Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Giáo viên: Phạm Ngọc Lành

Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Giáo viên: Phạm Ngọc Lành

Tuần 20

Tiết 73 – 74 NHỚ RỪNG

 (Thế Lữ)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: - Sơ giảng về phong trào thơ mới.

 - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thu71cTa6y học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

2. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn

 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ: Học tập tích cực, hiểu và cảm thông sâu sắc thực tại đã đưa đẩy những con người tiến bộ yêu nước.

B. Chuẩn bị:

1. GV: - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập

- Tranh ảnh liên quan đến bài dạy

- Cuộc đời và sự nghiệp tác giả

2. HS: - Bài soạn

- Một số tác phẩm của tác giả

- Tinh thần học tập tích cực

 

doc 99 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Giáo viên: Phạm Ngọc Lành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8	 Giáo viên: PHẠM NGỌC LÀNH 
CHƯƠNG TRÌNH HỌC KÌ II 
Tuần 20
Ngày soạn: 22/12/2011
Tiết 73 – 74 	 NHỚ RỪNG
	 (Thế Lữ)	
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 	- Sơ giảng về phong trào thơ mới.
	- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thu71cTa6y học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
2. Kỹ năng:	- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn
	- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
	- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: Học tập tích cực, hiểu và cảm thơng sâu sắc thực tại đã đưa đẩy những con người tiến bộ yêu nước.
B. Chuẩn bị:
1. GV: - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
- Tranh ảnh liên quan đến bài dạy
- Cuộc đời và sự nghiệp tác giả
2. HS: - Bài soạn
- Một số tác phẩm của tác giả
- Tinh thần học tập tích cực
C. Hoạt động lên lớp: (90’) 
Hoạt động 1:Khởi động (7’)
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS
3. Giới thiệu bài mới: Mượn lời một con Hổ bị nhốt trong bách thú để bày tỏ sâu sắc , đầy đủ tâm sự u uất của một lớp người vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả dối, ngột ngạt đương thời. đó là tư tưởng xuyên suốt bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (70’)
HS: Đọc chú thích dấu sao SGK/ 5- 6
HS tóm tắt các nét chính về cuộc đời và sự nghiệp tác giả
GV: Cung cấp thêm
+ Thế Lữ là ngôn cờ đầu cho phong trào thơ mới
+ Học hết bậc thành chung (Tương đương THCS) vào cao đẳng mĩ thuật Đông Dương 1 năm sau rồi bỏ học.
+ 1932 tham gia nhóm Tự lực văn đoàn viên trên các tờ Phong hóa, ngày nay. Oâng làm thơ viết tiểu thuyết với bút hiệu khác nhau: Lê Ta, ông còn viết văn châm biếm đã kích.
+ Sáng tác thơ của Thế Lữ được xuất bản thành 2 tập
- Tập “Mấy vần thơ” 1935 gồm những bài có khuynh hướng tìm và ca ngợi cái đẹp và đó cũng là những bài thơ lành mạnh tuy mang nhiều chất thơ mộng.
- Tập “Mấy vần thơ” tập mới (1940 ) nặng tư tưởng bi quan, yếm thế và nghệ thuật có phần kém trước
+ 1937 ông chuyển sang sân khấu (soạn giả, đạo diễn, diễn viên, chủ gánh kịch).
+ Sáu cách mạng tháng tám ông sáng tác, dịch và dàn dựng nhiều vở kịch dài, ngắn có nội dung yêu nước.
+ Ông là chủ tịch hội Nghệ sĩ sân khấu và được tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân.
+ 2000 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh
+ Các tác phẩm chính: Mấy vần thơ (1935-1940) Vàng và máu (1934) Bên đường thiên lôi (1936) Lê Phong phóng viên (1937) Gói thuốc lá (1940) 
Kịch: Lọ Vàng, Ông Kế Cóp, Tục lụy
GV: Giới thiệu cách đọc văn bản: Đọc với giọng to rõ thể hiện sự kìm nén, tù ngục. Chú ý những câu thơ bày tỏ cảm xúc.
GV đọc qua một lần – HS đọc lại bài thơ
 HS: Nhận xét cách đọc văn bản thơ của bạn – GV nhận 
xét chung
GV hỏi: Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
HS trả lời: Bài thơ được làm theo thể thơ 8 chữ 
GV hỏi: Cho biết bài thơ được chia thành mấy phần, hãy nêu nội dung và cho biết từng phần đó?
HS trả lời: 
+ Đoạn 1 – 4: Cảnh Hổ bị giam cầm trong vườn bách thú
+ Đoạn 2 – 3: Cảnh Hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ của nó
+ Đoạn 5: Nỗi khao khát nối tiết tháng 5 hào hùng
HS: Đọc đoạn 1
GV hỏi: Em hiểu gì về hoàn cảnh con Hổ bị nhốt trong vườn bách thú?
HS trả lời: Bị giam cầm, tù hãm
GV hỏi: Bị giam hãm như thế Hổ phải hứng chịu những gì?
HS trả lời: 
+ Nằm dài
+ Giương mắt bé giễu
+ Làm trò lạ mắt, thú đồ chơi
+ Cùng ngang bày cùng bọn Gấu dở hơi và cặp Báo vô tư lự.
GV hỏi: Hổ bị nhốt như thế, Hổ có cam chịu hay không? Câu thơ nào cho em biết điều đó?
HS trả lời: 
Gặm một khối căm hờn trong củi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần dạc
Vinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu ao linh rừng thẳm
HS: Đọc đoạn 4
GV hỏi: Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới con mắt chúa Sơn lâm như thế nào?
HS trả lời: 
+ Cảnh không đời nào thay đổi
+ Cảnh tầm thường giả dối: Hoa chăm, cỏ xen lối phẳng cây trồng, dải nước đen giả suối chẳng thông dòng, len dưới nách những mô gò thấp kém.
+ Cảnh không bí hiểm
GV hỏi: Vậy chúa Sơn lâm có thái độ như thế nào với cảnh đó?
HS trả lời: Đó là thái độ đáng chán, đáng khinh, đáng ghét
GV hỏi: Phải chăng cảnh tầm thường giả dối đó cái thực trạng xã hội?
HS: Thảo luận trả lời
c Tầm thường giả dối của vườn bách thú
c Tầm thường giả dối trong cách nhìn không có gì ẩn chứa của con Hổ
c Tầm thường giả dối của thực trạng trong mắt của con Hổ
c Tầm thường giả dối của thực trạng xã hội dưới con mắt và tâm hồn lãng mạn của tác giả
GV hỏi: Em có nhận xét gì về nhịp thơ cũng như giọng điệu của con Hổ?
HS trả lời: 
+ Nhịp thơ thay đổi đột phá
Hoa chăm / cỏ xén / lối phẳng / cây trồng
Dải nước đen giả suối / chẳng thông dòng
Len dưới nách / những mô gò thấp kém
Dăm vừng lá hiền lành / không bí hiểm
Cũng học đòi / bắt chước / vẽ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả / âm u
+ Giọng giễu nhại, chán chường, khinh miệt
GV hỏi: Em có nhận xét gì về thái độ của con Hổ qua hai đoạn thơ vừa phân tích?
HS trả lời: Ngao ngán, chán ghét, khinh miệt sự giả dối, chật chội, tù túng.
Hết tiết 73 chuyển tiết 74
HS: Đọc đoạn thứ 2 và 3
GV hỏi: Hai đoạn thơ thể hiện tâm trạng của con Hổ ở thực tại hay quá khứ?
HS trả lời: Đó là tâm trạng của thực tại nhớ về quá khứ
GV hỏi: Vậy quá khứ của con Hổ như thế nào? Được thể hiện qua những câu thơ nào?
HS trả lời: Quá khứ hùng vĩ lớn lao với cảnh tượng lớn lao, hùng vĩ 
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Là khiến cho mọi vật điều im hơi
“Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”
“Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
“Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
GV hỏi: Trên cái phong nền hùng vĩ đó hình ảnh Hổ hiện ra như thế nào?
HS trả lời: Hình ảnh oai phong lẫm liệt, đẹp đẽ 
GV hỏi: Phát hiện những biện pháp nghệ thuật được sử dụng qua hai đoạn thơ?
HS trả lời: 
+ Câu thơ sống động, giàu chất tạo hình 
+ Nhiều điệp ngữ: Nào đâu, đâu những lặp đi lặp lại
+ Hàng loạt các câu hỏi tu từ
+ Hình ảnh đối lập, tương phản
GV hỏi: Hai đoạn thơ vừa tìm hiểu hiện lên hình chúa Sơn lâm hùng vĩ, oai phong nhưng kết thúc lại là một câu thơ “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” Cho thấy hổ có nỗi niềm tâm sự gì?
HS trả lời: Đó là tâm sự của sự tiếc nối một thời đã qua
GV hỏi: Hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của hai đoạn thơ vừa tìm hiểu? 
HS: Thảo luận trả lời
c Cảnh đẹp hùng vĩ lại được sống dậy trong lòng của hổ
c Sự tiếc nối một thời đã qua
c Cam chịu hoàn cảnh
c Nỗi nhớ, tiếng than và tâm trạng của khao khát tự do
GV hỏi: Qua tìm hiểu toàn văn bản em hiểu gì về giá trị nghệ thuật mà tác giả đã sử dung trong văn bản? Cảm xúc? Hình tượng trung tâm như thế nào? Hình ảnh trong thơ? Ngôn ngữ và nhạc điệu?
HS: Thảo luận nhóm trên phiếu trắng
GV: Thu phiếu treo bảng phụ, nhận xét
GV nhận xét chung và yêu cầu HS ghi vào vở
Hoạt động 3: Tổng kết: (5’)
? GV hỏi: Qua bài thơ em hiểu gì về nội dung, tư tưởng của nhà thơ?
HS trả lời: Dưa vào phần ghi nhớ SGK/7
GV: Yêu cầu HS đọc to phần ghi nhớ SGK/7
Hoạt động 4: . Luyện tập: (5’)
- HS đọc yêu cầu phần luyện tập
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả, tác phẩm:
 SGK/5 – 6
 2. Bố cục: 3 phần
II. Văn bản:
 1. Cảnh Hổ bị giam cầm ở vườn bách thú:
 - Tù hãm, trò lạ mắt, thứ đồ chơi, chịu ngang bầy cùng bọn gấu và báo.
 - Cảnh tầm thường, giả dối học đòi.
 Ú Thái độ Ngao ngán, chán ghét, khinh miệt sự giả dối, chật chội, tù túng.
 2. Cảnh hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ:
 - Câu thơ sống động, tạo hình
 - Điệp ngữ, hình ảnh tương phản
 - Câu hỏi tu từ
 Ú Nỗi nhớ, tiếng than và tâm trạng của khao khát tự do
 3. Đặc sắc nghệ thuật:
 - Tràn đầy cảm hứng lãng mạn
 - Hình tượng (con hổ) biểu tượng thích hợp và đẹp đẽ thể hiện chủ thể.
 - Ngôn ngữ giàu chất tạo hình
 - Thơ giàu tinh nhạc điệu
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK/7
IV. Luyện tập:
 SGK/7
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò(3’)
- HS đọc diễn cảm lại bài thơ
- Em hiểu gì về tư tưởng tác giả qua bài thơ này?
- Học bài, học thuộc bài thơ
- Xem và soạn bài “Câu nghi vấn”
*************************************************************** 
Tuần 20
Ngày soạn: 24/12/2011
Tiết 75 CÂU NGHI VẤN
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
	 - Chức năng chính của câu nghi vấn
2. Kỹ năng:	 - Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
	 - Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, làm được bài tập
B. Chuẩn bị:
1. GV: - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
- Kiến thức liên quan
- Phương pháp giảng dạy phù hợp
2. HS: - Bài soạn
- Tinh thần học tập tích cực
C. Hoạt động lên lớp: (45’) 
Hoạt động 1:Khởi động (5’)
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS
3. Giới thiệu bài mới: Thường ngày các em vẫn tiếp xúc và nói ra những câu nói, câu thắc mắc cần giải đáp trả lời nhưng chưa nắm được đặc điểm của nó ra sao. Đến với tiết học haôm nay sẽ giúp các em nắm được điều đó.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản cần đạt 
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức mới (15’)
GV: Treo bảng phụ, HS đọc
GV hỏi: Trong đoạn trích, câu nào là câu nghi vấn, những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
HS trả lời: Các câu nghi vấn
+ Sáng ngàycó đau lắm không?
+ Thế làm saokhông ăn khoai?
+ Hay là u.đói quá?
Ú Dựa vào từ nghi vấn: Có..không, (làm) sao hay (là) và dấ ... ì như thế nào?
 => rút ra mối quan hệ giữa học và hành.
 c. Kết bài:
 Khẳng định mối quan hệ giữa học và hành.
III. Nhận xét: 
 - Ưu điểm:
 - Hạn chế:
Gọi h/s đọc lại đề bài.
H: Xác định phương thức biểu đạt?
H: Bàn về vấn đề gì?
H: Bố cục của văn bản gồm mấy phần?
H: Phần đầu trình bày nội dung gì?
H: Lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng trong phần nào của văn bản?
H: Dùng lý lẽ để làm gì?
H: Em sẽ đưa ra luận điểm gì trong bài văn của mình?
H: Cần đưa dẫn chứng từ đâu để làm sáng tỏ vấn đề?
H: Để kết thúc bài làm, ở phần cuối em sẽ làm gì?
Giáo viên nhận xét chung:
 - Ưu điểm:
 Đạt yêu cầu về nội dung kiến thức, cĩ bố cục rõ ràng, một số lập luận chặt chẽ thuyết phục cao.
 - Hạn chế: 
 + Bài làm sơ sài.
 + Chưa rõ luận điểm, dùng cách nĩi chung chung.
 + Diễn đạt sai ngữ pháp, chính tả.
Giáo viên cơng bố điểm, phát bài, đọc một số đoạn chưa rõ ràng.
-> đọc kỹ đề và yêu cầu.
-> nghị luận.
-> mối quan hệ giữa học và hành.
-> 2 phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài.
-> giới thiệu sơ lược về vấn đề và phạm vi dẫn chứng.
-> phần Thân bài để giải quyết vấn đề.
-> giải thích từ ngữ học, hành là gì?
-> nêu ý kiến.
-> từ văn bản của Nguyễn Thiếp.
-> từ đời sống.
-> khẳng định mối quan hệ giữa học và hành.
-> lắng nghe và sửa bài.
4. Củng cố: 10’
 Gọi 2 học sinh làm bài khá tốt đọc bài làm của mình.
 5. Dặn dị: 1’
 - Chuẩn bị: “Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận”.
************************************************ 
Ngày soạn: 13/03/2012
Tuần: 30
Tiết: 116	TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
 TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận
	- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Vân dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
Giúp h/sinh:
 - Nhận biết vai trị của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận.
 - Nắm được bố cục và các thức xây dựng bài văn nghị luận cĩ 2 yếu tố này (phụ).
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (1’)
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới: 
TG
Nội dung bài
Hoạt động thầy
Hoạt động trị
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận:
 - Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải cĩ các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yêu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đĩ cĩ sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
 - Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phụ vụ cho việc làm rõ luận điểm và khơng phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1: 
 - Yếu tố tự sự là:
 + Kể về hồn cảnh sáng tác của bài thơ.
 + Kể lại tâm trạng của Bác.
=> Giúp người đọc hiểu rõ về vấn đề nghị luận.
 - Yếu tố miêu tả là:
 + Trời xứ Bắc trong đêm trăng sáng.
 + Cảm xúc từ lịng người.
 => Giúp người đọc hình dung rõ hơn cảnh đẹp và tâm tư của người tù cách mạng.
 Bài tập 2:
 - Cĩ thể sử dụng yếu tố tự sự khi cần kể về một kỷ niệm với bài ca dao/câu chuyện liên quan đến bài ca dao.
 - Dùng yếu tố miêu tả để gợi vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới( 15’)Gọi h/s đọc đoạn trích a trang 113 - SGK.
H: Xác định yếu tố tự sự trong đoạn văn?
Yêu cầu h/s đọc đoạn trích b trang 114 - SGK.
H: Yếu tố miêu tả trong đoạn này là gì?
H: Tại sao 2 đoạn văn trên cĩ các yếu tố tự sự và miểu tả nhưng khơng phải là văn bản miêu tả/tự sự?
H: Nếu đoạn trích a và b khơng sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả thì mục đích của tác giả cĩ đạt được khơng? Vì sao?
H: Nếu chỉ để những đoạn này mà khơng cĩ từ ngữ, lý lẽ thì sao?
=> H: Trong văn nghị luận yếu tố miêu tả và tự sự cĩ vai trị gì?
Gọi h/sinh đọc mục 2 trang 115, chia h/sinh ra 4 nhĩm thảo luận trong 5 phút.
N1: Xác định yếu tố tự sự trong văn bản trên?
N2: Yếu tố miêu tả trong văn bản này là gì?
N3 và N4: Vì sao văn chỉ kể và tả một số chi tiết và hình ảnh?
=> khẳng định vai trị .
Gọi h/sinh đọc yêu cầu bài tập 1: cho h/sinh đọc kỷ yêu cầu, chỉ định 2 h/sinh lên bảng giải bài tập.
Hướng dẫn h/sinh nhận xét, giáo viên uốn nắn, bổ sung.
Hướng dẫn h/sinh làm bài tập 2.
H: Yếu tố tự sự để trình bày trong bài viết này là kể về gì?
H: Em sẽ miêu tả đối tượng nào trong việc trình bày luận cứ ở đây?
-> đọc đoạn văn “Thuế máu”.
-> kể lại việc bắt lính và vịi tiền của bọn thực dân.
-> đọc tiếp đoạn b.
-> người lính thuộc địa bị bắt xích, nhốt, cĩ người canh gác.
-> h/sinh tham gia tranh luận.
-> khơng, lý giải nguyên nhân.
-> khơng là văn bản nghị luận mà chỉ đơn thuần là kể và tả.
=> phát biểu ý kiến.
-> thảo luận nhĩm theo yêu cầu.
-> kể việc mang thai kỳ lạ của mẹ chàng Trăng; những chiến cơng của người Hán.
-> ngựa đá, vầng sáng bạc, chiếc khăn lệnh, vế chân voi, ngựa,...
-> tả và kể để làm dẫn chứng sáng tỏ vấn đề.
-> đọc bài tập theo hướng dẫn.
-> h/sinh làm bài, quan sát bài làm của bạn để nhận xét và sửa chữa.
-> nêu ý kiến.
-> xác định đối tượng và mục đích miêu tả.
 4. Củng cố: 4’
 Cho h/sinh đọc thêm trang 117.
 - Học bài.
 - Hồn chỉnh bài tập.
 - Chuẩn bị: “Ơng Giuốc - đanh mặc lễ phục”. 
*****************************************************************
Ngày soạn: 14/03/2012
Tuần: 31
Tiết: 117-118: ÔNG GIUỐC ĐANH MẶC LỄ PHỤC
( Trích Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Tiếng cười chế giễu thói “ Trưởng giả học làm sang”
	- Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động hấp dẫn.
2. Kỹ năng:
	- Đọc phân vai kịch bản văn học
	- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch
3. Thái độ: Hiểu và biết phân biệt được bản tính của con người, nhằm hình thành nhân cách của bản thân trong mọi hoàn cảnh.
B. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, đọc văn bản.
C. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Yếu tố tự sự và miêu tả cĩ vai trị như thế nào trong văn nghị luận? Cho ví dụ minh hoạ?
 3. Bài mới: 
 Dựa trên cuộc đời tác giả với những đĩng gĩp nghệ thuật của ơng để vào bài.
TG
Nội dung bài
Hoạt động thầy
Hoạt động trị
I. Giới thiệu: 
 1. Tác giả: 
 - Mơ-li-e (1622 - 1673) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp. Ơng cĩ cơng sáng lập nền hài kịch Pháp và cịn là diễn viên kịch.
 - Tác phẩm chính: Lão hà tiện; Trưởng giả học làm sang; Người bệnh tưởng.
 2. Văn bản:
 - Xuất xứ: trích từ lớp kịch kết thúc hồi II trong vở kịch 5 hồi “Trưởng giả học làm sang” (1670).
 - Thể loại: hài kịch.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Diễn biến hành động kịch:
 - Địa điểm: phịng khách nhà ơng Giuốc-đanh.
 - Gồm 2 cảnh: 
 + Cảnh 1: Cuộc thoại giữa ơng Giuốc-đanh và phĩ may.
 + Cảnh 2: Cuộc thoại và hoạt động của ơng Giuốc-đanh với bọn thợ phụ, thêm dàn nhạc và điệu nhảy.
 2. Cảnh 1:
 - Thĩi học địi làm sang của ơng Giuốc-đanh thể hiện qua việc bắt chước cách ăn mặc của tầng lớp quý tộc Pháp.
 - Bọn thợ may dựa vào sự dốt nát, quê kệch của ơng để trục lợi: bớt vải áo + da giày; may áo ngược khơng phải đền.
 => Lời thoại và hành động của 2 nhân vật gây cười sảng khối.
 3. Cảnh 2: 
 - Thĩi học địi làm sang của ơng ta thể hiện ở sự hợm hĩnh, thích được xưng hơ, tâng bốc như đối với người quý phái.
 - Lợi dụng thĩi thích phỉnh nịnh này bọn thợ phụ đã moi tiền của ơng ta.
=> lời thoại và hoạt động của nhân vật gây cười.
 4. Nghệ thuật:
 - Yếu tố gây cười: sự ngu dốt, thĩi học địi làm sang, người mặc áo hoa ngược.
 - Nghệ thuật đối lập: thích sang trọng, danh giá và ngu dốt, quê kệch.
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ SGK trang 122).
Hướng dẫn h/s tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
-> giới thiệu thêm về thân tế tác giả và nội dung chính của tác phẩm tiêu biểu.
H: Văn bản cĩ xuất xứ như thế nào?
H: Xác định thể loại của văn bản?
Hướng dẫn h/s đọc văn bản (phân vai).
-> chuyển ý.
H: Lớp kịch này diễn ra ở đâu? Vì sao tác giả chọn nơi này để diễn ra sự việc?
H: Lớp kịch này gồm cĩ cảnh nào?
H: Tại sao càng diễn thì lớp kịch càng sơi động? 
-> tăng tính hài hước sâu sắc.
(Hết tiết 1)
H: Em hiểu gì về tên tác phẩm “Trưởng giả học làm sang”?
H: Tính cách học địi làm sang của ơng Giuốc-đanh trong cảnh 1 là gì?
H: Dựa vào đâu mà bọn thợ may lợi dụng được lão ta? Họ được gì?
H: Qua cảnh này ta cười ai, cười gì ở họ?
(cả 2: 1 dốt nát mà địi sang; 1 tráo trở, xấu xa).
H: Thĩi học địi làm sang của ơng cịn thể hiện như thế nào trong đoạn 2?
H: Vì sao bọn thợ phụ lại tâng bốc ơng ta?
H: Em cĩ nhận xét gì về nhân vật trong cảnh kịch?
(Vì danh dự hão ơng ta mất nhiều tiền; để cĩ tiền bọn thợ phụ hạ mình thấp kém).
H: Qua văn bản, em hiểu gì về các nhân vật và cách xây dựng tính cách nhân vật của Mơ-li-e?
-> mỗi nhân vật xuất hiện gây tiếng cười khác nhau.
-> giới thiệu năm sinh, năm mất của tác giả, tài năng và cơng lao của ơng đối với nghệ thuật sân khấu.
-> giới thiệu tác phẩm được trích đoạn.
-> hài kịch.
-> đọc phân vai, cố gắng diễn đạt tính cách nhân vật qua giọng và lời.
-> nêu ý kiến.
(-> bộ lộ rõ bản chất phơ trương, ngu dốt của nhân vật).
-> dựa trên cuộc thoại của các nhân vật để phân cảnh.
-> số lượng người tăng, cĩ thêm âm thanh và động tác.
-> nêu ý kiến theo sự cảm nhận.
-> nêu biểu hiện.
-> dựa vào sự thiếu hiểu biết, dốt nát của ơng ta.
-> ăn bớt vải, da may áo và giày.
-> nêu ý kiến.
-> nêu dẫn chứng.
-> nêu nhận xét.
-> nêu ý kiến của bản thân.
-> nêu ý kiến.
 4. Củng cố: 4’
 Hướng dẫn h/s tập đĩng vai diễn dịch.
 5. Dặn dị: 1’
 - Chuẩn bị diễn kịch.
 - Học bài.
 - Chuẩn bị: “Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu”.
************************************************* 
Ngày soạn: 17/03/2012
Tuần: 31
Tiết: 119 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU - LUYỆN TẬP 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới( 15’)
Ngày soạn: 18/03/2012
Tuần: 31
Tiết: 120 LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới( 15’)
Ngày soạn: 20/03/2012
Tuần: 32
Tiết: 121 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới( 15’)
Ngày soạn: 20/03/2012
Tuần: 32
Tiết: 122 CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT ( LỖI LÔ-GÍC )
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới( 15’)
Ngày soạn: 21/03/2012
Tuần: 32
Tiết: 123-124 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 LANH.doc