Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường THCS Long Vĩnh

CÂU CẦU KHIẾN

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.

- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.

- Chức năng của câu cầu khiến.

 2/ Kĩ năng:

- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.

- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 03 /01/2011	TUẦN 23
ND: 10 /01/2011	TIẾT 82
CÂU CẦU KHIẾN
= a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
Chức năng của câu cầu khiến.
 2/ Kĩ năng: 
Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? cho một ví dụ và giải thích ví dụ đó?
3/ Bài mới: Chúng ta vừa tìm hiểu xong về câu nghi vấn. Các em không những nắm được hình thức của câu nghi vấn mà còn biết được câu nghi vấn ngoài chúc năng chính còn có nhiều chức năng khác như: cảm thán, đe dọa, khẳng định, . . . Hôm nay các em sẽ tìm hiểu một kiểu câu khác cũng rất thông dụng trong cuộc sống chúng ta đó là câu cầu khiến. Vậy câu cầu khiến là gì ? Câu cầu khiến có những chức năng nào? So với câu nghi vấn có sự khác biệt như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ cung cấp cho chúng ta những tri thức cần thiết để trả lời các câu hỏi như thế.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Gọi HS đọc các đoạn trích 1a và 1btrang 30 SGK.
? Trong những đoạn trích đó câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho bết đó là câu cầu khiến?
? Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
? Đọc to câu 2a, 2b và trả lời câu hỏi?GV đọc lại cho HS thấy ngữ điệu khác nhau ở 2 cách phát âm?
? Cách đọc câu “mở cửa!” trong đoạn văn b có khác với cách đọc câu “mở cửa.”trong đoạn văn a không ?
? Câu “mở cửa!” trong đoạn văn (b) dùng để làm gì? Khác với câu “mở cửa.”trong đoạn văn (a) ở chỗ nào?
? Từ những điều vừa nêu trên, hãy cho biết thế nào là câu cầu khiến? Tác dụng của câu cầu khiến là gì? Dấu kết thúc câu cầu khiến là gì?
ØHS đọc các đoạn trích theo yêu cầu giáo viên.
Ø1a) “Thôi đừng lo lắng.”
 “Cứ về đi.”là câu cầu khiến vì:đừng, đi
b) “Đi thôi con” là câu cầu khiến vì có từ cầu khiến như: từThôi
Ø “Thôi đừng lo lắng.” à(khuyên bảo)
“Cứ về đi.” à (Yêu cầu)
“Đi thôi con” à (Yêu cầu)
ØHS đọc và lắng nghe GV đọc lại.
Ø Qua cách đọc, ta thấy cách đọc “mở cửa!” trong câu b có ngữ điệu nhấn mạnh hơn câu “mở cửa.”trong câu a là câu trần thuật với ý nghĩa thông tin, sự kiện.
ØHS nêu sự khác nhau: Câu (a) là câu trần thuật với chức năng nhằm trả lời câu hỏi. Câu (b) là câu cầu khiến có chức năng dùng để đề nghị,ra lệnh.
ØHS thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
III – ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG:
- Chức năng chính của câu cầu khiến là dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
- Hình thức:
 + Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
 + Câu cầu khiến thường có các từ cầu khiến như: hãy , đừng, chớ,... đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cầu khiến. Trọng tâm của mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị rơi vào các động từ.
 + Tùy hoàn cảnh, câu cầu khiến có ngữ điệu khác nhau ( dứt khoác, nghiêm nghị, năn nỉ,...). cũng có khi câu cầu khiến không có các phụ từ trước và sau động từ, trong trường hợp này, ngữ điệu được sử dụng để thể hiện ý cầu khiến và thái độ của người nói với người nghe.
Lưu ý: Câu cầu khiến có thể là một câu tỉnh lược. Tuy nhiên, không phải hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng kiểu câu này.
Hoạt động 3: Luyện tập
Gọi HS đọc bài tập 1 trang 31 SGK.
? Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?
? Hãy nhận xét chủ ngữ trong những câu trên?
? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào?
? Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 trang 32 SGK.
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câucầu khiến? Nhận xét về sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó?
? Trong truờng hợp câu c, tình huống được mô tả trong truyện và hình thức vắng chủ ngữ trong hai câu cầu khiến này có liên quan gì với nhau không?
Có một xu hướng đáng chú ý: Độ dài của câu cầu khiến thường tỉ lệ nghịch với sự nhấn mạnh ý nghĩa cầu khiến, câu càng ngắn thì ý nghĩa cầu khiến càng mạnh.
Bài tập 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu sau:
a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b)Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
ØHS đọc bài tập 1 theo yêu cầu.
Ø1a) Có từ hãy.
 1b) Có từ đi.
 1c) Có từ đừng.
Ø Chủ ngữ trong cả ba câu trên điều chỉ người đối thoại hoặc một nhóm người trong đó có người đối thoại, nhưng lại có đặc điểm khác nhau:
+ Câu a): Vắng chủ ngữ. Dựa vào ngữ cảnh người đọc có thể biết được chủ ngữ là Lang Liêu. 
+ Chủ ngữ là ông giáo, ngôi thứ hai số ít.
+ Chủ ngữ là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều.(ngôi gộp vì có cả người đối thoại).
Øa) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
à Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.ð không thay đỏi ý nghĩa mà làm cho đối tượng tiếp nhận rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn.
b)Ông giáo hút trước đià Hút trước đi. ðÝ nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịci sự hơn.
c) Thay chủ ngữ chúng ta thành các anhð Ý nghĩa cơ bản của câu đã thay đổi. Câu thứ 2, trong số những người tiếp nhận lời đề nghị không có người nói.
ØHS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
Ø2a) Thôi, im cái hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. à Vắng chủ ngữ.
2b) Các em đừng khóc. à Có chủ ngữ ở ngôi thứ hai số nhiều.
2c) Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! à Không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu, vắng chủ ngữ.
ØCó liên quan. Trong tình huống cấp bách, gấp gáp đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh và kịp thời, câu cầu khiến phải rất ngắn gọn, vì vậy chủ ngữ tiếp nhận thường vắng mặt.
Ø Câu a: Vắng chủ ngữ.
Câu b: Chủ ngữ ngôi thứ 2 số ít à Nhờ có chủ ngữ mà ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
II- LUYỆN TẬP:
 1/ Bài tập 1:
 1a) Có từ hãy.
 1b) Có từ đi.
 1c) Có từ đừng.
 Chủ ngữ trong cả ba câu trên điều chỉ người đối thoại hoặc một nhóm người trong đó có người đối thoại, nhưng lại có đặc điểm khác nhau:
2/ Bài tập 2:
 2a) Thôi, im cái hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. à Vắng chủ ngữ.
2b) Các em đừng khóc. à Có chủ ngữ ở ngôi thứ hai số nhiều.
2c) Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! à Không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu, vắng chủ ngữ.
Có liên quan. Trong tình huống cấp bách, gấp gáp đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh và kịp thời, câu cầu khiến phải rất ngắn gọn, vì vậy chủ ngữ tiếp nhận thường vắng mặt.
3/ Bài tập 3:
 Câu a: Vắng chủ ngữ.
Câu b: Chủ ngữ ngôi thứ 2 số ít à Nhờ có chủ ngữ mà ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học bài, làm tiếp bài tập 4 SGK, trang 24.
- Tìm các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn được sử dụng với chức năng khác chức năng chính, phân tích tác dụng.
 - Soạn bài: Thuyết minh về một phương pháp( cách làm). 	
+Đọc 2 bài giới thiệu trang 24, 25 SGK và xác định các nội dung và cách làm trong mỗi bài giới thiệu.
 + Chuẩn bị trước bài luyện tập 1 và 2 trang 26- 27 SGK.
NS: 05/01/2011	 TUẦN 23
ND: 10/01/2011	 	 TIẾT 83	 Tập làm văn:
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
 = a= a = a= a = a = a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Tiếp tục bổ sung kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
 - Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh.
 2/ Kĩ năng: 
Quan sát danh lam thắng cảnh.
Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: Biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Văn bản thuyết minh có những đặc điểm nào? 
- Trong thuyết minh người ta thường vận dụng những phương pháp nào?Hãy trình bày cách làm một bài văn thuyết minh?
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Gọi HS đọc bài giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
? Bài thuyết minh giới thiệu mấy đối tượng? Các đối tượng ấy có quan hệ với nhau như thế nào?
? Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết thêm những gì về hồ Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn?
? Muốn viết bài giới thiệu nột danh lam thắng cảnh như vậy, người viết cần có những kiến thức gì?
? Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh?
? Bài viết được sắp sếp theo bố cục, thứ tự nào?Theo em, bài này có thiếu sót gì về bố cục không?
? Phương pháp thuyết minh ở đây là gì?
ØHS đọc bài giới thiệu theo yêu cầu.
Ø1. Bài thuyết minh giới thiệu 2 đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.Hai đối tượng có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau. Đến Ngọc Sơn tọa lạc trên hồ Hoàn Kiếm.
Ø - Về hồ Hoàn Kiếm: Hiểu biết thêm về nguồn gốc hình thành, sự tích những tên hồ.
 - Về đền Ngọc Sơn: Nguồn gốc và sơ lược quảtình xây dựng đền Ngọc Sơn, vị trí và cấu trúc đền.
Ø2. Để thuyết minh một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cần trang bị sâu rộng những kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hóa, văn học , nghệ thuật có liên quan đến đối tượng.
Ø3. Phải đọc sách báo, tài liệu liên quan, thu thập nghiên cứu, ghi chép.
 Phải xem tranh, ảnh, phim, . . . tốt nhất,. Có điều kiện phải đến tận nơi nhiều lần để quan sát hỏi han, tìm hiểu trực tiếp, . . .
Ø4. Bố cục gồm ba phần:
- “ Nếu tính..thủy quân”: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm.
- “Tiếp theo . . . . Hà Nội”: Giới thiệu đền Ngọc Sơn.
- Đoạn còn lại: Giới thiệu bờ hồ.
àTrình tự sắp sếp theo không gian: 
từ hồ - đền- bờ hhồ.
Cần bổ sung thêm phần mở bài và kết bài:
+ Phần mở bài giới thiệu, dẫn khách có cái nhìn bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
+ Phần kết bài: Ý nghĩa lịch sử, xã hội văn hóa của thắng cảnh, bài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- GIỚI THIỆU MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH:
- Để viết được một bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh cần phải quan sát thực tế, đọc sách báo, ngiên cứu, ghi chép, thu thập tài liệu, trang bị những kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hóa, khoa học,  có liên quan đến đối tượng.
- Bài văn thuyết minh về một danh ... ào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?
? Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẳng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?
ØChú ý vị trí, những bộ phận thắng cảnh.
ØHS tự sắp sếp lại bố cục.
Ø Có thể từ trên gác nhà Bưu điện, nhìn bao quát toàn cảnh hồ - đền; từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Ngiên, Tháp Bút qua cầu Thê Húc vào đền.Tả bên trong đền, Từ Ba Đình nhìn ra hồ về phía Thủy Tạ, phía Tháp Rùa giới thiệu tiếp. Lại từ tầng hai nhà phố Hàng Khay nhìn bao quát cảnh hồ - đền để kết luận. 
Ø Có thể chọn những chi tiết sau: Rùa Hồ Gươm, truyền thuyết trả gươm thần, cầu Thê Húc, Tháp Bút, vấn đề giữ gìn cảnh quan và sự trong sạch Hồ Gươm.
Ø Câu nói của nhà thơ nước ngoài có thể sử dụng vào phần mở bài hoặc kết bài.
II- LUYỆN TẬP:
1/ Bài tập 1:
HS tự sắp sếp lại bố cục, trình bày nhận xét và sửa trên lớp.
2/ Bài tập 2:
 Có thể từ trên gác nhà Bưu điện, nhìn bao quát toàn cảnh hồ - đền; từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Ngiên, Tháp Bút qua cầu Thê Húc vào đền.Tả bên trong đền, Từ Ba Đình nhìn ra hồ về phía Thủy Tạ, phía Tháp Rùa giới thiệu tiếp. Lại từ tầng hai nhà phố Hàng Khay nhìn bao quát cảnh hồ - đền để kết luận.
3/ Bài tập 3:
 Có thể chọn những chi tiết sau: Rùa Hồ Gươm, truyền thuyết trả gươm thần, cầu Thê Húc, Tháp Bút, vấn đề giữ gìn cảnh quan và sự trong sạch Hồ Gươm.
4/ Bài tập 4:
 Câu nói của nhà thơ nước ngoài có thể sử dụng vào phần mở bài hoặc kết bài.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Đọc, tham khảo một số bài văn thuyết minh.
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép, thu thập tài liệu về một số danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- Tập viết đoạn mở bài, kết bài.
 - Soạn bài: Ôn tập về văn bản thuyết minh. 	
+ Ôn tập phần lí thuyết cần xem lại các bài học về văn thuyết minh đã học ở HKI..
+ Chuẩn bị trước bài luyện tập 1,2 trang 35 – 36 SGK.
NS: 14/01/2011	 TUẦN 23
ND: 23/01/2011	 	 TIẾT 84	 Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
 = a= a = a= a = a = a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hệ thống được kiến thức về văn bản thuyết minh
 - Rèn luyện, nâng cao một bước kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Khái niệm văn bản thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh.
- Yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh.
- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
 2/ Kĩ năng: 
Khái quát, hệ thống kiến thức đã học.
Đọc – hiểu yêu cầu đề văn thuyết minh.
Quan sát đối tượng cần thuyết minh.
Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Văn bản thuyết minh có những đặc điểm nào? 
- Trong thuyết minh người ta thường vận dụng những phương pháp nào?Hãy trình bày cách làm một bài văn thuyết minh?
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?.
? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
? Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh làm nổi bật điều gì?
? Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý khi vận dụng?
ØVăn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, cung cấp tri thức(kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, . . . của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 
ØSự khác biệt giữa các kiểu văn bản:
- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
- Tự sự: Trình bày sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục.
- Miêu tả: Tái hiện các tính chất thuộc tính sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
- Biểu cảm: Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người, tự nhiên xã hội, sự vật.
- Nghị luận: Trình bày tư tưởng, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, con người qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.
ØHS trình bày: Cần trang bị sâu rộng những kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật có liên quan đến đối tượng. Phải đọc sách báo tài liệu có liên quan, thu thập nghiên cứu, ghi chép, . .Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật được đặc trưng của hiện tượng,sự vật cần thuyết minh để tránh xa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
Ø Nhớ và trả lời: những phương pháp thuyết minh thường được chú ý khi vận dụng là: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, . . .
I- ÔN TẬP LÍ THUYẾT: 
 1/ Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, cung cấp tri thức(kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, . . . của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 
 2/ Sự khác biệt giữa các kiểu văn bản:
 - Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
- Tự sự: Trình bày sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục.
- Miêu tả: Tái hiện các tính chất thuộc tính sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
- Biểu cảm: Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người, tự nhiên xã hội, sự vật.
- Nghị luận: Trình bày tư tưởng, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, con người qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.
 3/ Muốn làm tốt bài văn thuyết minh Cần trang bị sâu rộng những kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật có liên quan đến đối tượng. Phải đọc sách báo tài liệu có liên quan, thu thập nghiên cứu, ghi chép, . . .
Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật được đặc trưng của hiện tượng, sự vật cần thuyết minh để tránh xa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
4/ Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý khi vận dụng là: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, . . .
Hoạt động 3: Luyện tập
? Cho HS lập dàn ý 4 đề bài trong sách giáo khoa.
? Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt?
? Giới thiệu một danh lam thắng cảnh- di tích lịch sử ở quê hương?
? Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học?
? Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập?
? Hãy giới thiệu chiếc khẩu trang chống bụi? 
? Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây?
ØHS lập dàn bài theo yêu cầu.
Ø HS giới thiệu cái cặp, đồng hồ, . . . 
MB: khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó.
TB: Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo, các bộ phận, cách sử dụng, . . 
KB: Những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sửa chữa, . . . 
ØGiới thiệu đình chùa, sông ở quê hương.
MB: Vị trí và ý nghĩa văn hóa, lịch sử xã hội của danh lam đối với quê hương đất nước.
TB: 
+ Vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển , tu tạo.
+ Cấu trúc, quy mô từng khối, từng mặt, từng phần.
+Hiện vật trung bày thờ cúng.
+ Phong tục, lễ hội.
KB: Thái độ, tình cảm với danh lam.
ØThuyết minh một bài thơ, bài văn, các thể thơ lục bát, Đường luật, . . .
Ø Giới thệu cách vẽ bản đồ, phóng tranh minh họa, . . .
MB: tên đồ chơi, thí nghiệm, mục đích, tác dụng của nó.
TB:
 + Nguyên vật liệu, số lượng, chất lượng.
 + Quy trình cách tiến hành cụ thể từng bước, từng khâu từ đầu đến khi hoàn thành.
 + Chất lượng thành phẩm, kết quả thí nghiệm.
KB: Những điều cần lưu ý, giải quyết tình huống trong quá trình tiến hành.
ØHS viết dàn bài, trên cơ sở dàn bài viết đoạn văn.
ØHS viết đoạn kết bài giới thiệu về hoa ngọc lan.
II- LUYỆN TẬP:
 1/ Bài tập 1: Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:
 MB: khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó.
TB: Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo, các bộ phận, cách sử dụng, . . 
KB: Những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sửa chữa, . . . 
Giới thiệu đình chùa, sông ở quê hương.
MB: Vị trí và ý nghĩa văn hóa, lịch sử xã hội của danh lam đối với quê hương đất nước.
TB: 
+ Vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển , tu tạo.
+ Cấu trúc, quy mô từng khối, từng mặt, từng phần.
+Hiện vật trung bày thờ cúng.
+ Phong tục, lễ hội.
KB: Thái độ, tình cảm với danh lam.
Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học: 
- MB: Giới thiệu chung về văn bản hoặc thể thơ, vị trí của nó đối với văn học, xã hội hoặc hệ thống thể loại.
- TB: Giới thiệu, phân tích cụ thể về nội dung và hình thức của văn bản, thể loại.
- KB: Những điều cần lưu ý khi thưởng thức hoặc sáng tạo thể loại văn bản.
2/ Bài tập 2:
 Tập viết đoạn văn mở bài: Giới thiệu chiếc khẩu trang chống bụi: Từ ba năm nay, khi tôi chuyển lên học ở trường THCS, cách nhà 5 km, phải đi học bằng xe đạp nên tôi phải liên tục dùng chiếc khẩu trang chống bụi. Mới dùng chưa quen, thấy cũng phiền toái nhưng ít lâu sau thì mỗi lần lên xe mà chưa bịt khẩu trang là cứ thấy thiếu tiếu cái gì đó, chưa yên tâm.
Tập viết đoạn văn kết bài: Ngọc lan, loài hoa trắng thơm thoang thoảng em rất yêu, rất thích chăm cây để sáng sáng, chiều chiều lại được hái, nhặt những bông hoa quý tinh khiết để ướp vào trong túi áo, trong quyển thơ đọc dở, để trong giấc ngủ, giấc mơ như cũng miên man trong mùi hương thanh khiết.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Tiếp tục hoàn thiện bảng hệ thống hóa ở nhà.
- Chuẩn bị một số đề văn thuyết minh thuộc các chủ đề khác nhau.
- Lập dàn ý một bài văn thuyết minh và viết đoạn văn theo dàn ý.
 - Soạn bài: Tức cảnh Pác Bó. 	
 +Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích để nắm được hoàn cảnh sáng tác cũng như biết thêm về bác.
+ Chuẩn bị trước phần đọc hiểu văn bản và bài đọc thêm trang 40,41,42 SGK.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc