Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Long Vĩnh

CÂU NGHI VẤN (Tiếp theo)

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc,

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

 Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.

 2/ Kĩ năng:

 Vận dụng kiền thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 03 /01/2011	TUẦN 22
ND: 10 /01/2011	TIẾT 79
CÂU NGHI VẤN (Tiếp theo)
= a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc,
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
	Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.
 2/ Kĩ năng: 
	Vận dụng kiền thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? cho một ví dụ và giải thích?
3/ Bài mới: Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn thay đổi thì câu văn cũng luôn thay đổi để thực hiện chức năng diễn đạt chính xác tới mức tinh tế những cảm xúc, những tâm trạng vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Vì thế các em sẽ gặp rất nhiều câu văn có hình thức giống câu nghi vấn nhưng trên thực tế nó không phải là một câu nghi vấn đích thực. Ví dụ:
 + Mày muốn ăn dòn hả? (đe dọa).
 + Không chờ em thì chờ ai? ( khẳng định).
 Vậy ngoài chức năng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác? Câu trả lời sẽ nằm trong tiết học hôm nay.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Gọi HS đọc các đoạn trích trang 21 SGK.
? Trong những đoạn trích đó câu nào là câu nghi vấn?
? Câu nghi vấn trong những đoạn trích trên có dùng để hỏi không?
? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì? ( Gợi ý: Cầu khiến; khẳng định; phủ định; đe dọa; bộc lộ tình cảm, cảm xúc).
? Hãy nhận xét dấu kết thúc trong những câu nghi vấn trên? (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).
? Qua phân tích các ví dụ trên, em thấy câu nghi vấn ngoài chức năng chính dùng để hỏi thì còn chức năng nào khác?
Ø HS đọc các đoạn trích theo yêu cầu.
Ø a) Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?
b)Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
c) Có biết không?... Lính đâu? Sao bây dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
d) Cả đoạn trích.
e) Con gái tôi vẽ đây ư?
Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
Ø Chức năng của các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên không nhằm mục đích để hỏi.
Ø a) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc( sự hoài niệm, tiếc nuối).
b) Đe dọa.
c) Cả bốn câu đều dùng để đe dọa.
d) khẳng định.
e) Cả 2 câu đều bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên).
Ø Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ2 ở câu (e) kết thúc bằng dấu chấm than, chứ không phải dấu chấm hỏi.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
III – CÁC CHỨC NĂNG KHÁC:
 - Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng khác là dùng để khẳng định, mỉa mai, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
 - Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Hoạt động 3: Luyện tập
Gọi HS đọc bài tập 1 trang 22 SGK.
? Câu nào là câu nghi vấn? Những câu nghi vấn đó dùng để làm gì?
? Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 SGK.
? Trong những đoạn trích trên có những, câu nào là câu nghi vấn? đặc điểm nào cho biết đó là câu nghi vấn? 
? Những câu nghi vấn đó dùng để làm gì?
? Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương? Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đó?
? Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để:
 + Yêu cầu một người bạn kể lại nội dung của một bộ phim vừa được trình chiếu? 
 + Bộc lộ tình cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học.
HS đọc bài tập 1 theo yêu cầu.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II- LUYỆN TẬP:
 1/ Bài tập 1:
1a) Con người đáng kính ấy . . . có ăn ư? à Bộc lộ tình cảm cảm xúc( Sự ngạc nhiên).
1b) Trừ câu “than ôi!” tất cả các câu còn lại đều là câu nghi vấn àPhủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
1c) Sao ta không ngắm. . . nhẹ nhàng rơià Cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
1d) Ôi, nếu thế thì đâu còn là quả bóng bay. à Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
 2/ Bài tập 2:
2a) “sao cụ lo xa thế?”
 “Tội gì. . . để lai?”
 “ Ăn mãi . . . gì mà lo liệu?”
2b) “Cả đàn bò. . . làm sao?”
2c) “Ai dám bảo. . . tình mẫu tử?”
2d) Thằng bé kia mày có việc gì?
 “Sao lại đến đây mà khóc?”
 * Những từ in đậm và dấu chấm hỏi ở cuối câu thể hiện đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
2a) Cả 3 câu đều nhằm phủ định.
2b) Bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại.
2c) Khẳng định. 
2d) Cả 2 câu dùng để hỏi.
2a) Sao cụ lo xa quá thế? Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? 
ó Cụ không phải lo xa quá như thế. Không nên nhịn đói mà để tiền lại. Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.
2b) Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?
ó Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không.
2c) Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
ó Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.
 3/ Bài tập 3:
 a)Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “ cánh đông hoang” được không?
 b) (Lão Hạc ơi!)Sao đời lão khốn cùng đến thế?
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học bài, làm tiếp bài tập 4 SGK, trang 24.
- Tìm các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn được sử dụng với chức năng khác chức năng chính, phân tích tác dụng.
 - Soạn bài: Thuyết minh về một phương pháp( cách làm). 	
+Đọc 2 bài giới thiệu trang 24, 25 SGK và xác định các nội dung và cách làm trong mỗi bài giới thiệu.
 + Chuẩn bị trước bài luyện tập 1 và 2 trang 26- 27 SGK.
NS: 05/01/2011	 TUẦN 22
ND: 10/01/2011	 	 TIẾT 80	 Tập làm văn:
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (cách làm)
 = a= a = a= a = a = a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Bổ sung kiến thức về văn thuyết minh.
 - Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
 2/ Kĩ năng: 
Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm).
Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Khi làm bài văn thuyết minh cần chú ý đến điều gì? Các ý trong bài văn thuyết minh được sắp sếp như thế nào? 
 - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: Các em đã được luyện tập cách thuyết minh một thể thơ, một thể loại văn học, một đồ dùng, một dụng cụ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em học cách thuyết minh một phương pháp, một cách làm. Ở bài này đòi hỏi các em phải biết quan sát đối tượng. Các em không còn là khách thể bên ngoài nữa mà các em phải nhập cuộc là hoạt động của chính các em – một hoạt động có mục đích và trừu tượng hơn.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
* Gọi HS đọc văn bản a trang 24 SGK.
? Văn bản thuyết minh về vấn đề nào gì? 
? Các phần thuyết minh của văn bản này là gì? Phần nào là trọng tâm nhất?
? Phần nguyên liệu nêu ra để làm gì ? có cần thiết không?
? Phần cách làm được trình bày như thế nào? Theo trình tự nào?
? Phần yêu cầu thành phẩm có cần thiết không? Vì sao?
? Đọc đoạn van b và cho biết văn bản thuyết minh hướng dẫn cách làm vấn đề gì?
? Phần nguyên liệu cách làm, yêu cầu thành phẩm được giới thiệu có gì khác với văn bản a?
? Tại sao có sự khác nhau giữa văn bản a và văn bản b?
? Hãy nhận xét lời văn trong văn bản a và văn bản b?
? Qua những gì đã phân tích trên, em rút ra bài học gì về cách thuyết minh một phương pháp?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø a) Văn bản thuyết minh phương pháp làm đồ chơi. Tên đồ chơi: Em bé đá bóng.
- Các phần chủ yếu của văn bản thuyết minh này là: Nguyên vật liệu, cách làm
(quan trọng nhất), Yêu cầu thành phẩm.
 Ø + Phần nguyên liệu không thể thiếu vì nếu thiếu không thể thuyết minh, giới thiệu, không có điều kiện vật chất để chế tác thành phẩm. Nếu chỉ nêu phương pháp cách thức làm thì sẽ không tránh khỏi trừu tượng.
Ø + Cách làm bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng nhất vì nội dung phần này giới thiệu đầy đủ và tỉ mỉ cách chế tác hoặc cách chơi, cách tiến hành để người đọc làm theo. Cách trình bày phần này cần cụ thể, tỉ mỉ, dễ hiểu, để người đọc cứ theo đó mà làm. Ở đồ chơi em bé đá bóng bằng quả thông,phần dạy cách làm có 5 bước: Cách tạo thân, đầu, làm mũ, cách làm bàn tay, chân, cách làm quả bóng, gắn hình người lên sân cỏ.
Ø + Yêu cầu thành phẩm cũng rất cần thiết vì: nó sẽ giúp người làm so sánh, điều chỉnh và sửa chữa thành phẩm của mình.
b) Văn bản thuyết minh phương pháp nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc.
- Phần nguyên liệu: Ngoài loại gì còn thêm phần định lượng bao nhiêu củ, quả, bao nhiêu gam, tùy theo số người dùng.
- Phần cách làm: Đặc biệt chú ý đến trình tự trước sau,chú ý thời gian của mỗi bước.
- Phần yêu cầu thành phẩm: chú ý 3 mặt: Trạng thái, màu sắc, mùi vị.
Ø Lí do khác nhau là vì: Thuyết minh cách làm một món ăn nhất định phải khác cách làm một đồ chơi.
Ø Lời văn ngắn gọn, súc tích, vừa đủ.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
I- GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM): 
 - Điều kiện: người viết phải tìm hiểu, quan sát, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.
- Yêu cầu của việc trình bày:
 + Cụ thể, rõ ràng về điều kiện, cách thức, trình tự thực hiện và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm.
 + Lời văn thuyết minh cần ngắn gọn, chính xác, rõ nghĩa.
Hoạt động 3: Luyện tập
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 trang 26 SGK.
? Hãy lập dàn bài thuyết minh một đồ dùng trong sinh hoạt?
(GV hướng dẫn để HS biết từ 2 bài mẫu trên vận dụng vào việc thuyết minh một đối tượng mới. Phải làm cho HS biết khi cần thuyết minh một phương pháp, một cách làm thì phải làm gì? Bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?)
Gọi HS đọc văn bản phương pháp đọc nhanh.
? Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề ở đây như thế nào?
? Cho biết nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài?
? Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø Những số liệu nhằm tăng sức thuyết phục trong việc giới thiệu PP đọc nhanh.
II- LUYỆN TẬP:
1/ Bài tập 1:
Dàn bài thuyết minh chiếc mâm cơm:
MB: Chiếc mâm đã xuất hiện từ rất lâu.
- Đây là vật dụng quen thuộc gắn bó thân thiết với đời sống vật chất và tinh thần của người dân nước ta.
- Ở mỗi gia đình hầu như đều có một chiếc mâm cơm.
TB: * Tả chiếc mâm:
 + Hình dáng và kích cỡ: Mâm hình tròn đường kính từ 6-7 tấc.
 + Chất liệu: Ngày xưa, mâm làm bằng gỗ, bằng đồng. Ngày nay được làm bằng nhôm nhẹ và tiện.
* Công dụng của chiếc mâm: 
 + Để bày thức ăn trong bữa cơm gia đình.
 + Vì mâm tròn nên ngồi chỗ nào người ăn cũng có thể gắp thức ăn dễ dàng.
 + Mọi người ngồi xung quanh mâm cùng ăn nên tạo được không khí thân mật.
KB: Hình ảnh chiếc mâm gợi khung cảnh sum hợp gia đình. Dù cuộc sống có phát triển nhưng chiếc mâm vẫn không thể vắng bóng trong đời sống của chúng ta nhất là ở nông thôn.
2/ Bài tập 2:
* Cách đặt vấn đề: Từ rộng đến hẹp.
Trình bày lần lượt các ý sau:
 + Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người ở thời đại khoa học, máy móc phát triển.
 + Để gánh vác được vai trò đó con người phải đọc.
 + Số lượng rất lớn về đầu sách, trang in của ngành in thế giới.
 + Cách đọc như thế nào trước núi tư liệu đó?
* Các cách đọc:
 + Đọc thành tiếng.
 + Đọc thầm( gồm đọc theo dòng, theo ý).
* Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh: 
 + Nội dung: Phương pháp đọc nhanh là phương pháp không theo từng câu mà thu nhận ý chung qua bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.
 + Hiệu quả: Đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lọc bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà ít tốn thời gian, đặc biệt cơ mắt ít mỏi.
* Những số liệu nhằm tăng sức thuyết phục trong việc giới thiệu PP đọc nhanh.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học bài, lựa chọn một đồ chơi hoặc một trò chơi quen thuộc nhất để viết một bài thuyết minh
- Sưu tầm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) trong một số báo, tạp chí.
- Lập dàn bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm) để tạo nên một sản phẩm cụ thể.
 - Soạn bài: Tức cảnh Pác Bó. 	
 + Đọc văn bản, Tìm hiểu chú thích SGK trang 28. Tìm hiểu đôi nét về Bác Hồ.
 + Chuẩn bị các câu hỏi đọc - hiểu văn bản trang 29 SGK.
NS: 06/01/2011	 TUẦN 22
ND: 13/01/2011	 	 TIẾT 81	 Văn bản:
TỨC CẢNH PÁC BÓ
 = a= a = a= a = a = a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Bước đầu biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ tiêu biểu của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí minh.
 - Thấy được nghệ thuật độc đáo và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: Sử dụng thể loại tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
 2/ Kĩ năng: 
Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định
2.Kiểm tra 15 phút: 
 Đọc thuộc lòng bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu và cho biết tâm trạng nhà thơ như thế nào?
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích SGK, giới thiệu đôi nét về tác giả?
? Hãy giới thiệu đôi nét về thể thơ?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Tác giả:
Hồ Chí Minh (1890 – 1969): nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
2/ Tác phẩm:
 Tức cảnh Pác Bó: được viết theo thể thơ tứ tuyệt, ra đời tháng 2 – 1941 khi Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
?GV đọc văn bản một lần và gọi HS đọc lại. 
? Em quan sát cấu tạo câu chữ, vần của văn bản này, hãy cho biết Tức cảnh Pác Bó được viết theo thể thơ nào?
? Em nhận ra phương thức biểu đạt nào được kết hợp trong văn bản này? Trong đó phương thức nào là chủ yếu?
*Theo nội dung bài thơ có thể tách bài thơ thành 2 ý:
 +Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó.
 + Cảm nghĩ của Bác.
? Những lời thơ nào tương ứng với 2 ý trên?
? Câu thơ Sáng ra bờ suối tối vào hang có gì đặc biệt? Chỉ ra cấu tạo đăc biệt đó?
? Theo em, phép đối này có sức diễn tả sự việc và con người như thế nào? 
? Hãy giải thích nghĩa hành động ra suối, vào hang của người cách mạng Hồ Chí Minh?
? Từ câu thơ đầu đã cho ta hiểu gì về cuộc sống của Bác ở hang Pác Bó?
? Dựa vào chú thích sách giáo khoa, hãy giải thích nghĩa lời thơ: cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng?
? Hai câu thơ đầu giọng điệu êm ái nhẹ nhàng. Điều này phản ánh trạng thái tâm hồn của Bác như thế nào?
? Trong câu thơ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng đối ý và đối thanh như thế nào?
? Ba câu thơ đầu kể việc sinh hoạt và làm việc của Bác khi ở Pác Bó. Từ đây, em hình dung người cách mạng ở đây như thế nào?
? Đến câu thơ cuối cùng thì cuộc đời cách mạng em thấy cuộc đời cách mạng của Bác diễn ra nhu thế nào ở hang Pác Bó?
? Người cách mạng ở Pác Bó sau bao nhiêu gian khổ vẫn cảm thấy cuộc đời cách mạng thật là sang. Em hiểu cái sang của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này như thế nào?
? Niềm vui trước cái sang trước một cuộc sống đầy gian khổ cho ta hiểu thêm vẻ đẹp nào trong cuộc sống của Bác?
? Để thể hiện những nội dung trên, Bác đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật nào?
? Cho biết bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
ØHS đọc văn bản 2 lần
ØThể thơ thất ngôn tứ tuyệt được viết bằng chữ quốc ngữ.
Kết hợp tự sự với biểu cảm. Trong đó, biểu cảm là chủ yếu.
ØCảnh sinh hoạt và làm việc: câu 1-2-3.
 Cảm nghĩ của Bác: Câu 4.
ØDùng phép đối:
 + Đối vế câu: Sáng ra bờ suối >< tối vào hang
 + Đối thời gian: sáng >< tối.
 + Đối không gian: suối >< hang.
 + Đối hoạt động: ra >< vào.
ØDiễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của con người. Diễn tả mối quan hệ gắn bó hòa hợp giữa con người và thiên nhiên Pác Bó.
ØRa suối tức là ra nơi làm việc mà bàn làm việc là một phiến đá trên bờ suối.Vào hang là vào hang Pác Bó – Nơi sinh hoạt hàng ngày sau buổi làm việc.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØCháo bẹ: cháo ngô.
Rau măng: là măng rừng.
Cháo ngô và măng rừng là những thứ luôn có sẵn trong bữa ăn của Bác ở Pác Bó.
Ø Trong gian khổ vẫn thư thái, vui tươi say mê cuộc sống cách mạng, hòa hợp với thiên nhiên và con người Pác Bó.
ØĐối ý: Điều kiện làm việc tạm bợ (bàn đá chông chênh)/ Nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm (dịch sử Đảng).
Đối thanh: Bằng (chông chênh) / trắc (dịch sử Đảng).
ØCon người cách mạng luôn yêu cuộc sống, yêu công việc cách mang. Luôn tìm thấy niềm vui hòa hợp giữa tâm hồn với cách mang với thế giới tạo vật. Làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào.
ØSinh hoạt, làm việc đều đặn trong hang, bên suối.
 àTrong hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn có niềm vui của cuộc đời cách mạng thật là sang.
ØSang là sang trọng, giàu có.àỞ đây sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn gian khổ thiếu thốn khuất phục. Ở đây còn cái sang trọng giàu có của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hòa hợp tự tin, thư thái trong sạch với thiên nhiên, đất nước.. . 
Ø Lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng mà người theo đuổi.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nội dung:
Hiện thực cuộc sống của Bác Hồ ở Pác Bó:
- Nhiều gian khổ, thiếu thốn;
- Sự nghiệp lớn dịch sử Đảng đòi hỏi phải có niềm tin vững chắc, không thể lay chuyển.
- Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên giữa thiên nhiên Pác Bó mang vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng với phong thái ung dung, tự tại.
2/ Nghệ thuật:
 - Có tính chất ngắn gọn. hàm súc.
 - Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống; vừa có tính chất mới mẽ, hiện đại.
 - Có lời thơ bình dị pha giọng đùa vui, hóm hỉnh.
 - Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.
3/ Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ,nắm những nội dung đã tìm hiểu trong tiết học.
- So sánh, đối chiếu hình thức nghệ thuật của bài thơ với một bài thơ tứ tuyệt tự chọn.
 - Soạn bài: Câu cầu khiến.	
+ Đọc tìm hiểu ngữ liệu để nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
	+ Chuẩn bị trước bài luyện tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 31-32-33 SGK.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22(1).doc