Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 13 & 14

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 13 & 14

Tuần: 13

Tiết: 49

 Văn bản:

BÀI TOÁN DÂN SỐ

I. Mục tiêu cần đạt:

1/. Kiến thức:

- Hiểu được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.

- Cách viết nhẹ nhàng kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

2/. Kĩ năng:

 Đọc, phân tích lập luận chứng minh, giải thiích trong một văn bản nhật dụng.

3/. Thái độ:

Có ý thức trong việc tuyên truyền mọi người ở địa phương vào việc hạn chế gia tăng dân số.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 13 & 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:10-11-1985
Ngày dạy: 
Tuần: 13
Tiết: 49
 Văn bản:
BÀI TOÁN DÂN SỐ
I. Mục tiêu cần đạt:
1/. Kiến thức:
Hiểu được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.
Cách viết nhẹ nhàng kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
2/. Kĩ năng:
 Đọc, phân tích lập luận chứng minh, giải thiích trong một văn bản nhật dụng.
3/. Thái độ:
Có ý thức trong việc tuyên truyền mọi người ở địa phương vào việc hạn chế gia tăng dân số.
II. Chuẩn bị:
1/ Giaó viên
- Phương tiện: Giáo án, SGK, bảng phụ.
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp –gợi tìm, diễn giảng và hợp tác.
2/ Học sinh: Học bài củ, soạn bài mới theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:1’
 2. Kiểm tra bài cũ:3’
? Thuốc lá gây ra những tác hại trên những phương diện nào? Theo em, mọi người cần phải làm gì để chống lại và ngăn ngừa ôn dịch này?
* Đáp án: 
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đạo đức nhân cách của con người.
- Không hút thuốc, tuyên truyền vận động
 3. Bài mới: 
3.1. Nêu vấn đề: 1’. Từ giữa thế kỉ XX cho đến nay, dân số thế giới, nhất là dân số các nước kém và chậm phát triển tăng lên một cách chóng mặt. Làm thế nào để hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số nhằm tránh hiểm hoạ và nâng cao cuộc sống con người? Đây chính là vấn đề được tác giả Thái An đề cập đến trong bài “Bài toán dân số”.
3.2. Tiến trình các hoạt động.
Hoạt động 1:(10') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung: ( Đọc, vấn đáp- gợi tìm).
? Em hãy cho biết tác giả và xuất xứ của văn bản?
HS: Trả lời.
GV: Hướng dẫn HS đọc rõ ràng, diến cảm, chú ý các câu cảm.
GV đọc mẫu 1 đoạn- gọi HS đọc tiếp. 
? Em hãy cho biết văn bản này thuộc thể loại gì? Được viết theo phương thức biểu đạt gì?
Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy phần: 3 phần
? Hãy nêu khái quát nội dung từng phần?
Phần 1: Từ dầu cho đến sáng mắt ra: Đặt vấn đề:( Bài toán dân số và kế họạch hóa gia đình được đặy ra từ thời cổ đại.)
Phần 2: tiếp theo...Ô thứ 31 của bàn cờ: Giải thích vì sao tác giả lại sáng mắt ra (câu chuyện nhà thông thái kén rể bằng cách đề ra bài toán hạt thóc và tốc độ phát triển dân số ở VN và thế giới)
Phần 3: Còn lại.Lời kêu gọi khẩn thiết mọi người hãy tham gia vào việc hạn chế gia tăng dân số.
I. Tìm hiểu chung.
1.Tác giả, tác phẩm
2Đọc- tìm hiểu từ khó:
3.Thể loại: Văn bản nhật dụng: Nghị luận, chứng minh, giải thích.
3. Bố cục: 3 phần.
 Hoạt động 2: (21') Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản. ( Đọc, vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng và hợp tác).
* Học sinh chú ý phần 1.
? Ngay từ đầu văn bản, tác giả đã nêu ra vấn đề gì? Nhận xét về cách nêu vấn đề này?
- Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại -> tự nhiên, nhẹ nhàng, hấp dẫn
GV: Giảng: Tác giả tỏ ý nghi ngờ, không tin lại có sự chênh lệch giữa các ý kiến như vậy... và cuối cùng đã “sáng mắt ra”. Đây là cách nói bằng hình ảnh ẩn dụ tạo sự tò mò, gây hứng thú, lôi cuốn người đọc dù viết về vấn đề tưởng như rất khô khan.
* Học sinh chú ý phần 2.
? Kể lại câu chuyện về bài toán cổ, tác giả muốn đạt tới mục đích gì?
- Báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số của thế giới nhất là các nước chậm phát triển.
=> là con đường tồn tại hay không tồn tại của loài người.
- Thấy được tốc độ tăng trưởng ghê ghớm của số lượng hạt thóc (theo cấp số nhân) -> gây tò mò, làm tiền đề cho câu chuyện tiếp theo
? Ngoài cách lập luận về vấn đề dân số bằng bài toán cổ, tác giả còn lập luận bằng cách nào?
- Bài toán dân số được tính toán từ một chuyện trong “kinh thánh” (Bây giờ... 5%)
- Nhìn thấy từ thực tế sinh sản của con người
? Từ số liệu dân số thế giới đến 1995 là 5,63 tỉ người đạt đến ô thứ 31 của bàn cờ, tác giả muốn lí giải điều gì? Nhận xét cách lí giải này?
HS: Thảo luận- trình bày.
- Dân số thế giới cũng như số thóc trong các ô trên bàn cờ đều tăng theo cấp số nhân.
-> Từ sự so sánh độc đáo, người đọc hình dung một cách cụ thể sự gia tăng dân số với tốc độ chóng mặt
? Bước tiếp theo, tác giả đưa chúng ta đến nhận thức bất ngờ hơn là gì? Qua đây, tác giả muốn nói điều gì?
- Những số liệu cụ thể, khách quan về khả năng sinh sản của phụ nữ, đặc biết là phụ nữ châu Phi, châu Á 
-> Tác giả muốn khẳng định: việc hạn chế sinh đẻ (mỗi gia đình 2 con ) là rất khó -> dân số sẽ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát của con người
? Cách nêu số liệu trên còn thể hiện ý gì? Tại sao?
- Thể hiện một vấn đề khác: sự phát triển dân số nhanh, mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại
- Vì: dân số bùng nổ -> nghèo nàn, lạc hậu: kinh tế kém phát triển, văn hoá giáo dục không được nâng cao
GV: Dân số tăng nhanh sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả ở đây?
- Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ
- Vận dụng các phương pháp thuyết minh như: thống kê, so sánh, phân tích
* HS theo dõi phần 3
?Tại sao nói ở phần cuối tác giả nêu ra đáp án của bài toán dân số? Đáp án đó là gì?
- “Đừng để cho mỗi con người... càng tốt” -> Nếu con người cứ sinh sôi theo cấp số nhân thì sẽ không còn đất để sống -> Muốn có đất sống phải sinh đẻ có kế hoạch
? Qua đây em thấy tác giả có thái độ như thế nào về dân số kế hoạch hoá gia đình?
- Tác giả nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ của nó -> có trách nhiệm với đời sống cộng đồng, trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình
- Tác giả nêu vấn đề một cách tự nhiên, dễ thuyết phục về bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại
2. Nội dung vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số của thế giới nhất là các nước chậm phát triển
- Dân số tăng quá cao sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu
3. Lời kêu gọi
 Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại là phải sinh đẻ có kế hoạch
Hoạt động 3: (5') Hướng dẫn học sinh tổng kết:( Vấn đáp- gợi tìm).
? Văn bản đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình?
- Gia tăng dân số -> cuộc sống đói nghèo, lạc hậu -> hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại
? Sức thuyết phục của văn bản này là gì?
- Cách lập luận hấp dẫn khiến người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng mức độ, tính chất
+ Tiền đề vững chắc
+ So sánh hợp lý, bất ngờ
+ Các luận điểm tăng vế
+ Số liệu cụ thể, rõ ràng
III. Tổng kết
 * Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố : (2')
Con được nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?.
5.Hướng dẫn tự học: (2')
Bài cũ: - Nắm kĩ nội dung bài học.
	 - Học tập cách nghị luận của tác giả
Bài mới: Soạn bài :“ Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm"
*********************
Ngày Soạn: 10- 11-2009
Ngày dạy: ......................
Tuần: 13
Tiết: 50 
 Tiếng việt:
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu cấn đạt:
1/. Kiến thức:
Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
2/. Kĩ năng:
Sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu 2 chấm khi viết.
3/. Thái độ:
HS Thấy được tầm quan trọng của dấu ngoặc đơn và dấu 2 chấm khi viết văn bản.
II. Chuẩn bị:
1/ Giaó viên:
- Phương tiện: Giáo án, SGK, bảng phụ.
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng và hợp tác.
2/ Học sinh: Học bài cũ, Xem trước bài mới.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp:1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
? Đặt ba câu ghép theo mối quan hệ ý nghĩa: Điều kiện, lựa chọn, giải thích.
 3. Bài mới:
 3.1 Nêu vấu đề: 1’: Trong khi tạo lập văn bản ngoài dấu chấm ta vẫn thường dùng đến dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. Vậy chúng có công dụng gì? Thầy trò ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 3.2. Tiến trình các hoạt động.
Hoạt động 1:(10') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về dấu ngoặc đơn( Đọc, vấn đáp- gợi tìm)
GV: Treo bảng phụ và gọi học sinh đọc.
HS: Đọc theo yêu cầu.
? Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, lưu bảng.
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích có thay đổi không? (Không phần trong dấu ngoặc đơn là phần chú thích, nhằm cung cấp thông tin, không phụ thuộc nghĩa cơ bản.)
? Như vậy dấu ngoặc đơn có công dụng gì? GV: Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK/134
I Dấu ngoặc đơn.
* Xét ví dụ:SGK
a). Đánh dấu phần giải thích.
b). Đánh dấu phần thuyết minh.
c). Đánh dấu phần bổ sung thêm.
* Ghi nhớ: SGK/134
Hoạt động 2:(10') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về dấu hai chấm:( Đọc, vấn đáp- gợi tìm).
GV: Treo bảng phụ gọi học sinh đọc
HS: Đọc các ví dụ 
? Dấu hai chấm ở mỗi đoạn trích dùng để làm gì?
HS: Trả lời
GV: Gọi học sinh khác nhận xét sau đó nhận xét lưu bảng.
? Qua tìm hiểu trên em thấy dấu hai chấm có những công dụng gì?
HS: Trả lời
GV: Gọi 2 em đọc ghi nhớ SGK/135
II. Dấu hai chấm.
* Xét ví dụ:.
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu:
a). Lời đối thoại.
b). Lời dẫn trực tiếp.
c). Phần giải thích lý do.
* Ghi nhớ: SGK/135
Hoạt động 3:(15') Hướng dẫn học sinh luyện tập:( Đọc, vấn đáp- gợi tìm, hợp tác).
 Bài tập 1:
GV: Gọi học sinh đọc, xác định yêu cầu rồi hướng dẫn các em tự làm.
HS: Lên bảng làm.
 Bài tập 2, 3, 4, 5.
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận, mỗi nhóm làm 1 câu.
Nhóm 1: Câu 2
Nhóm 2: Câu 3
Nhóm 3: Câu 4
Nhóm 5: Câu 5
HS: Thảo luân- trình bày.
GV: Nhận xét.
III. Luyện tập:
1. BT 1 (136)
a) Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ “tiệt nhiên, định...thư, hành...hư”.
b) Đánh dấu phần thuyết minh: giúp người đọc hiểu rõ trong 2.290 m cầu có cả phần cầu dẫn.
c) Đánh dấu phần bổ sung.
 Đánh dấu phần thuyết minh.
2. BT 2 (136)
a) Đánh dấu phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.
b) Đánh dấu lời thoại, phần thuyết minh nội dung câu nói Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
c) Đánh dấu phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào.
3. BT 3(136)
- Được. Nhưng nghĩa của phần sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.
4. BT 4 (137)
- Được. Khi thay như vậy, nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng người viết coi phần trong () chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi đặt sau dấu : vì vế “Động khô và động nước” không thể coi là phần chú thích.
5. BT 5 (137)
- Sai: vì dấu () bao giờ cũng được dùng thành cặp.
- Sửa: đặt thêm một dấu ngoặc đơn
- Phần trong () không phải là một bộ phận của câu.
6. BT 6: Về làm
4. Củng cố:(3')
 Em hãy nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu 2 chấm? 
5. Hướng dẫn tự học: (2')
Bài cũ: - Nắm kĩ ghi nhớ.
	 - Hoàn thành các bài tập.
Bài mới: - Xem trước nội dung bài, “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.”
**********************
Ngày soạn: 11-11-1985
Ngày dạy: .....................
Tuần: 13
Tiết: 51
 Tập làm văn:
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt:
1/. Kiến th ...  Thân bài: Hình dáng, nguyên liệu, tác dụng, ý nghĩa .
+ Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.
4. Củng cố: (2')
 Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ .
5. Hướng dẫn tự học: (2')
Bài cũ: Nắm kĩ các ghi nhớ.
Bài mới: GV hướng dẫn HS bài: Chương trình địa phương ( phần văn) theo 2 nội dung ở SGK. lưu ý HS: phần 2 SGK tác giả không nhất thiết là người địa phương.
***********************
Ngày soạn: 11-11-2009
Ngày dạy: ....................
Tuần: 13
 Tiết: 52 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu cần đạt:
1/.Kiến thức:
 Bước đầu có ý thức tìm hiểu về tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm ( văn bản) văn học viết về địa phương.
2/. Kĩ năng :
 Kĩ năng hệ thống hoá, kĩ năng phân tích, cảm thụ.
3/. Thái độ:
 Có tình cảm yêu quý, tự hào về quê hương.
II. Chuẩn bị: 
1/ Giaó viên:
- Phương tiện: Giáo án, SGK, các bài thơ (văn) địa phương.
- Phương pháp: Thảo luận và diễn giảng.
2/ Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (3') Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới: 
 3.1. ĐVĐ:1’ - Để tạo nên diện mạo của nền văn học nước nhà, quả là có sự đóng góp của nhiều nhà thơ, nhà văn ở nhiều địa phương khác nhau. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được truyền thống văn học của địa phương, biết được nhiều tác giả nổi tiếng của quê hương mình đồng thời biết được nhiều tác phẩm viết về quê hương, qua đó sẽ bồi đắp cho các em tình cảm quê hương, tự hào về quê hương mình.
 3.2. Tiến trình các hoạt động.
 Hoạt động 1:(15')Thống kê bảng danh sách các tác giả văn học địa phương:
GV cho HS chuẩn bị kĩ bài ở nhà.
GV gọi 4 HS trình bày bản danh sách các tác giả ở địa phương ( theo yêu cầu sách giáo khoa).
Sau đó, cho các HS khác bổ sung đồng thời phát hiện những chi tiết thiếu chính xác ( Hoặc những chổ không hợp lý, trong cách sắp xếp, thứ tự trình bày).
Tuỳ theo khả năng tìm hiểu của HS, GV tuyên dương hoặc có thể bổ sung thêm nếu cần.
I. Thống kê bảng danh sách các tác giả văn học địa phương
 Hoạt động 2:(10') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thơ ( văn) viết về địa phương:( Hợp tác)
Giaó viên đã cho HS chuẩn bị những đoạn văn, bài thơ hay viết về phong cảnh thiên nhiên con người, sinh hoạt văn hoá, truyền thống lịch sử của quê hương.
GV: Cho HS thảo luận nhóm để HS cùng xác định bài thơ, đoạn văn tiêu biểu. Gọi đại diện HS trình bày bài văn đoạn thơ đã lựa chọn sau đó phát biểu , giải thích cách cảm nhận của bản thân về tác phẩm ấy.
GV: Gọi học sinh nhận xét.
GV: Nhận xét điều chỉnh.
II. Thơ, văn viết về địa phương.
 Hoạt động 3:( 10) Cung cấp một số kiến thức sưu tầm .
Giaó viên cung cấp thêm một số kiến thức về các tác giả, tác phẩm, bài thơ mà mình biết được.
HS: Lắng nghe
III. Cung cấp một số kiến thức sưu tầm.
4. Củng cố : (3')
GV nhận xét ưu và khuyết điểm của giờ học? Qua tiết học này em đã xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp nào?
5. Hướng dẫn tự học: (2')
Bài cũ: - Xem lại toàn bộ nội dung vừa tìm hiểu. 
 - Xem lại bài “ Câu ghép,dấu ngoặc đơn, dấu 2 chấm”.
Bài mới: - Xem trước bài: “ Dấu ngoặc kép ”.
**************************
Ngày soạn: 12-11-2009
Ngày dạy: .....................
Tuần: 14
Tiết: 53 
 Tiếng việt:
DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục tiêu cần đạt:
1/. Kiến thức:
HS nắm được: Công dụng của dấu ngoặc kép.
2/. Kĩ năng :
Kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép khi viết
3/.Thái độ:
Phân biệt được dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn để có ý thức vận dụng đúng.
II. Chuẩn bị: 
1/ Giaó viên:
- Phương tiện: Giáo án, SGK, bảng phụ.
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng và hợp tác.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lơp:1’
2. Kiểm tra bài cũ:3’
? Em hãy nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và công dụng của dấu 2 chấm? Lấy ví dụ?
 3. Bài mới: . ĐVĐ: - Trực tiếp.
Hoạt động 1:(20') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về công dụng của dấu ngoặc kép:( Vấn đáp- gợi tìm).
GV: Treo bảng phụ gọi HS đọc .
? Cho biết dấu ngoặc kép trong những đoạn trích dùng để làm gì?
( GV lần lượt cho HS xem kĩ các ví dụ để phát hiện ra công dụng khác của dấu ngoăc kép ở mỗi ví dụ).
? Qua các ví dụ trên, em hãy rút ra công dụng của dấu ngoặc kép?
GV chỉ định 2 HS đọc to rõ ghi nhớ SGK
I. Công dụng:
 * Ví dụ: SGK
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
a). Lời dẫn trực tiếp.
b). Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
c). Từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
d). Tên các tác phẩm.
 * Ghi nhớ: SGK/142
Hoạt động 2:(16') Hướng dẫn học sinh luyện tập:( Vấn đáp- gợi tìm, hợp tác và diễn giảng).
Bài tập 1:
HS đọc kĩ các đoạn trích ở SGK.
Sau đó giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích đó?
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2. sau đó hướng dẫn HS làm.
Bài tập 3:
HS đọc kĩ những câu: a, b.
Giải thích tại sao 2 câu có ý nghĩa giống nhau nhưng dùng những dấu câu khác nhau?
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
a). Câu nói giả định được dẫn trực tiếp.
b). Từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
c). Lời dẫn trực tiếp.
d). Từ ngữ được dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai,châm biếm.
e). Dẫn trực tiếp từ hai câu thơ.
Bài tập 2:
a. bảo: "cá tươi"; "tươi" -> báo trước lời thoại và dẫn trực tiếp.
b. ...chú Tiến Lê: " Cháu..." -> báo trước lời dẫn trực tiếp.
c. Bảo hắn: " Đây là ..." -> báo trước lời dẫn trực tiếp.
Bài tập 3:
a). Lời dẫn trực tiếp phải dùng đủ dấu câu.
Lời dẫn gián tiếp nên không phải dùng dấu câu.
4. Củng cố: (2')
 Nêu những công dụng của dấu ngoặc kép ?
5. Hướng dẫn tự học: (2')
Bài cũ: - Nắm kĩ ghi nhớ.
	 - Làm bài tập 4, 5.
 Bài mới: - Chuẩn bị cho tiết: “ Luyện nói, thuyết minh về một thứ đồ dùng” Yêu cầu các em chuẩn bị ở nhà dàn ý cho đề bài ở SGK.
**************************
Ngày Soạn: 12-11-2009
Ngày dạy: ......................
Tuần: 14
Tiết: 54
 Tập làm văn:
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
I. Mục tiêu cần đạt:
1/. Kiến thức:
 Dùng hình thức luyện nói để cũng cố trí thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh.
2/. Kĩ năng:
Xây dựng văn bản thuyết minh, kĩ năng nói có ngữ điệu, diễn đạt lưu loát.
3/. Thái độ:
 Có ý thức quan sát và rèn tính suy nghĩ độc lập.
II. Chuẩn bị:
1/ Giaó viên:
- Phương tiện: Giáo án, SGK.
- Phương pháp: Vấn đáp- gợi tìm và hợp tác. 
2/ Học sinh: Học bài cũ, xem chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:1’
2. Kiểm tra bài cũ:2’ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới: 
 3.1. ĐVĐ: - Trực tiếp, cho hS thấy tầm quan trọng của giờ luyện nói.
 3.2. Tiến trình các hoạt động::
 Hoạt động 1:(11') Chuẩn bị: ( Vấn đáp- gợi tìm).
GV: Ghi đề lên bảng: Thuyết minh cái phích nước.
? Em hãy xác định kiểu bài ở đề? 
HS: Trả lời
? Yêu cầu của đề bài này là gì? 
HS: Trả lời
? Theo em việc cần làm đầu tiên để tiến hành thuyết minh?
HS: Trả lời
? Theo em phích nước được cấu tạo như thế nào? HS có thể tham khảo SGK.
? Nêu công dụng của phích nước?
Từ những gợi ý ở SGK, GV yêu cầu HS lập dàn ý. ( Đã được chuẩn bị ở nhà).
I. Chuẩn bị:
- Kiểu bài: Thuyết minh.
- Yêu cầu: Giúp mọi người có những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về phích nước.
- Thao tác:
a). Tìm hiểu, quan sát, ghi chép.
b). Nội dung:
 - Cấu tạo.
 - Công dụng.
d). Lập dàn ý:
 Hoạt động 2:(25') Luyện nói trên lớp:
GV chỉ định một số HS trình bày bài nói của mình.
HS khác nhận xét về cách trình bày, về kiểu bài( Có ưu điểm gì, mặt hạn chế)
Sau đó gọi 2 HS giỏi, trình bày miệng bài thuyết minh của mình, GV nhận xét, điều chỉnh giúp HS tự rút kinh nghiệm.
II. Luyện nói trên lớp:
*Trình bày nội dung:
* Nhận xét:
4. Củng cố:(3')
 Để thuyết minh về một đối tượng nào đó được tốt, theo em cần lưu ý điều gì?
 5. Hướng dẫn tự học:(2')
Bài cũ: - Xem kĩ nội dung phần văn bản thuyết minh.
	 - Tập lập dàn ý cho các đề ở SGK/145
Bài mới: - Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 3.
******************
Ngày Soạn: 14-11-2009
Ngày dạy: .....................
Tuần: 14
Tiết: 55, 56:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu cần đạt:
1/. Kiến thức:
 Kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về kiểu bài văn thuyết minh.
2/. Kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu thuộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết.
3/. Thái độ:
 Ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
1/ Giaó viên:
- Phương tiện: Giáo án, SGK, đề.
- Phương pháp: Thực hành.
2/ Học sinh: Xem lại kiến thức về văn thuyết minh.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:1’
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Tiến trình các hoạt động
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu giờ làm bài viết.
GV: Nêu yêu cầu giờ làm bài viết: Các em phải trật tự và nghiêm túc làm bài.
HS: Lắng nghe
Hoạt động 2: Ghi phát đề kiểm tra.
GV: Ghi đề lên bảng:
A. Lý thuyết: 3 điểm
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất (1.5đ)
Câu 1.1: Dòng nào sau đây nói đúng về văn bản thuyết minh ?
Là văn bản tái hiện lại đối tượng một cách sinh động.
Là văn bản cung cấp những tri thức cần thiết, hữu ích, chính xác về đối tương nào đó.
Là văn bản trình bày những cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về đối tượng nào đó.
Là văn bản nhằm xác định một tư tưởng, quan điểm cho người đọc.
Câu 1.2: Tính chất nào là của văn bản thuyết minh.
Tính thời sự, cập nhật.
Chủ quan, giàu cảm xúc.
Tri thức chính xác, khách quan ,hữu ích.
Uyên bác, nhiều điển tích.
Câu 1.3: Để có tri thức về đối tượng thuyết minh ta cần làm gì?
Quan sát trực tiếp và ghi chép.
Hỏi những người hiểu biết về đối tượng đó.
Đọc tài liệu, bài viết về đối tượng.
Tất cả các phương án trên.
Câu 1.4: Một đề văn thuyết minh thường yêu cầu giới thiệu mấy đối tượng?
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn
Câu 1.5: Dòng nào không phải là đề văn thuyết minh ?
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Áo dài của phụ nữ Việt Nam.
Tình bạn là tình cảm thân thiết với con người.
Gia đình tôi.
Câu 1.6: Bố cục bài thuyết minh cần có những phần nào?
a. Phần mở bài và thân bài b. Phần thân bài và kết bài
c. Phần thân bài d. Phần mở bài, thân bài và kết bài. 
Câu 2: Phân biệt thuyết minh với tự sự và miêu tả? ( 1,5đ)
B. Thực hành: 7 điểm
Đề: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
HS: Chép vào và bắt đầu làm
GV: Quan sát học sinh làm bài.
Hoạt động 3: Thu bài viết
GV: Cho đại diện học sinh thu bài đem nộp sau khi hết thời gian làm bài.
HS: Làm theo yêu cầu
GV: Kiểm tra lại số lượng bài .
4. Đánh giá tiết làm bài viết: (3')
 Giaó viên nhận xét giờ làm bài.
 5. Hướng dẫn tự học: (2')
Bài Cũ:
- Xem lại lý thuyết văn thuyết minh
- Tìm đọc những văn bản thuyết minh có trong đời sống.
Bài mới:
- Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
Lưu ý: - Đọc kĩ những từ khó ở mục chú thích.
 - Đọc kĩ về tác giả để tìm hiểu bài thơ có hiệu quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 20092010 Tuan 1314.doc