Giáo án Ngữ văn 8 tuần 21 đến 23

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 21 đến 23

Soạn: Tuần 21, Tiết 81

Văn bản

TỨC CẢNH PÁC PÓ

A. Mục tiêu

- Kiến thức: - Cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Pó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một “khách lâm tuyền” ung dung hòa nhịp với thiên nhiên

- Hiểu được giá trị độc đáo của bài thơ

- Kỹ năng : - Rèn kĩ năng phân tích thơ tứ tuyệt

- Thái độ : - Bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ

B. Chuẩn bị

- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

C. Phương pháp

- Phương pháp qui nạp, giảng bình.

D. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức (1)

2. Kiểm tra bài cũ (5)

? Đọc thuộc lòng diễn cảm và cho biết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Khi con tu hú”? Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ?

* Đáp án: HS đọc thuộc lòng, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật như ghi nhớ và phân tích khổ cuối làm toát lên tâm trạng bâng khuâng, xót xa, tiếc nuối của tác giả

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 21 đến 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	 Tuần 21, Tiết 81
Văn bản 
Tức cảnh pác pó
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Pó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một “khách lâm tuyền” ung dung hòa nhịp với thiên nhiên
- Hiểu được giá trị độc đáo của bài thơ
- Kỹ năng : 
- Rèn kĩ năng phân tích thơ tứ tuyệt
- Thái độ :
- Bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp, giảng bình.
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc lòng diễn cảm và cho biết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Khi con tu hú”? Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
* Đáp án: HS đọc thuộc lòng, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật như ghi nhớ và phân tích khổ cuối làm toát lên tâm trạng bâng khuâng, xót xa, tiếc nuối của tác giả
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, đầu năm 1941, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về Pác Pó (Cao Bằng). Giây phút thiêng liêng và cảm động ấy đã được nhà thơ Tố Hữu ghi lại:
	Ôi sáng xuân nay, xuân 41
	Trắng rừng Biên giới nở hoa mơ
	Bác về...Im lặng. Con chim hót
	Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...
Tại đây, Bác đã sống và làm việc như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu...
Hoạt động 1 
?) Hãy giới thiệu những nét chính về Hồ Chí Minh?
- 2 HS trình bày
?) Nêu xuất xứ của bài thơ?
- 1 HS -> GV chốt
* GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu -> 2 HS đọc lại
* HS giải thích 2 từ: cháo bẹ, lịch sử Đảng
I. Tác giả - tác phẩm
1. Tác giả: (19/5/1890 -2/9/1969)
- Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hoá thế giới
2. Tác phẩm
- Viết 2/1941 khi Bác bí mật về nước chỉ đạo cách mạng VN (tại Pác Pó – Cao Bằng)
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
Hoạt động 2
? Bài thơ sáng tác theo thể thơ gì? Hãy nêu lại đặc điểm của thể thơ đó?
?) Bố cục bài thơ? – 2 phần
+ Phần 1: 3 câu đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Pó
+ Phần 2: Câu cuối: Cảm nghĩ của Bác
?) Em cảm nhận như thế nào về bài thơ?
- 3 HS nêu -> GV chốt
* GV nêu hướng phân tích
?) Câu thơ mở đầu bài thơ Bác muốn nói điều gì? Cấu tạo câu thơ này có gì đặc biệt? Tác dụng?
- Giới thiệu nề nếp sinh hoạt của Bác giữa núi rừng
- Câu thơ sử dụng tiểu đối: Thời gian: sáng/tối
 Không gian : suối/hang
 Hành động : ra/vào
-> Diễn tả hành động đều đặn, nhịp nhàng của Bác
?) Nhận xét về nhịp điệu câu thơ ?
- Ngắt nhịp 4/3 -> tạo 2 vế sóng đôi, nhịp nhàng, nề nếp. Giọng điệu thoải mái, phơi phới
-> Bác ung dung, hòa điệu với nhịp sống núi rừng, luôn luôn làm chủ hoàn cảnh sống
?) Sau khi giới thiệu nề nếp sinh hoạt, Bác đã cho ta biết về bữa ăn của Bác như thế nào ? Nhận xét của em về cái ăn của Bác ?
- Cháo bẹ : cháo ngô	đơn sơ, giản dị, 
- Rau măng : rau và măng rừng kham khổ
?) Em hiểu như thế nào về cụm từ " vẫn sẵn sàng" ? 
- Rau, cháo đầy đủ đến mức dư thừa, luôn có sẵn
-> cách nói hóm hỉnh, vui đùa, thích thú với hòan cảnh sống hiện tại
?) ý thơ ở câu 3 thật bất ngờ ? Tại sao ?
- Bác giới thiệu việc làm của Bác : dịch sử Đảng
-> Công việc lớn lao, vĩ đại, chỉ đạo Cách mạng Việt Nam từ nơi cội nguồn
-> Bàn đá thô ráp, gồ ghề, lỗi lõm -> Khó khăn, thiếu thốn, bộc lộ tinh thần phấn đấu hi sinh vì sự thuận lợi của cách mạng
?) Phép đối trong câu 3 thể hiện như thế nào ?
- Đối ý : bàn đá chông chênh /dịch sử Đảng
(Điều kiện làm việc tạm bợ)/(công việc quan trọng)
- Đối thanh : BTBB – TTT
* GV : 3 từ "dịch sử Đảng " là vần T còn thể hiện ý chí gang thép của Bác Hồ
?) Cuộc sống trên của Bác có nét giống với thú vui của ai ?
- Thú lâm tuyền của các tao nhân mặc khách
*GV : Người xưa thường tìm đến lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội, muốn " lánh đục về trong" còn HCM thì sống hoà nhịp với lâm tuyền với cốt cách người chiến sĩ làm sự nghiệp lớn
?) Câu cuối cùng, Bác nhận xét về cuộc đời cách mạng như thế nào? Tại sao ?
- Cuộc đời cách mạng "sang" -> nhận xét tự nhiên, bất ngờ, thú vị
- Hoàn cảnh sống thiếu thốn, gian khổ nhưng nhiều niềm vui
* GV : Rõ ràng việc ăn, ở không phải là sang chỉ có việc làm dịch sử Đảng là sang nhất vì nó đem lại ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin về để đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại sự giàu sang hạnh phúc cho cả dân tộc
?) Qua đây em nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn Bác ?
- Cao quý, vĩ đại, trí tuệ, sang suốt, lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng mà người theo đuổi
II. Phân tích tác phẩm
A. Thể thơ - bố cục
- Thơ: thất ngôn tứ tuyệt
- Bố cục: 2 phần
B. Phân tích
1. Niềm vui của Hồ Chí Minh khi được sống và làm việc giữa thiên nhiên
- Cuộc sống tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng Bác vẫn say mê làm công việc cách mạng, ung dung, hoà nhịp với thiên nhiên, làm chủ hoàn cảnh sống
2. Cái “sang” của cuộc đời Hồ Chí Minh
- Bác lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng
Hoạt động 3
?) Bài thơ giúp em hiểu như thế nào về cuộc sống, tâm hồn của Bác khi ở Pác Pó?
- Cuộc sống gian khổ, khó khăn -> niềm vui cách mạng, vui được sống hoà hợp với thiên nhiên -> phong thái lạc quan
?) Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?
- Lời thơ thuần việt, giản dị
- Giọng thơ tự nhiên, nhẹ nhàng, vui đùa, phấn khởi
=> 1 HS đọc ghi nhớ
III. Tổng kết
* Ghi nhớ : SGK(30)
Hoạt động 4
- HS thảo luận -> trình bày -> nhận xét -> GV chữa
IV. Luyện tập
Bài tập 3(29)
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc bài thơ, phân tích
- Chuẩn bị: “Ngắm trăng”, “Đi đường”
+ Chia bố cục, phân tích theo bố cục
+ Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật
E. Rút kinh nghiệm
Soạn:	 Tuần 21, Tiết 82
	Tiếng Việt
 Câu cầu khiến
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác
- Nắm vững chức năng chính của câu cầu khiến
- Kỹ năng : 
- Rèn kĩ năng sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Thái độ :
- Có ý thức sử dụng đúng kiểu câu
B. Chuẩn bị
- Giáo án, TLTK, bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’): 
? Hãy cho biết các chức năng của câu nghi vấn? Cho 2 Ví dụ minh hoạ?
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ – HS đọc VD
?) Tìm các câu cầu khiến trong đoạn trích? Dựa vào đặc điểm hình thức nào để xác định?
- Thôi đừng lo lắng	 có từ cầu khiến: đừng, 
- Cứ về đi	 đi, thôi
- Đi thôi con
* GV: Các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ đứng trước hoặc đi, thôi, nào đứng sau từ biểu hiện nội dung cầu khiến
?) Các câu cầu khiến trên dùng để làm gì?
- Khuyên bảo, yêu cầu
*HS đọc ví dụ 2
?) Cách đọc câu “mở cửa” trong (b) có khác với cách đọc câu “ mở cửa” trong (a) không?
- Câu (b) đọc nhấn mạnh giọng hơn
?) Câu “mở cửa” trong (b) dùng để làm gì?
- Dùng để đề nghị, ra lệnh
?) Vậy ở (a) dùng để làm gì?
- Là câu trần thuật dùng để trả lời câu hỏi
*GV: Những câu trên là câu cầu khiến. Vậy em hiểu như thế nào về kiểu câu cầu khiến? Lấy ví dụ minh hoạ?
- 3 HS nêu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ(31)êuê
A. Lý thuyết
I. Đặc điểm và chức năng
1) Ví dụ: SGK (30)
2) Phân tích
3) Nhận xét
* Câu cầu khiến:
a) Thôi đừng lo lắng ->khuyên bảo
b) Cứ về đi -> yêu cầu
c) Đi thôi con -> yêu cầu
* Từ ngữ cầu khiến: đừng, đi, thôi
II. Ghi nhớ: SGK (31)
Hoạt động 2
- HS làm miệng
- HS lên bảng đặt câu thay đổi -> Nêu nhận xét
- Chia nhóm: 3 nhóm, mỗi nhóm 1 câu -> Nhận xét chéo -> GV chốt
- HS thảo luận -> trình bày
- HS làm miệng
- HS làm ra phiếu học tập
-> GV thu chấm
B. Luyện tập
1. Bài tập 1 (31):
* Đặc điểm hình thức: Có các từ: hãy, đi, đừng
* Chủ ngữ: chỉ người đối thoại, có đặc điểm khác nhau
a) Vắng chủ ngữ -> Dựa vào ngữ cảnh mới biết người đối thoại là Lang Liêu
b) Chủ ngữ là: ông giáo -> ngôi thứ 2 số ít
c) Chủ ngữ là: chúng ta -> ngôi thứ 1 số nhiều (ngôi gộp có người đối thoại)
* Thêm bớt chủ ngữ:
a) Con hãy lấy gạo...-> đối tượng tiếp nhận thể hiện rõ hơn, yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn
b) Hút trước đi -> ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn
c) Nay các anh...-> thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu (trong số người tiếp nhận không có người nói)
2. Bài tập 2 (32)
a) Thôi, im...đi -> vắng chủ ngữ, từ ngữ cầu khiến “đi”
b) Các em đừng khóc -> Chủ ngữ ngôi 2 số nhiều, từ ngữ cầu khiến “đừng”
c) Đưa tay...mau. Cầm lấy...này -> vắng chủ ngữ, không có từ ngữ cầu khiến chỉ có ngữ điệu cầu khiến
3. Bài tập 3 (32)
a) Vắng chủ ngữ
b) Có chủ ngữ (ngôi thứ 2 số ít) -> ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói với người nghe
4. Bài tập 4 (32)
- Tác giả dùng câu nghi vấn làm cho yêu cầu cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn -> phù hợp với tính cách và vị thế của DC
5. Bài tập 5 (32)
- “Đi đi con!” -> Chỉ có người con đi
- “Đi thôi con!” -> Con và mẹ cùng đi
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập. Tập viết đoạn văn có dùng câu cầu khiến
- Chuẩn bị: Câu cảm thán
E. Rút kinh nghiệm 
.
.
.
-----&0&-----
Soạn:	Tuần 21, Tiết 83
	Tập làm văn
Thuyết minh về 
một danh lam thắng cảnh
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết cách viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh
B. Chuẩn bị
- Giáo án, TLTK, bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D . Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ
? Em hãy cho biết cách giới thiệu một phương pháp (cách làm)? Bố cục chung của kiểu bài này?
3- Bài mới (30’)
* Giới thiệu bài: Danh lam thắng cảnh là một địa danh, một khung cảnh nổi tiếng ở một địa phương nhất định. Ngoài vẻ đẹp, địa danh ấy có thể liên quan đến những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử...
Hoạt động 1
HS đọc văn bản
?) Văn bản giới thiệu những đối tượng nào? Văn bản giúp em hiểu gì về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
- Hồ Hoàn Kiếm: Nguồn gốc, sự tích, tên hồ...
- Đền Ngọc Sơn: nguồn gốc, quá trình xây dựng, vị trí...
?) Muốn có những tri thức ấy thì người viết phải làm thế nào?
- Đọc sách, tra cứu, hỏi han, quan sát
?) Bài viết sắp xếp theo bố cục như thế nào?
- 2 phần: giới thiệu hồ Hoàn Kiếm
 đền Ngọc Sơn
?) Có thiếu sót gì trong bố cục ?
- Thiếu mở bài
?) Nội dung bài thuyết minh trên còn thiếu những gì ?
- Thiếu miêu tả vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của tháp Rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc
- Thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh
- Thiếu chi tiết : thỉnh thoảng rùa nổi lên -> bài viết khô khan, thiếu hấp dẫn
?) Bài viết đã sử dụng phương pháp nào để thuyết minh ?
- Giải thích, phân tích
?) Vởy muốn làm 1 bài thuyết minh một danh lam thắng cảnh ta phải làm như thế nào ? Lời văn ra sao ?
- 2 HS phát biểu -> 1 HS đọc ghi nhớ
*GV : Nên sử dụng  ... là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, sáng lập ra vương triều Lý
2. Tác phẩm
* Chủ đề: phản ánh khát vọng của cả dân tộc về một đất nước độc lập, thống nhất và ý chí tự cường lớn mạnh của nước Đại Việt
* Thể loại: là một thể loại văn học do vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh (xuống A)
- Là thể chiều
3. Đọc - tìm hiểu chú thích 
Hoạt động 2
?) Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào mà em đã học? Vì sao?
- Văn nghị luận. Vì được viết bằng phương thức l2 để trình bày và thuyết phục người nghe theo tư tưởng dời đô của tác giả
?) Vậy vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì?
- Sự cần thiết phải dời kinh đô từ Hoa Lư và Đại La
?) Văn bản có mấy luận điểm
- 2 luận điểm vì sao phải dời đô
 vì sao thành ĐL xứng đáng là kinh 
	đô bậc nhất 
- Bố cục hợp lý vì vừa có lí, vừa có tình
* GV: Nếu tác giả khẳng định ngay thành Đại La là kinh đô mới sẽ gây sự đột ngột, người tiếp nhận khó chấp nhận
Bố cục cụ thể của văn bản là 3 phần:
- P1: từ đầu -> phồn thịnh: tiền đề làm điểm tựa cho lí lẽ ở phần sau
- P2: tiếp -> dời đổi: Đánh giá về Hoa Lư, phê phán 2 triều Đinh, Lê
- P3: còn lại: khẳng định thành Đại Là chính là nơi tốt nhất...
?) Mở đầu văn bản, theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của nhà , nhà Chu nhằm mục đich gì? Kết quả của việc dời đô ấy?
- Mục đích: mưu toan sự nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho các thế hệ sau -> vừa thuận mệnh trời, vừa thuận ý dân
- Kết quả: đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng
?) Việc mở bài chiếu: việc viện dẫn sử sách TQ có tác dụng gì?
- Chuẩn bị cho lí lẽ ở phần sau: trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đem lại kết quả tốt đẹp -> Việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì bất thường, trái với quy luật mà thuận theo ý trời, hợp lòng dân
* GV: Có lẽ còn do tâm lý của người xưa thường lấy TQ làm hình mẫu.Vì thế việc lấy chuyện các vương triều phương Bắc dời đô là cách đánh vào nhân tâm, thuyết phục người nghe.
?) Khi quyết định dời đô, tác giả đã cho thần dân về sai lầm của 2 triều Đinh, Lê như thế nào?
- Soi sử sách vào tình hình thực tế -> nhận xét có tính chất phê phán 2 triều Đinh, Lê đóng đô ở vùng núi Hoa Lư: phạm những sai lầm 
+ Không theo mệnh trời (không phù hợp với quy luật khách quan)
+ Không biết học theo cái đúng của người xưa
-> triều đại ngắn ngủi, nhân dân thì khổ sở, đất nước không thịnh vượng
*GV: Thực ra, việc 2 triều Đinh, Lê cứ đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của 2 triều đại ấy chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng bằng phẳng, nơi trung tâm của đất nước mà vẫn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở
?) Đoạn văn này có cách diễn đạt khác đoạn mở đầu như thế nào? Tác dụng?
- Dùng câu trần thuật bộc lộ cảm xúc “Trẫm rất đau xót về việc đó” -> tác động tới tình cảm người đọc
*GV: Cách lập luận vừa có lí vừa có tình, giàu sức thuyết phục
?) Lí do dời đô phản ánh tư tưởng, khát vọng của vua và nhân dân ta thời đó như thế nào?
- Khẳng định sự cần thiết phải dời kinh đô và khát vọng xây dựng đất nước lâu bền và hùng cường
* HS chú ý phần còn lại
?) Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước?
- Là nơi Cao Vương từng định đô
- Về vị thế địa lí: trung tâm của đất nước, mở ra 4 phương, vừa có núi vừa có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được lụt lội, chật chội
- Về phong thuỷ: thế rồng cuộn hổ ngồi -> muôn vật phong phú, tốt tươi
- Về chính trị, văn hoá: là đầu mối giao lưu, hội tụ trọng yếu của đất nước, là mảnh đất hưng thịnh
-> Đại La có đầy đủ mọi ưu thế để trở thành kinh đô bậc nhất
?) Tại sao tác giả khẳng định Đại La là thánh địa của đất nước?
- Đất tốt, lành, vững, đem lại nhiều lợi ích cho kinh đô
?) Đoạn văn thể hiện khát vọng gì của tác giả và nhân dân ta lúc đó?
- Khát vọng thống nhất đất nước, độc lập lâu bền và hùng mạnh
?) Kết thúc văn bản là 1 câu hỏi. Tác dụng?
- Thể hiện sự cởi mở, đồng cảm giữa vua và nhân dân
-> sự kết hợp giữa lí và tình...
II. Phân tích tác phẩm
A. Bố cục, thể loại
- 2 phần
- Thể loại : chiếu
B. Phân tích 
1. Vì sao phải rời đô
- Tác giả khẳng định sự cần thiết phải dời kinh đô, bộc lộ khát vọng xây dựng đất nước lâu bền và hùng mạnh của nhân dân ta
2. Vì sao Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất
- Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước
Hoạt động 3
?) Hãy khái quát giá trị nội dung của văn bản ?
- Văn bản thể hiện ý chí và tư thế của dân tộc Đại Việt, nguyện vọng về một đất nước cường thịnh, thống nhất, bền vững muôn đời
-> ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc
?) Hãy nhận xét về trình tự lập luận của tác giả ?
- chặt chẽ -> đặc điểm của văn bản nghị luận
?) Nhận xét về cách sắp xếp các câu văn trong bài ?
- Cân xứng, nhịp nhàng thành từng cặp
*GV : Đây là câu văn biền ngẫu (Biền : hai con ngựa kéo xắpóng nhau ; ngẫu : từng cặp). Câu văn biền ngẫu này còn gặp ở thể hịch, cáo
III. Tổng kết
1. Nội dung: Văn bản thể hiện ý chí độc lập tự cường, tư thế và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc. Đồng thời thể hiện nguyện vọng về một đất nước cường thịnh, thống nhất, bền vững muôn đời của nhân dân Đại Việt
2. Nghệ thuật: Văn bản sử dụng lối văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng, lí lẽ chặt chẽ kết hợp với tình cảm chân thành giàu sức thuyết phục
Hoạt động 4
- HS thảo luận nhóm -> trình bày
-> nhận xét -> GV thống nhất
IV. Luyện tập
1. BT 5 (51)ss
- Dời đô ra vùng đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức ngang tàng phương Bắc
- Định đô ở Thăng Long là thể hiện nguyện vọng của nhân dân
4. Củng cố 
5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, phân tích nội dung, nghệ thuật
- Chuẩn bị: Hịch tướng sĩ
	? Trả lời câu hỏi SGK
	? Tìm hiểu thêm về thể loại và tác giả
E. Rút kinh nghiệm
.
.
-----&0&-----
Soạn:	 Tuần 23, Tiết 91
	Tiếng Việt
 Câu phủ định
A. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định. Phân biệt câu phủ định với các kiểu câu khác
- Nắm vững chức năng chính của câu cầu khiến
- Kỹ năng : 
- Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp
- Thái độ :
- Giáo dục tính linh hoạt, khéo léo khi sử dụng câu tiếng việt.
B. Chuẩn bị
- Giáo án, TLTK, bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Ví dụ minh hoạ?
3- Bài mới (30’)
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ – HS đọc VD
?) Các câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a?
- Có thêm các từ: không, chưa, chẳng
*GV: Đó là các p.từ đã học ở lớp 6
?) Những câu này gọi là câu phủ định.Vậy câu phủ định có đặc điểm gì? 
- 2HS -> GV chốt -> Ghi
?) Những câu này dùng để làm gì? Thông báo điều gì?
- Việc Nam đi Huế là việc không diễn ra -> phủ định sự việc
* HS đọc VD 2
?) Trong đoan trích, câu nào có từ ngữ phủ định?
- Không phải, nó chần chẫn như...; Đâu có!
?) Mấy ông thầy bói dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì? 
- 2 HS nêu -> GV chốt
* GV: Các em chú ý vào các câu nói của 3 thầy bói
?) Nhận xét sự khác nhau về mức độ phủ định trong 2 câu nói của thầy sờ ngà và thầy sờ tai?
- Thầy sờ ngà: phủ định ý kiến, nhận định của một người (thày sờ vòi)
- Thầy sờ tai: phủ định ý kiến của 2 người (chủ yếu là thầy sờ ngà) => 2 câu phủ định bác bỏ
* Lưu ý:
- Từ ngữ phủ định không phải là, chưa phải là
 đâu có, có...đâu, đâu
 thế nào được, đời nào
- Có câu phủ định toàn bộ: Bạn ấy không học bài
- Có câu phủ định bộ phận: Nó chạy không nhanh
- Câu có từ phủ định để khẳng định:
+ 2 từ phủ định
êuê+ 1 từ phủ định + câu nghi vấn 
Không phải chính cậu đã nói dối sao?
?) Bài học hôm nay cần ghi nhớ gì?
- 2 HS -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ
A. Lý thuyết
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1) Ví dụ: sgk (52)
2) Phân tích
3) Nhận xét
* Đặc điểm:
- Câu phủ định có từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng
* Chức năng: 
- Phủ định sự việc -> thông báo không có sự việc diễn ra
- Phản bác một ý kiến (phủ định bác bỏ)
* Lưu ý:
- Có câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận
- Câu có chưa từ phủ định dùng để khẳng định (2 từ phủ định)
II. Ghi nhớ: SGK (53)
Hoạt động 2
- HS làm việc cá nhân (làm miệng)
- Các câu phủ định còn lại là phủ định miêu tả
- Chia 3 nhóm làm VD
-> Đại diện trình bày
-> Lên bảng đặt câu
- HS thảo luận (theo bàn)
-> trình bày
- HS thảo luận -> trình bày -> Mỗi nhóm 1 HS lên bảng đặt câu
- HS làm miệng
B. Luyện tập
1. Bài tập 1 (53)
Câu phủ định bác bỏ
a) Cụ cứ tưởng...đâu! -> phản bác suy nghĩ của Lão Hạc
c) Không, chúng con...nữa đâu -> phản bác điều chị Dậu đang nghĩ
2. Bài tập 2 (53)
* Các câu đều là câu phủ định vì có từ phủ định nhưng lại có ý nghĩa khẳng định 
a) không phải là không = có (phủ định của phủ định
b) Không ai không: 2 từ phủ định và 1 từ bất định = khẳng định
c) ai chẳng: từ phủ định kết hợp từ nghi vấn = khẳng định
* Đặt câu có ý nghĩa tương đương
a) Bỏ từ phủ định: không phải là không
b) bỏ từ phủ định: không ai không, thèm: ai cũng
c) thay từ chẳng = từ cũng
=> dùng câu phủ định với ý khẳng định
-> ý khẳng định được nhấn mạnh hơn
3. Bài tập 3 (54)
- Thay “không” = “chưa”: Choắt chưa dậy được, nằm...
-> ý nghĩa câu thay đổi vì chưa: phủ định 1 thời điểm
 không: phủ định toàn bộ
- Câu văn của tác giả phù hợp với câu chuyện hơn vì Dế Choắt chết
4. Bài tập 4 (54)
- Không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định
- Dùng để phủ định bác bỏ 1 ý kiến trước đó
5. Bài tập 5 
- Không thể thay “quên” = “không” vì “quên” có nghĩa là không nghĩ đến, không để tâm đến ăn vì căm thù giặc
- Không thể thay “chưa” = “chẳng” vì
+ chưa: diễn tả hành động sẽ xảy ra ở một thời điểm nào đó
+ chẳng: phủ định hành động không diễn ra
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập 6.
- Chuẩn bị: Hành động nói.
E. Rút kinh nghiệm 
.
.
Soạn:	 Tuần 23, Tiết 92 
	Tập làm văn
Chương trình địa phương
A. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng kĩ năng làm bài thuyết minh
- Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở địa phương mình
- Nâng cao lòng yêu quý quê hương
B. Chuẩn bị
- GV yêu cầu HS tìm hiểu:
+ Nhóm 1: Hang 73 Yên Đức
+ Nhóm 2: Chùa Quỳnh Lâm và đền Sinh
+ Nhóm 3: Chùa Non Đông
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đàm thoại, tích hợp.
D . Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3- Bài mới 
Hoạt động 1
Đại diện nhóm trình bày
I. Trình bày bài viết
- 3 nhóm
Hoạt động 2
II. Nhận xét chung
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
III. Tuyên dương – cho điểm những bài hay
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại đề bài số 5 – lập dàn ý
- Sửa lỗi bài viết của mình
E. Rút kinh nghiệm 
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2123.doc