Giáo án Ngữ văn 8 tuần 33 - Trường THCS Phúc Sơn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 33 - Trường THCS Phúc Sơn

Tiết 129

 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Củng cố lại kiến thức phần Văn cho HS

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc học tập

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 - GV: Chấm, chữa bài

 - HS: Ôn bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra :

 Kết hợp trong giờ

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 33 - Trường THCS Phúc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 / 2012
Ngày giảng: 
8a................/ ...... /2012
8b................/ ..... /2012
Tiết 129
 trả bài kiểm tra văn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
 - Củng cố lại kiến thức phần Văn cho HS
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ :
 - Nghiêm túc học tập
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: Chấm, chữa bài
	- HS: Ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra :
 Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu yêu cầu của đề và xây dựng đáp án (12')
- GVđọc từng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, HS trả lời.
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời.
- HS đọc đề bài
- Nêu yêu cầu của đề bài?
- HS thảo luận lập ý
- GV nhận xét, kết luận -> treo bảng phụ
HĐ2. Nhận xét bài làm của HS (7')
- GV trả bài kiểm tra 
- HS tự nhận xét đánh giá bài của mình 
- GV nhận xét chung
HĐ3. Hướng dẫn chữa lỗi bài viết của HS (18')
- GV trả bài
- HS chữa lỗi trong bài viết của mình
- HS trao đổi bài viết tự kiểm tra theo cặp
- GV kiểm tra một số bài viết của HS
HĐ4. Công bố điểm (2')
Điểm 9-10:
Điểm 7-8:
Điểm 5-6: 
Điểm 3-4:
I. Đề bài, tìm hiểu đề, xây dựng đáp án. 
1. Trắc nghiệm khách quan
2. Trắc nghiệm tự luận
Câu 1. (2 điểm)
HS giải thích được đi bộ ngao du là đi dạo chơi đây đó bằng cách đi bộ .	
HS nêu được ba luận điểm chính: 
	- Luận điểm 1: Đi bộ ngao du thì hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ý thích không bị lệ thuộc vào ai. 
	- Luận điểm 2: Đi bộ ngao du thì sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.
	- Luận điểm 3: Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ.
 * Xắp xếp hợp lí vì theo tác giả tự do là quan trọng nhất.
Câu 2 .(3 điểm ) Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn của việc học chân chính theo Nguyễn Thiếp là :
- Việc học phải được phổ biến rộng khắp: mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo thuận lợi cho người đi học.
- Bắt đầu học từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng.
- Phương pháp học:
+ Tuần tự tiến lên, từ thấp -> cao.
+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
+ Học phải biết kết hợp với hành.
Câu 3 .(2 điểm )
HS cần vận dụng kĩ năng viết bài văn thuyết minh để giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
* Tác giả 
- Trần Quốc Tuấn tước là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
- Năm 1285 và 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào Trần Quốc Tuấn cũng được Trần Nhân Tông cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vể vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp rồi mất ở đó.
- Nhân dân tôn thờ ông là đức Thánh Trần.
* Tác phẩm 
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 
- Nội dung thể hiện trong tác phẩm ( Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược
II. Nhận xét
* Ưu điểm: 
- Hầu hết HS trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Trình bày đầy đủ thông tin về tác giả
- Một số bài viết diễn đạt tốt
* Nhược điểm:
- Một số chép bài thơ (câu1)không chép đề bài.
- Một số bài viết chưa giới thiệu được về nội dung hoặc những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
III. Trả bài, chữa lỗi
Loại lỗi
Viết sai
Sửa lại
Chính tả
- suất sắc
- miu mô
- kiệt suất
- xuất sắc
- mưu mô
- xuất
Câu
Bài "Hịch tướng sĩ khích lệ tướng học tập binh thư yếu lược do ông soạn. Và bỏ thói quen ăn chơi xa hoa, chăm lo việc cứu nước
Bài "Hịch tướng sĩ" khích lệ tướng học tập binh thư yếu lược do ông soạn thảo và bỏ thói quen ăn chơi xa hoa để chăm lo việc cứu nước.
Diễn đạt
Nói đến thể hịch không thể không nhắc đến Trần Quốc Tuấn.
Nói đến thể hịch không thể không nhắc đến bài "Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
4. Củng cố 
	- Cách viết đoạn văn giới thiệu tác giả, tác phẩm
5. Hướng dẫn học ở nhà
	- Củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập phần Tiếng Việt giờ sau kiểm tra 1 tiết 
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn: 04 / 2012
Ngày giảng: 
8a................/ 04 /2012
8b................/ 04 /2012
Tiết 130
 Kiểm tra Tiếng việt
I. Mục đích kiểm tra
 Kiểm tra mức độ đạt Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8 sau khi học sinh học xong phần tiếng việt từ tuần 19 đến hết tuần 28, học kỳ II, cụ thể:
1. Kiến thức :
- Hệ thống kiến thức về các kiểu câu
về hành động nói, veef hội thoại
 - Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ :
 - Nghiêm túc làm bài.
II. Hình thức kiểm tra
 - Hình thức: TNKQ +Tự luận
 - Học sinh làm bài trên lớp trong thời gian 45’.
III. Ma trận 2 chiều
A. Ma trận
Mức độ:
kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Hành động nói
Số câu: 1
Số điểm: 1
2
(3)
Số câu:1 
Số điểm:2.5 
Tỉ lệ %: 
Hội thoại
Số câu: 1
Số điểm: 1
1
(0,25)
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %: 
Số câu: 1
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ %: 
Lựa chọn trật tự từ trong câu
Số câu: 1
Số điểm: 1
3
(0,5)
Số câu: 1
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ %: 
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %: 
Các kiểu câu
Số câu: 1
Số điểm: 1
5
(1,25)
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %: 
Số câu: 1
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ %: 
Dấu ngoặc kép
Số câu: 1
Số điểm: 1
1
(0,25)
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %: 
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu:4
Số điểm: 3
Tỉ lệ 30%
Số câu: 6
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho đúng trong các câu sau
 ( từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?
	A. Nét mặt
	B. Cử chỉ
C. Điệu bộ
D. Ngôn từ
Câu 2. Trong hội thoại, người có vai thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?
	A. Ngưỡng mộ
	B. Kính trọng
C. Sùng bái
D. Thân mật
Câu 3. Cho câu văn: "Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn" (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Hãy cho biết việc đảo cụm từ "nhanh như cắt" lên trước chủ ngữ có tác dụng gì?
	A. Để nhấn mạnh sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu
	B. Để nhấn mạnh mức độ rất nhanh trong hành động của chị Dậu
	C. Để nhấn mạnh vào hành động "nắm được gậy" của chị Dậu
	D. Để nhấn mạnh thái độ căm phẫn của chị Dậu
Câu 4. Trong những câu sau, câu nào không có mục đích hỏi?
	A. Mẹ đi chợ chưa ạ?
	B. Ai là tác giả bài thơ này?
C. Trời ơi, sao tôi khổ thế này?
D. Bao giờ bạn đi Hà Nội?
Câu 5. Câu cầu khiến dưới đây dùng để làm gì?
" Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng còn là sớm!"
A. Khuyên bảo
B. Ra lệnh
C. Yêu cầu
D. Đề nghị
Câu 6. Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
	A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
	B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai
	C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí... dẫn trong công văn
	D. Cả ba ý trên
Câu 7. Dòng nào sau đây nêu lên chức năng chính của câu nghi vấn?
	A. Dùng để yêu cầu
	B. Dùng để hỏi 
C. Dùng để bộc lộ cảm xúc
D. Dùng để kể sự việc
Câu 8. Câu "Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc" là kiểu câu gì?
	A. Câu cảm thán	B. Câu nghi vấn
 C. Câu cầu khiến D. Câu phủ định
Câu 9. Nối cột bên trái với cột bên phải để làm rõ chức năng chính của từng kiểu câu.
Kiểu câu
Chức năng chính
a.Câu trần thuật
.............
1.Dùng để bộc lộ trức tiếp cảm xúc của người nói (viết)
b.Câu cảm thán
.............
2.Dùng để phủ định
c.Câu cầu khiến
.............
3.Dùng để kể, nhận định, thông báo, trình bày...
d.Câu nghi vấn
............
4.Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị...
5.Dùng để hỏi
Phần II. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 10. (1,5 điểm) Hãy sắp xếp các cụm từ in đậm trong câu
" Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín." bằng ba cách khác nhau.
 - Cách sắp xếp nào hợp lí? Vì sao?
Câu 11. (1.5 điểm) Viết đoạn hội thoại trong đó có sử dụng các kiểu câu trần thuật, nghi vấn , cầu khiến, cảm thán.
Câu 12: (2,5 điểm)Cho đoạn văn : “Con trăn âý của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy chốn ngai đi. Có truyện gì để anh ở nhà lo liệu.” 
 Hãy chỉ ra mục đích có trong mỗi hành động nói ? Cho biết mục đích của nhân vật Lí Thông khi thực hiện hành động nói? 
Câu 13: Viết một đoạn hội thoại ngắn khoảng năm câu, cho biết vai xã hội của các nhân vật trong cuộc hội thoại đó ?
C. Đáp án - biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm - mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
B
C
A
D
B
D
Câu 9
Kiểu câu
Chức năng chính
Câu trần thuật
Dùng để bộc lộ trức tiếp cảm xúc của người nói (viết)
Câu cảm thán
Dùng để phủ định
Câu cầu khiến
Dùng để kể, nhận định, thông báo, trình bày...
Câu nghi vấn
Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị...
Dùng để hỏi
Phần II. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 10.(1,5 điểm)
* HS có thể sắp xếp câu như sau 
- Tre giữ nước, giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
- Tre giữ nước, giữ làng, giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh.
- Tre giữ làng, giữ nước giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh. 
* Chỉ ra được cách sắp xếp hợp lí, giải thích vì sao 
Cách sắp xếp trật tự từ của câu trong văn bản mang lại hiệu quả diễn đạt cao hơn vì:
- Diễn đạt trình tự sự việc từ nhỏ bé đễn rộng lớn (làng, nước)
- Diễn đạt trình tự sự việc từ gần đến xa (mái nhà tranh, đồng lúa chín)
- Hài hoà về ngữ âm, tạo nhịp điệu cho câu văn.
Câu 11 (1.5 điểm)
	- Viết được hội thoại theo yêu cầu
Câu 12 : (2,5)
 Câu 1: Hành động trình bày.
 Câu 2 : Hành động đe doạ.
 Câu 3 : Hành động khuyên bảo.
 Câu 4 : Hành động hứa hẹn.
 => Mục đích : Lừa Thạch Sanh để chàng bỏ trốn hòng cướp công lao của tràng.
Câu 13:(1.5)
- Viết được hội thoại theo yêu cầu
- Chỉ ra nhân vật nào ở vai trên ,nhân vật nào ở vai dưới. 
4. Củng cố 
	- Nhận xét, thu bài
5. Hướng dẫn học ở nhà
	- Chuẩn bị giờ trả bài tập làm văn số 7
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn: 04 / 2012
Ngày giảng: 
8a................/ ..... /2012
8b................/ ..... /2012
Tiết 131
 Tổng kết phần văn
 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Giúp HS: 
 Củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học ở cụm bài nghị luận đã học trong SGK lớp 8. Thấy được nét riêng đọc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.
2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức
3. Thái độ: 
 Ôn tập tổng kết sau mỗi phần học 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: Phân biệt các văn bản về từ ngữ, giá trị nghệ thuật...
	- HS: ôn tập 
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra 
 Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
* Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
HĐ1. Ôn tập về văn nghị luận (15')
- GV yêu cầu HS nhắc lại các văn bản nghị luận đã học ở lớp 8 (từ bài 22 đến bài26)
- Qua các văn bản đó, em hãy cho biết thế nào là văn nghị luận?
(Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong cuộc sống)
- HS thảo luận nhóm: Nêu những đặc điểm chính của văn học trung đại và văn học hiện đại, rút ra kết luận về những đặc điểm khác giữa chúng
- Chọn kết quả đúng, nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh, ghi vào vở.
HĐ2. Tìm hiểu lí lẽ, chứng cứ trong bài văn nghị luận (25')
- Theo em thế nào là có lí, có tình, có chứng cứ?
(Có lí tức là có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ. Có tình là cảm xúc, có chứng cứ là có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm)
- Lưu ý trong văn nghị luận, ba yếu tố này phải kết hợp chặt chẽ và yếu tố có lí phải là chủ chốt.
- HS chỉ ra ba yếu tố đó trong bài 22, 23, 24, 25 và 26
- HS nhận xét
- GV kết luận, bổ sung
4. Văn bản nghị luận
- Chiếu dời đô
- Hịch tướng sĩ
- Nước Đại Việt ta
- Bàn luận về phép học
- Thuế máu
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại
- Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ
- Câu văn biến ngẫu
- Nhiều hình ảnh mang tính ước lệ cao
Dùng nhiều điển tích, điển cổ
- Từ ngữ, câu văn gần với lời nói thường, gần đời sống hơn
- Lời viết giam dị 
5. Lí, tình, chứng cứ trong văn bản nghị luận
4. Củng cố (3')
	- Thế nào là văn nghị luận? Nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại khác nhau như thế nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Xem lại các văn bản nghị luận đã học
	- Trả lời tiếp câu hỏi 5, 6 (SGK T. 144)
	- Chuẩn bị bài: Tổng kết phần văn tiếp theo
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn: 04 / 2012
Ngày giảng: 
8a................/ ...... /2012
8b................/...... /2012
Tiết 132
 Tổng kết phần văn
 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 Giúp HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học nước ngoài và cụm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8
2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng tổng hợp, đánh giá
3. Thái độ:
 Ôn tập tổng kết sau mỗi phần học 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: SGK, SGV, 
	- HS: Ôn tập về văn học nước ngoài và cụm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra 
 Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
* Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS hệ thống hoá kiến thức văn học nước ngoài ( 25')
- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài
I. Lập bảng hệ thống hoá kiến thức văn học nước ngoài
Tên văn bản
Tác giả
Tên nước
Thế kỉ
Thể loại
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Cô bé bán diêm
An Đéc xen
Đan Mạch
XIX
Truyện ngắn
Niềm thương cảm sâu sắc trước những con người bất hạnh trong xã hội
- Đan xen giữa các yếu tố thực và mộng tưởng
- Kết hợp tự sự , miêu tả và biểu cảm
Đánh nhau với cối xay gió
Xéc- van -téc
Tây Ban Nha
XVI
Tiểu thuyết
Đánh giá đúng những mặt hay, mặt dở trong tính cách con người
Xây dựng nhân vật theo lối tương phản
Hai cây phong
Ai- ma- tốp
Cư- rơ- gư xtan
XX
Truyện ngắn
Tình yêu quê hương da diết
 - Kết hợp miêu tả và biểu cảm 
Chiếc lá cuối cùng
O Hen- ri
Mĩ
XX
Truyện ngắn
Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ
- Cách kết thúc truyện đảo ngược tình huống
- Kết hợp miêu tả và biểu cảm
Đi bộ ngao du 
Ru- xô
Pháp
XVIII
Tiểu thuyết
Những điều thú vị và bổ ích của việc ngao du bằng đi bộ.
Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
Mô - li- e
Pháp
XVII
Kịch
Tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang
Xây dựng tình huống kịch hết sức sinh động 
- Dựa vào bảng thống kê, em hãy nhận xét:
+ Thời gian xuất hiện các văn bản
( Rải đều từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX)
+ Phạm vi văn học các nước được tìm hiểu?
( Các nước Âu Mĩ - Khác lớp 7 chỉ có văn học Trung Quốc)
+ Thể loại?
( Truyện, kịch, văn nghị luận)
- HS chọn đoạn văn học thuộc
- HS trình bày
- Nhận xét
HĐ2. Tổng kết về văn bản nhật dụng (15')
- Văn bản nhật dụng là gì?
- Kể tên các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8
- HS thảo luận: Nêu chủ đề và phương thức biểu đạt chính của các văn bản nhật dụng đã học.
- Đại diện trình bày
- Nhận xét
II. Tổng kết về văn bản nhật dụng
1. Chủ đề: 
- Ôn dịch thuốc lá: Tệ nạn xã hội
- Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Vấn đề bảo vệ môi trường
- Bài toán dân số: Vấn đề dân số và tương lai loài người.
2. Phương thức biểu đạt chủ yếu. 
- Ôn dịch thuốc lá: Thuyết minh
- Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Thuyết minh
- Bài toán dân số: Kết hợp thuyết minh và biểu cảm
4. Củng cố: 
	- Hệ thống kiến thức về văn bản nhật dụng
5. Hướng dân học ở nhà
	- Ôn tập phần văn bản nhật dụng
Ngày soạn: 04 / 2012
Ngày giảng: 
8a................/ ...... /2012
8b................/...... /2012
Tiết 133
 Trả bài tập làm văn số 7
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh hoặc giải thích một vấn đề xã hội.
-Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết văn NL.
3. Thái độ :
 - Nghiêm túc học tập
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: Chấm chữa bài 
	- HS: Ôn tập về văn nghị luận
III. Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra 
 Kết hợp trong giờ
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Đọc đề bài, tìm hiểu đề, lập dàn bài (15')
- HS nhắc lại đề bài
- GV chép đề lên bảng
- HS xác định: thể loại, yêu cầu về nội dung, phạm vi đề bài? 
- HS: Thảo luận xây dựng dàn ý cho đề bài
-> Trình bày.
- GV: Treo bảng phụ ghi dàn ý 
-> HS đối chiếu
HĐ2: Nhận xét bài viết của HS (8')
- GV hướng dẫn HS nhận xét theo gợi ý trong SGK
- HS tự nhận xét
- GV nhận xét chung
( Dẫn chứng chưa chính xác
VD bài của Phạm Hải: ma tuý lây qua đường tình dục, đường máu, từ mẹ sang con)
HĐ3: Chữa lỗi, trả bài (15')
- GVnêu một số lỗi -> Gọi HS trình bày cách chữa -> HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- GVtrả bài cho HS tự sửa lỗi
 ->Trao đổi bài cho bạn đọc.
- Đọc cho bài đạt điểm khá
Bài của 
HĐ4. Công bố kết quả (2')
- Điểm 8 - 9 : 
- Điểm 6 - 7 : 
- Điểm 4 - 5 : 
- Điểm 2 - 3 : 
I. Đề bài, Tìm hiểu đề, Lập dàn ý
1. Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ (tiêm trích ma tuý hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh...)
2. Tìm hiểu đề - lập dàn ý
a. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: nghị luận
- Nội dung: Về một tệ nạn xã hội cần kiên quyết và nhanh chóng bài trừ.
- Bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
b. Lập dàn bài
* Mở bài: Nêu thực trạng các tệ nạn xã hội hiện nay.
* Thân bài: 
- Biểu hiện
- Nguyên nhân
- Tác hại của tệ nạn xã hội: 
	+ Tác hại đối với bản thân (Về sức khoẻ, về tinh thần, về kinh tế...) 
	+ Tác hại đối với gia đình và những người xung quanh ( Về tinh thần, tình cảm...)
- Đề xuất cách phòng tránh và bài trừ các tệ nạn đó
* Kết bài: Khẳng định tác hại của các tệ nạn xã hội và cương quyết bài trừ các tệ nạn
II. Nhận xét
* Ưu điểm
- Đa số các em hiểu yêu cầu của đề bài.
- Nhiều bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày vấn đề mạch lạc, dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ.
* Nhược điểm: 
- Một số bài bố cục chưa rõ ràng.
- Một số bài viết dẫn chứng thiếu sức thuyết phục.
- Còn có bài viết trình bày quá ẩu (Đỗ Kiều Hưng) 
III. Trả bài- chữa lỗi
Loại lỗi
Viết sai
Sửa lại
Chính tả
- chở nên
- thói sấu
- duồng bỏ
- Trở nên
- xấu
- ruồng
Dùng từ
- quyên ngăn
- khuyên ngăn
- can ngăn
Diễn đạt 
 Điều đáng nói là hiện tượng hút thuốc lá ở một số nước đang phát triển lại giảm thì ở các nước đang phát triển lại tăng.
- ở Việt Nam có khoảng 60% đàn ông Việt Nam hút thuốc.
 Điều đáng nói là hiện tượng hút thuốc lá ở một số nước đang phát triển giảm thì ở các nước chậm phát triển lại có chiều hướng gia tăng .
- ở Việt Nam có khoảng 60% đàn ông hút thuốc.
4. Củng cố (3')
	- Cách làm bài văn nghị luận (kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm)
5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Ôn tập về văn nghị luận
	- Chuẩn bị bài : Văn bản thông báo
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33.doc