Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22, tiết 83 Tập làm văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22, tiết 83 Tập làm văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Tuần 22, tiết 83

Tập làm văn: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

- Biết cách viết bài thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên cơ sở chuẩn bị kĩ càng, hiểu biết sâu sắc và toàn diện về danh lam thắng cảnh nào đó.Nắm vững bố cục của bài thuyết minh đề tài này.

- Rèn luyện kỹ năng đọc, tra cứu, ghi chép, quan sát (danh lam thắng cảnh) để phục vụ cho bài viết.

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương.

B. CHUẨN BỊ:

- Gv: Nắm nội dung bài học.

Hệ thống câu hỏi – khả năng tích hợp VB: Tức cảnh Pác Pó, TV: Câu cầu khiến.

Thực tế địa phương

- HS: Soạn các câu hỏi. Tập quan sát cảnh tại địa phương

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22, tiết 83 Tập làm văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/1/2010
Ngày dạy: 21/1/2010
Tuần 22, tiết 83
Tập làm văn: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
- Biết cách viết bài thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên cơ sở chuẩn bị kĩ càng, hiểu biết sâu sắc và toàn diện về danh lam thắng cảnh nào đó.Nắm vững bố cục của bài thuyết minh đề tài này.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, tra cứu, ghi chép, quan sát (danh lam thắng cảnh) để phục vụ cho bài viết.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương.
B. CHUẨN BỊ:
- Gv: Nắm nội dung bài học.
Hệ thống câu hỏi – khả năng tích hợp VB: Tức cảnh Pác Pó, TV: Câu cầu khiến.
Thực tế địa phương
- HS: Soạn các câu hỏi. Tập quan sát cảnh tại địa phương
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Khi thuyết minh một PP làm người viết phải chú ý điều gì? 
- Khi thuyết minh phải trình bày ntn? 
- Lời văn trong bài thuyết minh phương pháp? 
	(Ghi nhớ sgk / Tr 26)
3. Bài mới:
² Hoạt động 1: (1 phút)
Giới thiệu bài
Thuyết minh rất cần thiết trong đời sống. Đối tượng thuyết minh phong phú đa dạng. Sau những chuyến tham quan du lịch, chúng ta có thể giới thiệu cho mọi người một danh lam thắng cảnh của đát nước hoặc của quê hương nơi mình đang sống. Vậy phương pháp thuyết minh về danh lam thắng cảnh như thế nào tiết học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
² Hoạt động 2: (20 phút)
Hướng dẫn tìm hiểu bài văn mẫu và rút ra nhận xét
HS: Đọc bài văn mẫu sgk T31
? Bài viết giới thiệu thắng cảnh nào ở Hà Nội?
- Văn bản đã giới thiệu HHK – ĐNS là 2 di tích lịch sử nằm giữa thủ đô Hà Nội.
? Vì sao lại giới thiệu một lúc hai đối tượng?
- Có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau.
? Bài TM đã giúp em hiểu biết những gì về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn?
HS: Hiểu được HHK – ĐNS là 2 di tích nổi tiếng nằm ở giữa thủ đô Hà Nội.
? Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy cần có kiến thức gì?
- Cần có kiến thức sâu rộng về đối tượng: kiến thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa 
? Làm thế nào để có kiến thức rộng về một danh lam thắng cảnh?
- Nghiên cứu tài liệu, đọc sách, đến tận nơi tham quan đối tượng TM.
? Bài viết được sắp xếp theo bố cục và thứ tự ntn?
? Theo em bài này có thiếu sót gì về bố cục?
- Bài này thiếu MB, KB à Bài làm khô khan.
? Có thể bổ sung thêm những kiến thức gì cho bài thuyết minh về HHK và ĐNS?
- Phần mở bài, kết bài
- Vị trí, diện tích: Thuộc quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà nội, rộng 5,29 km2 
- Vị trí tháp Rùa: Giữa hồ.
- Vị trí đền NS: Trên hòn đảo ngọc của hồ.
- Cầu Thê Húc: Nối từ bờ hồ ra hòn đảo Ngọc nơi có đền NS.
- Quang cảnh xung quanh hồ: Cây cối, màu nước...
- Kết hợp miêu tả, bình luận.
? Phương pháp thuyết minh ở bài này là gì?
Gv: Chốt lại các ý
? Theo em muốn viết bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh thì ra phải làm gì? 
? Bài giới thiệu cần sắp xếp ntn?
- GV treo bảng phụ ghi phần ghi nhớ (sgk/ Tr 34)
HS đọc ghi nhớ: sgk/ Tr 34
² Hoạt động 3: (15 phút)
Hướng dẫn luyện tập
HS: Đọc yêu cầu bài tập
Thảo luận – trình bày 
- HS nhận xét
Gv: Chốt lại, treo bảng phụ ghi dàn ý.
- Ai đã từng một lần ngắm hồ vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những cây phượng hoa cháy đỏ rực trời, những cây cơm nguội chín vàng. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, những tàn cây ngả xuống vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh nắng vàng.Và là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc như 19/8 và 2/9, tết Nguyên Đán. Những di tích lịch sử độc đáo như tháp Rùa, tượng vua Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút, đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá... bên cạnh những kiến trúc hiện đại. Tòa nhà bưu điện Hà Nội với tháp đồng hồ cổ kính in bóng xuống hồ đã đi vào trong lòng người dân Hà Nội. 
? Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan HHK – ĐNS từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp ntn?
? Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?
? Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?
I. GIỚI THIỆU MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
1. Tìm hiểu bài văn mẫu sgk T31
HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN
2.Nhận xét:
- Văn bản đã giới thiệu HHK – ĐNS là 2 di tích lịch sử nằm giữa thủ đô Hà Nội.
- HHK: nguồn gốc hình thành, tên hồ gắn với sự tích.
- ĐNS: nguồn gốc, quá trình xây dựng đền NS, vị trí, cấu trúc.
- Muốn viết bài giới thiệu danh lam thắng cảnh tốt thì cần có kiến thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa liên quan đến đối tượng.
- Muốn có kiến thức phải đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu, hỏi han
- Bài viết được sắp xếp theo bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
Theo thứ tự không gian.
- Bài mẫu sử dụng phương pháp nêu định nghĩa giải thích.
² Ghi nhớ: sgk/ Tr 34
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Lập lại bố cục bài văn mẫu theo ý của em
1.MB: Giới thiệu khát quát hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
TB: 
- Giới thiệu xuất xứ của Hồ, Đền, tên hồ, độ sâu, rộng, hẹp, vị trí của tháp Rùa.
- Miêu tả đền Ngọc Sơn.
- Miêu tả quang cảnh xung quanh hồ.
KB: Vị trí Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
trong lòng người Việt Nam nhân dân Hà Nội.
Bài 2:
Xa à Hồ à tháp Rùa à ĐNS 
Đến gần: cổng đền à Tháp à cầu Thê Húc à ĐNS à Xung quanh hồ.
Bài 3: 
- Vị trí thắng cảnh
- Có những bộ phận nào
- Lần lượt giới thiệu mô tả từng phần.
- Vị trí thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người.
Bài 4: 
Vận dụng vào phần mở bài cho bài viết:
Hồ Hoàn Kiếm thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, một nhà thơ nước ngoài gọi hồ là "Lẵng hoa giữa lòng thành phố". 
4. Củng cố: (2 phút)
Muốn thuyết minh một danh lam thắng canh cần chuẩn bị và sắp xếp ntn?
5. Dặn dò: (1 phút)
Về nhà học bài, làm bài tập.
Soạn bài mới: ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 83(1).doc