Giáo án Ngữ văn 8 tiết 3 bài 1: Tiếng Việt: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 3 bài 1: Tiếng Việt: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

TIẾT 3 TIẾNG VIỆT

CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

 b) Về kĩ năng: Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

 c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: . 8B: .

a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

 * Vào bài (1’): Giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

b) Dạy nội dung bài mới:

 I. TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG VÀ TỪ NGỮ NGHĨA HẸP (20’)

 1. Ví dụ

 GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK.

 ?KH: Trong giới tự nhiên có động vật, thực vật, em hiểu thế nào là động vật, thực vật?

 HS: Thực vật chỉ cây cỏ và các sinh vật bậc thấp khác có tính chất như cây cỏ. Động vật là “sinh vật có cảm giác và tự vận động được”; thú, chim, cá, sâu bọ, đều là động vật.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 3 bài 1: Tiếng Việt: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	..	Ngày dạy: .. .Dạy lớp 8B	 	Ngày dạy: .. .Dạy lớp 8C
	TIẾT 3 TIẾNG VIỆT
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
	b) Về kĩ năng: Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
	c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: .	8B: .
a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
	* Vào bài (1’): Giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG VÀ TỪ NGỮ NGHĨA HẸP (20’)
	1. Ví dụ
	GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK.
	?KH: Trong giới tự nhiên có động vật, thực vật, em hiểu thế nào là động vật, thực vật?
	HS: Thực vật chỉ cây cỏ và các sinh vật bậc thấp khác có tính chất như cây cỏ. Động vật là “sinh vật có cảm giác và tự vận động được”; thú, chim, cá, sâu bọ, đều là động vật.
	?TB: Vậy, nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
	HS: Rộng hơn vì động vật là danh từ chỉ chung sinh vật có cảm giác và tự vận động được=>từ động vật bao hàm các loài thú, chim, cá,
	?KH: Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? 
	HS: Thú: động vật có xương sống bậc cao, có lông mao, tuyến vú, nuôi con bằng sữa. Voi và hươu đều là thú=> nghĩa của từ thú rộng hơn nó bao hàm các từ voi, hươu. 
?TB:Tương tự như vậy hãy so sánh nghĩa của từ chim với các từ tu hú, sáo và nghĩa của từ cá với cá rô, cá thu?
	HS: Chim: động vật có xương sống, đầu có mỏ, thân phủ lông vũ, có cánh để bay, đẻ trứng. Tu hú, sáo đều là chim=> nghĩa của từ chim rộng hơn nó bao hàm nghĩa của từ tu hú, sáo. Cá: động vật có xương sống, sống ở nước thở bằng mang, bơi bằng vây và đuôi. Cá thu, cá rô đều thuộc loài cá=> nghĩa của từ cá rộng hơn nó bao hàm nghĩa của từ cá thu, cá rô.
	?KH: Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
	HS: Thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ: voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu; nhưng lại hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
	GV: Đó chính là thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
	?TB: Qua ví dụ, em nhận xét gì về nghĩa của một từ ngữ nói chung?
	2. Bài học
	Ghi: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
	?TB: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp?
	Ghi:- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
	- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
	?KH: Quan sát sơ đồ cấp độ nghĩa của từ ngữ trong SGK, em có thêm nhận xét gì nữa?
	Ghi: - Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 10.
	GV: Các em lưu ý sơ đồ SGK là ví dụ cụ thể về mối quan hệ bao hàm,về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ. Qua sơ đồ cũng có thể thấy tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối. Một từ ngữ có nghĩa rộng so với một số từ ngữ nào đó, đồng thời lại là từ ngữ có nghĩa hẹp so với một từ ngữ khác.
	?KH: Hãy tìm từ ngữ nghĩa rộng và nghĩa hẹp cho các từ: quả, cây, rau?
	HS:	Thực vật
	quả	 cây	rau
	 (na, xoài, nhãn) (đào, bưởi, bàng) (su hào, cải bắp, ngót)
	II. LUYỆN TẬP (21’)
	1. Bài 1 (T. 11)
	?: lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ở bài 1 (theo mẫu sơ đồ trong bài học)?
	GV: Cho HS làm, gọi HS lên bảng trình bày theo sơ đồ.	
 Y phục	 Vũ khí
	quần	áo	súng	bom
- quần đùi	 - áo dài	 - súng trường	 - bom ba càng
	- quần dài	 - sơ mi	 - đại bác	 - bom bi	
	2. Bài 2 (T.11)
	?: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm trong bài 2?
	a) chất đốt;	b) nghệ thuật;	c) thức ăn;	d) nhìn;	e) đánh.
	3. Bài 3 (T.11)
	?: Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ trong bài tập 3?
	a) Xe cộ: xe máy, xe đạp, xe hơi, xe tăng,v.v
	b) Kim loại: sắt, thép, nhôm, kẽm, đồng,v.v
	c) Hoa quả: nhãn, bưởi, xoài, mít, táo, chanh, cam, mận, đào,v.v
	d) Họ hàng: ông, bà, chú, dì, cậu, mợ, bác, bá,v.v
	e) Mang: xách, khiêng, gánh, gùi,v.v
	4. Bài 4 (T.11)
	?: Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi của mỗi nhóm từ ngữ trong bài 4?
	a) thuốc lào; b) thủ quỹ; c) bút điện; d) hoa tai
	5. Bài 5 (T.11)
	GV: Gọi HS đọc đoạn trích bài tập 1.
	?: Tìm trong đoạn văn 3 động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó có một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn?
	- khóc: chảy nước mắt do đau đớn, khó chịu hay xúc động mạnh.
	- nức nở: khóc to thể hiện nỗi đau trong tâm trạng cùng sự tủi thân.
	- sụt sùi: từ gợi tả tiếng khóc nhỏ kéo dài, ngậm ngùi như cố giấu cố nén nỗi đau.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Lấy ví dụ về từ từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp?
	HS: Từ ngữ nghĩa rộng: thực vật; từ ngữ nghĩa hẹp: rau cải, cây bưởi.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ SGK. T.10.
- Tiết tới soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Yêu cầu:
+ Đọc, tìm hiểu kĩ các ví dụ, câu hỏi trong mục I, II.
+ Trả lời các câu hỏi trong mục I, II.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3 bai 1.doc