị "tát đánh bốp" vào mặt, người chồng ốm đau sắp bị trói, chị Dậu đã phản ứng lại dữ dội. Sau cái "nghiến hai hàm răng" thách thức chị Dậu đã "túm lấy cổ" và "ấn dúi" tên cai lệ, làm cho hắn "ngã chỏng quèo" Cảnh "tức nước vỡ bờ" còn có gì "tuyệt khéo" nữa? Những lời đối thoại thật khéo. Ngòi bút của Ngô Tất Tố "tuyệt khéo" khi nói về cách đối đáp, ứng xử, tinh thần, thái độ , hành động của chị Dậu. Lúc đấy chị nín nhịn, nhẫn nhục, van xin "nhà cháu đã túng lại phải... Hai ông lamg phúc nói với ông Lí cho cháu khất ...", "Khốn nạn! nhà chái đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!" "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!..." Sau đó, chị Dậu đã hoàn toàn thay đổi, Chị trở nên táo bạo và quyết liệt, chồng sắp bị trói, chị bị tên cai lệ chửi và "bịch" vào ngực vào ngực mấy cái, chị cự lại! "chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Cai lệ "tát đánh bốp" vào mặt chị Dậu. Như lửa đổ thêm dầu, chị đã "nghiến hai hàm răng" thách thức! "mày chói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Và chị đã đánh ngã nhào 2 tên chó má! Dưới ngòi bút "tuyệt khéo" của ông đầu xứ tố, ta thấy "trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (Nguyễn Tuân) Thật vậy, Ngô Tất Tố viết "tuyệt khéo", sự việc ở nông thôn ngày xưa rất thực rất sống. Trong văn thấm đầy tinh thần nhân đạo. Ông đã chỉ ra cái hiện tượng "Con gin xéo mãi cũng quằnh. ông đã nêu lên một qui luật tự nhiên. "Có áp bức có đấu tranh". Chị Dậu là một người vợ, người mẹ đảm đang, giàu tình thương và rất cứng cỏi cái "tuyệt khéo" của Ngô tất Tố là đã dựng nên bức chân dung chị Dậu 3. Bài tập 3 4.Bước 4. Giao bài về nhà và hướng dẫn , chuẩn bị bài ở nhà (2phút) - Học bài, làm nốt bài tập. - Chuẩn bị bài mới: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội V. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn :18/9/10 Ngày giảng :22/9/10 Tuần : 5 bài 5 Tiết : 17 Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội I. Mức độ cần đạt: -Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. -Nắm được hoàn cảnh sử dụng,và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản II. Trọng tâm kiên thức, kỹ năng 1. Kiến thức: -Khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ điạ phương.. 2. Kỹ năng: Nhận biết một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội -Sử dụng từ ngữ địa phương đúng tình huống giao tiếp 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cho đúng. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Soạn bài, chuẩn bị các dụng cụ giảng dạy: bảng phụ ... 2. Học sinh: - Soạn bài theo ND GV hướng dẫn - Phiếu học tập IV. Tổ chức dạy và học 1.Bước 1. ổn định tổ chức (1p) : kiểm tra sĩ số lớp, vệ sinh lớp học 2.Bước 2. Kiểm tra bài cũ (5p): - Nêu đặc điểm , công dụng của từ tượng hình , từ tượng thanh . - Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh ? A. vật vã . B. mải mốt . (C). xôn xao . D. chốc chốc . 3.Bước 3: Bài mới . Hoạt động 1: Tạo tâm thế(2Phút) . Tiếng việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao . Người Bắc Bộ , người Trung Bộ và người Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau . Tuy nhiên , bên cạnh sự thống nhất ấy , tiếng nói mỗi địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm , từ vựng và ngữ pháp . sự khác biệt ấy ntn , chúng ta cùng tìm hiểu bài học . Hoạt động 2,3,4: Hoạt động phân tích, khái quát Thời gian dự kiến: 20 phút Phương pháp: phân tích, tổng hợp, đánh giá Kĩ thuật: Tìm hiểu bài I. Tìm hiểu bài I. Tìm hiểu bài I .Từ ngữ địa phương 1. Ví dụ . Hoạt động GV Hoạt động HS ND cần đạt Ghi chú * Chép VD ra bảng phụ . Gọi h/s đọc to VD . Đọc to ví dụ I .Từ ngữ địa phương * VD - Hai từ '' bắp , bẹ '' đều có nghĩa là '' ngô '' . ttrong ba từ đó từ nào được dùng phổ biến hơn . Tại sao ? -Trả lời * Nhận xét: Từ '' ngô '' được dùng phổ biến hơn vì nó nằm trong vốn từ vựng toàn dân , có tính chuẩn mực văn hoá cao - Trong 3 từ trên , những từ nào được gọi là từ địa phương . Tại sao? - Nhận xét, giải thích. -> Hai từ “bắp” , “bẹ” là từ địa phương vì nó chỉ được dùng trong phạm vi hẹp , không rộng rãi . -Tìm thêm một số từ địa phương mà em biết? -trái, thơm,mè đen,con heo Gọi h/s đọc ghi nhớ . - Đọc ghi nhớ / 56 *Ghi nhớ /56. Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm biệt ngữ xã hội II. Biệt ngữ XH . -Yêu cầu h/s đọc thầm hai đoạn văn ? - Tại sao trong đoạn văn a có chỗ tác giả dùng từ '' mẹ '' có chỗ lại dùng từ '' mợ '' ? - Đọc. -Thảo luận * VD * Nhận xét: “Mẹ” và “mợ” là hai từ đồng nghĩa . Dùng '' mẹ '' để miêu tả suy nghĩ ... i Đất hơn nữa! - Hãy bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta trước nguy cơ ô nhiễm m/t đang gia tăng. - Hãy cùng nhau hành động: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông. => Lời kêu gọi bình thường mà trang trọng, tác động sâu sắc vào nhận thức thái độ của mọi người , khích lệ mọi người cùng thực hiện. KT: hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn theo kt động não *Hoạt động 4: Khái quát, đánh giá - Thời gian: 5 phút - Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề - Kĩ thuật: hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn theo kt động não -Em hãy khái quát lại nét đặc sắc của văn bản về cách thuyết minh và bố cục của văn bản. -Bức thông điệp đã nhắn nhủ chúng ta điều gì? - Thảo luận, trình bày. - Trình bày nội dung VB III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Lời văn thuyết minh ngắn gọn, trang trọng, dễ hiểu , dễ nhớ. - Bố cục chặt chẽ . 2. Nội dung. - Bao bì ni lông có rất nhiều tác hại bởi vậy phải giảm bớt tác hại đó và lớn hơn nữa là phải bảo vệ môi trường , bảo vệ Trái Đất , ngôi nhà chung của chúng ta. -KT: hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn theo kt động não 4/Củng cố: Văn bản '' Thông tin về ngày Trái Đất .... '' chủ yêu sử dụng phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự . B. Nghị luận . C. Thuyết minh . D. Biểu cảm . ? ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả khi viết văn bản '' Thông tin ngày ....2000'' A. Để mọi người không sử dụng bao bì ni lông nữa . B. Để mọi người thấy Trái Đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng . C. Để góp phàn vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của Trái Đất . D. Đê góp phần vào việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người . 5/Hướng dẫn về nhà . - Học thuộc ghi nhớ . Sưu tầm tranh ảnh theo nhóm về chủ đề trên . - Ngay sau giờ học tổ chức lớp thu gom bao bì ni lông trong trường . - Ôn tập tiết 38 chuẩn bị cho tiết kiểm tra Văn . ---------------------------------- Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 40 Nói giảm nói tránh a. mức độ cần đạt 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là nói giảm , nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời sống và trong tác phẩm văn học . 2. Kĩ năng: -Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật -Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã lịch sự. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết . II. chuẩn bị . G : Giáo án , bảng phụ . H: Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài . iii. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. ổn định tổ chức . 2. Kiểm tra bài cũ . - Hs 1 : Nói quá là gì ? Tác dụng ? - HS2 : Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của phép nói quá trong hai câu thơ sau : Bác ơi tim Bác mênh mông qúa , ôm cả non sông mọi kiếp người ! ( Tố Hữu ) A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ . B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ . C. Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác Hồ . D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ . 3. Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( tạo tâm thế ) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý Phương pháp : Thuyết trình Thời gian : 2 phút * ở tiết hoc trước chúng ta đã tìm hiểu biện pháp tu từ nói qúa và tác dụng của nó . Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu biện pháp tu từ nói giảm nói tránh . Vậy nói giảm nói tránh là gì ? Trong viết văn , thơ hoặc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nó đem lại hiệu qủa gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học. Hoạt Động 2, 3, 4 : Tìm hiểu bài ( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm, hệ thống hoá các tiểu loại) - Phương Pháp : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình... - Kĩ thuật : Phiêú học tập ( vở luyện tập Ngữ văn), Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não - Thời gian : 20 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn KT-KN cần đạt Ghi chú * Treo bảng phụ ghi sẵn VD / SGK . Gọi h/s đọc VD . - Các từ in đậm ở VD 1 đều nói lên điều gì ? ( nghĩa là gì? ) *CácMác, Lênin và các vị lãnh tụ đều là những vị cách mạng tiền bối , đã qua đời rất lâu . Trong qúa trình đi tìm đường cứu nước Bác đã tiếp cận với học thuyết Mác- Lênin tìm ra đường lối cách mạng đúng đắn giải phóng dân tộc.Vậy lúc này đây khi viết di chúc để lại cho toàn thể nhân dân VN , Bác đã nói rằng Bác đi gặp cụ Các Mác ... ở thế giới bên kia. - Viết về cái chết nhưng tại sao người viết lại chọn cách diễn đạt ấy nhằm mục đích gì? Câu hỏi thảo luận theo nhóm : - Khi nói về cái chết người ta có nhiều cách diễn đạt khác nhau tránh sự thật phũ phàng , giảm đau xót như : đi , chẳng còn. Em hãy tìm các vd trong thơ văn có sử dụng cách diễn đạt này cũng nói đến cái chết ? * Trong thơ văn các tác giả rất chú ý sử dung cách nói như trên để bày tỏ t/cảm, cảm xúc của mình và tránh cảm giảm đau buồn , nặng nề. Ngoài ra sử dụng cách diễn đạt như trên còn có mục đích nào khác chúng ta cùng tìm hiểu VD 2. - Gọi h/s đọc VD 2 - Tại sao trong câu văn tg lại dùng từ '' bầu sữa '' mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa để nhằm mục đích gì ? * Không chỉ sử dụng rộng rãi và có giá trị trong thơ văn , mà trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta cũng sử dụng cách diễn đạt trên. - Đọc VD 3 - Hai câu có nội dung gì ? - So sánh hai cách nói trên , cách nói nào nhẹ nhàng , tế nhị hơn đối với người nghe ? * Cũng là phê bình nhưng ở mức độ nhe nhàng có sự động viên , khuyến khích cố gắng vươn lên . -Đặt câu với cách nói tương tư như trên ? *Tất cả những cách nói tránh gây cảm giác đau buồn , tránh thô tục , thiếu lịch sự chính là biện pháp tu từ nói giảm , nói tránh . Vậy em hãy nhắc lại nói giảm , nói tránh là gì ? Tác dụng của nó là gì ? - Gọi h/s đọc ghi nhớ ? * Nói giảm , nói tránh còn gọi là uyển ngữ , nhã ngữ , khinh từ là một biện pháp tu từ chứ không phải là hai biện pháp . - Qua ba ví dụ cho biết tg đã nói giảm nói tránh bằng cách nào ? * Ngoài những cách nói trên người ta còn sdụng các từ H-V ( từ thuần Việt gây ấn tượng cụ thể, từ HV gây ấn tượng mờ nhạt) VD : Xác chết: tử thi , thi hài . Chôn : mai táng ,an táng . Yếu , kém : còn nhiều tồn tại cần khắc phục . - Quan sát, đọc ví dụ . - Đều nói đến cái chết : a, b:cái chết của Bác Hồ c: cái chết(bố mẹ nhân vật Lượng ). - Nghe. - Giải thích, bổ sung. Thành lập nhóm nhỏ. -Các nhóm thảo luận . Đại diện trình bày . I . Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh . 1/ VD1 (1) đi gặpcụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng (2)Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! (3) chẳng còn. => (1),(2): giảm nhẹ sự thương tiếc , đau buồn của nhà thơ , của mọi người đối trước cái chết của Bác. (3): giảm nhẹ sự đau buồn , thương tiếc của người con ( xa nhà ) trước một sự thật phũ phàng , đau xót như vậy . - Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi , Lượm ơi ! ( Lượm - Tố Hữu ). - Bác đã lên đường theo tổ tiên (Tố Hữu ). - Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi ! Vừa thấy tôi , lão bảo ngay : Cậu Vàng đi đời rồi , ông giáo ạ ! (Lão Hạc - Nam Cao ) - Bác Dương thôi đã , thôi rồi . ( Khóc Dương khuê - Nguyễn Khuyến ) Hs đọc ví dụ 2 . - Giải thích, bổ sung. (Dùng từ '' bầu sữa '' cốt để tránh thô tục) - Đọc ví dụ 3 . - Người mẹ đều phê bình sự lười biếng . - Cách nói hai tế nhị , nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận . - Nghe, hiểu - Anh hát rất dở . - Anh hát chưa hay lắm . - Rút ra bài học, bổ sung. - Đọc ghi nhớ / SGK . VD 1, 2 : dùng từ đồng nghĩa . VD 3 : dùng cách nó phủ định ở măt tích cực trong cặp từ trái nghĩa . VD2: bầu sữa.-> tránh thô tục VD 3: - lười lắm. - không được chăm chỉ lắm -> tế nhị , nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận . 2/ Bài học(Ghi nhớ / SGK) Hoặc cách nói trống . VD : Ông Ông ấy sắp chết . ấy chỉ nay mai thôi * Nói giảm nói tránh thể hiện thái độ lịch sự nhã nhặn của người nói , sự quan tâm , tôn trọng của người nói đối với người nghe góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của người có giáo dục , có văn hóa . Là h/s các em phải học cách nói năng đúng mực , lễ phép với thầy cô , hoà nhã với bạn bè. Cần phê phán thói quen ăn nói bỗ bã , thô tục .Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng cách nói giảm nói tránh. * Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc tình huống giao tiếp . Vậy trong những trường hợp nào không nên dùng cách nói giảm nói tránh ? Lấy ví dụ ? - Khi cần thiết phải nói thẳng nói đúng sự thật . - Khi trình bày , kể lại một sự việc nào đó để tránh người nghe có sự hiểu lầm thì cần phải nói đúng mức độ sự việc . Hoạt động 5 : Luyện tập , củng cố Phương pháp : Vấn đáp, giải thích Kĩ thuật : Khăn trải bàn, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV); Thời gian : 18-20 phút. Gọi h/s đọc yêu cầu của bài . Hình thức làm cá nhân . Hình thức : Thảo luận nhóm . Hình thức thảo luận nhóm , làm ra bảng phụ . - Đọc. a,Đi ngủ . b, chia tay nhau . c, khiếm thị . d, có tuổi . e, đi bước nữa . a, a2 . b, b2 ; c, c1 ; d, d1 ; e, e2 . - Đừng cười to Xin cười nho nhỏ một chút . - Giọng hát chua loét Giọng hát chưa được ngọt lắm . II . Luyện tập . Bài 1 : Bài 2 : Bài 3: - làm cá nhân vào vở BT Thảo luận nhóm . thảo luận nhóm , làm ra bảng phụ 4/ Củng cố : BT : Cho 2 VD sau : 1, Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn . 2, Bác Dương thôi đã , thôi rồi ? ( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyễn ) . ? Xác định biện pháp tu từ trong hai ví dụ trên ? - VD 1 : Nói qúa nhấn mạnh sự hoà thuận , chung thuỷ , chung lòng của vợ chồng làm được những điều lớn lao : '' tát cạn nước biển Đông '' - VD2 : Nói qúa tránh cảm giác đau buồn , thương tiếc của nhà thơ đối với người bạn của mình . ? Qua đó hãy so sánh nói quá và nói giảm nói tránh ? - Giống : Đều là biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong thơ văn , trong lời ăn tiếng nói hàng ngày . - Khác : + Nói quá là cách nói phóng đại mức độ , quy mô , tính chất của sự vật hiện tượng để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm . Tác dụng : Nói quá để nhấn mạnh , gây ấn tượng . + Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn , nặng nề , tránh thô tục thiếu lịch sự . Tác dụng :tránh cảm giác đau buồn , nặng nền... * Mặc dù có những điểm khác nhau nhưng cả hai biện pháp tu từ này khi sử dụng đều đem lại hiệu qủa cao , đặc biệt trong văn, thơ . ? ý kiến nào nói đúng nhất mục đích của nói giảm nói tránh : A. Để bộc lộ thái độ , tình cảm , cảm xúc của người nói . B. Để tránh gây cảm giác đau buồn , ghê sợ , nặng nề, tránh thô tục , thiếu lịch sự . C. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc . D. Để nhấn mạnh . gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật hiện tượng nói đến trong câu . * Hướng dẫn về nhà . - Học thuộc ghi nhớ . - Sưu tầm thêm những bài văn , bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh . - Soạn bài : Câu ghép . * Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------
Tài liệu đính kèm: