Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Tiết 53 DẤU NGOẶC KÉP

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức :

 - HS nắm được chức năng của dấu ngoặc kép, hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép. Phân biệt được với dấu ngoặc đơn.

 - Tích hợp với phần văn: các văn bản đã học, phần tập làm văn qua bài luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng.

 2. Kĩ năng:

 Rèn kỹ năng sử dụng dấu câu khi viết văn bản.

 3. Tư tưởng:

 Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng dấu khi viết văn bản.

II. CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của GV:

 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học

 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;

 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi các ví dụ SGK phần tìm hiểu bài

 2.Chuẩn bị của HS:

 - Học bài cũ Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

- Soạn bài mới theo câu hỏi trong SGK.

 -Tìm đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12.11.2009 Tuần 14
Tiết 53 	DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : 
 - HS nắm được chức năng của dấu ngoặc kép, hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép. Phân biệt được với dấu ngoặc đơn. 
 - Tích hợp với phần văn: các văn bản đã học, phần tập làm văn qua bài luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 2. Kĩ năng:
 Rèn kỹ năng sử dụng dấu câu khi viết văn bản.
 3. Tư tưởng:
 Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng dấu khi viết văn bản.
II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi các ví dụ SGK phần tìm hiểu bài
 2.Chuẩn bị của HS: 
 - Học bài cũ Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Soạn bài mới theo câu hỏi trong SGK.
 -Tìm đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 *Câu hỏi: Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Cho ví dụ? 
 *Gợi ý trả lời:Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung)
 VD: Nam Cao (tác giả của tác phẩm “Lão Hạc”) là một nhà văn hiện thực.
	-Lý Bạch (701-762) là nhà thơ nổi tiếng.
	-Dấu hai chấm dùng để: 
	+Đánh dấu (báo trước) phần giải thích thuyết minh cho một phần trước đó. 
	+Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
 VD:1. Tôi phải bảo:
	-Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào ->báo trước lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
 2.Bạn Nam nói: “Mai bạn ấy về quê”->báo trước lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép)
 3 Giảng bài mới :
 a. Giới thiệu bài : (1’)
Chúng ta biết dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm đề là những loại dấu câu thông dụng thường được sử dụng trong văn viết, tạo lập văn bản. Bên cạnh đó còn có dấu ngoặc kép cũng là loại dâu câu thường được sử dụng. Vậy, công dụng của dấu ngoặc kép là dùng để làm gì? Tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu b.Tiến trình bài dạy :	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
I.Công dụng:
- GV treo bảng phụ ghi vd bài tập tìm hiểu trong SGK 
- Gọi HS đọc
-Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 
- Cá nhân HS quan sát 
-1HS đọc, cả lớp theo dõi. 
-HS thảo luận nhóm, kết luận . 
1-Bài tập tìm hiểu:
Dấu ngoặc kép dùng để: 
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
 (câu nói của Giăng-đi)
tìm tác dụng dấu ngoặc kép.
sỞ ví dụ a, dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
sTừ dải lụa ở câu b, ta nên hiểu thế nào cho thích hợp?
sTrong trường hợp này, dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
sỞ câu c, các từ trong dấu ngoặc kép có giá trị gì?
sTrong trường hợp này, dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
sCác từ trong dấu ngoặc kép ở câu d dùng để làm gì?
* Cho HS làm bài tập áp dụng:
sHãy đặt dấu ngoặc kép thích hợp cho ví dụ sau và cho biết công dụng?
Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.
sVậy dấu ngoặc kép có những công dụng gì ? 
Dấu ngoặc kép dùng để: 
4a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (câu nói của Giăng-đi)
4 Cá nhân HS giải thích:
Theo nghĩa ẩn dụ: xem chiếc cầu như dải lụa mềm mại.
4 Cá nhân HS đúc kết:
b.Đánh dấu từ ngữ được hiểu hiểu theo nghĩa đặc biệt, nhấn mạnh. 
4Cá nhân HS giải thích:
c.Mỉa mai bọn thực dân Pháp bằng cách dùng chính lời nói của chúng để đả kích lại chính sách cai trị của chúng ở VN
4Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. 
4Cá nhân HS nhận xét:
d.Đánh dấu tên các tác phẩm được dẫn.
4Cá nhân HS kết luận:
Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp“cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”
4Cá nhân HS kết luận:
Dấu ngoặc kép dùng để: 
-Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
-Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. 
-Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn.
b.Đánh dấu từ ngữ được hiểu hiểu theo nghĩa đặc biệt, nhấn mạnh. 
c.Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. 
d.Đánh dấu tên tác phẩm. 
2- Kết luận:
Dấu ngoặc kép dùng để: 
-Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
-Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. 
-Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn.
20’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
II- Luyện tập:
-Hướng dẫn HS thảo luận nhóm, giải các bài tập
HS thảo luận thực hiện lần lượt các bài tập
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 trong SGK.
Gọi HS đại diện nhóm trả lời
Đọc và xác định yêu cầu BT1:
Đại diện nhóm trả lời
Bài1:Công dụng của dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép dùng để :
Dấu ngoặc kép dùng để :
-GV hướng dẫn các nhóm khác nhận xét.
a) Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
b) Đánh dấu từ ngữ với hàm ý mỉa mai. 
c) Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
d.Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai. 
e.Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp từ hai câu thơ. 
a) Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
b) Đánh dấu từ ngữ với hàm ý mỉa mai. 
c) Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
d.Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai. 
e.Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp từ hai câu thơ Bài2.Điền dấu câu và giải thích 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 trong SGK.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm nhỏ thực hiện bài tập.
GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 SGK.
GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 5 SGK.
Đọc và xác định yêu cầu BT2:
Điền dấu câu và giải thích:
-Đặt dấu hai chấm sau cười bảo: 
-Đặt dấu ngoặc kép “cá tươi”, “tươi”. 
b..-Đăt dấu hai chấm sau chú 
Tiến Lê 
-Đặt dấu ngoặc kép “cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”
c.-Đặt dấu hai chấm sau: bảo hắn 
--Đặt dấu ngoặc kép “Đây là cái vườn sào”
Đọc và xác định yêu cầu BT3:
a-Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp dẫn nguyên văn câu nói của Hồ Chí Minh. 
b.Không dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép vì lời dẫn gián tiếp không dẫn nguyên văn.
Đọc và xác định yêu cầu BT5:
Xác định và nêu công dụng:
-Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng ,phạt nặng những người vi phạm(ở Bỉ, từ năm 1987 vi phạm phạt 40 đô la)
lí do
a.->Báo trước lời đối thoại 
->Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp 
b->Báo trước lời dẫn trực tiếp
->Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp 
c->Báo trước lời dẫn trực tiếp
->Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp 
Bài 3.Nhận xét dấu câu:
a-Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp dẫn nguyên văn câu nói của Hồ Chí Minh. 
b.Không dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép vì lời dẫn gián tiếp không dẫn nguyên văn
Bài 5. Xác định và nêu công dụng
->Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích ( thuyết minh).
2’
Hoạt động 3: Củng cố.
- Yêu cầu HS nhắc lại các công dụng khi sử dụng dấu ngoặc kép
-HS nhắc lại các công dụng của dấu ngoặc kép
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 * Bài vừa học: 	
 - Về nhà :
 Hoàn thành các bài tập vào vở.
 Viết đoạn văn có sử dụng các dấu câu đã học
 * Bài mới: Chuẩn bị bài“Luyện nói:thuyết minh về một thứ đồ dùng”cụ thể:
 - Lập dàn ý với bố cục 3 phần đề bài yêu cầu
 - Dựa vào dàn ý phát triển thành lời văn để thuyết minh về cái phích nước
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:	
.
Ngày soạn : 12.11.2009 Tuần 14
Tiết 54: LUYỆN NÓI:THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
 1. Kiến thức : 
 - Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học. 
 - Tạo điều kiện cho HS mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, suy nghĩ độc lập cho HS 
 - Rèn luyện kĩ năng xây dựng kiểu bài thuyết minh. 
 - Tích hợp với các kiến thức về văn và Tiếng việt đã học.
 3. Tư tưởng:
 - Giáo dục học sinh tự tin, mạnh dạn trước tập thể, đám đông.
II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của GV:
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi dàn ý cho đề bài “Thuyết minh về cái bình thủy”.
 2.Chuẩn bị của HS: 
 - Học bài cũ dàn ý của bài văn thuyết minh?
 -Xem lại toàn bộ kiến thức về văn thuyết minh một thứ đồ dùng.
- Chuẩn bị trước các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho đề bài “Thuyết minh về cái bình thủy”.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong phần hệ thống kiến thức)
 3 Giảng bài mới :
 a. Giới thiệu bài : (1’)
 Tiết trước chúng ta tìm hiểu và biết được cách tìm hiểu đề bài văn thuyết minh, các bước làm bài văn thuyết minh và dàn ý của bài văn thuyết minh. Tiết học này chúng ta sẽ vận dụng kiến thức đó vào làm bài luyện nói cho bài văn thuyết minh một thứ đồ dùng.
 b.Tiến trình bài dạy :	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức về văn thuyết minh.
I/ Hệ thống kiến thức:
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm bài văn thuyết minh.
- HS hệ thống hóa kiến thức theo hướng dẫn của GV.
- Cá nhân HS nhắc lại kiến thức:
+ Tìm hiểu đối tượng thuyết minh.
+ Xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó.
+ Chọn phương pháp thuyết minh cho phù hợp.
+ Ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
sHãy nhắc lại bố cục chung của một văn bản thuyết minh?
4Cá nhân HS tái hiện, nhận xét:
Gòm 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
+ Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,  của đối 
sNhắc lại bước tìm hiểu đề của bài văn thuyết minh?
tượng.
+ Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
4Cá nhân HS nhắc lại:
 Tìm hiểu đối tượng cần thuyết minh,Phạm vi tri thức về đối tượng
12’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện nói.
II/ Trình bày trong nhóm
- GV ghi đề bài lên bảng: Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ).
sEm hãy thực hiện bước lập ý cho đề bài này?(Thể loại,Đối tượng,
Phạm vi tri thức về đối tượng.)
- GV cho HS các nhóm thảo luận về dàn ý của từng cá nhân đã lập ở nhà đề chọn ra một dàn ý tốt chuẩn bị trình bày bài nói trước lớp.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm HS trình bày dàn bài đã chọn được của nhóm mình.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- GV treo bảng phụ ghi dàn bài mẫu cho HS quan sát.
- Cá nhân HS quan sát và ghi đề bài vào vở.
4Cá nhân HS trình bày:
+ Thể loại: thuyết minh
+ Đối tượng: cái bình thuỷ
+ Phạm vi tri thức về đối tượng.Cần trình bày:
*Cấu tạo: 2 phần
-Phần vỏ
+Chất liệu vỏ : sắt, nhựa. 
+Màu sắc: trắng, xanh, đỏ
+Nút phích,tay cầm
-Phần ruột: Hai lớp thuỷ tinh có lớp chân không ở giữa, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc
*Công dụng: giữ nhiệt, dùng trong sinh hoạt đời sống con người. 
*Cách bảo quản:phải để ở chỗ an toàn,tránh va đập
- HS các nhóm thảo luận trao đổi để chọn ra một dàn ý chuẩn bị cho bài luyện nói.
- Cá nhân HS trình bày.
- Cá nhân HS rút kinh nghiệm từ nhận xét của GV.
- HS quan sát và ghi chép dàn bài:
MB: Giới thiệu chung về cái bình thuỷ.
TB: -Trình bày cấu tạo hai phần:
+Phần vỏ
+Phần ruột
-Công dụng .
- Cách bảo quản.
KB: Đánh giá về đối tượng.
Khẳng định sự tiện ích của phích nước nóng trong sinh hoạt
Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ).
 A-Lập ý:
+ Thể loại: thuyết minh
+ Đối tượng: cái bình thuỷ
+ Phạm vi tri thức về đối tượng:
*Cấu tạo: 2 phần
-Phần vỏ
+Chất liệu vỏ : sắt, nhựa. 
+Màu sắc: trắng, xanh, đỏ
-Phần ruột: Hai lớp thuỷ tinh có lớp chân không ở giữa, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc
*Công dụng: giữ nhiệt, dùng trong sinh hoạt đời sống con người. 
*Cách bảo quản
 B- Lập dàn ý:
MB: Giới thiệu chung về cái bình thuỷ.
TB: -Trình bày cấu tạo hai phần:
+Phần vỏ
+Phần ruột
- Công dụng .
- Cách bảo quản.
KB:Đánh giá về đối tượng.
18’
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện nói trước lớp.
III-Trình bày trước lớp:
- GV lần lượt yêu cầu HS trình bày trước lớp bài nói của mình (có thể dựa vào dàn bài).
- Yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nói trước lớp theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày trước lớp bài nói của nhóm.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Cá nhân HS nhận xét.
- HS rút kinh nghiệm qua nhận xét của GV.
2’
Hoạt động 4: Củng cố.
sHãy nêu những yêu cầu của một bài luyện nói?	
4Nội dung: đảm bảo đúng yêu cầu đề
 *Hình thức: 
-Giọng nói: rõ, to, đủ cả lớp nghe (tránh lí nhí)
-Ngữ điệu sống động, diễn cảm.
-Tư thế, điệu bộ đứng tự nhiên trước lớp, nét mặt tươi tắn. 
-Ngôn ngữ: giản dị, trong sáng ..
có thể dùng một số từ ngữ địa phương.
-Liên kết: Nói mạch lạc, có đầu, có đuôi. 
 sĐối với bài văn thuyết minh, nên sử dụng các phương pháp nào trong các phần? 
	-Mở bài 
	-Thân bài 
	-Kết luận
4Cá nhân HS có thể đúc kết nêu: phương pháp nêu định nghĩa, phân tích,liệt kê,
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 * Bài vừa học: 	
 - Về nhà :
 + Tiếp tục học và nắm cách làm và dàn ý chung của bài văn thuyết minh.
 + Từ dàn ý của đề bài hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài.
 * Bài mới: Chuẩn bị “Viết bài Tập làm văn số 3” , cụ thể: 
 + Tìm hiểu kĩ về phương pháp làm bài văn thuyết minh.
 + Cách làm một bài văn thuyết minh.
 + Dàn ý của một bài văn thuyết minh.
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:	
.
Ngày soạn:14/ 11/2009 Tuần: 14 
Tiết 55, 56: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 VĂN THUYẾT MINH (làm tại lớp)
I. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ:
1. Kiến thức : Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh để thực hành viết một bài văn thuyết minh 
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng diễn đạt , trình bày , vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh .
3. Tư tưởng : Giáo dục học sinh ý thức trình bày bài rõ ràng , mạch lạc .
II. ĐỀ KIỂM TRA: 
 ĐỀ :Hãy giới thiệu về cây bút mà em đang dùng .
III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
 A- ĐÁP ÁN : 
 * Yêu cầu chung :
- Thể loại : Thuyết minh .
- Nội dung : Cây bút mà em đang sử dung ( bút máy , bút bi )
 * Yêu cầu cụ thể :
- Giúp người đọc ( người nghe ) có những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về cây bút đang sử dụng .
- Tìm hiểu , quan sát kĩ cây bút đang dùng .
- Trình bày theo bố cục ba phần .
a. Mở bài : Giới thiệu cây bút đang dùng : bút máy , bút bi 
b. Thân bài :
Giới thiệu chi tiết :
- Cấu tạo : 
- Chất liệu vỏ : nhựa 
- Màu sắc : trắng , xanh 
- Ruột : gồm có ruột bút chứa mực và lò xo đẩy lên xuống bảo quản đầu bút . Đầu bút có bi .
- Công dụng : Được dùng trong sinh hoạt và có vai trò quan trọng đối với người đi học 
c. Kết bài : Vai trò của cây bút trong đời sống 
 B -BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 8 – 10 : Bài viết trôi chảy, nội dung phong phú, sai từ 1 đến 2 lỗi chính tả.
- Điểm 6 – 7 : Bài viết đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng. Sai không quá 4 lỗi chính tả.
- Điểm 4 –5 : Đúng thể loại , nhưng nội dung sơ sài. Sai không quá 6 lỗi chính tả.
- Điểm 2 –3 : Bài viết nội dung quá sơ sài, không hiểu đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1 : Bài viết lạc đề hoặc viết vài đoạn không có ý nghĩa.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.
IV.KẾT QUẢ KIỂM TRA
K.Lôùp
S.Soá
0 - döôùi 2
2 - döôùi 3,5
3,5 - döôùi 5,0
5,0-döôùi 6,5
6,5-döôùi 8,0
8,0-10,0
TB trôû leân
Ghi
chuù
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A3
8A4
8A5
8A6
V. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
VI. HƯỚNG DẪN HS VỀ NHÀ:
 * Bài vừa học: 
- Về nhà cần xem và nắm lại toàn bộ kiến thức về văn thuyết minh; lập dàn bài chi tiết cho đề bài này
 * Bài mới: 
- Chuẩn bị trước văn bản “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, cụ thể:
+ Đọc kĩ văn bản.
+ Đọc phần chú thích và tìm hiểu kĩ về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
+ Tìm hiểu thể thơ.
+ Trả lời trước các câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản.
Ngày soạn:14/ 11/2009 Tuần: 23
Tiết 87,88 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
 VĂN THUYẾT MINH (làm tại lớp)
I. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ:
1. Kiến thức :
 Tổng kiểm tra kiến thức về văn bản thuyết minh
2. Kĩ năng :
 Rèn kĩ năng diễn đạt , trình bày , vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh .
3. Tư tưởng : 
Giáo dục học sinh ý thức trình bày bài rõ ràng , mạch lạc .
II. ĐỀ KIỂM TRA: 
 ĐỀ :Hãy giới thiệu về cây bút mà em đang dùng .
III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
 A- ĐÁP ÁN : 
 * Yêu cầu chung :
- Thể loại : Thuyết minh về một thể loại văn học.
- Nội dung : Đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
 * Yêu cầu cụ thể :
- Giúp người đọc ( người nghe ) có những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
 - Trình bày theo bố cục ba phần .
a. Mở bài : Nêu định nghĩa chung về đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
 b. Thân bài :
-Nêu các đặc điểm của thể thơ:
+ Số câu,số chữ trong mỗi dòng thơ,bố cục bài thơ;
+Quy luật bằng trắc,đối niêm;
+ Cách gieo vần;
+ Cách ngắt nhịp;
-Ưu nhược ,điểm và vị trí của thể thơ trong nền văn học
c. Kết bài : Vai trò của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật từ xưa đến nay
 B -BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 8 – 10 : Bài viết tốt cả về tri thức lẫn hình thức.Hình thức trình bày rõ ràng,sạch sẽ.Tri thức về đối tượng chính xác.Diễn đạt trôi chảy,mạch lạc,không sai lỗi chính tả.Biết vận dụng tốt các phương pháp thuyết minh,ngôn từ chính xác,bố cục đủ 3 phần,đảm bảo tính liên kết
- Điểm 6 – 7 : Bài viết đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng. Sai không quá 4 lỗi chính tả.
- Điểm 4 –5 : Đúng thể loại , nhưng nội dung sơ sài. Sai không quá 6 lỗi chính tả.
- Điểm 2 –3 : Bài viết nội dung quá sơ sài, không hiểu đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1 : Bài viết lạc đề hoặc viết vài đoạn không có ý nghĩa.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.
IV.KẾT QUẢ KIỂM TRA
K.Lôùp
S.Soá
0 - döôùi 2
2 - döôùi 3,5
3,5 - döôùi 5,0
5,0-döôùi 6,5
6,5-döôùi 8,0
8,0-10,0
TB trôû leân
Ghi
chuù
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A3
8A4
8A5
8A6
V. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
VI. HƯỚNG DẪN HS VỀ NHÀ:
Chuẩn bị bài “ Câu trần thuật”, cụ thể:
-Nắm đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
-Thực hiện phần luyện tập theo sự hiểu biết của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14.doc