Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 21 - Tiết 84: Khi con tu hú - Tố Hữu

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 21 - Tiết 84: Khi con tu hú - Tố Hữu

Tuần 21 - Tiết 84

Ngày soạn

Ngày dạy

KHI CON TU HÚ

 TỐ HỮU

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

 - Cảm nhận được lòng yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục

 - Cảm nhận cách thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị

II. Chuẩn bị:

- GV: soạn giáo án

- HS: Học bài, soạn bài.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương

- Đọc 1 số câu thơ em sưu tầm được về chủ đề quê hương?

- Phân tích các hình ảnh so sánh trong bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 21 - Tiết 84: Khi con tu hú - Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 - Tiết 84
Ngày soạn
Ngày dạy
KHI CON TU HÚ
 TỐ HỮU
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
 - Cảm nhận được lòng yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục
 - Cảm nhận cách thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị
II. Chuẩn bị:
GV: soạn giáo án
HS: Học bài, soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định
Kiểm bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương
Đọc 1 số câu thơ em sưu tầm được về chủ đề quê hương?
Phân tích các hình ảnh so sánh trong bài thơ.
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Khởi động
 Tố Hữu là một nhà thơ CM nổi tiếng, là lá cờ đầu trong thơ ca CM VN. Nhà thơ sớm giác ngộ CM khi còn rất trẻ. Dù biết cuộc đời CM gặp nhiều gian khổ.Nhưng lòng tác giả vô cùng vui sướng khi mặt trời chân lí “chói qua tim”. Yêu nước vậy mà phải chịu tù đày, tác gỉa vô cùng khao khát tự do. Tâm trạng ấy được thể hiện qua bài, “Khi con tu hú”
Hoạt động 2:
- Gọi hs đọc chú thích (*) GV chốt 1 số nét về tác giả
- Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Bài thơ làm theo thể thơ gì?
- Em hãy cho biết bố cục của bài thơ?
 + 6 câu đầu: bức tranh mùa hè
 + 4 câu cuối: tâm trạng tác giả
- Hướng dẫn đọc, GV đọc, gọi 2 hs đọc lại
Hoạt động 3: 
- Em có nhận xét gì về tên bài thơ?
(đó chỉ là 1 vế phụ của 1 câu, chưa trọn ý
Biện pháp nghệ thuật nêu sử dụng ổ tiêu đề bài thơ?
(Hoán dụ: tiếng chim tu hú có giá trị liên tưởng được gợi lên từ đầu bài thơ. Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng, tự do. Tiếng chim tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù
Gọi hs đọc 6 câu đầu
- Thời gian vào hè được tác giả gợi tả bằng những âm thanh nào?
(tu hú, ve ngâu)
- Một sức sống ntn được gợi lên từ những âm thanh ấy? 
(rộn rã, tưng bừng)
- Trong bài Bếp lửa của Bằng Việt cũng có tiếng chim tu hú. Theo em có gì khác và giống nhau trong cảm nhận tiếng tu hú ở 2 nhà thơ?
(+ Bằng Việt gợi nhớ kỉ niệm- tình bà cháu
 + Tố Hữu báo hiệu mùa hè tâm hồn yêu cuộc sống khao khát tự do)
- Mùa hè còn được tả qua những hình ảnh nào?
(lúa chiêm dương chín, vườn râm, Bắp rây vàng hạt, nắng đào, bầu trời cao rộng, đôi con diều sáo)
- Những hình ảnh đó gợi lên điều gì? (hình ảnh đầy màu sắc tươi đẹp rực rỡ, ngọt ngào hương vị, tràn đầy sức sống, phóng khoáng tự do.)
- Tại sao ở trong tù nhà thơ lại cảm nhận được mùa hè rõ ràng như vậy? (Cảm nhận mảnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu quê hương, yêu đời đang mất tự do và khao khát tự do cháy bỏng.)
Gọi hs đọc 4 câu cuối
- Từ ngữ, hành động nào thể hiện tâm trạng của tác giả?
- Thể hiện tâm trạng gì?
(Đau khổ, uất ức, ngột ngạt được bộc lộ trực tiếp)
- Cách ngắt nhịp ở khổ thơ này có gì thay đổi. Nhận xét cách dùng từ ngữ:
Ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3. Cách dùng từ ngữ mạnh (đạp tan phong, chết uất), từ cảm thán (ôi, thôi, làm sao) truyền đến độc giả cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do)
- Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù ở câu đầu và câu cuối ntn?
(+ câu đầu; tâm trạng hoà hợp với sự sống mùa hè, biểu hiện niềm say mê cuộc sống)
+ Câu cuối: tâm trạng u uất, nôn nóng, khắc khoải của kẻ bị mất tư do)
- Đó là nghệ thuật gì? Em đã gặp ờ bài nào? (Đầu cuối tương ứng trong bài Ông đồ.
- Em cảm nhận được điều mãnh liệt nào diễn ra trong tâm hồn nhà thơ? (khao khát tự do)
Hoạt động 4: Tổng kết
- Tiếng chim tu hú làm nổi chủ đề của bài thơ là gì?
- Qua bài thơ em hiểu gì về tâm hồn thơ Tố Hữu?
- Theo em thể thơ lục bát đem lại tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
Hoạt động 5:
- Gọi hs
Hs đọc chú thích (*)
- Trả lời
Hs đọc
- Lớp nhận xét
Hs đọc
- Trả lời
Hs thảo luận
Hs đọc ghi nhớ
I. Đọc- Hiểu chú thích
1. Tác giả: Tố Hữu
 (1920 – 2002)
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác
(sgk/19)
- Thể thơ lục bát
3. Chú thích (sgk /20)
II. Đọc- Hiểu văn bản
6 câu đầu
1. Bức tranh mùa hè
- Hình ảnh tiêu biểu thơ lục bát thanh thoát
- Bức tranh mùa hè bình dị tươi đẹp ấm no, đầy âm thanh màu sắc và sức sống
2. 4 câu cuối: Tâm trạng của tác giả
- Nhịp thơ thay đổi 
Từ ngữ gợi cảm
- Tâm trạng uất hận và khát vọng tự do
* Ghi nhớ sgk/20
III. Luyện tập
- Đọc diễn cảm
Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà
Học thuộc lòng bài thơ, xem bài giảng
Học thuộc Câu nghi vấn
Soạn bài Túc cảnh Pác Pó
IV. Rút kinh nghjiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doc84T21Khi con tu hu.doc