Tiết 121:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Văn)
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức: Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
b) Về kĩ năng: Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.
c) Về thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức quan tâm tới vấn đề xã hội xung quanh nơi mình sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV, tham khảo sách Ngữ văn nâng cao 8; soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và suy nghĩ trước bài mới.
TUẦN 33 NGỮ VĂN – BÀI 30 Kết quả cần đạt - Biết vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để khảo sát, phân tích những vấn đề tương ứng ở địa phương, từ đó biết bày tỏ thái độ, cảm nghĩ của mình trước một số vấn đề của cuộc sống. - Biết nhận diện và sửa chữa một số loại lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. - Vận dụng tương đối thành thạo kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. Ngày soạn: 12/4/2011 Ngày dạy: 14/4/2011 Dạy lớp: 8B Tiết 121: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Văn) 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương. b) Về kĩ năng: Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức quan tâm tới vấn đề xã hội xung quanh nơi mình sống. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV, tham khảo sách Ngữ văn nâng cao 8; soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và suy nghĩ trước bài mới. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và làm bài tập của các bạn. a) Kiểm tra bài cũ: (3’) - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Ở lớp 8 từ đầu năm đến nay các em đã được tìm hiểu một số văn bản nhật dụng về các vấn đề như: Môi trường, dân số, thuốc lá, Đó là những vấn đề rất đáng quan tâm, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay các địa phương đang triển khai học tập Nghị quyết 03 về vấn đề tệ nạn ma tuý. để giúp các em có điều kiện quan tâm tới những vấn đề diễn ra ở địa phương mình sống như thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay. (GV ghi tên bài dạy) b) Dạy nội dung bài mới: I. Chuẩn bị ở nhà: (10’) 1. Những vấn đề được đề cập trong các văn bản nhật dụng ở lớp 8. TB: Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 các em đã được học những văn bản nhật dụng nào? - Thông tin về ngày Trái đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá; Bài toán dân số; và một số bài đọc thêm về ma tuý. TB: Những văn bản nhật dụng đó đề cập đến vấn đề gì? - Vấn đề môi trường; vấn đề dân số; vấn đề bài trừ tệ nạn thuốc lá; ma tuý, về tương lai của thế giới. TB: Trong số những vấn đề đó thì đâu là vấn đề chính được quan tâm nhiều hơn? - Vấn đề được quan tâm là môi trường và tệ nạn thuốc lá. 2. Những vấn đề trên diễn ra ở địa phương nơi em đang sinh sống như thế nào. KH: Hãy cho biết nhận xét của em về tình hình rác thải nơi em ở trước đây như thế nào? Hiện nay ra sao? - Trước đây: Chưa có công ty đô thị, rác được vứt bừa bãi, bạ đâu vứt đó; làm tắc cống rãnh, ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan, Một số gia đình thì thu gom để đốt. - Hiện nay: Đường ngõ xóm đã bê tông hoá, có xe rác của cơ quan đô thị thường xuyên gom rác; hạn chế được ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên ở những nơi xa thành phố, thị xã, thị trấn các ngõ hẻm vẫn còn đổ rác không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm, vứt rác xuống suối. TB: Theo em cần có những biện pháp nào khắc phục tồn tại trên? - HS tự liên hệ. - Vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt (cách xử lí phân, túi ni lông,) - Phạt những gia đình nào không thực hiện vệ sinh, đổ rác bừa bãi. 3. Trình bày những điều đã tìm được bằng một văn bản. HS: Chuẩn bị theo tổ. H: Hãy trình bày những điều đó bằng kiểu văn bản nào? Phương thức biểu đạt nào? GV: Có thể là một văn bản nghị luận, trình bày bằng một lá đơn kiến nghị hoặc trình bày bằng một văn bản tự sự. * Lưu ý: Ngoài ra các em có thể kể một câu chuyện, có thể làm thơ, có thể lập một bảng thống kê, có thể trình bày những điều mình đã quan sát hoặc suy nghĩ bằng truyện tranh ngắn. 4. Cá nhân chọn đề tài viết. GV: Các nhóm chuẩn bị theo đề tài mà nhóm đã chọn. II. Hoạt động trên lớp: (25’) 1. Cá nhân trình bày bài viết của mình. TB: Nêu những hiểu biết của em về tác hại của thuốc lá? HS: Trình bày bài viết của mình, hs khác nhận xét. GV: Giới thiệu những bài được lớp đánh giá cao. - Ví dụ: Về tác hại của thuốc lá: bệnh phổi, tim mạch, ung thư; tuổi thọ giảm, tử vong tăng; có nhiều hoá chất độc hại. TB: Thuốc lá có những chất độc hại gì? - Hi-đrô, các bon, e te, xê tôn, hợp chất lưu huỳnh, a xít phê non, an ca lo ít, các hợp chất vô cơ của a sen, pô lô ni, ti tan, kẽm, trong thuốc lá cuộn có thêm a xít các bon, o xít ni tơ, 2. Đọc những bài viết tiêu biểu (thơ, văn ngắn, tiểu phẩm, đơn kiến nghị): H: Hãy sưu tầm những bài thơ viết về tác hại của thuốc lá? Ví dụ: Phì phèo (thơ vui) Phì phèo, phì phèo, lại phì phèo. Điếu thuốc vừa mồi cháy hết veo Khói toả mịt mù, mùi khét lẹt Con ho sặc sụa, vợ mè nheo! Ni cô tin độc hại, làm hư phổi Tiền mất tật mang, thôi bỏ quách Hút hoài, hút mãi, tử thần theo! (Minh Hùng, tạp chí Thuốc và sức khoẻ, số 237) - Hoặc bài Tiếng chổi tre của Tố Hữu (nói về môi trường) H: Nhận xét của em về tình hình tệ nạn ma tuý ở địa phương em? GV: Gợi ý: Tệ nạn ma tuý đang hoành hành nghiêm trọng ảnh hưởng đến gia đình, xã hội như thế nào? HS: Trình bày sự hiểu biết của mình, có số liệu cụ thể. H: Ở địa phương em đã có những biện pháp nào để phòng, chống tệ nạn ma tuý? GV: Gợi ý: - Nghiêm cấm buôn bán, tăng cường chặt phá cây thuốc phiện. - Xứ lí nghiêm những người vi phạm. - Đấu tranh với người nghiện, vận động người nghiện tự giác đi cai nghiện; vận động , tuyên truyền mọi người khác hãy tránh xa ma tuý. TB: Ở trường em có hoạt động nào để phòng, chống tệ nạn này? - Tham gia thi tìm hiểu về ma tuý, giao lưu về ma tuý và học đường với đơn vị kết nghĩa. 3. Trình bày những điều em đã tìm hiểu bằng văn bản. * Yêu cầu: - Hình thức: Dài không quá 1000 từ. + Bố cục: Bài viết phải đủ bố cục ba phần (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề). + Diễn đạt lưu loát, sử dụng đúng dấu câu, bài viết trình bày sạch sẽ, ít lỗi. + Đúng thể loại, có sự liên kết giữa các phần. - Nội dung: đúng yêu cầu (đảm bảo đúng nội dung đã gợi ý). + Có thể chọn một trong những vấn đề (môi trường, ma tuý, tệ nạn thuốc lá) - Tác phong: Bình tĩnh, nói to, rõ ràng, truyền cảm, không đọc thuộc lòng mà trình bày chậm chãi, cụ thể từng vấn đề. HS: Trình bày, hs nhận xét, gv chỉnh sửa rút kinh nghiệm cho học sinh. GV: Nhận xét tình hình, ý thức của học sinh trong giờ học; công bố kết quả những bài viết tốt. c) Củng cố, luyện tập: (4’) H: Nhắc lại bố cục của một bài văn phát biểu cảm nghĩ về một vấn đề? - HS trả lời gv nhận xét. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’) - Về nhà hoàn chỉnh thành bài văn phát biểu cảm nhận của em về những vấn đề bức xúc ở địa phương em đang sinh sống (tuần sau nộp). - Ôn lại kiến thức về Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; Trường từ vựng; đọc và suy nghĩ bài Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc). - Tìm đọc bài viết: Về tác hại của thuốc lá và hút thuốc lá (theo bài của bác sĩ Cẩm Viên, tạp chí Thuốc và sức khoẻ, số 237, ra ngày 1/6/2003). ======================================= Ngày soạn: 13/4/2011 Ngày dạy: 15/4/2011 Dạy lớp: 8B Tiết 122. Tiếng Việt: CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (lỗi lô-gíc) 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được sgk dẫn ra. b) Về kĩ năng: Trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chữa lỗi, đặc biệt ở những tiết trả bài viết Tập làm văn. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV, tham khảo sách Ngữ văn nâng cao 8; soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Ôn lại kiến thức về Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; Trường từ vựng; đọc và suy nghĩ trước bài mới. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: .. - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và làm bài tập của các bạn. a) Kiểm tra bài cũ: (3’) - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Trong quá trình tạo lập văn bản, đôi khi chúng ta mắc lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc). Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu một số lỗi lô-gíc thường mắc và hướng dẫn các em cách khắc phục các lỗi đó. (GV ghi tên bài dạy) b) Dạy nội dung bài mới: 1. Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc: (26’) HS: Đọc nội dung bài tập 1 sgk (tr -127) TB: Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc? HS: Đọc câu (a) GV: Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A và B khác” thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp. TB: Câu (a) mắc lỗi nào? Hãy sửa lại để câu đúng ngữ pháp? a- Trong câu thì A "quần áo, giày dép”, B "đồ dùng học tập” thuộc hai loại khác nhau, B không phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn A. - Sửa lại: + Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và đồ dùng học tập. + Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác. + Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác. HS: Đọc câu (b) GV: Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A nói chung và b nói riêng” thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B. TB: Lô-gíc của câu đã đảm bảo chưa? b- Trong câu không thể diễn đạt là “thanh niên nói chung và bóng đá nói riêng” được, vì “thanh niên và bóng đá” thuộc hai loại khác nhau cho nên không thể kết hợp với nhau như thế được. KH: Vậy ta nên sửa lại như thế nào cho phù hợp trong diễn đạt? - Nếu là “thanh niên” thì phải kết hợp với “sinh viên”; còn nếu là “bóng đá” thì phải kết hợp với “thể thao” đứng trước nó. - Sửa lại: + Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. + Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. HS: Đọc câu (c) GV: Khi viết một kiểu câu kết hợp “A, B và C” (các yếu tố có mối quan hệ đẳng lập với nhau) thì A B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù. TB: Cách diễn đạt trong câu (c) đã đảm bảo lô-gíc chưa? Vì sao? Hãy sửa lại? c- Chưa, vì “Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố” không thuộc cùng một trường từ vựng. “Lão Hạc và Bước đường cùng” là tên tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tên của tác giả. - Sửa lại: + “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. + Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. HS: Đọc câu (d) GV: Trong câu hỏi lựa chọn “A hay B”, chẳng hạn “Anh đi Hà Nội hay Hải Phòng?” thì A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ rộng - hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và B cũng không bao hàm A. TB: Câu này có gì sai về lô-gíc? Hãy sửa lại cho đúng? d- Trong câu, A (tri thức) là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (bao hàm) B (bác sĩ), vì vậy câu này đã vi phạm một nguyên tắc quan trọng đối với câu hỏi lựa chọn. - Sửa lại: + Em muốn trở thành một người tri thức hay một thuỷ thủ? + Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ? HS: Đọc câu (e) GV: Khi viết câu có kiểu kết hợp “không chỉ A mà còn B” thì A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ rộng - hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và b cũng không bao hàm A. TB: Cách diễn đạt ở câu (e) đã đảm bảo lô-gíc chưa? Theo em nên sửa như thế nào? e- Trong câu, A (hay về nghệ thuật) bao hàm B (sắc sảo về ngôn từ), trong giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học có giá trị ngôn từ, vì vậy câu này sai. - Sửa lại: + Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung. + Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ. + Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng. HS: Đọc câu (g) KH: Theo em, ý của người viết câu này là gì? Cách diễn đạt như vậy đã được chưa? g- Trong câu này người viết có ý đối lập đặc trưng của hai người được miêu tả. Khi đó có dấu hiệu đặc trưng phải được biểu thị bằng những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, đối lập nhau trong phạm vi một phạm trù. “Cao gầy” không thể đối lập với đặc trưng “mặc áo ca rô”. Một người có thể vừa có đặc trưng hình dáng là cao gầy, vừa có đặc trưng trang phục là mặc áo ca rô. - Sửa lại: + Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì lùn và mập. + Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì mặc áo trắng, còn một người thì mặc áo ca rô. HS: Đọc câu (h) TB: Nêu nhận xét của em về cách diễn đạt của trên đã phù hợp chưa? h- Trong câu này, “nên” là một quan hệ từ nối các vế có mối quan hệ nhân - quả. Giữa “chị Dậu rất cần cù chịu khó” và “chị rất mực yêu thương chồng con”, không có mối quan hệ đó. TB: Nên khắc phục bằng cách nào? - Ta có thể thay “nên” bằng “và”. Có thể bỏ từ “chị” thứ hai để tránh lặp từ. - Sửa lại: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con. HS: Đọc câu (i) TB: Trong câu việc sử dụng cặp quan hệ từ “nếu thì” có phù hợp không? Hãy sửa lại cho đúng? i- Cặp quan hệ từ “nếu thì” dùng để nối hai vế có quan hệ điều kiện (giả thiết) - kết quả. Thay “có được” bằng “hoàn thành được”. - Sửa lại: Nếu không phát huy được những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. HS: Đọc câu (k) GV: Quan hệ giữa các vế nối với nhau bằng “vừa vừa” cũng có tính chất giống như quan hệ giữa các vế nối với nhau bằng “hay, không chỉ mà còn” TB: Xác định lỗi sai cách diễn đạt ở câu trên? Và sửa lại cho đúng? k- Mục đích của người viết: Chỉ ra tác hại nhiều mặt của việc hút thuốc, sử dụng cặp từ “vừa vừa” song chỉ nói tác hại của nó đối với sức khoẻ (giảm tuổi thọ). - Sửa lại: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém về tiền bạc. 2. Phát hiện và chữa lỗi trong lời nói, bài viết của bản thân hoặc của người khác: (9’) HS: Tìm những lỗi diễn đạt (lỗi về lô-gíc) trong bài tập làm văn của mình hoặc của các bạn cùng lớp, trong lời nói hằng ngày hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. GV: Đưa một số ví dụ. - Nhà giáo là một nghề cao quí trong những nghề cao quí. à Nghề dạy học là một nghề cao quí trong những nghề cao quí. - Trong việc học tập nói chung và lao động nói riêng bạn Hoà đều gương mẫu. à Trong cả việc học tập và lao động bạn Hoà đều gương mẫu. c) Củng cố, luyện tập: (4’) TB: Đặt một câu mắc lỗi diễn đạt lô-gíc, rồi sau đó sửa lại cho đúng? - Ví dụ: Vì trời mưa nên em vẫn đi học. à Vì trời mưa nên em đi học muộn. Hoặc: Dù trời mưa rất to nhưng em vẫn đi học đúng giờ. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’) - Xem lại các bài tập đã chữa; làm tiếp phần i,k. - Tiếp tục sửa những lỗi trong bài tập làm văn của mình. - Ôn tập lí thuyết văn nghị luận: phép lập luận chứng minh và lập luận giải thích để chuẩn bị Viết bài tập làm văn số 7. ================================================ Ngày soạn: 13/4/2011 Ngày dạy: 16/4/2011 Dạy lớp: 8B Tiết 123, 124: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 - VĂN NGHỊ LUẬN 1. Mục tiêu bài kiểm tra: Giúp HS: a) Về kiến thức: Giúp học vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn giải thích một vấn đề xã hội. b) Về kĩ năng: Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra. * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8B:......./17 Vắng:........................................................ 2. Nội dung đề: * Đề bài: “Trang phục và văn hoá”. 3. Đáp án - Biểu điểm: DÀN BÀI a) Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Hiện nay nhiều người trong chúng ta hiểu chưa đúng về trang phục và văn hoá. - Nêu vấn đề: Vai trò của trang phục và văn hoá đối với con người có văn hoá nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng. b) Thân bài: * Giải thích “Trang phục và văn hoá” là gì? * Nhận thức về trang phục của một số HS hiện nay: - Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. + Giải thích sự thay đổi trong cách ăn mặc của một số bạn. (dẫn chứng có kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả) - Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh, “sành điệu”. (giải thích kết hợp yếu tố tự sự) - Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống. (giải thích kết hợp yếu tố tự sự) - Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại. + Làm mất thời gian của các bạn; ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. + Gây tốn kém cho cha mẹ. * Liên hệ: - Người học sinh có văn hoá không chỉ là học giỏi, chăm ngoan mà trong cách chọn trang phục cần giản dị mà đẹp, phù hợp với lứa tuổi, vóc dáng phù hợp với truyền thống trang phục của dân tộc. - Bởi vậy, các bạn cần suy tính, lựa chọn sao cho đạt yêu cầu trên nhưng nhất quyết không nên đua đòi, chạy theo mốt trang phục. c) Kết bài: - Tự khẳng định lại vai trò của trang phục trong việc thể hiện văn hoá con người nói chung và học sinh trong nhà trường nói riêng (là yếu tố quan trọng) - Lời khuyên: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn. BIỂU ĐIỂM * Hình thức: (2đ’) - Đúng kiểu bài nghị luận, diễn đạt rõ ràng, đủ bố cục ba phần. - Trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả, ngữ pháp. * Nội dung: (8đ’) a) Mở bài: (1đ’) - Nêu được vấn đề nghị luận: Vai trò của trang phục và văn hoá đối với con người có văn hoá nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng b) Thân bài: (6đ’) * Giải thích “Trang phục và văn hoá” là gì? (1đ’) * Nhận thức về trang phục của một số bạn hiện nay. (4đ’) * Liên hệ: (1đ’) b) Kết bài: (1đ’) - Khẳng định lại vai trò của trang phục trong việc thể hiện văn hoá con người nói chung và học sinh trong nhà trường nói riêng. - Lời khuyên: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn. 4. Nhận xét, đánh giá sau khi chấm bài: ( Thực hiện trong tiết trả bài) * Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Ôn lại lí thuyết về văn nghị luận. - Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn bản thơ từ bài 15 đến bài 21, để chuẩn bị Tổng kết phần Văn. Ngày 14 tháng 4 năm 2011 Tổ trường chuyên môn duyệt Nguyễn Thị Hãn
Tài liệu đính kèm: