Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Tiết 77 đến 80

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Tiết 77 đến 80

QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.

- Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác phẩm trong bài thơ.

II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức:

- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này : tình yêu quê hương đằm thắm.

- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, thiết tha.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.

 - Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.

3. Thái độ:

 - Giáo dục các em lòng yêu lao động, yêu quê hương, yêu đất nước

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Tiết 77 đến 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày dạy:
TPPCT:77
QUÊ HƯƠNG 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.
- Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác phẩm trong bài thơ.
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này : tình yêu quê hương đằm thắm. 
- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, thiết tha.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
 - Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.
3. Thái độ:
 - Giáo dục các em lòng yêu lao động, yêu quê hương, yêu đất nước
III. CHUẨN BỊ 
- GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo.Bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài soạn
IV. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 1. Tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhớ rừng ” của Thế Lữ.
 - Cảm nhận về tâm trạng của con hổ khi nằm trong cũi sắt ở vườn bách thú?
 3. Bài mới: 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1
 -Gv gọi hs đọc chú thích*
- : Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
-HS  trả lời.
-Gv nhận xét,chốt ý,bổ sung.
-GV hỏi :Tác phẩm thuộc thể loại gì?Xuất xứ ?
 -Được đánh giá ra sao ?
-HS  trả lời.
-Gv nhận xét,bổ sung,chốt ý 
-Gv hướng dẫn đọc,gọi hs đọc,nhận xét
-Gv kiểm tra và lưu ý chú thích 
- GV hỏi :Nêu bố cục của bài thơ?
-HS  trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
HĐ2
-GV hỏi: Đọc 2 câu thơ đầu, em hình dung được những gì về quê hương của nhà thơ? Nhận xét về lời thơ?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Cuộc sống ở quê hương tác giả được miêu tả qua những hình ảnh nào?
Cảnh trai tráng bơi thuyền đi đánh cá trong một khung cảnh như thế nào? 
-HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: hình ảnh đoàn thuyền được miêu tả bằng nghệ thuật gì?Hiện lên như thế nào?
- HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Hình ảnh Cánh buồm được so sánh với mảnh hồn làng có ý nghĩa gì?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Hs đọc diễn cảm 8 câu tiếp 
-GV hỏi: Không khí bến cá khi thuyền đánh cá trở về được tái hiện như thế nào?
-HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Hình ảnh dân chài và con thuyền được miêu tả như thế nào?
-HS: trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
 -GV hỏi: Từ đó em cảm nhận đựoc gì về cuộc sống ở quê hương nhà thơ và người dân nơi ấy?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Hs đọc 4 câu cuối
-GV hỏi: Trong xa cách tác giả nhớ những gì ở quê nhà? Qua đó thể hiện nỗi lòng của tác giả thế nào?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
 -Ý nghĩa của bài thơ?
-GV hỏi: Nêu nội dung,đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
-HS:tổng kết.
-GV: củng cố kiến thức,liên hệ giáo dục hs. 
I. Tìm hiểu chung 
 1. Tác giả.sgk 
 2-Tác phẩm:
-Thể loại: thơ mới(8 tiếng)
-Quê hương in trong tập Nghẹn ngào
(1939)và sau in lại ở tập Hoa niên(1945)
-Là một trong số ít bài thơ lãng mạn nói lên những giai điệu thật là tha thiết với cuộc sống cần lao.
3. Đọc, tìm hiểu từ khó:
 4. Bố cục :
- Hai câu đầu : Giới thiệu chung về làng quê
- 6 câu tiếp : Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng.
- 8 câu tiếp : Cảnh thuyền cá trở về bến. 
- Khổ cuối : Nỗi nhớ về quê hương.
II. Tìm hiểu chi tiết 
1-Lời kể về quê hương làng biển
a-Giới thiệu chung về quê hương : làng biển vốn làm nghề chài lưới
b-Cuộc sống ở quê hương:
- Khung cảnh trai tráng bơi thuyền ra khơi đánh cá:buổi sớm mai, gió nhẹ,trời trong nhuốm nắng binh minh->Thời tiết thuận lợi
-Hình ảnh đoàn thuyền:
*Nghệ thuật:so sánh,từ ngữ gợi cảm
->Khí thế hăng hái ,dũng mãnh ra khơi.
Ca ngợi sức sống mạnh mẽ,vẻ đẹp hoành tráng của đoàn thuyền.
-Hình ảnh cánh buồm trắng:
*Nghệ thuật:so sánh, ẩn dụ,bút pháp lãng mạn.
-> Đẹp lãng mạn.Có ý nghĩa lớn lao,thiêng liêng: là linh hồn,biểu tượng, sự sống của làng chài. 
- Cảnh thuyền cá về bến 
+Bến cá:ồn ào,tấp nập,cá đầy ghe,cá tươi ngon
+Hình ảnh người dân chài :Thân hình vạm vỡ,rám nắng, thấm đậm vị mặn mòi nồng toả “vị xa xăm” của biển khơi.
+Hình ảnh đoàn thuyền:(nhân hoá)nằm nghỉ sau chuyến đi biển
à Cuộc sống lao động vất vả.Và người dân biển rất hạnh phúc, đầy niềm vui và sự sống .
2. Nỗi lòng của tác giả 
-Nghệ thuật :Biểu cảm trữ tình
->Nỗi nhớ làng quê chân thành,tha thiết khôn nguôi.
3-ý nghĩa:Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết với quê hương làng biển.
III. Tổng kết (SGK)
IV– Luyện tập
-Đọc diễn cảm bài thơ
4.Củng cố-dặn dò
-Đọc thuộc lòng và đọc diển cảm bài thơ .Nắm vững nội dung bài thơ.Tập viết đoạn văn phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ..Chuẩn bị bài mới: Khi con tu hú
TPPCT:78
 KHI CON TU HÚ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của thơ Việt Nam hiện đại.
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, lời thơ tha thiết và thể thơ lục bát quen thuộc.
 II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1.Kiến thức:Biết đọc –hiểu một tác phẩm thơ để bổ sung thêm kiến thức về tác giả Tố Hữu,tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
-Cảm nhận được tình yêu cuộc sống, niềm khao khát tự do,lý tưởng cách mạng của người chiến sĩ cách mạng-tác giả -đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, với lời thơ tha thiết và thể thơ lục bát quen thuộc.
-Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh(thiên nhiên,cái đẹp của cuộc đời của tự do)
 2.Kĩ năng:
-Đọc diễn cảmmột tác phẩm thơ thể hiện tâm tư của người tù.
-Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ;thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
 3.Thái độ:
-Biết trân trọng những giá trị cao quý mà những người chiến sĩ đã hi sinh vì tổ quốc.
III. CHUẨN BỊ 
 - GV:Bài soạn. Tài liệu tham khảo.
 - HS: Chuẩn bị bài soạn
IV. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc diễn cảm bài thơ “Quê hương” nêu ý nghĩa cua bài thơ? 
3. Bài học mới: 
 * GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
 HĐ1
-HS đọc phần chú thích SGK
-GV hỏi:Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời bài thơ “Khi con tu hú” ?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Gv hướng dẫn đọc,gọi h/s đọc,nhận xét 
-Gv kiểm tra việc nhớ từ khó của hs
-GV hỏi: Chỉ ra bố cục và nội chính của từng phần trong bài thơ? 
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
HĐ2
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ 
-GV hỏi: Tiếng chim tu hú đã làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong tù một khung cảnh mùa hè như thế nào? (âm thanh, màu sắc, hương vị, không gian?)
-Hs trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Điều gì đặc biệt trong việc miêu tả cảnh mùa hè ở đây?Nghệ thuật miêu tả?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Vậy em cảm nhận gì về ý nghĩa tiếng chim tu hú và thế giới bên ngoài nhà tù ở phần này?
-HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện ở đoạn thơ này? Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó ? 
-HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Vậy em cảm nhận gì về ý nghĩa tiếng chim tu hú ở phần này,tâm trạng của người tù được bộc lộ như thế nào?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Ý nghĩa của bài thơ?
-GV hỏi: Nêu nội dung,đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ?
-HS:tổng kết. 
-GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ 
I. Tìm hiểu chung 
1.Tác giả (sgk) Tố Hữu (1920- 2002) quê Thừa Thiên Huế.
2.Tác phẩm:
-Thể thơ :Lục bát 
-Khi con tu hú ra đời khi tác giả bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ (1939 ),in trong tập “Từ ấy” (1946) 
3. Đọc, tìm hiểu từ khó :
4. Bố cục : 2 phần 
- 6 câu đầu : Khung cảnh trời đất rộng lớn, dạt dào sức sống lúc vào hè.
- 4 câu cuối : Tâm trạng người chiến sĩ trong nhà tù.
II.Tìm hiểu chi tiết bài thơ:
1. Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng : (6 câu đầu)
-Rộn rã âm thanh : Tu hú, tiếng ve
-Rực rỡ sắc màu:Vàng của bắp,hồng của nắng.
- Hương vị : Chín, ngọt
- Không gian : Cao rộng, sáo diều chao lượn tự do
(Tất cả được cảm nhận bằng thính giác và tâm tưởng của nhà thơ qua âm thanh tiếng chim tu hú.) 
*Nghệ thuật: Hình ảnh gợi cảm, liệt kê,lời thơ tha thiết
- > Khi con tu hú là thời khắc một mùa hè đẹp đẽ, thanh bình, tự do, tràn đầy sức sống. Đó còn là sự sống của cuộc đời tự do
2. Tâm trạng người tù cách mạng:
(4 câu cuối)
- Nghệ thuật :lời thơ ấn tượng bộc lộ cảm xúc khi thiết tha,khi lại sôi nổi mạnh mẽ.Điệp ngữ,biểu cảm trữ tình
àKhi con tu hú là hiện thực phũ phàng trong tù ngục bị giam cầm xiềng xích.Tâm trạng buồn chán,bực bội muốn phá tung xiềng xích thể hiện khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đầy đang hướng đến cuộc đời tự do.
3-Ý nghĩa: bài thơ thể hiện lòng yêu đời,yêu lý tưởng của người chiến sĩ cộng mạng trẻ tuổi trong cảnh ngục tù .
III. Tổng kết (sgk)
IV– Luyện tập
-Đọc diễn cảm bài thơ
4.củng cố dặn dò
-Đọc thuộc lòng và đọc diển cảm bài thơ .Nắm vững nội dung bài thơ.Liên hệ với một số bìa thơ viết trong tù của người chiến sĩ cách mạng.
-Chuẩn bị bài mới: Câu nghi vấn (tiếp).
TPPCT:79
CÂU NGHI VẤN(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộ lộ tình cảm, cảm xúc. . .
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1.Kiến thức:
- Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.
2 .Kỹ năng:
-Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
 3.Thái độ:
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giáo tiếp .
III. CHUẨN BỊ 
 - GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo,..
 - HS: Chuẩn bị bài 
 IV. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 1.Tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu nghi vấn có những đặc điểm hình thức và chức năng gì? Nêu ví dụ?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1
-Hs đọc các ví dụ ở SGK
-GV hỏi: Xác định câu nghi vấn trong các ví dụ trên ?
-Hs trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh ở bảng phụ 
-GV hỏi: Các câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi 
thì dùng để làm gì?
-Hs trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Nhận xét về dấu kết thúc trong đoạn trích trên?
-HS: trả lời.GV: lưu ý.
-GV hỏi: Vậy ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn có những chức năng gì?
-HS: kết luận,ghi nhớ.
-GV: Đánh giá,củng cố kiến thức,yêu cầu hs lấy thêm ví dụ.
HĐ2
-Gv chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu hs thảo luận nhóm 
+Nhóm 1: Bài tập 1
+Nhóm 2: Bài tập 2
+Nhóm 3: Bài tập 3
+Nhóm 4: Bài tập 4
-Hs thảo luận(mỗi hs đưa ra ý kiến,cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày kết quả vào phiếu học tập .Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.Các nhóm khác nhận xét,bổ sung chéo nhau.
-Gv: đánh giá, bổ sung,lưu ý,thống nhất .
I. Chức năng khác 
 1. Ví dụ :
*Câu nghi vấn:
a-Những người bây giờ?
b-Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
c-Có biết không? ; Lính đâu?
Sao bay dám như vậy?; Không còn phép tắc gì nữa à ?
d-Cả đoạn là một câu nghi vấn
e-con gái đấy ư? ; Chả lẽ lục lọi ấy!
* Chức năng : không dùng để hỏi
a) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tiếc nuối) àcâu hỏi tu từ
b) Đe doạ
c) Đe doạ
d) Khẳng định 
e) Bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên)
*Lưu ý:không phải tất cả câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu ?. Câu thứ 2 (e) kết thúc bằng dấu ! 
2-Ghi nhớ: Câu nghi vấn ngoài chức năng chính là dùng để hỏi thì còn dùng để cầu khiến, khẳng định, mỉa mai,phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc,
II. Luyện tập :
Bài tập 1 : 
a-Con người đáng kính.ăn ư? 
->Bộc lộ cảm xúc, tình cảm (sự ngạc nhiên)
b-Cả đoạn riêng câu Than ôikhông phải là câu nghi vấn.
->Phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 
c- Sao ta..chiếc lá nhẹ nhàng rơi? 
->Cầu khiến; bộc lộ tình cảm,cảm xúc 
d- Ôi, nếu thế.là quả bóng bay? 
->Phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Bài tập 2 :
a-Saothế?;Tội gì bâylại?Ăn mãigì mà lo liệu ? -> phủ định
b-Cả đàn bò chăn dắt làm sao ? 
 ->Bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại
c-Ai dám bảo mẫu tử ? ->Khẳng định
d-Thằng bé kia gì?;Sao lạimà khóc ?
 ->hỏi 
* Các câu : a, b, c có thể thay thế :
Ví dụ:
a-Cụ không phải lo xa thế. Không nên nhịn  lại. Ăn hết lo liệu
b, Không biết hay không
c, Thảo mộc mẩu tử.
Bài tập 3 : 
+ Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “ 12a và 4h ” được không?
+ Cô bé bán diêm ơi!Sao đời cô khổ đến thế?
Bài tập 4 : dùng để chào
4.củng cố- dặn dò
-Nắm vững chức năng của câu nghi vấn.
-Chuẩn bị bài mới: Thuyết minh về một phương pháp.
TPPCT: 80
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Bổ sung kiến thức về văn thuyết minh.
- Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm ).
2. Kỹ năng:
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh : một phương pháp (cách làm).
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
3. Thái độ:
 - Ý thức khi viết văn thuyết minh
- Giáo dục tư duy khoa học trong quá trình làm một bài văn.
III. CHUẨN BỊ: 
 - GV:Bài soạn. Tài liệu tham khảo,
 - HS: Chuẩn bị bài
 IV. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 1. Tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: (Vấn đáp) 
 - Khi viết đoạn văn thuyết minh cần phải như thế nào?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
-Hs đọc ví dụ a
-GV hỏi: Khi thuyết minh cách làm 1 đồ vật (hay cách nấu món ăn) người ta thường nêu những nội dung gì? trong đó nội dung nào là quan trọng nhất? 
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Khi thuyết minh cách làm thì phải trình bày theo thứ tự như thế nào?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Để trình bày được thì người viết cần phai thế nào?
 -HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: : Em có nhận xét gì về lời văn trong ví dụ?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Hs đọc mục b 
-GV hỏi: Bài thuyết minh này gồm mấy phần (3 phần)? Phần nào là quan trọng nhất ?
-HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Phần nguyên liệu có gì khác so với mục (a) Phần cách làm có gì khác ?
-HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-GV hỏi: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trình bày trong ví dụ trên? 
-HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý.
-Hs ghi nhớ kiến thức cơ bản.Gv củng cố.
HĐ2
GVhướng dẫn HS luyện tập 
-Gv chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu hs thảo luận nhóm (sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn) 
+Nhóm 1: Lập dàn ý cho bài tập 1
+Nhóm 2: Lập dàn ý cho bài tập 2
-Hs thảo luận(mỗi hs đưa ra ý kiến,cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày kết quả vào phiếu học tập .Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.Các nhóm khác nhận xét,bổ sung chéo nhau.
-Gv: đánh giá, bổ sung,lưu ý,thống nhất
I.Giới thiệu một phương pháp: 
 (Cách làm)
 1.Ví dụ: 
 * Ví dụ a:
- Trình bày 3 phần chủ yếu :
+ Nguyên vật liệu 
+ Cách làm (quan trọng nhất)
+ Yêu cầu thành phẩm (sản phẩm đã hoàn thành).
- Cách làm phải được trình bày theo một trình tự nhất định, tỉ mỉ, cụ thể. Vì nếu làm sai trình tự thì sẽ không ra được sản phẩm như ý.
*Điều kiện: người viết phải tìm hiểu,quan sát,nắm chắc phương pháp(cách làm )đó.
*Lời văn ngắn gọn, chính xác,rõ nghĩa.
* Ví dụ b:
- Nguyên liệu : Thêm phần định lượng (số bát, người ăn)
- Cách làm : Đặc biệt chú ý trình tự, trước sau, thời gian của mỗi bước.
- Yêu cầu thành phẩm : Chú ý 3 mặt trạng thái, màu sắc, mùi vị.
*Lời văn ngắn gọn, chính xác,rõ nghĩa
2-Ghi nhớ: SGK
I. Luyện tập 
Bài tập 1 : 
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi.
+ Thân bài:
-Chuẩn bị:Số người chơi, dụng cụ chơi.
-Cách chơi (luật chơi), thế nào thì 
thắng, thế nào thì thua, thế nào phạm luật.
-Yêu cầu đối với trò chơi.
+Kết bài:
-ý nghĩa trò chơi
Bài tập 2 :
+ Mở bài:
-Yêu cầu buộc phải đọc nhanh
+ Thân bài:
-Cách đọc chủ yếu hiện nay
-Yêu cầu,hiệu quả của phương pháp đọc nhanh
+Kết bài:
-Hiệu quả của phương pháp đọc nhanh
*Phương pháp thuyết minh: nêu số liệu
4: Củng cố-dặn dò
 -Sưu tầm ,tham khảo những bài văn thuyết minh về một phương pháp(cách làm)
 -Chuẩn bị bài mới: Tức cảnh Pác Bó .
 Tuần 21 
TPPCT:77-80
Ngày /01/2012
Châu Thanh Gương

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21 van 81112.doc