Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 21 - Tiết 81: Ông đồ - Vũ Đình Liên

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 21 - Tiết 81: Ông đồ - Vũ Đình Liên

ÔNG ĐỒ

 VŨ ĐÌNH LIÊN

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

 1. Kiến thức:

 - Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.

 - Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

 - Đọc diễn cảm tác phẩm.

 - Ph/tích được những chi tiết ngh/th tiêu biểu trong t/p.

II. Chuẩn bị:

- GV: Soạn giáo án

- HS: Học bài, soạn bài theo hướng dẫn

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định.

2. Tổ chức các hoạt động

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 21 - Tiết 81: Ông đồ - Vũ Đình Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 21 - Tiết 81
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ÔNG ĐỒ
 VŨ ĐÌNH LIÊN 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
 1. Kiến thức:
 - Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
 - Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
 2. Kỹ năng:
 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
 - Đọc diễn cảm tác phẩm.
 - Ph/tích được những chi tiết ngh/th tiêu biểu trong t/p.
II. Chuẩn bị:
GV: Soạn giáo án
HS: Học bài, soạn bài theo hướng dẫn
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định.
Tổ chức các hoạt động
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi
* Hoạt động 1: Khởi động ( 2 ph)
 Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
 Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
 Mỗi văm khi mùa xuân về, Tết đến, những hình ảnh qua 2 câu thơ trên lại xuất hiện. Và cùng với câu đối đỏ là hình ảnh của ông đồ. Hình ảnh ông đồ như thế nào trong cuộc sống của chúng ta, hãy tìm hiểu qua bài thơ Ông đồ của VĐL.
* Hoạt động 2: H/d mục I( 5 ph)
 MT: H/s tìm hiểu về t/g và t/p
 - Hướng dẫn đọc: thong thả sâu lắng
 - Em có nhận xét gì về số chữ, và kết cấu của bài thơ so với bài Nhớ rừng (câu thơ ngũ ngôn, nhiều khổ. mỗi khổ 4 câu đều đặn, vần thay đổi bằng trắc, xen kẻ 2, 4)
 - Em hiểu thế nào là ông đồ?
GV gt thêm về vị thế của ông đồ và bối cảnh xã hội bấy giờ: Hán học và chữ nho mất vị thế q.trọng trong đời sống văn hoá VN. Chế độ khoa cữ phong kiến bị bãi bỏ. Nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tâm trong đời sống văn hoá dân tộc được xã hội tôn vinh bỗng trở nên lạc bước, bị bỏ quên và cuối cùng vắng bóng
* Hoạt động 3:
 - Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
 (3 phần:- 2 khổ đầu: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
 - 2 khổ tiếp: Hình ảnh ông đồ thời tàn
 - 1 khổ cuối: Niềm hoài cổ của tg.)
 Phân tích theo bố cục bài thơ.
Gọi hs đọc 2 khổ thơ đầu. GV gợi ý 1 số câu hỏi
- Trong khổ thơ đầu, VĐL đặt hình ảnh ông đồ trong bối cảnh ntn?
(Mỗi khi Tết đến, hoa đào nở, ông đồ xuất hiện cùng mực tàu giấy đỏ bên hè phố đông người hoà vào cái tưng bừng rực rỡ đông vui của phố xá đang đón Tết.
 Từ “mỗi năm lại” là khẳng định sự xuất hiện đều đặn, quen thuộc gắn bó giữa cảnh và người, là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc từ bao đời nay.)
- Thái độ của người xưa đ/v ông ra sao? Từ ngữ nào thể hiện điều đó?
(Bao nhiêu đại từ chỉ số lượng nhiều, đông)
- Theo con người ta tìm đến ông viết chữ, ngoài ra còn có mục đích gì nữa không ? (Thưởng thức nét bút tài hoa)
- Biện pháp nghệ thuật nào diễn tả cái tài hoa của ông ? 
 (so sánh đối ngẫu như phượng múa rồng bay: thành ngữ quen thộc dùng để khen những người viết chữ nho đẹp, vẻ đẹp vừa cao quí, thiêng liêng vừa bay bỗng phóng khoáng)
 - Như vậy, ông đồ chiếm vị trí như thế nào trong cuộc sống con người
 (Trung tâm của sự chú ý, là đối tượng được ngưỡng mộ)
Gọi hs đọc khổ tiếp
- Nhận xét cách chuyển ý của tg ở khổ 3? (Từ “nhưng”- tương phản đối lập
- Ở khổ 3 cũng xuất hiện từ “mỗi năm” những ý nghĩa từ này có gì khác so với ở khổ 1, 2? (Điệp từ “mỗi” không chỉ điếm nhịp thời gian mà còn cho thấy lòng người nhạt phai theo năm tháng
 - Nhận xét ngth diễn đạt tâm trạng của tác giả trong câu thơ “ Người thuê viết nay đâu ?”
(câu hỏi tu từ có mục đích cảm thán, câu hỏi như để khẳng định người thuê viết không còn nữa mang âm điệu ngậm ngùi, buồn tẻ.)
- Cũng là h.ả “mực tầu, giấy đỏ” nhưng ở đây h. ả đó được nhắc lại với nghệ thuật gì? Tác dụng của nó? Từ đó cho ta thấy thái độ của xã hội đ/v ông đồ ra sao?
(Nhân hoá. Cảnh tượng vắng vẻ, không người thuê viết, ông đồ cảm thấy cô đơn, buồn tủi. Nỗi sầu não đó thấm cả vào sự vật vô tri. Giấy, mực được nhân hoá mang tâm sự của con người. Thời thế đổi thay, ông đồ đã bị xã hội lạnh lùng gạt ra ngoài lề)
GV: Thời gian trôi, ông đồ vẫn ngồi đấy, kiên trì bám víu cuộc đời Ông bị lãng quên ngay khi còn hiện hữu
 - Hãy nhận xét h.ả thiên nhiên trong khổ thơ 4. H.ả ấy có giá trị biểu đạt ntn? (Lá vàng, mưa bụi tả cảnh ngụ tình. Cảnh thê lương tàn tạ, buồn thảm vắng lặng- như tình cảnh và tâm trạng ông đồ)
 - Sao mùa xuân lại có “lá vàng, mưa bụi” ? Hãy phân tích để hiểu rõ hơn nữa nỗi lòng, tâm trạng của nhà thơ.
 (+ Lá vàng: một chi tiết gợi buồn, gợi sự tàn tạ, gợi h.ả ra đi vĩnh viễn không trở lại
 + Mưa bụi làm nhạt nhoà, tan biến dần h.ả ông đồ.
 Cái nhạt nhoà trong tình cảnh con người khiến nhà thơ cay đắng. Ông đồ trở thành dấu tích đáng thương của một thời tàn. Mưa ngàn trời hay mưa trong lòng người, hai câu thơ mượn cảnh để bộc lộ cái tình hoài cổ sâu đậm
GV: Bốn khổ đầu tạo nên hai bức tranh tương phản làm lắng đọng trong lòng người đọc bao suy nghĩ về thân phận và cuộc đời. Cảm xúc của tác giả về sự đổi thay ấy một lần nữa đã được khắc sâu vào lòng người đọc.
Gọi hs đọc khổ 5
- Đối chiếu với khổ thơ 1, cho biết h.ả nào được lặp lại và h .ả không được lặp lại?
 (Mở đầu và kết thúc đều là h.ả hoa đoà- kết cấu đầu cuối tương ứng thời gian qua vũ trụ lặp lại cho chu kì khép kín nhưng con người có sự đổi thay. Cảnh cũ còn đó nhưng người xưa đâu rồi.
 - Hai câu cuối giúp em hiểu gì về nỗi lòng của nhà thơ? 
 (Buâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi)
* Hoạt động 4: Tổng kết
- Bài thơ khi ra đời được xem là một tuyệt tác tiêu biểu cho phong trào thơ mới, bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật?
 (+ Thể thơ ngữ ngôn được sử dụng có hiệu quả cao.
 + Giọng điệu trầm lắng, ngậm ngùi phù hợp tâm trạng
 + Kết cấu giản dị, chặt chẽ- đầu cuối tương ứng, h.ả tương phản sâu sắc làm hỗi bật chủ đề.
 + Ngôn ngữ trong sáng, bình dị hàm xúc. Hình ảnh thơ đầy cảm xúc.
- Qua bài thơ em hiểu gì về tâm tư tình cảm củ nhà thơ
 (nỗi cảm thương chân thành tình cảm nhân đạo đáng quí, niềm hoài cổ mang ý nghĩa nhân văn đáng trân trọng)
* Hoạt động 5: Luyện tập
 - Gọi hs đọc diễn cảm
- Theo em, câu thơ nào vang động tâm hồn em nhất khi đọc bài ông đồ
I. Đọc- Hiểu chú thích
1. Tác giả: Vũ Đình Liên (1913- 1996)
 (sgk /9)
2. Tác phẩm: 
 - Xuất xứ: trích, thi nhân Việt Nam
 - Văn bản biểu cảm
 - Thể loại: thơ ngũ ngôn (thơ mới)
 II. Đọc- Tìm hiểu văn bản
 Bố cục: 3 phần
 1. Hai khổ thơ đầu:Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
- Từ ngữ trong sáng, so sánh
- Hình ảnh thân quen gắn bó mỗi dịp xuân về
- Lòng yêu mến trân trọng
 2. Hai khổ giữa :Hình ảnh ông đồ thời ông tàn
- Nhân hoá, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình
- Sự đổi thay, lãng quên của dòng đời gợi niềm thương cảm
3. Khổ cuối
- Kết cấu đầu cuối tương ứng
- Niềm hoài cổ, âm thầm, da diết
III. Tổng kết:
Thể thơ ngũ ngôn hiện đại, h/a đối lập, kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả; lời thơ gợi cảm xúc.
 - Khắc hoạ h/a ông đồ, nhà thơ đồng cảm sâu sắc, tiếc nuối cho những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
III. Luyện tập
- Đọc diễn cảm bài thơ
* Hoạt động 6: Hướng dẫn đọc ở nhà
 - Học bài thơ, bài giảng
 - Soạn bài : Quê hương
IV. Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc81T 21Ong Do.doc