Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 10 - Tiết 37 đến tiết 40

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 10 - Tiết 37 đến tiết 40

Tuần 10

Tiết: 37 Nói quá

A. Mục tiêu:

1/. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm và giá trị biểu cảm của “ Nói quá” trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hàng ngày.

2/. Kĩ năng:

- Sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong viết văn bản và giao tiếp.

3/.Thái độ:

 - Giáo dục HS ý thức học tập

- sử dụng đúng nói quá trong từng văn bản cụ thể.

B. Phương pháp: Qui nạp

C. Chuẩn bị:

1/ GV:Soạn giáo án.

2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới

D.Tiến trình hoạt động:

I. ổn định:

II. KT Bài Cũ: Em hãy nhắc lại những biện pháp tu từ đã học ở lớp 6, 7?

III. Bài mới

 1. ĐVĐ: Như vậy, ở lớp 6, 7 các em đã được học một số biện pháp tu từ như: so sánh nhân hoá, điệp ngữ.Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một biện pháp tu từ mới là: Nói quá. Vậy nói qua là gì? Nó có tác dụng như thế nào trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hàng ngày?

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 10 - Tiết 37 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10 Ngày soạn 18/10/09.
Tiết: 37 Nói quá
A. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm và giá trị biểu cảm của “ Nói quá” trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hàng ngày.
2/. Kĩ năng:
- Sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong viết văn bản và giao tiếp.
3/.Thái độ: 
 - Giáo dục HS ý thức học tập
- sử dụng đúng nói quá trong từng văn bản cụ thể.
B. Phương pháp: Qui nạp
C. Chuẩn bị:
1/ GV:Soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới
D.Tiến trình hoạt động:
I. ổn định:
II. KT Bài Cũ: Em hãy nhắc lại những biện pháp tu từ đã học ở lớp 6, 7?
III. Bài mới
 1. ĐVĐ: Như vậy, ở lớp 6, 7 các em đã được học một số biện pháp tu từ như: so sánh nhân hoá, điệp ngữ....Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một biện pháp tu từ mới là: Nói quá. Vậy nói qua là gì? Nó có tác dụng như thế nào trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hàng ngày? 
 2. Triễn khai bài dạy:
 I/ - Nói quá và tác dụng của nói quá.
Cho HS đọc kĩ ví dụ sách giáo khoa.
Nói “ Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” có qua sự thật không?
Thực chất của mấy câu này nhằm nói lên điều gì? - Đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn.
- Mồ hôi ướt đẫm.
Em thử nhận xét 2 cách nói trên? cách nói trong ca dao sinh động, gây ấn tượng hơn.
Qua đó em thử nêu tác dụng của nói quá?
HS đọc to rõ ghi nhớ
1/Tìm hiểu:
Đọc ví dụ:
Nhận xét:
3/ Ghi nhớ: SGK
 II/ - Luyện tập:
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa:
a). “ Sỏi đá thành cơm”=> Sức mạnh, nhiệt tình lao động.
b). “ Đi lên đến tận trời”=> ý chí quyết tâm của con người.
c). “ Thét ra lữa”=> Hung dữ ( kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác).
Em hãy trình bày cách hiểu của em về các thành ngữ, sau đó điền vào ô trống.
Đặt câu với các thành ngữ đã cho ở bài tập 3 và phân biệt các biện pháp tu từ nói qua với nói khoác.
Học sinh tìm một số thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá theo mẩu ơ SGK?
Bài Tập 1:
Bài tập 2:
a). Chó ăn đá.......
b). Bầm gan tím ruột.....
c). Ruột để ngoài da.
d). Nở từng khúc ruột.
đ). Vắt chân lên cổ.
Bài tập 3:
Bài tập 4:
 IV. Củng cố : 
Nói quá là gì? Thử lấy ví dụ về nói quá?
 V. Hướng dẫn, dặn dò: 
Bài cũ: - Nắm kĩ ghi nhớ sách giáo khoa và làm bài tập 6..
	 - Làm tiếp bài tập 4.	 
Bài mới: Xem lại những tác phẩm truyện kí đã học, soạn bài mới.
Ngày Soạn: 18/10/09 .
Tiết 38
Ôn tập truyện kí Việt Nam
A. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Củng cố hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam được học ở lớp 8..
2/. Kĩ năng:
- Tự phân tích đánh giá, so sánh đối chiếu cảm thụ.
3/.Thái độ::
-ý thức tự học, tình yêu v/c nghệ thuật.
B. Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận
C. Chuẩn bị: 1/ GV:Soạn giáo án.
 2/ HS: Học bài củ, xem trước bài mới
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định:
II. KT Bài Cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 III. Bài mới: Trực tiếp.
 I/ - Lập bảng hệ thống các văn bản truyện kí đã học ở lớp 8
HS đã chuẩn bị kĩ ở nhà.
GV gọi một HS trình bày phần chuẩn bị của mình theo từng nội dung cụ thể ở SGK.
Gọi 2, 3 HS khác nhận xét.
GV bổ sung, điều chỉnh và ghi rõ lên bảng.
1. Lập bảng hệ thống:
2. Trình bày, nhận xét:
II/ - So sánh, phân tích để thấy rõ những điểm giống nhau và khác nhau về nội dung tư tưởng và hình thức:
Giáo viên nói thêm về dòng văn học hiện thực phê phán.
? Em hãy xem kĩ lại văn bản 2, 3, 4 và tìm ra những điểm giống nhau về thể loại, thời gian ra đời, đề tài, chủ đề, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật?
+ Thể loại: Văn bản tự sự hiện đại.
+ Thời gian: Trước CM trong giai đoạn 1930-1945.
+ Đề tài: chủ đề con người và cuộc sống xã hội đương thời của các tác giả đi sâu miêu tả số phận của những con người cực khổ.
+ Giá trị tác phẩm: Chan chứa tinh thần nhân đạo.
? Em hiểu gì tinh thần nhân đạo được biểu hiện trong 3 tác phẩm đó? ( Yêu thương trân trọng con người với nhứng phẩm chất tốt đẹp, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa).
+ Giá trị nghệ thuật: Biện pháp chân thực, gần gũi với đời sống, ngôn ngữ giản dị, cách kể miêu tả con người, tâm lí cụ thể, hấp dẫn.
GV cho HS lập bảng so sánh, đối chiếu theo mẫu ở bài tập 1 để tìm ra nét riêng của những văn bản?
1. So sánh:
2. Nhận xét
a/. Giống nhau:
- Thể loại
- Thời gian sáng tác
- Đề tài chủ đề
- Giá trị tư tưởng
- Giá trị nghệ thuật
b/. Khác nhau:
- Tác giả, tác phẩm
- Nội dung, nhân vật...
III/ - Về đoạn văn hoặc nhân vật mà em yêu thích nhất trong ba văn bản đó:
GV cho HS tự viết theo suy nghĩ, cảm nhận của bản thân. Nêu đc đoạn văn hoặc nhân vật mà em yêu thích, trong văn bản nào? của tác giả nào? Lí do yêu thích ( Về nội dung tư tưởng? Về đặc sắc nghệ thuật?....)
 *Cảm nhận về nhân vật yêu thích
 IV. Củng cố :
Kể lại tên những tác phẩm truyện kí Việt Nam và tác giả của chúng trong học kì I lớp 8?
 V. Hướng dẫn, dặn dò: 
Bài cũ: - Xem lại những văn bản truyện kí VN đã học và nắm ghi nhớ
	 - Viết một đoạn văn hồi tưởng lại buổi đến trường đầu tiên của bản thân.	 
Bài mới: Soạn bài " Thông tin về ngày trái đất năm 2000"
 Ngày soạn: 18/10/09 .
Tiết 39
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
A. Mục tiêu:
1/.Kiến thức:
- Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị của văn bản đề xuất.
2/. Kĩ năng:
- Đọc, tìm hiểu, phân tích một văn bản nhật dụng dưới dạng văn bản thuyết minh 1vấn đề khoa học.
3/.Thái độ:
- Có suy nghĩ tích cực về những việc tương tự khác trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.
B. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận
C. Chuẩn bị: 1/ GV:Soạn giáo án.
 2/ HS: Học bài củ, soạn bài mới theo câu hỏi SGK.
D. Tiến trình tổ chức hoạt đông:
I. ổn định:
II. KT Bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của HS
 III. Bài mới: 1.ĐVĐ: - Bảo vệ môi trường sống quanh ta, rộng hơn là bảo vệ trái đất ngôi nhà chung của mọi người đang bị ô nhiểm nặng nề là một nhiệm vụ khoa học, xã hội, văn hoá vô cùng quan trọng đối với nhân dân toàn thế giới, cũng là nhiệm vụ của mỗi người chúng ta. Một trong những việc làm cụ thể và cần thiết hằng ngày là hạn chế thấp nhất đến mức không dùng bao bì ni lông. Vì sao như vậy? Bài học hôm nay sẽ thuyết minh, giải thích giùm chúng ta.
 2. Triễn khai bài dạy:
I/ Tìm hiểu chung
Lưu ý đọc rõ ràng mạch lạc, chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác, đặc biệt phần sau cần đọc đúng giọng điệu.
Giáo viện cho HS đọc kĩ các chú thích từ 1->9.
Em có thể cho biết đây là kiểu văn bản gì không? – Văn bản nhật dụng thuyết minh 1 vấn đề khoa học tự nhiên.
Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy đoạn? 
- Đoạn 1: Từ đầu...từng khu vực: Sơ lược nguồn gốc và nguyên nhân sự ra đời của “ Ngày trái đất”.
- Đoạn 2: Tiếp theo...trẻ sơ sinh: nêu tác hại nhiều mặt và nghiệm trọng của việc sử dụng bao ni lông.
- Đoạn 3: Vì vậy ... môi trường: Những giải pháp. - Đoạn 4 Còn lại Lời kêu gọi,động viên mọi người
1. Tác giả, tác phẩm:
2/ Đọc,hiểu từ khó:
3. Bố cục:
 - 4 đoạn
III/ - Tìm hiểu văn bản:
GV cho HS đọc lại phần 2
Dùng bao ni lông có nhiều cái thuận lợi, lợi bất cập hại. Vậy những cái hại của bao ni lông là gì? Cái hại nào là cơ bản nhất? vì sao? 
Chỉ ra những tác hại do đặc tính nỗi bật của bao bì ni lông? – Bẩn, gây vướng, cản trở sự phân huỷ đất đai, cản trở qua trình sinh trưởng của các loại thực vật
Vì sao bao bì ni lông là chất thải khó xử lý? Chôn lấp thì không bị phân huỷ, đốt thì gây độc hại, tốn kém, tái chế gặp nhiều khó khăn, nan giải.
Việc xử lý bao bì ni lông hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có những biện pháp nào? nhận xét về mặt hạn chế của biện pháp ấy? Vứt bừa bãi xuống các nguồn nước, thùng rác công cộng, chôn lấp đốt, tái chế.
Trong văn bản đã nêu ra những biện pháp nào để hạn chế sử dụng bao bì ni lông? 4 biện pháp. Em có nhận xét gì về các biện pháp đó? Hợp lí, cụ thể, thiết thực, phù hợp hoàn cảnh, điều kiện của người Việt Nam?
Muốn thực hiện được cần có thêm điều kiện gì? – Bản thân mọi người có ý thức tự giác, thấy được tính nghiêm trọng, lâu dàitrong việc bảo vệ môi trường.
Em hãy liên hệ việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân và gia đình?
Theo em các biện pháp nêu trên đã triệt để, đã giải quyết tận gốc vấn đề chưa? Vì sao? Chưa vì người ta vẫn sản xuất vì nó vẫn có những mặt thuận lợi.
Việc tự ý thức của mỗi con người trong việc sử dụng bao bì ni lông là việc bình thường trong cuộc sống sinh hoạt của con người, nhưng thật ra nó lại có ý nghĩa rất lớn. Vậy theo em ý nghĩa đó là gì?
Tác giả đã kết thúc văn bản bằng những lời lẽ như thế nào?
1/ Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc hạn chế và không dùng bao ni lông.
- Đặc tính nỗi bật của bao bì ni lông là tính không phân huỷ của nhựa Plastic tạo nên những tác hại khó lường.
Bao ni lông màu chưa nhiều chất độc hại.
Là loại rác thải rất khó xử lý.
2/ Những biện pháp hạn chế dùng bao ni lông.
3/. ý nghĩa của vấn đề:
=> Kêu gọi khẩn thiết, bắt đầu bằng 3 từ hãy, tăng dần từ ý thức đến những hành động cụ thể thiết thực.
IV/ - Tổng kết:
Em có nhận xét gì về cách lập luận, lí lẽ trong văn bản? Các từ vì vậy, hãy có tác dụng gì trong việc liên kết kết thúc văn bản?
- Lập luận logíc, chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, lời kêu gọi thiết tha, chân thành.
Nhận thức của em qua bài học hôm nay?
Ghi nhớ: SGK
 IV. Củng cố :
Em rút ra điều gì qua văn bản : thông tin ngày trái đất năm 2000”?
 V. Hướng dẫn, dặn dò: 
Bài cũ: - Hiểu được ý nghĩa của văn bản, nắm nội dung phần ghi nhớ.
	 - Có ý thức vận dụng những hiểu biết vào thực tế ( H/chế sử dụng bao bì ni lông).	 
Bài mới: Soạn bài " Nói giảm nói tránh"
Ngày Soạn: 20/10/09 .
Tiết 40
Nói giảm, nói tránh
A. Mục tiêu:
1/.Kiến thức:
- Thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm và nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
2/. Kĩ năng:
- Phân tích và sử dụng biện pháp tu từ này trong cảm thụ văn chương và trong giao tiếp.
3/.Thái độ:
- Vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.
B. Phương pháp: Qui nạp
C. Chuẩn bị: 1/ GV:Soạn giáo án.
 2/ HS: Học bài củ, Xem trước bài mới.
D. Tiến trình :
I. ổn định:
II. KT Bài Cũ: 
Nói quá là gì? Em hãy cho 2 ví dụ về nói quá?
Kiểm tra bài tập 3 của học sinh.
 III. Bài mới: ĐVĐ - Trong giao tiếp hàng ngày hoặc trong văn chương nghệ thuật, đôi khi để tránh gây cảm giác quá đau buồn ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sựngười ta sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh. Vậy thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của biện pháp tu từ này?
 I/ - Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh
Cho HS đọc các ví dụ của SGK ( lần lượt)
Những từ in đậm “ Đi gặp cụ Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác” ở đây ví dụ a, từ “ đi” ở ví dụ b, “ chẳng còn” ở ví dụ c có nghĩa là gì?- Dùng trong việc nói đến cái chết.
? tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó? Để giảm nhẹ tránh sự đau buồn.
? Vì sao trong đoạn văn 2 tác giả dùng từ “ Bầu sửa” mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa?
Tránh dùng một từ hơi thô gây cười.
? So sánh 2 cách nói ở ví dụ 3, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng tế nhị hơn?
- Cách 2, còn cách 1 hơi căng thẳng, nặng nề, qua ba ví dụ em hiểu như thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng vủa cách nói này?
HS đọc ghi nhớ SGK.
Khi muốn chê trách ai một điều gì đấy, cách nói giảm, nói tránh theo em có tác dụng gì? Tránh gây tự ái, khó chịu.
1/Tìm hiểu:
*Đọc ví dụ:
*Nhận xét:
2. Ghi nhớ: SGK
II/ - Luyện tập:
HS đọc bài tập 2, phát hiện câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh?
a2, b2, c1, d1, e2.
HS theo dõi mẩu ở bài tập 3, sau đó dặt năm câu dấnh gia trong các trường hợp khác nhau có sử dụng nói giảm, nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá? Giọng hát chua loet-> Giọng hát không được ngọt lắm.
Cấm cười to-> xin cười nho nhỏ một chút.
Bài tập 1:
a). Đi nghĩ.
b). Chia tay nhau.
c). Khiếm thị.
d). Có tuổi.
e). Đi bước nữa.
Bài tập 2:
Bài tập 3:
 IV. Củng cố :
Thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của biện pháp tu từ này?
 V. Hướng dẫn, dặn dò
Bài cũ: - Làm tiếp bài tập 3.
	 - Nắm kĩ nội dung bài học, có ý thức vận dụng vào những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể khi cần thiết	 
Bài mới: Ôn tập các văn bản chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac tuan van 8.doc