Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 110: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 110: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.

- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận

- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lô- gic lập luận của bài văn nghị luận.

3.Thái độ

 Có thái độ tiếp thu và vận dụng sáng tạo vào trong quá trình xây dựng văn bản.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tự xác định giá trị

2. Kĩ năng hợp tác.

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng giao tiếp.

5. kĩ năng quản lí thời gian

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 110: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/ 03/ 2011
Ngày giảng: 23/ 03/ 2011
Bài 26
Tiết 110: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.
- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận
- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lô- gic lập luận của bài văn nghị luận.
3.Thái độ
 Có thái độ tiếp thu và vận dụng sáng tạo vào trong quá trình xây dựng văn bản.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng giao tiếp.
5. kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( không kiểm tra )
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 2’)
 H.Trong bài văn nghị luận ngoài yếu tố nghị luận là chủ yếu, còn có yếu tố nào khác? vai trò của yếu tố ấy trong bài văn nghị luận?
- Yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm làm cho bài văn sinh động, cụ thể, thuyết phục không chỉ tác động vào lí trí mà còn tác động vào tâm hồn, tình cảm người đọc.
H. Yếu tố biểu cảm theo em là gì? tác dụng trong bài văn nghị luận? Nó được thể hiện rõ ở điểm nào trong bài văn nghị luận?
- Đó là yếu tố tình cảm, cảm xúc của người viết, có tác dụng rất lớn trong bài văn nghị luận, tình cảm giúp cho những điều được nêu ra trở thêm sức lay động, cảm hóa lòng người. Nó được thể hiện rõ nhất trong những từ ngữ chỉ cảm xúc, câu cảm, trong giọng điệu lời văn.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.
- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.
- HS đọc văn bản “ lời kêu gọi”
H. Tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu có giá trị biểu cảm trong văn bản trên?
- Từ ngữ biểu cảm: hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ, là, thì, ai, có, dùng, ai, cũng, phải
H. Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tình cảm biểu cảm “ lời kêu gọi” của chủ tịch Hồ Chí Minh có giống với bài “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn không?
- Giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.
H.Tuy nhiên, hai văn bản ấy vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm? vì sao?
- vì hai văn bản ấy viết ra không nhằm mục đích biểu cảm, trữ tình mà viết ra nhằm mục đích nêu quan điểm, tư tưởng, ý kiến để bàn luận, giải quyết vấn đề, tác động mạnh vào ý chí người đọc, phân biệt rõ đúng sai, xác định hành động và cách sống) ở văn bản nghị luận như thế, biểu cảm chỉ đóng vai trò phụ trợ cho quá trình nghị luận mà thôi.
- Quan sát bảng đối chiếu sgk trang 96
H. Những câu ở cột nào hay hơn? vì sao?
- ở cột 2 vì có những từ ngữ biểu cảm, có nhiều câu có giá trị biểu cảm( có yếu tố biểu cảm), cột 1 không có các từ ngữ và câu biểu cảm.
H.Từ đó cho thấy biểu cảm có tác dụng gì trong bài văn nghị luận?
- Biểu cảm là yếu tố gây được tình cảm hoặc cảm xúc, làm lí lẽ thêm thuyết phục, tác động mạnh vào tình cảm, tâm hồn người đọc, làm cho bài văn nghị luận trở nên thấm thía hay yếu tố biểu cảm không thể thiếu trong bài văn nghị luận.
H. Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
- Người viết không chỉ cần suy nghĩ đúng, sâu về vấn đề, luận điểm, luận cứ, lập luận mà còn phải thật sự xúc động với những điều đang nói, đang viết, đang bàn luận. Đó là những tình cảm, cảm xúc chân thành, tự nhiên và sâu sắc, mãnh liệt, phải xuất phát từ đáy lòng, trái tim người viết.
H. Nếu chỉ có cảm xúc, tình cảm chân thành thì đã đủ chưa? người viết cần phải làm gì nữa?
- Phải tìm ra cách biểu lộ nó bằng ngôn ngữ, phải biết diễn tả cảm xúc bằng từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm.
GV: Biểu cảm trong văn nghị luận khác biểu cảm trong các thể văn khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm phải biểu hiện tình cảm, cảm xúc sao cho phù hợp, không phá vỡ mạch lập luận, nó phải hòa vào luận cứ, luận chứng, làm nổi bật và khắc sâu luận điểm trong lòng người nghe. Nó diễn tả luận điểm, luận chứng bằng hình ảnh, bằng từ ngữ gợi cảm,bằng những câu có giá trị biểu cảm nhưng vẫn không quên nhiệm vụ từng bước giải quyết vấn đề trên cơ sở làm sáng tỏ luận điểm
H. Có bạn cho rằng: cần dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong bài văn nghị luận càng tăng. ý kiến ấy có đúng không? vì sao?
- Nếu dùng quá nhiều mà không phù hợp sẽ biến bài văn nghị luận dông dài, không đáng tin cậy hoặc làm giảm bớt sự chặt chẽ trong mạch lập luận, thậm chí phá vỡ lo gic luận chứng, có thể làm cho bài văn nghị luận xa dời thể loại, lạc sang văn biểu cảm-> biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ, biểu cảm nhưng không được làm mất đi đối tượng nghị luận cả về hình thức và nội dung.
H. Qua tìm hiểu bài tập em cho biết yếu tố biểu cảm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận? Cần lưu ý gì khi sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
- HS đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2. Luyện tập
* Mục tiêu
- Nhận biết yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận, phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm.
- Bổ sung yếu tố biểu cảm cho đoạn văn nghị luận và so sánh nhận ra vai trò, tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.
- Xác định cảm xúc biểu hiện trong đoạn văn nghị luận và những biện pháp đã được sử dụng để biểu cảm.
- Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm bằng những từ ngữ, câu văn, giọng điệu biểu cảm thích hợp.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- HS thực hiện làm bài tập, trả lời, nhận xét, GV chữa.
- HS đọc bài tập sgk và nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh hoạt động nhóm 8/ 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt
Bài tập 3 và yêu cầu viết đoạn văn, GV hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện
20’
20’
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Bài tập 1: tìm hiểu văn bản “ lời kêu gọi”
- Biểu cảm là yếu tố không thể thiếu trong bài văn nghị luận. Nó có tác dụng làm cho lí lẽ thêm thuyết phục tác động vào tình cảm, tâm hồn người đọc, làm cho bài văn nghị luận trở nên thấm thía, hấp dẫn.
Bài tập 2
- Người viết phải thật sự có cảm xúc.
- Phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm.
- Sự diễn tả cảm xúc phải chân thực không phá vỡ mạch lập luận.
II.Ghi nhớ
- Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận
III. Luyện tập
Bài tập 1. 
Biện pháp biểu cảm- tác dụng
+ Giễu nhại, đối lập, phơi bày bản chất dối trá, lừa bịp của bọn thực dân Pháp một cách rõ ràng và nổi bật gây cười.
+ Từ ngữ, hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của thực dân. Thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc và cả sự chế nhạo cười cợt.
Bài tập 2
- cảm xúc: nỗi buồn và khổ tâm của người thầy tâm huyết và chân chính trước nạn học tủ, học vẹt trong môn văn.
- Tác giả biểu hiện cảm xúc rất tự nhiên chân thật, sử dụng những từ ngữ biểu cảm, câu cảm, giọng điệu tâm tình, thân mật, gần gũi.
4.Củng cố ( 1’)
- Gv hệ thống lại bài, lưu ý học sinh khi sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà học bài theo nội dung học tập trên lớp
- Thực hiện viết đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm
- Chuẩn bị bài: Đi bộ ngao du ( đọc và trả lời các câu hỏi sgk)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 110.doc