TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Nắm được năng lực học tập của mình
- Nhận ra những lỗi mắc phải để có hướng khắc phục sửa chữa, điều chỉnh cách học của mình trong thời gian tiếp theo.
II. Chuẩn bị
-Thầy: Bài kiểm tra đã chấm, nhận xét- đánh giá
- Trò: Xem lại yêu cầu của đề
III. Lên lớp
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Tuần 35 Tiết 129 Ngày soạn: 01/ 05/ /2011 Ngày dạy: 03/ 05/ /2011 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: Nắm được năng lực học tập của mình Nhận ra những lỗi mắc phải để có hướng khắc phục sửa chữa, điều chỉnh cách học của mình trong thời gian tiếp theo. II. Chuẩn bị -Thầy: Bài kiểm tra đã chấm, nhận xét- đánh giá - Trò: Xem lại yêu cầu của đề III. Lên lớp 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng Hoạt động 1 . Nhận xét ưu nhược điểm của bài làm * Ưu điểm: Nhiều em chuẩn bị cho bài làm chu đáo, nắm được kiến thức. - Phần trắc nghiệm làm tương đối tốt. * Nhược điểm: - Sai chính tả, trình bày cẩu thả. - Phần tự luận: + Câu 3 : Hầu hết viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu: diễn đạt lủng củng, chưa nêu được cảm nhận của mình về số phận của người dân các nước thuộc địa. - Gv nêu cụ thể một số bài làm kém để hs rút kinh nghiệm. GV nêu ra , sửa những lỗi sai chính tả và các lỗi thường gặp như cách diễn đạt, trình bày Hoạt động 2 : Trả bài Bước 1: Chữa bài ( như đáp án) Bước 2: Trả bài - Học sinh có ý kiến( nếu có) – Gv giải đáp thắc mắc của học sinh. Hoạt động 3: Gọi tên –ghi điểm vào sổ lớn I. Nhận xét I. Trả bài 4. Củng cố GV khắc sâu lại cách làm bài. Nhấn mạnh, yêu cầu khắc phục các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 5. Dặn dò - Xem lại bài , giờ sau nộp lại cho GV. - Ôn tập, tiết sau kiển tra tiếng Việt. Tuần 35 Tiết 130 Ngày soạn: : 01/ 05/ /2011 Ngày dạy: 04/ 05/ /2011 Tiếng Việt: KIỂM TRA 45 PHÚT I. Mục tiêu cần đạt - Nhằm kiểm tra và đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về các kiến thức trong các bài tiếng Việt học kì 2 như: Các kiểu câu, hành động nói, hội thoại.... - Rèn cho hs kĩ năng tổng hợp , khái quát và ghi nhớ kiến thức - Hs có ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra , đánh giá. II. Chuẩn bị Giáo viên: ra đề,có đáp án, biểu điểm rõ ràng Học sinh: ôn bài, chuẩn bị giấy kiểm tra. III. Lên lớp 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra. Hoạt động 1: Phát đề ( Theo mã đề chung của chuyên môn nhà trường đã phôtô cho từng học sinh) Hoạt đông 2: Gv hướng dẫn học sinh làm bài Yêu cầu: + Đọc kĩ đề , xác định đúng yêu cầu của đề + Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, khoa học Hoạt động 3: Học sinh làm bài Gv quan sát học sinh làm bài, xử lí các trường hợp vi phạm ( nếu có) Hoạt động 4: Thu bài 4. Củng cố Gv nhận xét thái độ làm bài của học sinh trong 45 kiểm tra, uốn nắn kịp thời những hành vi không nghiêm túc khi làm bài (nếu có) 5.Dặn dò - Xem lại đề bài , ôn lại kiến thức về tiếng Việt - Tiết sau : Trả bài tập làm văn số 7 ---------------------------------------------------------------------- Tuần 35 Tiết 131 Ngày soạn : 01/ 045 2011 Ngày dạy: 05/ 04/ 2011 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: Nắm được năng lực viết bài văn nghị luận của mình Nhận ra những lỗi mắc phải để có hướng khắc phục sửa chữa, điều chỉnh cách học của mình trong thời gian tiếp theo. II. Chuẩn bị -Thầy: Bài kiểm tra đã chấm, nhận xét- đánh giá - Trò: Xem lại yêu cầu của đề III. Lên lớp 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng Hoạt động 1 Nhận xét ưu nhược điểm của bài làm * Ưu điểm: 1 số bài làm: - Trình bày tương đối rõ ràng mạch lạc theo bố cục 3 phần, - Biết vận dụng đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.. - Biết cách bàn luận mở rộng vấn đề - GV nêu tên cụ thể một số bài viết tốt của HS ở mỗi lớp để các hs khác học tập * Nhược điểm: - Một số bài còn mắc khá nhiều lỗi chính tả, cách dùng từ đặt câu còn lủng củng, sử dụng dấu câu chưa hợp lí, kém mạch lạc. - Một số em chưa đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận hoặc có thì đưa vào 1 cách cứng nhắc, có bài sa vào kể. Gv nêu cụ thể một số bài làm kém để hs rút kinh nghiệm. GV nêu ra , sửa những lỗi sai chính tả và các lỗi thường gặp như cách diễn đạt, trình bày Hoạt động2 : Trả bài Bước 1: Chữa bài ( như đáp án) Bước 2: Trả bài Bước 3: Học sinh có ý kiến( nếu có) – Gv giải đáp thắc mắc của học sinh. Hoạt động 3: Gọi tên –ghi điểm vào sổ lớn I. Nhận xét II. Trả bài 4. Củng cố - GV khắc sâu lại cách làm bài văn nghị luận. - Nhấn mạnh, yêu cầu khắc phục các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 5. Dặn dò.- Soạn bài “ Tổng kết phần văn”. Tuần 35 Tiết 132 Ngày soạn: 01/ 05/ 2011 Ngày dạy: 06/ 05/2011 TỔNG KẾT PHẦN VĂN I. Mục tiêu cần đạt.: Củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản , giá trị tư tưởng, nghệ thuật của cụm văn bản nghị luận đã học. Giúp h/s nắm được trọng tâm: Kiến thức: - Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng, nghệ thuật của từng văn bản . - Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc, hiểu văn bản như cáo , chiếu, hịch. - Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại. 2. Kĩ năng: - Khái quát , hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về các tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại. - Nhận diện và phân tích được luận điểm , luận cứ của một số tác phẩm đã học. - Học tập cách trình bày, lập luận có lí, có tình. II. Chuẩn bị. - Soạn bài - Phương tiện: sgk, chuẩn kiến thức - Phương pháp dạy: tích hợp (nêu vấn đề, vấn đáp-tìm tòi). III. Lên lớp 1) Ổn định tổ chức 2) Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập của học sinh. Nêu tiến trình ôn tập. 3) Bài mới: . Hướng dẫn học sinh ôn tập cụm văn bản nghị luận đã học. ? Em hiêu thế nào là văn nghị luận ? - Là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục. Cốt lõi của nghị luận là ý kiến – luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng , lập luận. ? Nhắc lại tên các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7 và lớp 8 ? - Lớp 7: Tinh thần yêu nước..., Đức tính giản dị của Bác..., Sự giàu đẹp..., Ý nghĩa văn chương. - Lớp 8: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta , Bàn luận về phép học, Thuế máu. * Hoạt động 1 : I. Bảng hệ thống các văn bản nghị luận đã học. Stt Tên văn bản Tác giả Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật 1 Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu ) ( 1010) Lí Công Uẩn ( Lí Thái Tổ : 974- 1028) Chiếu ( NLTĐ) Phản ánh khát vọng của nhân dân về 1 đ/nc đlập, thống nhất đồng thời p/ánh ý chí tự cường của dt Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. K/c chặt chẽ , lập luận giàu sức thuyết phục , hài hòa tình lí; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân. 2 Hịch tướng sĩ ( Dụ chư tì tướng hịch văn – 1285) Trần Quốc Tuấn ( 1231?- 1300) Hịch ( NLTĐ) Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc k/c chống quân Mông- Nguyên xl ( TK XIII) thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết, chứa chan, t/c thống thiết ,đi vào lòng người. Lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm , người nghe được sáng tri, sáng lòng. 3 Nước Đại Việt ta ( Trích BNĐC) ( 1428) Nguyễn Trãi ( 1380- 1442) Cáo ( NLTĐ) Ý thức dt và chủ quyền đã phát triển đến trình độ cao, ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa nhất định thất bại. Lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sửa và hàm súc , kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lich sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài, xứng đáng là áng Thiên cổ hùng văn. 4 Bàn luận về phép học ( Luận học pháp ( 1791)) Nguyễn Thiếp ( 1723- 1804) Tấu ( NLTĐ) Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm ( hành) . Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn 5 Thuế máu ( Trích chương I, Bản án chế độ thực dân Pháp) ( 1925) Nguyễn Ái Quốc ( 1890-1969) Phóng sự- chính luận. ( NLHĐ) Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc ( 1914- 1918) Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại, mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ , giọng điệu giễu nhại. Hoạt động 2: II. Bảng so sánh, phân biệt. Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại - Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ: hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng, dùng nhiều điển tích, điển cố. - mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, đạo thần chủ, tâm lí sùng cổ. - Không có các đặc điểm trên . - Cách viết giản dị , câu văn gần với lời nói thường ngày, gần với đời sống hơn. Hoạt động 3: III. Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của 3 văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta. 1. Những nét giống nhau: - Nội dung tư tưởng: + Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước. + Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. - Hình thức thể loại: + Văn nghị luận trung đại. + Lí, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục. 2. Những nét khác nhau: - Nội dung tư tưởng + Ở Chiếu dời đô là ý chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời đô. + Ở Hịch tướng sĩ là tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng giặc Mông – Nguyên, là hào khí Đông A sôi sục. + Ở Nước Đại Việt ta là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập. - Hình thức thể loại: Chiếu, hịch, cáo. 4.Củng cố : GV hệ thống bài 5.Dặn dò : Học bài, và chuẩn bị bài “ Ôn tập phần văn” ( tiếp theo) -------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: