Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 đến 27

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 đến 27

TUẤN 23

TIẾT 85

NGẮM TRĂNG

 ( Hồ Chí Minh )

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục. Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng qua bài “ Ngắm trăng”.

- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ, bình dị, tự nhiên, sâu sắc.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm, phân tích, so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm.

3. Thái độ:

- Yêu mến, cảm phục trước tâm hồn nghệ sĩ đầy lạc quan, yêu thiên nhiên của Bác.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ.

- HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc diễn cảm bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” và trình bày cảm nhận của em về bài thơ?

3. Bài mới:

 Trong thời gian 14 tháng bị chính quyền Tưởng giới Thạch bắt giam, HCM đã viết tập “ Nhật kí trong tù” với 133 bài. đó là một tác phẩm văn chương vô giá, đúng như Xuân Diệu nhận xét “ cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản HCM”. Bên cạnh tình yêu con người, tình yêu đất nước thì tình cảm đối với thiên nhiên là một nét nỗi bật trong thơ Người, đặc biệt là ở những bài thơ viết về trăng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được chứng kiến một cuộc “ Ngắm trăng” thật đặc biệt của Bác Hồ và cũng qua đó ta thấy vẽ đẹp tâm hồn của Bác thể hiện rất rõ trong bài thơ “ Ngắm trăng” 1 bài thơ hay trong tập “ Nhật kí trong tù”.

 

doc 50 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 đến 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẤN 23
TIẾT 85	
NGẮM TRĂNG
 ( Hồ Chí Minh )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục. Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng qua bài “ Ngắm trăng”.
- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ, bình dị, tự nhiên, sâu sắc.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, phân tích, so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm.
3. Thái độ:
- Yêu mến, cảm phục trước tâm hồn nghệ sĩ đầy lạc quan, yêu thiên nhiên của Bác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ.
- HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc diễn cảm bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” và trình bày cảm nhận của em về bài thơ?
3. Bài mới:
 Trong thời gian 14 tháng bị chính quyền Tưởng giới Thạch bắt giam, HCM đã viết tập “ Nhật kí trong tù” với 133 bài. đó là một tác phẩm văn chương vô giá, đúng như Xuân Diệu nhận xét “ cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản HCM”. Bên cạnh tình yêu con người, tình yêu đất nước thì tình cảm đối với thiên nhiên là một nét nỗi bật trong thơ Người, đặc biệt là ở những bài thơ viết về trăng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được chứng kiến một cuộc “ Ngắm trăng” thật đặc biệt của Bác Hồ và cũng qua đó ta thấy vẽ đẹp tâm hồn của Bác thể hiện rất rõ trong bài thơ “ Ngắm trăng” 1 bài thơ hay trong tập “ Nhật kí trong tù”.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HOẠT ĐỘNG 1: 
GV: Gọi hs đọc chú thích *.
HS: Đọc bài.
GV: Giới thiệu thêm về tập “Nhật kí trong tù”.
GV: Bài thơ được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?
HS: Trả lời.
GV: Mùa thu 42 từ Cao Bằng lãnh tụ Nguyễn ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ quốc tế cho CMVN. đến Quảng Tây, người bị nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, rồi bị giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện trong tỉnh Quảng Tây, bị đày ải cực khổ hơn 1 năm trời (29/8/42 -> 10/9/43) trong thời gian đó để Ngâm ngợi cho khuây, vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do, Bác Hồ viết NKTT bằng chữ Hán, tập thơ gồm 133 bài.
 “Ngâm thơ...........tự do.......”
-> NKTT là viên ngọc quý trong kho tàng VHDT.
GV: Hd hs đọc bản phiên âm nguyên tác, sau đó 1HS đọc phần giải nghĩa từ. Gọi 1 HS khác đọc bản dịch nghĩa.( Gv chuẩn bị bài thơ vào bảng phụ)
GV: Đọc bản mẫu dịch thơ.
HS: Đọc bài.
GV: Hd HS tìm hiểu những chú thích sgk. 
GV: Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Gồm mấy phần?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Theo em, người xưa có thú vui gì khi thưởng nguyệt và họ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? có rượu, hoa.. “ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”, “ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” ngắm trăng khi tâm hồn thảnh thơi.
GV: Còn Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? 
“ Chẳng được tự do....trăng thu”.
GV: Vì sao Bác chỉ nhắc đến thiếu hoa và rượu?
HS: Trả lời.
GV: Trước cảnh đẹp đêm trăng, tâm hồn Bác thể hiện như thế nào? Em thử so sánh câu dịch với nguyên tác?
HS: So sánh, nx.
GV: KL.
Nguyên tác: câu nghi vấn.
Câu dịch: Câu tường thuật, sự bối rối, tự vấn đã mất, thay vào đó là một sự phủ định.
GV: Vì sao Bác lại có tâm trạng bối rối như vậy? 
HS: Vì trăng đẹp lộng lẫy như vậy nhưng Người không được “ thưởng nguyệt” một cách thực sự ( không tự do, lại thiếu 2 thứ quan trọng nhất).
HS đọc câu 3, 4 ( lưu ý bản phiên âm).
GV: Dù có bối rối như vậy nhưng Bác vẫn quyết định như thế nào?
HS: Chủ động đón trăng bằng tấm lòng.
GV: Nghệ thuật độc đáo thể hiện ở hai câu thơ này?
HS: Trả lời.
GV: Qua nghệ thuật đó, cho ta biết được gì về quan hệ giữa người và trăng?
HS: Bạn bè.
GV: Có ý kiến cho rằng đây là một sự vượt ngục về tinh thần. Em có suy nghĩ gì về ý kiến đó?
HS: Thảo luận cặp trả lời.
GV: KL.
GV: Em có suy nghĩ gì về việc Bác tự nhận mình là thi gia khi trăng ngắm lại Bác? 
HS: Thảo luận trả lời.
(câu 3 Bác dùng chữ nhân để chỉ người ngắm trăng nhưng câu cuối, người ngắm trăng biến thành thi gia. Trước vằng trăng, không còn tù ngục, không còn tù chỉ có nhà thơ và tri kĩ -vầng trăng. Chỉ với tư cách là thi gia, Bác mới có thể giao hoà thân mật, say sưa đến vậy). 
GV: Qua bài thơ em hiểu được gì về tâm hồn Bác?
HS: Trả lời.
*HOẠT ĐỘNG 3:
GV: Theo em giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ này là gì?
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Chốt lại.
GV gd tư tưởng cho hs.
*HOẠT ĐỘNG 4:
GV: Hd hs làm phần LT.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
2.Tác phẩm:
- Tập thơ “ Nhật kí trong tù”
- Bài thơ được trích trong tập “ NKTT”.
- Sáng tác trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ( Trung Quốc).
2. Thể thơ:
Thất ngôn tứ tuyệt
3. Bố cục: 4 phần.
II. TÌM HIỂU BÀI THƠ:
1. Câu 1, 2:
 “Trong tù không rượu cũng không hoa,
 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: ở tù, không rượu, không hoa.
- Chỉ nhắc thiếu hoa, rượu-> đón nhận đêm trăng đẹp với tư cách của một người thi nhân.
- Tâm trạng: Bối rối, xúc động, xốn xang rất nghệ sĩ.
2. Câu 3, 4:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
- Chủ động đón trăng bằng tấm lòng.
- Tác giả đã sử dung phép nhân hoá, đối
Nhân hướng...............................nguyệt.
Nguyệt...........................................thi gia.
=> quan hệ bạn bè-> 2 cái đẹp giao hoà trở thành bạn tâm giao, tri kỉ.
-> Sự vượt ngục về tinh thần.
* Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, chan hoà, yêu thiên nhiên, phong thái ung dung.
III. TỔNG KẾT:
* Ghi nhớ: SGK
IV. LUYỆN TẬP:
4. Cũng cố:
- Theo em giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ này là gì?
- Qua bài thơ em có rút ra được cho bản thân bài học gì không?
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm nội dung, nghệ thuật.
- Sưu tầm những bài thơ viết về trăng của Bác.
- Xem trước bài tiếp theo: “ Đi đường”
TUẦN 23
TIẾT *
ĐI ĐƯỜNG
 (Hồ Chí Minh)
 I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- HS hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ : Từ việc đi đường gian lao mà nói nói lên bài học đường đời, đường CM.
- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ rất bình dị, tự nhiên, chặt chẽ mang ý nghĩa sâu sắc.
2. Kĩ năng : 
Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ bài thơ.
3. Thái độ : 
Giáo dục HS lòng kính yêu, tự hào về Bác.
II. CHUẨN BỊ : 
- GV : Bài soạn, SGK, bảng phụ.
- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn. 
 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc thuộc bài thơ Ngắm trăng? Nội dung nghệ thuật được tác giả thể hiện trong bài thơ?
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
GV: Hd hs đọc bài thơ.( Gv chuẩn bị bài thơ vào bảng phụ)
GV: Đọc mẫu.
HS: Đọc và tìm hiểu chú thích .
GV: Bài thơ được viết theo thể loại nào?( Chú ý bảng dịch thơ và nguyên tác).
HS: Thể loại của bài thơ : TNTT
HOẠT ĐỘNG 2 :
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài thơ.
Tìm hiểu kết cấu của bài thơ.( GV lưu ý cho hs thể tho giữa phiên âm và dịch thơ)
(Kết cấu bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật có trình tự : Khai (mở) ; Thừa (nâng cao) ; chuyển (chuyển ý) ; hợp (tổng hợp).
HS: Đọc câu 1 :
GV: Câu 1 mở ra ý chủ đạo gì  của bài thơ ?
HS: Nỗi gian lao của người đi đường.
GV: Ý câu thơ có phải chỉ nói riêng về sự vất vả của việc đi đường không ?
HS: Trả lời.
GV: KL.
(Đi đường : chuyển từ nhà lao này-> nhà lao khác là một thực tế song ở đây tác giả cũng muốn nói đến con đường CM đầy khó khăn vất vả.)
GV: Sự khó khăn vất vả đó như thế nào ?
HS: Đọc 2 câu tiếp .
GV: Nghệ thuật sử dụng trong câu thơ ? Tác dụng ?
HS: Điệp ngữ.->Nhấn mạnh sự trùng điệp của núi non hiểm trở gian lao -> Nỗi gian lao vất vả triền miên của con đường đời, con đường CM.
HS: Đọc câu 3 
GV: Ý nghĩa của câu thơ thứ 3 như thế nào ?
HS: Trả lời.
GV: KL.
(Mọi gian lao, vất vả đều đã kết thúc lùi về phía sau, người đi đường đến đỉnh núi cao chót vót. Lúc gian lao nhất đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đứng trên cao điểm tột cùng, đến đích thắng lợi).
HS: Đọc câu thơ thứ 4.
GV: Hd hs phân tích nội dung, ý nghĩa ?
(Câu thơ diễn tả niềm vui bất ngờ đặc biệt, phần thưởng quí giá cho những con người đã vượt qua khó khăn, vất vả -> niềm hạnh phúc lớn lao của người CM khi đã giành thắng lợi).
 HOẠT ĐỘNG 3 : 
GV: Em hiểu gì về nội, dung, nghệ thuật của bài thơ ?
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Chốt lại.
(Bài thơ có hai lớp nghĩa : nghĩa đen : nói về việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý nói về con đường CM, đường đời. Bác muốn nêu lên một chân lí, một bài học rút ra từ thực tế cuộc sống của chính Bác : Con đường CM là lâu dài, vô cùng gian khổ nhưng kiên trì, bền chí vượt qua gian nan, thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ).
GV: Theo em đây có phải là một bài thơ tả cảnh, kể chuyện không ? 
HS: Không phải. Đây là một bài thơ chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lí từ những lời tâm sự chân tình của Bác.
GV: Hd hs rút ra bài học kinh nghiệm.
GV: Cho hs đọc bài đọc thêm ở sgk.
Gv gd tư tưởng cho hs.
I. TÌM HIỂU CHUNG: 
1. Hoàn cảnh sáng tác : 
Trên đường bị giải đi đến nhà lao khác.
2. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. PHÂN TÍCH:
Câu1 : “ Đi đường...................gian lao”
- Nỗi gian lao của người đi đường - > ý chủ đạo. 
- Câu thơ vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa sâu xa.
-Câu 2 :
“ Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”.
- Điệp ngữ -> nhấn mạnh nỗi gian lao vất vả của con đường đời, con đường CM.
Câu 3 :
“Núi cao lên đến tận cùng”
Trải qua nhiều khó khăn vất vả người đi đường đến đích thắng lợi.
->Câu thơ có hàm ý sâu sắc.
Câu 4 : 
“ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”
Niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ của người vượt qua được khó khăn, vất vả.-> niềm hạnh phúc của người CM khi đã giành được thắng lợi.
III. TỔNG KẾT:
*Ghi nhớ: SGK.
4. Củng cố:
Em hiểu gì về nội, dung, nghệ thuật của bài thơ ? Em rút ra được bài học kinh nghiệm gì qua tìm hiểu bài thơ?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo: “ Chiếu dời đô”
TUẦN 23
TIẾT 86, 87
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cungr cố kiến thức và kĩ năng làm kiểu văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Dùng từ đặt câu kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh, sử dụng phương thức ngôn ngữ phù hợp.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu một đồ dùng, viết văn bản thuyết minh.
- Có ý thức trung thực trong giờ làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ:
- GV :Soạn bài, ra đề, đáp án, biểu điểm.
- HS: Ôn tập kĩ về văn thuyết minh.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài Cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: GV: Ghi đề lên bảng
Đề: “ Giới thiệu cách làm bánh tét”
I. Yêu cầu chung:
- Xác định đúng thể loại thuyết minh.
- Sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp.
- Ngôn ngữ chính xác, trong sáng và dễ hiểu.
- Bố cục đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
II ... n trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi và quen thuộc.
3/Thái độ : . Giáo dục HS:
	Tìm và sắp xếp, trình bày luận điểm thành một hệ thống.
B.Phương pháp: Nêu vấn đề. đàm thoại
C. Chuẩn bị:
1/ GV:Nghiên cứu bài, soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định:
II. Bài Cũ: Có những cách nào để trình bày luận điểm thành một đoạn văn? cần lưu ý điều gì trong cách lập luận, trong quá trình diễn đạt?
 III. Bài mới: ĐVĐ ở những tiết trước, các em đã cho biết cách trình bày luận điểm thành đoạn văn, nắm được mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết cũng như mối quan hệ giữa các luận điểm. Tiết học “ Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm” hôm nay nhằm giúp các em cũng cố chắc hơn những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm, biết vận dụng những hiểu biết đó vào bài làm văn nghị luận.
 Hoạt động 1: I/ - Xây dựng hệ thống luận điểm
GV cho HS đọc kĩ lại đề bài (SGK)
Bài làm cần làm sáng tỏ điều gì? cho ai? Nhằm mục đích gì?
Sau đó giáo viên cho học sinh đọc kĩ những luận điểm nêu ra ở SGK. để giải quyết vấn đề, theo em có nên sử dụng hệ thống luận điểm được nêu ở mục II1 đó không? Vì sao?
Em hãy thêm, bớt, điều chỉnh và sắp xếp lại hệ thống luận điểm ấy để đạt được một bố cục rành mạch, hợp lí và chặt chẽ hơn?
GV cho HS tự sắp xếp, gọi 2, 3 HS trình bày. HS khác nhận xét.
*. Tìm hiểu:
a/ Đọc và nhận xét:
Những luận điểm có nội dung không phù hợp: a
Sự sắp xếp các luận điểm chưa thật hợp lí: vị trí của b làm cho bài thiếu mạch lạc; d không nên đứng trước e.
b/ Sắp xếp, điều chỉnh lại:
Đất nước cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên “ Đài vinh quang” 
Quanh ta có những tấm gương.đáp ứng được yêu cầu cảu đất nước.
Muốn giỏi thành tài phải chăm.
Một số bạn ham chơi chưa chăm làm cho thầy cô bố mẹ buồn.
Nếu bây giờ càng ham
Vậy nên bớt vui chơi chịu khó học hành.
Hoạt động 2: II/ -Trình bày luận điểm
Để giúp bạn trình bày luận điểm e thành đoạn văn nghị luận, em sẽ chọn câu nào ở mục 2a để giới thiệu luận điểm e? có phải tất cả các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi ở điểm 2a ghi ở trong bài đều chính xác không? Vì sao?
GV hướng dẫn học sinh có thể chọn câu 1 hoặc 3. yêu cầu học sinh nhận xét sự khác nhau của hai cách đó? 
? em có thể nghĩ thêm cách chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm nào khác không?
Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây (mục 2b SGK) theo trình tự nào để trình bày luận điểm e được rành mạch và chặt chẽ? ( GV cho HS thảo luận nhóm- sau đó gọi đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét để nhận thấy trình tự ấy là hợp lý.
Bài nghị luận nào cũng có kết bài. Vậy có thể suy ra đoạn văn nghị luận nào cũng có kết đoạn không? Em nên viết câu kết cho đoạn văn em vừa viết như thế nào để đáp ứng yêu cầu mà SGK đưa ra.
đoạn văn viết theo cách trên là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? 
Làm thế nào để chuyển đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp và ngược lại? Thay đổi vị trí câu chủ đề
Có phải chỉ cần thay đổi vị trí câu chủ đề không? Không. Cần phải sữa những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn trong bài không bị mất đi
Sau khi học sinh viết đoạn văn trình bày luận điểm. Giáo viên gội 2, 3 HS đọc to trước lớp.
Gọi học sinh khác nhận xét, sau đó giáo viên nêu ý kiến, chỉ rõ ưu khuyết điểm của mỗi học sinh. 
1/. Giới thiệu luận điểm:
2a,
Lưu ý: câu thứ 2- xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm trên vì chúng không có mối quan hệ nhân quả để nối bằng “do- đó”.
 Câu 1,3 được
2/ Sắp xếp luận cứ:
2b,
Trình tự đã hợp lí
2c,
Có thể viết:" Lúc bấy giờ, liệu các bạn muốn vui chơi nữa được không"...
2d,
Chuyển đổi đoạn văn diễn dịch -> qui nạp hoặc ngược lại không khó nhưng phải đảm bảo:
 - Nội dung đoạn văn không thay đổi
 - Các mối quan hệ NP, luận cứ chặt chẽ, phù hợp...
5/. Trình bày đoạn văn nghị luận trước lớp.
 IV. Đánh giá kết quả :
Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần lưu ý điều gì? luận điểm có mối quan hệ như thế nà với vấn đề cần giải quyết?
 V. Hướng dẫn dặn dò :
Bài cũ: 
Nắm kĩ hai ghi nhớ
Làm bài tập mục II4 ( SGK).
Bài mới:
 Chuẩn bị kiến thức cần thiết để viết bài văn số 6, văn nghị luận
Ngày Soạn:
Tiết 103,104:
Viết bài tập làm văn số 6
A. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết văn nghị luận giải thích một vấn đề xã hội gần gũi với các em.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những king nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt.
2/. Kĩ năng:
- Lập luận, tìm và sắp xếp luận điểm, trình bày luận điểm thành đoạn văn nghị luận.
3/. Thái độ: Giáo dục HS:
Có thái độ tu dưỡng rèn luyện thành người toàn diện.
B.Phương pháp: 
C. Chuẩn bị:
1/ GV:Soạn bài, ra đề, đáp án, biểu điểm.
2/ HS: Ôn tập kĩ về văn nghị luận.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định:
II. Bài Cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
GV: Ghi đề lên bảng:
Đề: “ Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Em hãy giải thích câu nói trên.
Yêu cầu:
Xác định đúng kiểu văn bản nghị luận.
Bố cục đầy đủ.
Xác định luận điểm phù hợp.
+ Dàn ý: Mở bài:
- Dẫn dắt vào vấn đề và nêu vấn đề.
 Thân bài.
1/. Giải thích tài đức:
- Tài: Kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng để hoàn thành công việc, đặc biệt trong hoàn cảnh, tình huống khó khăn.
- Đức: Đạo đức, hết lòng phục vụ, tận tụy với công việc, có tác phong tốt. 
2/. Mối quan hệ giữa tài và đức:
	a). Có tài lại có đức thật là đáng quý.
	b). Có tài mà không có đức là vô dụng.
	c). Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
	d). Đức và tài quan hệ với nhau ra sao?
	Bổ sung ý nghĩa chặt chẽ cho nhau, đức là yếu tố quyết định, tài là yếu tố then chốt.
3/. Suy nghĩ về lời khuyên của Bác:
 Kết bài.
Khẳng định lời dạy của Bác
Rút ra bài học cho bản thân.
+ Biểu điểm:
+ Điểm 9, 10: - Đầy đủ nội dung, lập luận chặt chẽ, luận điểm chính xác, phù hợp đầy đủ. Lời văn trong sáng ngôn ngữ dễ hiểu, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
+ Điểm 7, 8: Nội dung cơ bản đầy đủ, hệ thống luận điểm phù hợp song diễn đạt chưa trôi chảy.
+ Điểm 5, 6: Nắm được kiểu bài song diễn đạt còn lũng cũng, sai lỗi chính tả
Điểm 3, 4: Chưa biết cách tìm sắp xếp luận điểm. Diễn đạt còn yếu sai chính tả.
+ Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, bài làm yếu.
IV. Đánh giá kết quả :
GV thu bài và nhận xét giờ làm bài.
V. Hướng dẫn dặn dò:
Bài Cũ:
- Ôn tập lại những kiến thức vè văn nghị luận
- Tìm đọc các văn bản nghị luận và học tập cách viết.
Bài mới:
Soạn bài: Chuẩn bị trước bài câu “ Thuế Máu”
Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa.
Tuần 27
Ngày Soạn:
Tiết 105. 106.
Thuế máu
(Nguyễn ái Quốc )
A. Mục tiêu:
1/.Kiến thức ::Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khóc.
Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bốc lột “ thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.
Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của nguyễn ái quốc trong văn chính luận
2/. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm, phân tích và cảm thụ văn chính luận của Nguyễn ái Quốc.
3/. Thái độ :Giáo dục HS
- Biết đồng cảm với số phận bí thảm của người dân các xứ thuộc địa, căm ghét chiến tranh phi nghĩa.
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận
C. Chuẩn bị :
1/ GV:Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định:
II. Bài Cũ: Em hiểu được giá trị nội dung gì qua văn bản “ Bàn luận về phép học”? văn bản đó có còn giá trị thực tiễn đối với việc học ngày nay không? Giải thích việc nhận xét của em?
 III. Bài mới: ĐVĐ Những năm 20 của thế kĩ XX là thời kì hoạt động sôi nỗi của người thanh niên yêu nước, người chiến sĩ công sản kiên cường Nguyễn ái Quốc. Trong những hoạt đông cách mạng ấy có những sáng tác văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ nhục của người dân bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh. “ thuế máu” là chương đầu tiên của “ Bản án chế độ thực dân pháp” ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa các thử đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân pháp trong việc dùng người dân nước thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh thảm khóc. Lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của thực dân, đế quốc.
 Hoạt động 1: I/ - Tìm hiểu chung
Em biết được điều gì về tác giả?
Dựa vào chú thích, hãy nêu gias trị nội dung của tác phẩm?
Đoạn trích thuế máu thuộc chươg nào trong tác phẩm?
Lưu ý đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận được nghệ thuật trào phúng của tác giả.
GV gọi 3HS đọc 3 phần của văn bản.
GV kiểm tra sự hiểu biết của HS qua một số từ
1/ Tác giả, tác phẩm :
“ Bản án chế độ thực dân pháp”
Vị trí đoạn trích: nằm trong chương 1.
2. Đọc và tìm hiểu từ khó.
.
Hoạt động 2 : III/ - Tìm hiểu văn bản:
Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên cho văn bản là “ Thuế máu”?
Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên điều gì?
Gọi HS đọc diễn cảm phần 1.
Theo em, nội dung của đoạn “ từ đầucông lí tự do” là gì?
? Thái độ của quan trị đối với người dân thuộc địa có điều gì khác ở thời điểm trước chiến tranh và trong khi cuộc chiến tranh bùng nổ?
Em cảm nhận được gì về số phận của người dân nước thuộc địa trong đoạn còn lại?
Vậy số phận thảm thương của họ được miêu tả như thế nào?
Qua đây, tác giả bộc lộ thái độ gì của mình đối với số phận của người dân thuộc địa cũng như đối với quan cai trị thực dân?
Cảm thông, xót xa, bất bình, tố cáo sâu sắc chiến tranh.
1/ Tìm hiểu cách đặt tên chương, tên các phần:
Thuế máu: phản ánh một thủ đoạn bốc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa.
Gợi ý số phận thảm thương của người dân thuộc địa ( bị bóc lột xương máu) bộc lộ sự căm phẫn t/ độ mỉa mai.
Tên các phần: gợi qúa trình lừa bịp bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị.
2/ Chiến tranh và người bản xứ:
Thái độ của các quan trị thực dân đối với người dân thuộc địa:
Trước chiến tranh: bị xem giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như súc vật.
Khi chiến tranh bùng nổ: được tâng bốc, vỗ về, được phong những danh hiệu cao quý.
Thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi.
Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Đột ngột xa lìa quê hương.
Bị biến thành vật hi sinh.
Bị bệnh tật, chết đau đớn.
 IV. Đánh giá kết quả : 
 ? Hiểu nhan đề của văn bản ? Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân bản xứ như thế nào ?
 V. Hướng dẫn dặn dò :
 Về đock kĩ 2 đoạn còn lại, chuẩn bị theo hướng dẫn ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV8 TUAN 15 30DAO.doc