Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Trường THCS Long Vĩnh

 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Ôn lại các văn bản thơ, văn đã học trong học kỳ II.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Thông tin về các tác giả, thể loại, nội dung, nghệ thuật tiêu biểu qua mỗi văn bản.

- Khăc sâu phong trào thơ mới, kiểu bài nghị luận.

 2/ Kĩ năng:

Nhớ, ghi chép, phân tích, so sánh trong các văn bản đã học.

III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 1/ Ổn định lớp.

 2/ Phát bài kiểm tra văn.

 3/ Bài mới:

* Chép lại đề vào tập học:

A->TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:

 Câu1: Ai là tác giả bài thơ Nhớ rừng? Bài thơ được sáng tác vào khoảng thời gian nào? (0,5đ)

 a. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ đươc sáng tác trước cách mạng tháng Tám năm 1945.

 b.Tác giả Thứ Lễ - Bài thơ đươc sáng tác trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

 c.Tác giả Thế Lữ - Bài thơ đươc sáng tác trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

 d.Tác giả Vũ Đình Liên - Bài thơ đươc sáng tác trước năm 1930.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 18/04/2011	 TUẦN 35
ND: 25/04/2011	 	 TIẾT 129
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
= a= a = a = a= a=a= a=a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Ôn lại các văn bản thơ, văn đã học trong học kỳ II.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Thông tin về các tác giả, thể loại, nội dung, nghệ thuật tiêu biểu qua mỗi văn bản.
Khăc sâu phong trào thơ mới, kiểu bài nghị luận.
 2/ Kĩ năng: 
Nhớ, ghi chép, phân tích, so sánh trong các văn bản đã học.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
 1/ Ổn định lớp.
 2/ Phát bài kiểm tra văn.
 3/ Bài mới: 
* Chép lại đề vào tập học: 
A->TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:
	 Câu1: Ai là tác giả bài thơ Nhớ rừng? Bài thơ được sáng tác vào khoảng thời gian nào? (0,5đ)
	 a. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ đươc sáng tác trước cách mạng tháng Tám năm 1945.	
 	 b.Tác giả Thứ Lễ - Bài thơ đươc sáng tác trong kháng chiến chống thực dân Pháp.	
 c.Tác giả Thế Lữ - Bài thơ đươc sáng tác trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
 d.Tác giả Vũ Đình Liên - Bài thơ đươc sáng tác trước năm 1930.
	 Câu 2: Ý nghĩa câu thơ “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” trong bài thơ nhớ rừng là gì? (0,5đ)
	 a. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ.
 b. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất.	 	
 c. Thể hiện niềm khát khao tự do một cách mãnh liệt.
 d. Thể hiện nỗi chán ghét thực tại nhạt nhẽo, tù túng.
	 Câu 3: Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của “dân chài lưới” trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh. (0,5đ)
	 a.Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
 b. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
	 c. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
 	 d. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới – Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
 Câu 4: Trong bài thơ Quê hương, Tế Hanh đã so sánh “ cánh buồm” với hình ảnh nào sau đây? (0,5đ)
	 a. Con tuấn mã.	b. Mãnh hồn làng.	c. Dân làng.	d. Quê hương.
	 Câu 5: Tập thơ “Nhật kí trong tù” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? (0,5đ)
Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây ( Trung Quốc).
Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.
 Câu 6: Tập thơ “Nhật kí trong tù” được sáng tác bằng chữ gì? (0,5đ)
 	 a. Chữ Hán.	b. Chữ quốc ngữ.	c. Chữ Nôm.	d. Chữ Pháp.
 Câu 7: Bản dịch bài thơ Đi đường thuộc thể thơ gì? (0,5đ)
 	 a. Thất ngôn tứ tuyệt.	b. Cả a,b,c đều sai.
 	 c. Song thất lục bát.	d. Lục bát.
 Câu 8: Từ “ Trùng san” được lặp lại mấy lần trong bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh? (0,5đ)
 	 a. Hai lần.	b. Ba lần.	c. Bốn lần.	d. Không lặp lại.
	B-> TỰ LUẬN:
 Câu 1: Chép lại nội dung bài thơ khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu và cho biết bài thơ thuộc thể thơ gì? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? ( 3 đ ).
Câu 2: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” nói với chúng ta điều gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó ? Bài thơ giúp em hiểu thêm điều cao quý nào ở con người của Bác? ( 3đ ).
Đáp án
A->TRẮC NGHIỆM:	
 	 Caâu 1 – a (0,5đ)	 Caâu 2 – b (0,5đ)	 Caâu 3 – c (0,5đ)	 Caâu 4 – b (0,5đ)
 	 Caâu 5 – a (0,5đ)	 Caâu 6 – a (0,5đ)	 Caâu 7 – d (0,5đ)	 Caâu 8 – b (0,5đ)
B-> TỰ LUẬN:
 Câu 1: Học sinh chép đúng nội dung bài thơ đạt 2 điểm.
	 KHI CON TU HÚ
	 	Khi con tu hú gọi bầy
	Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
	 	Vườn râm dậy tiếng ve ngân
	Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
	 	 Trời xanh càng rộng càng cao
	Đôi con diều sáo lộn nhào từng không 
	 	 Ta nghe hè dậy bên lòng
	Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
	 	 Ngột làm sao, chết uất thôi
	Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
	Huế, tháng 7 – 1939
	( Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971 )
- Nêu được ý : Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát đạt 0,5 điểm. 
- Nêu được ý : Bài thơ “ Khi con tu hú” được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ khi tác giả mới bị bắt giam ở đây. Đạt 0,5 điểm. 
 Câu 2: Qua bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó”, ta thấy được:
- Cảnh sinh hoạt và làm việc đơn sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. ( 1 điểm)
- Niềm vui cách mạng, niềm vui được sống hoà hợp với thiên nhiên của Bác. ( 1 điểm)
Bài thơ giúp ta hiểu thêm về Bác: Một tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, tinh thần cách mạng kiên trì, luôn lạc quan trong cuộc sống. ( 1 điểm)
* Đánh giá ưu – khuyết điểm:
 - Ưu điểm: 
   Khuyết điểm:
* Phương hướng khắc phục:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM 
LỚP
TỔNG SỐ HS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
8/1
8/2
8/3
Tổng cộng
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Về nhà đọc lại các văn bản thơ, năm vững thể loại thơ mới
 - Soạn bài: Học bài chuần bị kiểm tra phần Tiếng Việt.
	+ Học thuộc các kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu, chữa lỗi dieenxx đạt (lỗi lô gíc).
	+ Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng các kiểu câu; Nắm vững hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp.
	+ Làm lại tất cả các bài tập trong SGK về nội dung các kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu, chữa lỗi diễn đạt. 
NS: 19 /04/2011	TUẦN 35
ND: 25 /04/2010	TIẾT 130
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
= a = a = a= a=a= a=
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Củng cố hệ thống kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình ngữ văn 8, tập 2.	
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
 Hệ thống kiến thức đã học: Các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu cảm thán, câu phủ định; hành động nói; lựa chọn trật tự từ trong câu; chữa lỗi diễn đạt.
 2/ Kĩ năng: 
Nhớ, khắc sâu tri thức, vận dụng tri thức một cách hiệu quả.
Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có nội dung gắn liền thực tế cuộc sống thường nhật
Thực hành, thông qua đoạn văn thể hiện được các nội dung cơ bản phần kiến thức tiếng Việt đã học.
 Ñeà:
Câu 1 (3 điểm): Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để:
- Yêu cầu một người bạn kể lại nội dung của một bộ phim vừa được trình chiếu.
 - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học.
Câu 2: Hành động nói là gì? Trình bày các kiểu hành động nói? Trong một quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “ Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị được không ạ?”. Theo em, người nghe nên chọn hành động nói nào trong các hành động sau:
Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.
Trả lời người kia: “ Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”
Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “ Mời anh.” (hoặc “ Mời chị”, “Mời bác”,).
Câu 3: Viết một đoạn văn đối thoại ngắn có sử dụng bốn kiểu câu đã học như câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật (dùng thước gạch dưới các kiểu câu đó).
Ñaùp aùn:
 	Câu 1: (mỗi ý đúng đạt 1 điểm)
* Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn:
 - Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi;
 - Các từ thường được sử dụng trong câu nghi vấn gồm có các đại từ nghi vấn ( ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, bao giờ, sao, vì sao, tại sao, đâu,...), các cặp từ ( có... không, có phải... không, đã ... chưa,...), các tình thái từ ( à, ư, nhỉ, chứ, chăng, hả,...), quan hệ hay được dùng để nối các vế có quan hệ lựa chọn.
 * Chức năng của câu nghi vấn:
- Chức năng chính của câu nghi vấn: Dùng để hỏi.
- Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng khác là dùng để khẳng định, mỉa mai, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
 - Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi:
a)Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “ cánh đông hoang” được không?
b) (Lão Hạc ơi!)Sao đời lão khốn cùng đến thế?
Câu 2: (Mỗi ý đúng đạt 1 điểm)
* Hành động nói: là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
* Các kiểu hành động nói thường gặp: Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày(báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,), điều khiển(cầu khiến, đe doạ, thách thức,), hứa hen, bộc lộ cảm xúc.
* Người nghe nên chọn hành động c.
Vì: hành động a chỉ đưa lọ gia vị mà không nói câu nào thì không lịch sự. Còn trả lời rằng: “cái lọ ấy không nặng” (ở câu b) là không hiểu ý người nói.
Câu 3: 
Gợi ý: Ngày chủ nhật, Bình và Tuấn rủ nhau đi chơi chợ thị xã. Hai bạn vô cùng thích thú trước những dãy hàng hóa đủ màu sắc rất bắt mắt. Nó khác hẳn cái chợ quê hẻo lánh và nghèo nàn của hai bạn. Bình hỏi Tuấn:
Cậu mang theo bao nhiêu tiền?
Mười nghìn đồng.
Bình ngửa cổ cười ngất:
Trời ơi, mười nghìn!
Tuấn nhăn mặt:
Hãy bỏ cái kiểu cười ấy đi!
Tớ cam đoan không có ý xúc phạm cậu
Cậu đùng có ngụy biện! Rõ ràng là cậu chê tớ ít tiền.
Bình ngẫm nghĩ một lúc lâu, gật gù:
Đúng, mình xác định là đi chơi chợ kia mà!
Một bà bán hàng nghe cả câu chuyện của hai bạn, cười nói:
Mười nghìn không phải là ít đâu hai cháu ạ! Các cháu có thể mua được những mười cái bánh mì hoặc gần nữa yến vải lục Ngạn kia đấy!
Giải đáp:
* Câu nghi vấn: Cậu mang theo bao nhiêu tiền?
Câu cầu khiến: 
- Hãy bỏ cái kiểu cười ấy đi!
- Cậu đùng có ngụy biện!
Câu cảm thán: Trời ơi, mười nghìn!
Các câu còn lại là câu trần thuật dùng để kể, tả, nhận xét, đánh giá.
(Cho điểm: Gạch dưới và ghi ra mỗi kiểu câu đúng đạt 1 điểm)
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
 1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số, đồng phục.
 2/ Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: bút, thước, giấy,...
 3/ Phát đề: Nhắc nhỡ uốn nắn học sinh trong quá trình làm bài.
 4/ Hướng dẫn tự học:
 	- Về nhà xem lại các kiến thức phần tiếng Việt đã học.
 	- Xem lại kiến thức đã học về văn nghị luận, ôn tập việc kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
NS: 20/04/2011	 TUẦN 35
ND: 28/04/2011 	 	 TIẾT 131 
 	 	 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
 = = = = = a = = = = =
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
- Cuûng coá laïi kieán thöùc vaø kó naêng ñaõ hoïc veà pheùp laäp luaän chöùng minh vaø giaûi thích, caùch söû duïng töø ngöõ, ñaët caâu...vaø ñaëc bieät laø veà luaän ñieåm vaø caùch trình baøy luaän ñieåm.
- Kết hợp linh hoạt các yếu biểu cảm, tự sự, miêu tả và biểu cảm trong bài văn nghị luận.
- Coù theå ñaùnh giaù ñöôïc chaát löôïng baøi laøm cuûa mình trình ñoä taäp laøm vaên cuûa mình so vôùi yeâu caàu cuûa ñeà vaø so vôùi ... ệt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Em hiểu lời dạy của Bác như thế nào?
	Đáp án: 
	 * Hình thức:
	- Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, đúng chính tả, đúng kiểu bài nghị luận. (1 điểm)
	- Bố cục hợp lí, diễn đạt và liên kết đoạn tốt. ( 1 điểm)
	 * Nội dung: 
	- Mở bài: ( 1,5 điểm)
 + Giới thiệu về Bác Hồ.
	 + Nêu xuất xứ câu nói của Bác.
 + Nêu luận điểm chính: Bác lo cho tương lai đất nước sau này bằng cách đặt trọn niềm tin vào việc học tập của học sinh.
	- Thân bài: ( 5 điểm)
	 Giaûi thích:
 + Thế nào là một đất nước tươi đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu? ( Độc lập có chủ quyền và lãnh thổ riêng,)
+ Như thế nào mới gọi là dân giàu? ( đời sống nhân dân phải ấm no, ai cũng phải có ăn có mặc... )
	 + Thế nào là xã hội văn minh?
	 + Thế hệ trẻ bây giờ là chủ nhân đất nước ( nêu dẫn chứng).
	 + Xác định đúng đắn mục đích học tập. 
	- Kết bài: ( 1,5 điểm)
 + Tóm tắc ý chính.
	 + Chúng ta phải chăm học để thực hiện đúng lời bác dạy.
 4/ Nhận xét, đánh giá:
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI VIẾT SỐ 6
LỚP
TỔNG SỐ HS
GIỎI(9-10)
KHÁ(7-8)
T. BÌNH(5-6)
YẾU(3-4)
KÉM(0-1-2)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8/1
8/2
8/3
TỔNGCỘNG
4.1 Ưu điểm:
	 - Mức độ đạt yêu cầu, có học bài.
	 - Có vận dụng kiến thức đã học vào bài nghị luận.
	 - Nghiêm túc trong quá trình làm bài, không vi phạm quy chế thi kiểm tra.
	 - Đa số trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
	 - Tất cả đều hoàn thành bài viết không bỏ dở giữa chừng.
	 - Đa số viết đúng kiểu bài nghị luận.
	4.2 Khuyết điểm:
	 - Số lượng bài làm đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ khá cao: chiếm 62 % đạt từ trung bình trở lên.
	 - Nhiều em đọc đề không kĩ nên còn viết lạc đề.
	 - luận điểm nêu ra chưa đủ nên lập luận một ssos bài viết chưa chặt chẽ.
 - Nhiều em chưa vận dụng tốt phần kiến thức đã học cho việc vận dung vào bài tập thực hành không lập dàn bài trước khi viết bài, Chưa kết hợp tốt việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận.
	 - Một số bài bố cục trình bày chưa hợp lí, chưa rõ ràng.
	 - Chữ viết một số bài còn cẩu thả, một số bài viết còn bôi xoá nhiều.
	 - Nhiều em còn lãng phí thời gian, không tận dung hết 90 phút làm bài.
	4. 3 Biện pháp khắc phục:
 - Từ bài kiểm tra viết lần này rút kinh nghiệm cho bài thi HKII đạt kết quả cao hơn.
	 - Phát uy tối đa những ưu điểm của bài viết lần này.
 - Cần khắc phục ngay các khuyết điểm trên không để lặp lại trong các bài viết lần sau. 
 - Cần cố gắng hết sức mình để phấn đấu vươn lên như: 
 + Học bài và soạn bài cho tốt ở nhà.
 + Vào lớp tích cực phát biểu xây dựng bài, những gì chưa hiểu nên hỏi ngay.
 + Khi làm bài phải bình tỉnh, tự tin và tận dung tối đa thời gian làm bài không ra sớm.
 + Trước khi làm bài nên đọc kĩ đề , tránh lạc đề.
+ Làm bài xong cần đọc lại và sửa chữa kịp thời nhất là chính tả, câu cú, ngữ pháp tính mạch lạc, liên kết trong bài viết,
+ Đặc biệt chú ý trước khi làm Tập làm văn nên vận dụng tối đa các bước làm bài nhất là bước lập dàn bài và bước đọc lại sau khi đã viết xong.
 5/ Dặn dò: 
	- Về nhà xem lại các kiến thức đã học nhằm khắc sâu thêm tri thức cho bản thân.
	- Soạn bài: Tổng kết phần văn (tiếp theo).
	 Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi trang 144.
NS: 21/04/2011	 TUẦN 35
ND: 28/04/2011	 	 TIẾT 132
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
(Tiếp theo)
 = a= a = a= a = a = a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của cụm văn bản nghị luận đã học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
	- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại: Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
	- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc - hiểu văn bản như cáo, hịch, chiếu.
 2/ Kĩ năng: 
	- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
	- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học.
	- Học tập cách trình bày, lập luận có lí, có tình.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
1/ Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
	2/ Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
	3/ Bài mới: 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
GV Nêu yêu cầu: 
? Qua các văn bản từ bài 22- 26 hãy cho biết thế nào là văn nghị luận? 
? Hãy chứng minh các văn bản nghị luận trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao?
? Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23, 24?
? Qua văn bản Nước Đại Việt ta, hãy cho biết vì sáo tác phẩm bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Đại Việt?
? So với bài sông núi nước Nam cũng được coi là tuyên ngôn độc lập, em thấy ấy thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có điểm gì mới?
HS trình bày theo yêu cầu của GV
HS trình bày theo yêu cầu của GV
HS trình bày theo yêu cầu của GV
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
3/ Thế nào là văn nghị luận?
 Là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục. Cốt lõi của nghị luận là ý kiến-luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng, lập luận.
Những văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 7:
 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
 - Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
 - Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)
 - Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại
- Văn sử triết bất phân
- Khuôn vào những thể loại riêng: Chiếu, hịch, cáo với kết cấu, bố cục riêng.
In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần-chủ, tâm lí sùng cổ.
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàn.
- Không có những đặc điểm trung đại
- Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: tiểu thuyết, phóng sự, tuyên ngôn
- Cách viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần với đời sống thực.
4/ Chứng minh các văn bản nghị luận trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ:
Có lí
Có tình
Chứng cứ
CHIẾU DỜI ĐÔ
- Dời đô để mở mang, phát triển đất nước.
- Đô cũ không còn phù hợp.
Thương dân, vì nước, vì sự nghiệp lâu dài của dân của nước; thái độ thận trọng và chân thành đối với bầy tôi
Những lần dời đô trong cổ sử Trung Hoa; Về kinh đô Hoa Lư; Về thành Đại La.
HỊCH TƯỚNG SĨ
- Làm tướng phải hết lòng vì chủ, vì vua, vì nước.
- Trong khi giặc dữ hoành hành, lamg nhục quốc thể, ta thì đau xót, căm hờn, các ngươi lại ăn chơi hưởng lạc.
Nhiệt quyết tràn trề, sôi sục, nồng nàn: khi căm hờn, đau xót, nhục nhã tái tê, khi hết lòng lo lắng thương yêu, khi ân cần khuyên nhủ, khi nghiêm khắc, chỉ trích.
- Hàng loạt những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Hoa.
- Tình hình thực tế, hiện hành.
- Nỗi lòng, tâm tình và việc làm của vị chủ tướng.
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
- Đạo lí nhân nghĩa lấy trừ bạo làm gốc.
- Quan niệm toàn diện và sâu sắc về tổ quốc – độc lập dân tộc.
Trang nghiêm, thiêng liêng, đỉnh đạt, rất đổi tự hào.
Đối lập các triều đại Đại Việt và Trung Hoa; những chiến công và chiến bại hiển nhiên.
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
Cái hại vô lường của lối học sai lầm cầu danh lợi; cái lợi đủ mặt của cái học chân chính với cách dạy học nên làm, nên theo.
Hết lòng lo lắng cho sự học, cho tương lai của nước nhà, cẩn trọng, thành kính mong được vua xem xét và ban chiếu thi hành.
Dẫn liệu về cái hại của lối học hình thức, về cách dạy học nên làm, nên theo.
THUẾ MÁU
Bốc trần bản chất tàn ác của chính quyền thực dân.
Xuất phát từ tình thương yêu đồng cảm những nạn nhân vô tội mà căm phẫn lên án chủ nghĩa thực dân Pháp.
Nhiều dẫn liệu sự việc, con số chính xác, những hình ảnh cụ thể rãi khắp ba phần chương I.
ĐI BỘ NGAO DU
Những lợi ích nhiều mặt của đi bộ ngao du.
- Tâm sự, trò chuyện, giải thích chân thành.
- Hứng khởi, phấn chấn nếu được tham gia vào việc đi bộ ngao du.
Rất nhiều bức tranh cuộc sống thiên nhiên, xã hội, con người  được tiếp nhận khi đi bộ ngao du.
5/ Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các văn bản ở bài 22, 23,24.
GIỐNG NHAU
KHÁC NHAU
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG
Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước, tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
- Chiếu dời đô: là ý chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời đô.
- Hịch tướng sĩ: là tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng giặc Mông - Nguyên.
- Nước Đại Việt ta: là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập.
THỂ LOẠI
- Văn bản nghị luận trung đại.
- Lí, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục.
- Chiếu dời đô: chiếu.
- Hịch tướng sĩ: Hịch
- nước Đại Việt ta: cáo.
6/ Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Đại Việt:
Vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng: Đại Việt là một nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên. Nội dung này được thể hiện tập trung trong đoạn mở đầu của bài cáo Nước Đại Việt ta. Từ lời văn đến tinh thần cả đoạn đều mang tính chất tuyên ngôn về nền độc lập của dân tộc.
Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ (sông núi nước Nam) và chủ quyền (vua Nam ở).
Bình Ngô đại cáo: ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc, toàn diện hơn nhiều. Ngoài hai yeeustoos lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập còn được mở rộng, bổ sung bằng các yếu tố mới, đầy ý nghĩa, đó là nền văn hiến lâu đời, là phong tục tập quansrieeng, là truyền thống lịch sử anh hùng.
4/ Hướng dẫn tự học:
Học thuộc lòng một số đoạn văn nghị luận hay, chép lại những câu mà em thích.
Soạn lại bài ôn, lập bảng ôn tập ở nhà.
Soạn bài: Tổng kết phần văn (tiếp theo). Lập bảng theo hướng dẫn sau:
+ Soạn theo câu hỏi trang 148.
+ Tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc điểm hình thức của các văn bản nhật dụng đã học.
+ Tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc điểm hình thức của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học (lập bảng).
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
.......................................................... ..........................................................
..........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35.doc