Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Đạ M'rông

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Đạ M'rông

Tuần 14

Tiết 53

Tiếng Việt

 DẤU NGOẶC KÉP

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Công dụng của dấu ngoặc kép.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng dấu ngoặc kép.

- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.

- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng dấu ngoặc kép phù hợp.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp, thảo luận.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. ổn định tổ chức : 8A3 .

 2. Kiểm tra bài cũ :

- Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm dùng trong những trường hợp nào ? Nêu vd?

 3. Bài mới : Ở tiết trước, các em đã tìm hiểu về công dụng của 2 loại dấu đó là : Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm . Hôm nay, cô giới thiệu thêm cho các em một loại dấu nữa đó là Dấu ngoặc kép .

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Đạ M'rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	Ngày soạn : 06-11-2010 
Tiết 53 	Ngày dạy : 09-11-2010 
Tiếng Việt 
 DẤU NGOẶC KÉP
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Công dụng của dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng dấu ngoặc kép phù hợp.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. ổn định tổ chức : 8A3..
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm dùng trong những trường hợp nào ? Nêu vd? 
 3. Bài mới : Ở tiết trước, các em đã tìm hiểu về công dụng của 2 loại dấu đó là : Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm . Hôm nay, cô giới thiệu thêm cho các em một loại dấu nữa đó là Dấu ngoặc kép .
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Công dụng của dấu ngoặc kép: 
Gọi hs đọc vd trên bảng phụ 
(?) Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ?
HS trả lời
GV nhận xét, định hướng:
a, Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp ( Một câu chuyện của Găng – đi)
b, Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt , nghĩa được hình thành theo phương thức ẩn dụ : dùng từ “dải lụa” để chỉ chiếc cầu 
c, Từ ngữ có hàm ý mỉa mai . Ở đây tác giả mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với VN : Khai hoá văn minh cho một dân tốc lạc hậu . Vì vậy cũng có thể coi dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng với công dụng “ Lời dẫn trực tiếp’
d, Đánh dấu tên các vở kịch 
(?) Vậy Dấu ngoặc kép dùng trong những trường hợp nào ? 
GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ sgk. 
GV: Löu yù: 
- Trong vaên baûn in, teân taùc phaåm, taäp san coù theå in ñaäm, in nghieâng hoaëc gaïch chaân nhöng trong vaên baûn vieát tay caàn duøng daáu ngoaëc keùp ñeå ñaùnh daáu.
- Lôøi daãn tröïc tieáp ñöôïc ñaët trong ngoaëc keùp caàn chính xaùc caû veà töø ngöõ, daáu caâu.
- Khi chuyeån töø daãn tröïc tieáp sang daãn giaùn tieáp, khoâng duøng daáu ngoaëc keùp vaø caàn thay ñoåi moät soá töø ngöõ cho phuø hôïp .
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
GV hướng dẫn HS làm các bài tập
HS trao đổi nhóm, trình bày, nhận xét
GV nhận xét, chỉnh sửa 
Baøi taäp 1: Giaûi thích coâng duïng cuûa daáu ngoaëc keùp.
Baøi taäp 2: Ñaët daáu hai chaám vaø daáu ngoaëc keùp vaøo choã thích hôïp (coù ñieàu chænh chöõ vieát hoa trong tröôøng hôïp caàn thieát) trong ñoaïn trích vaø giaûi thích lí do.
Baøi taäp 3: Vì sao hai caâu coù yù nghóa gioáng nhau maø duøng nhöõng daáu caâu khaùc nhau?
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Công dụng :
a. Xét ví dụ: sgk
b. Kết luận:
- Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
- Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt 
- Từ ngữ có hàm ý mỉa mai 
- Đánh dấu tên các vở kịch 
2. Ghi nhớ : sgk / 1
II. Luyện tập 
Bài tập 1 
 a, Câu nói được dẫn trực tiếp . Đây là câu nói của Lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão 
 b, Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai 
c, Từ ngữ dẫn trực tiếp , dẫn lại lời của người khác 
d, Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai 
 e, Từ ngữ được dẫn trực tiếp từ hai câu thơ của Nguyễn Du
Bài tập 2 : Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chổ thích hợp ; giải thích lí do
a, Đặt dấu hai chấm sau “ cười bảo” ( đánh dấu lời thoại ) , dấu ngoặc kép ở “ cá tươi” , “ tươi” ( đánh dấu từ ngữ được dẫn lại )
b, Đặt dấu hai chấm sau “ Chú Tuến Lê” ( đánh dấu lời dẫn trực tiếp ) , đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại : “ Cháu hãy  với cháu” ( đánh dấu lời dẫn trực tiếp) . Lưu ý viết hoa từ “ Cháu” vì mở đầu 1 câu 
c, Đặt dấu hai chấm sau “ bảo hắn” ( lời dẫn trực tiếp) . Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại “ Đây là  một sào” ( lời dẫn trực tiếp) . Cần viết hoa từ “ Đây”.
Bài tập 3 : Hai câu có ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu khác nhau 
a, Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
 b, Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn ( lời dẫn gián tiếp )
III. Hướng dẫn tự học:
 	- Tìm văn bản có chứa dấu ngoặc kép để chuẩn bị cho bài học
- Học thuộc ghi nhớ 
- Làm hết bài tập vào vở.
- Soạn bài mới “Ôn tập về dấu câu”
E. Rút kinh nghiệm: 
.
Tuần 14	Ngày soạn : 06-11-2010
Tiết 54	Ngày dạy : 09-11-2010
	Tập làm văn	
	LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH MỘT THỨ ĐỒ DÙNG.
	HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
- Biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Cần tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụngcủa những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập văn bản thuyết minh.
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ luyện nói
C. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. ổn định tổ chức: 8A3 
 2. kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 
 3. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
 Đề bài : Thuyết minh về cái phích nước ( bình thuỷ)
 * Yêu cầu nói 
- Kiểu bài : Thuyết minh 
- Nội dung : Giúp người nghe có những hiểu biết tương đối đầy đủ về phích nước 
- Các thao tác chuẩn bị : 
+ Tìm hiểu quan sát , ghi chép 
+ Nội dung : 
+ Cấu tạo : chất liệu vỏ : sắt , nhựa ; Màu sắc : trắng ,xanh 
+ Ruột : hai lớp thuỷ tinh có lớp chân không ở giữa , phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc 
+ Công dụng : Gĩư nhiệt , dùng cho sinh hoạt và đời sống 
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
1. Lập dàn bài cho đề trên.
+ MB : Phích nước là một vật dụng dùng để giữ nước nóng 
+ TB : 1, Cấu tạo :
- Vỏ của phích nước được làm bằng sắt hoặc bằng nhựa , có tranh trí đẹp mắt 
- Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa 
- Nút phích thường bằng bấc hoặc bằng nhựa 
- Ruột phích làm bằng thuỷ tinh có tráng thuỷ tinh để giữ nhiệt độ luôn nóng 
2, Sử dụng :
- Ruột phích nước là bộ phận quan trọng nhất . Vì thế khi mua phích nước , ta nên mang nó ra ngoài ánh sáng nhìn suốt từ trên miệng xuống đáy , ta có thể nhìn thấy điểm sáng màu tím ở chổ van hút khí . Nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí càng tốt vì thế càng giữ nhiệt tốt hơn 
- Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vìđang lặn mà gặp nóng đột ngột , phích nước dễ bị nứt bể . Ta nên chế nước ấm khoảng 50-69 độ vào trước 30 phút , rồi sau đó mới chế nước nóng vào 
 	3, Bảo quản 
- Khi phích đựng nước dùng lâu , bên trong sẽ xuất hiện cáu bẩn . Ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng , đậy chặt nắp lại , lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút , sau đó dùng nước lạnh rữa sạch , chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết 
- Nếu ta muốn phích nước giữ được nước sôi lâu hơn , khi đổ nước vào phích , ta chớ rót đầy . Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút phích vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần bằng 4 lần . Cho nên nếu rót đầy nước sôi , nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ môi giới của nước . Nếu có một khoảng trống , không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn . 
+ KB : Phích nước là 1 vật dụng rất cần thiết cho mọi người trong sinh hoạt hằng ngày 
 2. Thực hiện 
- Chia tổ : tập nói trong tổ với nhau 
- Đại hiện từng tổ trình bày trước lớp ( không nhất thiết phải trình bày một bài trọn vẹn , mà có thể trình bày một phần trong tổng thể )
- Khi trình bày yêu cầu : Nói nghiêm túc , nói thành câu trọn vẹn , dùng từ đúng , mạch lạc , phát âm rõ ràng , âm lượng đủ cả lớp nghe 
- Đại diện mổi tổ trình bày xong cho hs nhật xét – Sau đó giáo viên nhật xét chung 
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học: :
- Tìm hiểu, xây dựng bố cục cho bài văn thuyết minh về một vật dụng tự chọn.
- Tự luyện nói ở nhà. 
- Về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh 
Học bài để tiết sau làm bài viết số 3 
Soạn bài “ Thuyết minh về thể loại văn học”
E. Rút kinh nghiệm: 
..
Tuần 14	Ngày soạn : 07-11-2010
Tiết 55,56	Ngày dạy : 12-11-2010 
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn thuyết minh
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng xd văn bản theo những yêu cầu về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết, khả năng tích hợp, diễn đạt , trình bày.
3. Thái độ :
 - Hs nghiêm túc làm bài.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Thực hành viết bài.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. Ổn định tổ chức : 8a3.
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc hs chuẩn bị giấy 
 3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Đề bài : Con trâu ở làng quê Việt Nam. 
* Yêu cầu : 
Thể loại : thuyết minh 
Nội dung : Con trâu ở làng quê VN.
* Dàn bài 
+ MB : Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng VN.
+ TB: 
Nêu định nghĩa về giống loài.
Đặc điểm sinh sản
Tác dụng của con trâu trong nghề làm ruông
Lợi ích về giá trị kinh tế
Cách nuôi và cách phòng dịch bệnh
Con trâu trong lễ hội đình đám
Con trâu đối với tuổi thơ ở nông thôn
Con trâu đi vào thế giới nghệ thuật
+ KB : Vai trò của con trâu trong đời sống con người 
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tự học:
- Nhận xét tiết viết bài, thu bài
- Soạn bài “ Vào nhà ngụ Quảng Đông cảm tác”
E. Rút kinh nghiệm: 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 14-GA 8.doc