Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - Trường THCS Quang Trung

KIỂM TRA VĂN 45 PHÚT

I. Mục tiêu cần đạt

- Nhằm kiểm tra và đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về các kiến thức trong các văn bản đã học như : Nhớ rừng, Quê hương, Tức cảnh Pác Pó, Chiếu dời đô, Bàn luận về phép học

- Rèn cho hs kĩ năng tổng hợp , khái quát và ghi nhớ kiến thức

- Hs có ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra thi cử.

II. Chuẩn bị

 Giáo viên: ra đề,có đáp án, biểu điểm rõ ràng

 Học sinh: ôn bài, chuẩn bị giấy kiểm tra.

III. Lên lớp

1.Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ

 3.Bài mới

GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.

Hoạt động 1: Phát đề

 ( Theo mã đề chung của chuyên môn nhà trường đã phôtô cho từng học sinh)

Hoạt đông 2: Gv hướng dẫn học sinh làm bài

- Yêu cầu: + Đọc kĩ đề , xác định đúng yêu cầu của đề

 + Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, khoa học

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Tiết 113
Ngày soạn : 03/ 04/ 2011
Ngày dạy: 08/ 04/ 2011	
KIỂM TRA VĂN 45 PHÚT
I. Mục tiêu cần đạt
- Nhằm kiểm tra và đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về các kiến thức trong các văn bản đã học như : Nhớ rừng, Quê hương, Tức cảnh Pác Pó, Chiếu dời đô, Bàn luận về phép học
- Rèn cho hs kĩ năng tổng hợp , khái quát và ghi nhớ kiến thức
- Hs có ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra thi cử. 
II. Chuẩn bị
 Giáo viên: ra đề,có đáp án, biểu điểm rõ ràng
 Học sinh: ôn bài, chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. Lên lớp 
1.Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ 
 3.Bài mới
GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.
Hoạt động 1: Phát đề 
 ( Theo mã đề chung của chuyên môn nhà trường đã phôtô cho từng học sinh) 
Hoạt đông 2: Gv hướng dẫn học sinh làm bài
Yêu cầu: + Đọc kĩ đề , xác định đúng yêu cầu của đề 
 + Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, khoa học 
Hoạt động 3: Học sinh làm bài
Gv quan sát học sinh làm bài, xử lí các trường hợp vi phạm ( nếu có)
Hoạt động 4: Thu bài
4. Củng cố 
 Gv nhận xét thái độ làm bài của học sinh trong 45’ kiểm tra, uốn nắn kịp thời những hành vi không nghiêm túc khi làm bài (nếu có)
5.Dặn dò 
- Xem lại đề bài , ôn lại kiến thức về văn bản
- Chuẩn bị bài “ Lựa chọn trật tự từ trong câu”. 
 ----------------------------------------------------------------------
Tuần 31 Tiết 114
Ngày soạn : 03/ 04/ 2011
Ngày dạy: 05/ 04/ 2011
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
I. Mục tiêu cần đạt.:
Giúp h/s nắm được trọng tâm :
1. Kiến thức
- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu
- Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. 
2. Kĩ năng
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản văn học.
- Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ. 
II. Chuẩn bị.
Soạn bài
Phương tiện: sgk, chuẩn kiến thức, bảng phụ.
Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm, gợi mở. 
III. Lên lớp
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào gọi là một lượt lời trong hội thoại? Để giữ lịch sự, cần chú ý điều gì khi tham gia hội thoại ? VD?
3) Bài mới.:
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: 
- Giáo viên treo bảng phụ ghi đoạn trích sgk - gọi h/s đọc.
? Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ?
- HS thảo luận nhóm , sau đó gv gọi một số em lên bảng trình bày.
? Như vậy ta có mấy cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu in đậm? 
- 6 cách 
? Vậy tại sao tác giả lại lựa chọn trật tự từ như trong đoạn trích ?
- Vì việc mở đầu bằng cụm từ “ gõ đầu roi xuống đất” có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ.
- Lặp từ roi ở ngay đầu câu có t/’d liên kết chặt chẽ câu ấy với câu trước. 
? Hãy thử chọn một trật tự khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy?
- HS trình bày ý kiến
- Sau khi hs phát biểu, gv kẻ bảng sơ kết như sau: 
Câu
Nhấn mạnh sự hung hãn
Liên kết chặt chẽ với câu đứng trước.
Liên kết chặt chẽ với câu đứng sau.
2
-
+
+
3
-
+
-
4
-
-
-
5
-
-
+
6
-
-
+
7
+
-
+
? Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có giống nhau không ? Từ đây em rút ra kinh nghiệm gì trong việc đặt câu ? 
- Gọi h/s đọc ghi nhớ 1.
Hoạt động 2: 
HS đọc vd
? Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm thể hiện điều gì?
? Trật tự sắp xếp đó đem lại tác dụng gì cho việc thể hiện nội dung đoạn văn ?
 Đọc ví dụ 2gk .
? So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ dưới đây ? 
? Trật tự từ nào đem lại hiệu quả diễn đạt cao hơn ?
? Từ những điều phân tích ở mục I và II , rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? 
Hoạt động 3: 
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ?
 Hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
I. Nhận xét chung:
1. Ví dụ:
 Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
Thay đổi: 
+ Cai lệ gõ đầu roi xuống đất ,thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
+ Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của ngươì hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
+ Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
+ Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét:
+ Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất ,cai lệ thét .
+ Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ , cai lệ thét.
=> Câu in đậm : mỏ đầu bằng cụm từ gõ đầu roi xuống đất ->nhấn mạnh thái độ hung hãn của cai lệ.; lặp lại từ roi ngay ở vế đầu nhằm mục đích liên kết chặt chẽ với câu trước, từ thét ở vế sau có t/d liên kết chặt chẽ câu ấy với câu sau. 
2. Kết luận: Ghi nhớ (sgk) 
II. Một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ:
1. Ví dụ :
* VD1:
- Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. 
->Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động.
- Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất ,chạy đến đỡ lấy tay hắn. -> Thứ tự các hoạt động, 
- Cai lệ và người nhà lí trưởng ; roi song, tay thước và dây thừng.-> Thể hiện thứ bậc cao, thấp ; những vật dụng mà các nhân vật thường dùng khi đi thu sưu thuế.
* VD2:
- giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín -> Có sự hài hoà về ngữ âm nên có giá trị diễn đạt cao hơn.
2. Kết luận : Ghi nhớ ( SGK) 
III. Luyện tập :
Cụm từ trong câu văn của Bác : Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
Cụm từ Đẹp vô cùng trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhấn mạnh cái đẹp của non sông đất nước mới được giải phóng.
Cụm từ : hò ô tiếng hát: Đảo hò ô lên trước để bắt vần với sông Lô.
c. Lặp lại các từ và cụm từ : mật thám, đội con gái để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu trước.
4 . Củng cố: GV hệ thống bài
5 . Dặn dò : - Học ghi nhớ, làm bài tập còn lại
 - Tiết sau: trả bài tlv số 6
--------------------------------------------------------
Tuần 31 Tiết 115
Ngày soạn : 03/ 04/ 2011
Ngày dạy: 07/ 04/ 2011
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh: 
Nắm được năng lực viết bài văn nghị luận của mình
Nhận ra những lỗi mắc phải để có hướng khắc phục sửa chữa, điều chỉnh cách học của mình trong thời gian tiếp theo.
II. Chuẩn bị
 -Thầy: Bài kiểm tra đã chấm, nhận xét- đánh giá
 - Trò: Xem lại yêu cầu của đề
III. Lên lớp
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 Nhận xét ưu nhược điểm của bài làm
* Ưu điểm: Nhiều em chuẩn bị cho bài viết chu đáo, nắm được kiến thức 
- Bài viết trình bày tương đối rõ ràng mạch lạc theo bố cục 3 phần, 
- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận trong bài làm. 
- Biết cách bàn luận mở rộng vấn đề
- GV nêu tên cụ thể một số bài viết tốt của HS ở mỗi lớp để các hs khác học tập
* Nhược điểm: 
- Một số bài còn mắc khá nhiều lỗi chính tả, cách dùng từ đặt câu còn lủng củng, sử dụng dấu câu chưa hợp lí, kém mạch lạc.
-Cần khắc phục cách thức nghị luận sao cho phù hợp với mục đích cần nói.
Gv nêu cụ thể một số bài làm kém để hs rút kinh nghiệm.
GV nêu ra , sửa những lỗi sai chính tả và các lỗi thường gặp như cách diễn đạt, trình bày
Hoạt động2 : Trả bài
Bước 1: Chữa bài ( như đáp án)
Bước 2: Trả bài
Hoạt động 3: Học sinh có ý kiến( nếu có) – Gv giải đáp thắc mắc của học sinh.
Hoạt động 4: Gọi tên –ghi điểm vào sổ lớn
I. Nhận xét
II. Trả bài
 4. Củng cố 
- GV khắc sâu lại cách làm bài văn thuyết minh
- Nhấn mạnh, yêu cầu khắc phục các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
5. Dặn dò.
- Soạn bài “ Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận ”
---------------------------------------------------------
Tuần 31 Tiết 116
Ngày soạn : 03/ 04/ 2011
Ngày dạy: 07/ 4/ 2011
Tập làm văn: TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt.:
Giúp h/s nắm được trọng tâm: 
1. Kiến thức
- Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố cần thiết trong bài văn nghị luận. 
- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 
2. Kĩ năng
Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận. 
II. Chuẩn bị.
- Soạn bài
- Phương tiện: sgk, chuẩn kiến thức...
- Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm. 
III. Lên lớp
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. 
- Gọi h/s đọc đoạn văn .
? Tìm những câu, đoạn thể hiện yếu tố tự sự, miêu tả trong 2 đoạn trích a, b?
- Đoạn a“ Vị chua tỉnhxì tiền ra”. 
- Đoạn b: Tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hươnglính thợ, tốp thì bị xích tayđạn lên nòng sẵn
? 2 đoạn văn trên có nhiều yếu tố tự sự và miêu tả . Vậy chúng có phải là văn bản tự sự hay miêu tả không? 
?Vậy chúng thuộc kiểu vb nào? 
? Vì sao đoạn trích a có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự , còn đoạn trích b có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả?
- Đoạn a , b có yếu tố tự sự , miêu tả nhưng không phải là vb tự sự hoặc miêu tả vì : 2 đoạn trích có kể về 1 thủ đoạn bắt lính và cũng có tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính Mục đích chủ yếu của người viết không phải là kể chuyện hay miêu tả đơn thuần , mà qua đó muốn cho người đọc, nghe hiểu được bản chất bắt lính của thực dân Pháp , mục đích vạch trần sự tàn bạo và giả dối của thực dân Pháp giữa lời nói và việc làm, hành động và thực tế của chúng trong cái gọi là chế độ lính tình nguyện , thực chất là cái vạ mộ lính. Vì thế 2 đoạn trích trên phải nằm trong số những vb được tạo lập nhằm làm rõ phải trái, đúng sai => đó là đv nghị luận. 
? Giả sử đoạn trích a không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “ tình nguyện “ đã gây ra những vụ nhũng lạm trắng trợn như thế nào không ?
? Ở đoạn b nếu không có những dòng miêu tả sinh động về những người lính Việt Nam bị xích tay, bị nhốt thì ta có hình dung được sự giả dối, lừa bịp trắng trợn của bọn chúng không ?
? Qua đó em thấy yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận ?
HS đọc VD2
? Tìm ra những yếu tố tự sự , miêu tả có trong đoạn trích?
? Vì sao tác giả lại không kể chi tiết lại hai câu chuyện mà chỉ kể một số chi tiết tiêu biểu?
? Vậy theo em khi đưa yếu tố tự sự , miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý điều gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
 Hs đọc bài 1- xxd yêu cầu
Hs thảo luận nhóm làm bài tập
Nhận xét, sửa chữa. 
Học sinh làm bài tập 2 theo ý kiến cá nhân. 
 I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận :
1. Ví dụ:
* VD1
- Yếu tố tự sự, miêu tả: 
+ Đoạn a: Vị chúa tỉnhxì tiền ra. 
+ Đoạn b: tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hươnglính thợ, tốp thì bị xích tayđạn lên nòng sẵn
- Nếu bỏ những câu, đoạn tự sự, miêu tả đi , cả 2 đoạn văn nghị luận sẽ rất khô khan, mất hẳn đi vẻ sinh động, thuyết phục và hấp dẫn. 
=> Yếu tố tự sự , miêu tả trong văn nghị luận giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. 
* VD2: 
- Văn bản viết ra hai câu chuyện về Chàng Trăng và Nàng Han dùng làm luận cứ cho nhận định rằng nó có nhiều nét giống với chuyện Thánh Gióng ở miền xuôi.
- Yếu tố tự sự và miêu tả đan xen vào nhau trong cả hai đoạn.
- Chỉ kể , tả lại những chi tiết cơ bản, với mục đích đã định trước.
2. Kết luận : Ghi nhớ (SGK) 
II. Luyện tập 
Bài 1: 
* Yếu tố tự sự: 
- Sắp trung thu
- Đêm trước rằm đầu tiê từ ngày bị giam giữ.
- Mười mấy ngày quanhà giam.
- Phải đi với đêmlàm thơ
* Yếu tố miêu tả:
- Trời xứ Bắcbóng cây.
- Đêm nay rất đẹpthốt lên
- Nó ăm ắp tình tứbộc lộ
=> Tác dụng: Làm cho đoạn văn bình giảng , phân tích có sự đồng cảm ở chiều sâu cảm xúc, nó gợi thêm sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc. 
Bài 2. Có thể sử dụng yếu tố miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của đoá hoa sen. Cũng có thể sử dụng yếu tố tự sự khi cần kể lại kỉ niệm về bài ca dao đó.
4 . Củng cố: GV hệ thống bài
5 . Dặn dò : Học bài và chuẩn bị bài mới
------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc