Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - GV: Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - GV: Nguyễn Văn Hà

2009 ÔNG GIUỐC- ĐANH MẶC LỄ PHỤC

Tiết 117 - 118

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Môlie là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính các lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

B. CHUẨN BỊ

-GV: Soạn bài, SGK, SGV,tư liệu về tác giả và tác phẩm.

-HS: Soạn bài, tập đọc và kể theo phân vai.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu các luận điểm chính trong bài “Đi bộ ngao du”.

- Cho biết tư tưởng tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài văn này?.

3. Bài mới:

a/ Giới thiệu bài

b/ Tổ chức các hoạt động

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - GV: Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 31
Tiết 121-122: Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục
Tiết 123: Lựa chọn trật tự từ trong câu
Tiết 124:Luyện tập đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn nghị luận 
Ngày soạn: / /2009 ÔNG GIUỐC- ĐANH MẶC LỄ PHỤC
Tiết 117 - 118	 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Môlie là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính các lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
B. CHUẨN BỊ
-GV: Soạn bài, SGK, SGV,tư liệu về tác giả và tác phẩm.
-HS: Soạn bài, tập đọc và kể theo phân vai.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các luận điểm chính trong bài “Đi bộ ngao du”.
- Cho biết tư tưởng tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài văn này?.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Tổ chức các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HĐ CHÍNH
A.Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
-Cho HS đọc phần giới thiệu về tác giả ở phần chú thích sgk.
- Cho HS nêu những nét chính về tác giả.
-Cho HS đọc phần tác phẩm ở sgk.
* Nhấn mạnh đây là một đoạn trích thuộc thể loại kịch, một lớp kịch trọn vẹn.
I.Tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
- Đọc phần chú thích về tác giả - Nêu những nét chính về tác giả.
- Đọc phần tác phẩm.
I Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả : Môlie (1622-1673) Pháp
+ Nhà soạn kịch, diễn viên nổi tiếng.
2. Tác phẩm :
-Lớp 5, hồi II vở hài kịch nổi tiếng “Trưởng giả học làm sang”.
B.Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu văn bản.
-Cho HS đọc đoạn trích theo vai.
-Cho HS đọc phần chú thích.
-Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ được in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh?
-Hãy xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động.
-Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao?
C. Hoạt động 3: Tìm hiểu cảnh 2.
-Cho HS đọc cảnh sau.
-Tác giả chuyển tiếp cảnh trước sang cảnh sau như thế nào?
-Hãy kể lại diễn biến cảnh 2?
-Cho HS đọc phần tác phẩm ở sgk.
* Nhấn mạnh đây là một đoạn trích thuộc thể loại kịch, một lớp kịch trọn vẹn.
-Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?
-Nhân vật ông Giuốc Đanh mặc bộ lễ phục trên sân khấu khiến ta liên tưởng đến truyện cổ nào của An-đéc-xen? ( “Bộ quần áo mới của Hoàng Đế” ).
-Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của lớp kịch?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ ở sgk.
-Tính cách đó của ông thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?
II. Đọc - tìm hiểu văn bản.
- Phân vai đọc đoạn trích.
- Cảnh trước: diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc Đanh (nhân vật là ông Giuốc đanh và bác phó may – âm thanh là lời đối thoại của hai người).
- Cảnh sau: tại phòng khách (nhân vật là ông Giuốc đanh, bác phó may, bốn thợ phụ - âm thanh là lời đối thoại, hành động mặc áo, cởi áo) nhộn nhịp.
- Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục được xây dựng công phu, sân khấu và rạp hát sôi động náo nhiệt khi màn hạ kết thúc ở hồi II.
- Áo may ngược hoa, ông Giuốc đanh đã phát hiện, bác phó may chống chèo khéo => ưng thuận.
- Bác phó may chuyển thế chủ động tấn công bằng hai đề nghị liên tiếp => ông lùi lại, đành lãng sang chuyện khác (có kịch tính cao).
-Ông Giuốc đanh phát hiện bị bớt vải chuyển sang thế chủ động trách móc – bác phó may lảng muốn khác thử lễ phục để đánh trúng tâm lý.
-Đọc cảnh 2 theo vai.
-Chuyển tiếp cảnh trước sang cảnh sau hết sức tự nhiên và khéo léo.
-Sau khi mặc lễ phục, ông được thợ phụ tân xưng “ông lớn”, ông tưởng mặc lễ phục là nghiễm nhiên trở thành quý phái.
-Ông mắc mưu tên thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót “ông lớn - cụ lớn - đức ông”.
-Ông nghĩ đến túi tiền, ông nói riêng => tính cách trưởng học đòi làm sang của ông mãnh liệt lắm.
+Cười ông Giuốc Đanh ngu dốt học đòi làm sang nên bị lợi dụng.
+Cười vì sự ngớ ngẩn khi áo ngược hoa.
+Cười khi ông moi tiền cho thợ phụ mua danh hão.
+Cười vì ông bị lột áo quần ra, mặc bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc dớ dẩn.
-Trả lời.
-Đọc phần ghi nhớ.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Diễn biến của hành động kịch:
-Hai cảnh:
 +Cảnh trước: tại phòng khách nhà ông Giuốc Đanh. Hai nhân vật: ông Giuốc đanh và bác phó may.
 +Cảnh sau: tại phòng khách. Nhân vật là ông Giuốc đanh, bác phó may, bốn thợ phụ. 
 a/ Ông Giuốc Đanh và bác phó may:
Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc- đanh.
-Chuyển tiếp cảnh trước sang cảnh sau hết sức tự nhiên và khéo léo.
 b/Ông Giuốc Đanh và các tay thợ phụ:
-Sau khi mặc lễ phục, ông được thợ phụ tân xưng “ông lớn”, ông tưởng mặc lễ phục là nghiễm nhiên trở thành quý phái.
4/ Nhân vật hài bất hủ.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ/ sgk.
D. Hoạt động 4:
 4. Củng cố: Đọc phân vai màn kịch.
 5. Dặn dò: Nắm nội dung vở kịch và cách xây dựng nhân vật hài kịch của Mô-li-e. Chuẩn bị bài “Lựa chọn trật tự từ trong câu” (tiếp theo).
****************************************
Tiết 119 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU 
 ( Luyện tập )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
Vận dụng kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học chủ yếu là những tác phẩm đã học.
Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lý.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ.Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài.
HS: Học kĩ bài “ Lựa chọn trật tự từ trong câu, bảng con, bút lông.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định
2. Kiểm tra:
Em có nhận xét gì về sự lựa chọn trật tự từ trong câu? Cho ví dụ cụ thể.
Hãy nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ? Cho ví dụ cụ thể.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HĐ CHÍNH
Bài tập 1: 
- Cho HS đọc đoạn văn a, b ở BT1 sgk.
- Trật tự từ và cụm từ in đậm trong hai đoạn văn thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?
Bài tập 2:
- Cho HS đọc đoạn văn a, b,c, d ở BT2.
- Cho HS phát hiện các cụm từ in đậm ở đầu câu.
- Theo em, vì sao các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu?
Bài tập 3:
- Cho HS đọc 2 đoạn thơ ở BT3.
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây.
Bài tập 4:
- Cho HS đọc 2 câu văn, đoạn văn ở BT4.
- Các câu (a), (b) sau đây có gì khác nhau?
- Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
Bài tập 5:
- Cho HS đọc đoạn văn BT5.
- Hãy liệt kê khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm.
- Đối chiếu đoạn kết với dàn ý.
- Đọc đoạn văn a, b.
* Cả hai đoạn hoạt động trạng thái được liệt kê theo thứ tự trước sau hoặc thứ tự bậc quan trọng.
a/ Mỗi việc là một khâu quan trọng trong công tác vận động quần chúng : giải thích – tuyên truyền - tổ chức – lãnh đạo
b/ Việc chính : bán bóng đèn.
 Việc làm thêm : bán vàng hương.
- Đọc đoạn văn a, b, c, d.
- Chỉ ra các từ in đậm ở đầu câu.
- Để liên kết câu với những câu đứng trước trong văn bản cho chặt chẽ hơn.
- Đọc bài thơ, đoạn thơ.
- Đọc 2 câu văn, đoạn văn.
- Câu a: CN/VN
- Câu b: VN/CN
- Chọn câu b mới phù hợp với văn cảnh và liên kết chặt chẽ với câu cuối.
- Đọc đoạn văn.
- Liệt kê : Xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm => hợp lý nhất.
*Bài tập 1. 
a/ Giải thích – tuyên truyền - tổ chức – lãnh đạo (thứ tự trước sau)
b/ Việc chính : bán bóng đèn, việc làm thêm : bán vàng hương (thứ bậc quan trọng)
*Bài tập 2.
- Liên kết câu với những câu đứng trước.
*Bài tập 3.
+ Đảo trật tự từ thông thường.
+ Nhấn mạnh hình ảnh, tâm trạng.
*Bài tập 4.
a/ Câu a trật tự bình thường.
 Câu b đảo trật tự.
b/ Chọn câu b.
*Bài tập 5.
a/ Liệt kê khả năng sắp xếp trật tự từ.
Bài tập 6: ( Về nhà)
Chọn đề tài.
Viết đoạn văn theo đề tài.
Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đã viết.
4. Củng cố: 
Cho HS đọc lại ghi nhớ tiết trước.
5. Dặn dò: 
Làm bài tập 6 về nhà.
Chuẩn bị bài mới : “Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận”.
****************************************
Ngày soạn: / / 2009 TUẦN 30
Tiết 120 LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ 
 VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết Tập làm văn trước.
Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
B. CHUẨN BỊ:
GV : Soạn bài – cho đề bài ở sgk cho HS chuẩn bị.
HS : Lập dàn ý theo đề bài ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu nhận xét về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?
 - Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý điều gì?
 - Kiểm tra BT 2 / SGK.
 3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HĐ CHÍNH
A. Hoạt động 1: Tổ chức thảo luận câu hỏi mục I.
-Cho HS kiểm tra chéo việc chuẩn bị dàn bài theo đề /SGK ở nhà.
-GV cho HS đọc tình huống ở phần định hướng làm bài ở sgk.
-Giải thích tình huống trên là cụ thể hóa của đề bài.
-Cho HS đọc các luận điểm ở phần xác lập luận điểm ở sgk.
-Nên dựa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau?
-Không nên sử dụng luận điểm nào? Vì sao?
I. Thảo luận câu hỏi mục I.
-Kiểm tra dàn bài.
-Đọc tình huống.
-Đọc các luận điểm.
-Chọn luận điểm: a, b, c, e.
-Không nên chọn luận điểm d.
I. Chuẩn bị.
-Đề bài “Trang phục và văn hóa”.
II. Luyện tập.
1/ Định hướng làm bài.
- Tình huống.
2/ Xác lập luận điểm.
-Chọn luận điểm: a, b, c, e.
B. Hoạt động 2: Sắp xếp luận điểm vào bài làm.
-Cần sắp xếp các luận điểm đã chọn lựa theo một hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục được người đọc?
II.Sắp xếp luận điểm vào bài làm.
a/ Gần đây, cách ăn mặc....
b/ Các bạn lầm tưởng rằng.....
c/ Việc ăn mặc cần phù hợp
d/ Việc chạy theo các “mốt”
e/ Kết luận: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn.
3/Sắp xếp luận điểm.
a/Gần đây, cách ăn mặc....
b/Các bạn lầm tưởng rằng.....
c/ Việc ăn mặc cần phù hợp
d/Việc chạy theo các “mốt”
e/Kết luận: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn.
C. Hoạt động 3: Luyện -Cho HS đọc đoạn văn nghị luận ở phần 4 sgk.
-Em thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao?
-Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong hai đoạn văn nghị luận trên?
III. Luyện tập
-Đọc đoạn văn.
-Cần đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận để vấn đề được rõ ràng, sinh động.
III. Luyện tập
4/ Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
a/ Yếu tố tự sự
Yếu tố miêu tả
Luận điểm
-Các bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi để thay áo phông.
-Các bạn đòi mua chiếc quần bò.
-Các bạn quên cả việc học, suốt ngày chơi trò chơi điện tử.
-Hôm qua, chút nữa tôi không nhận ra một bạn của lớp mình.
-Trắng, lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng dãy chữ ...
-Đắt tiền, rẻ gấu, thủng gối...
-Dán mắt vào màn hình vi tính
-Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe ....
Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế.
b/
-Nhờ lớp kịch vừa học Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục.
-Ông trưởng giả đặt may lễ phục.
-Ông tưởng hễ mặc lễ phục quý tộc là sẽ có cái sang của nhà quý tộc.
Ông tự biến mình thành trò cười. Ông còn bị tên thợ may và đám thợ phụ trêu cợt, làm tiền.
-Hãnh diện ngẩng cao đầu, hăm hở đặt may
-Bo bo giữ kiểu quần áo trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn
-Bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn củn cỡn vì bị ăn bớt vải.
-Bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cột mặc khi tập kiếm.
Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người văn minh sành điệu.
Sự văn minh sành điệu có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo mốt này mốt nọ đâu.
 Cho HS viết đoạn văn có yếu tố tự sự và miêu tả và cho trình bày trước lớp.
- Cho HS nhận xét, phát hiện lỗi.
- Hướng dẫn HS chữa lỗi.
- Viết đoạn văn
- Trình bày
- Nhận xét, phát hiện lỗi diễn đạt.
- Chữa lỗi.
5/ Viết đoạn văn.
D. Hoạt động 4:
 4. Củng cố: Nhận xét bài viết của HS. 
 5. Dặn: Xem lại bài viết, tự chữa lỗi diễn đạt và viết lại cho tốt hơn.
 Lập dàn ý đề bài Đi du lịch...ở SGK. Chuẩn bị viết bài TLV số 7. 
 và Chương trình địa phương ( Phần Văn )
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2006-2007
MÔN NGỮ VĂN 8
I. VĂN HỌC:
 1. Thơ: 
 - Nắm được nội dung và đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm thơ đã học ở HKII: Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, ngắm trăng, Đi đường; 
 - Đặc điểm của Thơ Mới, So sánh Thơ Mới với thơ Đường luật. 
 2. Văn nghi luận:
 - Nắm được nội dung và đặc điểm của các văn bản nghị luận đã học ở HKII: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Thuế máu, Đi bộ ngao du.
 - Hiểu thế nào là Chiếu, Hịch , Cáo, Tấu, văn biền ngẫu.
II. TIẾNG VIỆT: 
 1. Lí thuyết: 
 -Các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định. 
 -Các hành động hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc và cách thể hiện chúng bằng các kiểu câu.
 -Vai xã hội và lượt lời trong hội thoại, ý nghĩa của việc ứng xử đúng vai, điều chỉnh thái độ trong giao tiếp.
 -Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu.
 2. Thực hành: Biết vận dụng các kiến thức đã học khi viết bài TLV và khi đọc – hiểu văn bản Văn học.
III. TẬP LÀM VĂN:
 1. Nắm được cách làm bài văn thuyết minh một phương pháp ( cách làm ), một danh lam, thắng cảnh.
 2. Biết cách làm bài văn nghị luận kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. 
 3. Xem lại các bài TLV đã làm, các dàn ý có ở SGK và nắm dàn ý chung của hai kiểu bài trên để vận dụng vào bài viết TLV của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • doc31.doc