Giáo án Ngữ văn 8 tuần 35 - Trường THCS Phúc Sơn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 35 - Trường THCS Phúc Sơn

Tiết 137

 VĂN BẢN THÔNG BÁO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hệ thống kiến thức về VB hành chính.

- Mục đích, y/cầu và nôi dung của VB hành chính có nôi dung thông báo

2. Kĩ năng:

- Nhận biết rõ được hoàn cảnh phảitạo lập và s/d VB thông báo.

- Nhận diện và phân biệt VB có chức năng thông báo với các VB hành chính khác.

- Tạo lập một VB hành chính và chức năng thông báo.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 - GV: SGK, SGV

 - HS: Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra (5') :

 Kiểm tra vở soạn bài của HS

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 35 - Trường THCS Phúc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05 / 2012
Ngày giảng: 
8a................/ ...... /2012
8b................/...... /2012
Tiết 137 
 Văn bản thông báo
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :	
- Hệ thống kiến thức về VB hành chính.
- Mục đích, y/cầu và nôi dung của VB hành chính có nôi dung thông báo
2. Kĩ năng :
- Nhận biết rõ được hoàn cảnh phảitạo lập và s/d VB thông báo.
- Nhận diện và phân biệt VB có chức năng thông báo với các VB hành chính khác.
- Tạo lập một VB hành chính và chức năng thông báo.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: SGK, SGV
	- HS: Soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra (5') : 
 Kiểm tra vở soạn bài của HS
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo 
- HS đọc hai đoạn văn bản thông báo (SGK T. 140 -141)
- Ai là người viết thông báo?
(Cơ quan, lãnh đạo cấp trên)
- Viết thông báo nhằm mục đích gì?
(Truyền đạt công việc cho cấp dưới hoặc các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội )
- Nội dung chính của thông báo là gì?
( Phổ biến tình hình, chủ trương chính sách mới)
- Hình thức của thông báo như thế nào?
( Ngắn gọn, trình bày trang trọng, rõ ràng)
- Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường?
- Thế nào là văn bản thông báo?
HĐ2. Tìm hiểu cách làm văn bản thông báo 
- HS đọc các tình huống
- Tình huống nào cần viết thông báo?
(Tình huống cần viết thông báo:
b. Nhà trường thông báo cho HS
c. Ban chấp hành liên đội thông báo cho ban chấp hành chi đội)
- Một văn bản thông báo cần có những mục nào?
- Khi viết văn bản thông báo cần lưu ý điều gì?
- HS đọc ghi nhớ 
- HS đọc những điều cần lưu ý
I. Đặc điểm của văn bản thông báo
* Văn bản thông báo
- Người viết: Cơ quan, lãnh đạo cấp trên 
- Mục đích: Truyền đạt công việc cho cấp dưới hoặc các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội
- Nội dung: Phổ biến tình hình, chủ trương chính sách mới 
II. Cách làm văn bản thông báo 
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo
2. Cách làm văn bản thông báo 
a. Thể thức mở đầu văn bản thông báo 
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi bên trái)
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi bên phải)
- Địa điểm,thời gian viết thông báo
- Tên văn bản
b. Nôi dung thông báo:
c. Thể thúc kết thúc văn bản thông báo
- Nơi nhận
- Kí tên và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ
* Ghi nhớ (SGK T. 143)
3. Lưu ý 
(SGK)
4. Củng cố (3')
	- thông báo là gì?
	- Cần lưu ý điều gì khi viết văn bản thông báo?
5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Học thuộc phần ghi nhớ
	- Sưu tầm văn bản thông báo
	- Chuẩn bị bài: chương trình địa phương
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn: 05 / 2012
Ngày giảng: 
8a................/ ...... /2012
8b................/...... /2012
Tiết 138
 Chương trình địa phương
 ( Phần Tiếng Việt)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 - Biết chỉ ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô các địa phương
2. Kĩ năng:
 - Hiểu và sử dụng từ ngữ địa phương hợp lí
3. Thái độ: 
 - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô địa phương theo cách xưng hô theo ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: Tìm hiểu các từ ngữ địa phương
	- HS: Tìm hiểu các từ ngữ địa phương (đặc biệt là từ ngữ xưng hô)
III. Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra (5') : 
 kiểm tra chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HĐ1. Tìm hiểu các từ ngữ xưng hô địa phương (10')
- HS đọc ví dụ (SGK)
- Xác định từ xưng hô địa phương trong đoạn trích
- Từ u, mợ dùng để gọi ai?
(gọi mẹ)
- Từ mợ có phải là từ địa phương không?
(Là biệt ngữ xã hội)
HĐ2. Tìm hiểu các từ địa phương và cách xưng hô địa phương (12')
- Hãy tìm các từ địa phương khác dùng để gọi mẹ mà em biết.
- Các từ địa phương dùng để gọi bố?
- Tìm các từ địa phương để xưng hô với chị của mẹ, chồng của cô, với ông bà nội, ông bà ngoại?
HĐ3. Tìm hiểu phạm vi sử dụng của từ xưng hô địa phương (13')
- Từ xưng hô địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?
- Trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức, có nên sử dụng từ xưng hô địa phương không?
( Không nên dùng từ địa phương trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức)
- Vì sao?
( Giao tiếp khó đạt hiệu quả và giảm tính chất trang trọng)
I. Từ ngữ xưng hô địa phương
* Ví dụ (SGK)
- U, mợ: dùng để gọi mẹ
II. Từ xưng hô và cách dùng từ địa phương
- Chị của mẹ: bá, dì
- Chồng của cô: chú, dượng
- Ông bà ngoại: ông vãi, bà vãi
III. Phạm vi sử dụng của từ xưng hô địa phương
- Giữa những người cùng địa phương
4. Củng cố (2')
	- Những lưu ý khi sử dụng từ xưng hô địa phương
5. Hướng dẫn học ở nhà (3')
	- Tiếp tục sưu tầm và tìm hiểu về từ ngữ xưng hô của các địa phương
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập làm văn bản thông báo
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn: 05 / 2012
Ngày giảng: 
8a................/ ...... /2012
8b................/...... /2012
Tiết 139
 Luyện tập 
 làm văn bản thông báo
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :	
- Hệ thống kiến thức về VB hành chính.
- Mục đích, y/cầu cấu tạo của VB thông báo.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết, tạo tình huống cần viết VB thông báo.
- Nắm bắt sự việc, lựa chọn các thông tin cần truyền đạt.
- Tự học bằng cánh vận dụng kiến thức ở giờ học trước để thực hành nâng cao kĩ năng tạo lập VB, viết được một VB thông báo đúng quy cách.
3. Thái độ :
-Giáo dục HS ý thức học tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV
	- HS: Ôn về văn bant hông báo
III. Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra (5') : 
 Kết hợp trong giờ
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài (1') nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Ôn tập lý thuyết (10')
- Mục đích viết văn bản thông báo?
(Truyền đạt công việc cho cấp dưới hoặc các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội)
- Yêu cầu của một bản thông báo?
(Trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa)
- Mục nào không thể thiếu trong một bản thông báo?
(Thông báo của ai? Báo cho ai? Thông báo về việc gì?)
- Văn bản tường trình và văn bản thông báo có gì giống và khác nhau?
(+ Giống: hình thức trình bày
 + Khác: mục đích, nội dung)
HĐ2. Luyện tập (30')
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- HS đọc các tình huống
- Chọn loại văn bản phù hợp với từng tình huống.
- Nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS đọc nội dung
- Hướng dân phát hiện các lỗi:
+ Thông báo đã đủ các mục cần thiết chưa?
+ Nội dung công việc cần thông báo đã đầy đủ chưa?
+ Lời văn có gì sai sót không?
( HS trả lời và bổ sung các mục còn thiếu theo quy định)
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường và trong cuộc sống cần viết thông báo.
- HS đọc yêu cầu bài tập 4
- Chọn một tình huống cụ thể để viết thông báo
- HS đọc thông báo
- Nhận xét 
I. Ôn lý thuyết
- Mục đích: Truyền đạt công việc cho cấp dưới hoặc các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội
- Yêu cầu: Trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa
II. Luyện tập
Bài tập 1
a. thông báo
b. Báo cáo
c. Thông báo
Bài tập 2
Bài tập 3
- Thông báo kế hoạch cắm trại
- Thông báo kế hoạch thi kể chuyện về Bác Hồ.
Bài tập 4
Viết thông báo
4. Củng cố (2')
	- Tình huống viết thông báo?
	- Cách viết văn bản thông báo?
5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Luyện tập viết văn bản thông báo
	- Chuẩn bị bài: trả bài thi học kì
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Tiết 140
 Trả bài kiểm tra tổng hợp
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
 Củng cố kiến thức về Ngữ văn đã học trong chương trình lớp 8 
2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và kĩ năng viết văn thuyết minh, nghị luận . 
3. Thái độ: 
 Có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: Chấm chữa bài
	- HS: Ôn tập 
III. Tiến trình bài dạy	
	1. Kiểm tra: kết hợp trong giờ
	2. Bài mới
* Giới thiệu bài:( 1') Nêu mục tiêu giờ học
Hoạt động của GV và HS
nội dung
HĐ1.Tìm hiểu yêu cầu của đề và xây dựng đáp án 
- GVđọc từng câu hỏi 
 HS trả lời.
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời.
- HS đọc đề bài
- Nêu yêu cầu của đề bài?
- HS thảo luận lập ý
- GV nhận xét, kết luận -> treo bảng phụ
HĐ2. Nhận xét bài làm của HS 
- GV trả bài kiểm tra 
- HS tự nhận xét đánh giá bài của mình 
- GV nhận xét chung
HĐ3. Hướng dẫn chữa lỗi bài viết của HS 
- GV trả bài
- HS chữa lỗi trong bài viết của mình
- HS trao đổi bài viết tự kiểm tra theo cặp
- GV kiểm tra một số bài của HS
- Nhận xét việc thực hiện chữa lỗi
HĐ4. Công bố điểm 
Điểm 9-10:
Điểm 7-8:
Điểm 5-6: 
Điểm 3-4:
I. Đề bài, tìm hiểu đề, xây dựng đáp án. 
1. Lượt lời là số lần nói của người tham gia hội thoại.
 Trong đoạn có 2 lượt lời 
2: - Lí Công Uẩn viết chiếu dời đô bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư- Ninh Bình về thành Đại La .
 - Thành Đại La được chọn làm nơi dời đến : bởi đây là nơi có nhiều lợi thế và được khẳng định là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 
3. *MB: -Nêu quan điểm học của La Sơn Phu Tử
 - Đúc kết chân lí đúng đắn gữa học và hành
 *TB : Giải thích
 Học là gì ?
 Hành là gì?
 Mục đích của học và hành
Phân tích 
 Chỉ chú trọng học mà không hành thì sao?
 Chỉ chú trọng hành mà không học thị sao?
=> Học đi đôi với hành là quan điểm đúng đắn kết hợp với nhau sẽ cho ta con đường đúng đắn
 *KB : Hiểu vấn đề đưa ra bài học trong thực tiễn
 Lời khuyên cho mọi người
II. Nhận xét
* Ưu điểm: 
- Hầu hết HS làm tốt câu 1 và 2
- HS nắm được kiểu bài nghị luận.
- Nhiều bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm đầy đủ, phù hợp
* Nhược điểm:
- Một số bài viết chưa biết sử dụng dẫn chứng 
- Một số bài viết thiếu logic
- Còn chưa hiểu đề, lạc đề
III. Trả bài, chữa lỗi
3. Củng cố 
	- Cách làm bài văn thuyết minh kết hợp nghị luận
4. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ văn 8

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 tuan 35.doc