Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 (có hình ảnh)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 (có hình ảnh)

 Tuần: 25 Ngày sọan: 12/2/2011

 Tiết: 89 Tiếng việt : Ngày dạy: 14/2/2011

 CÂU TRẦN THUẬT

 I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức :

-Đặc điểm hình thức của câu trần thuật .

-Chức năng của câu trần thuật .

 2.Kĩ năng :

a. Kĩ năng chuyên môn:

-Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản .

-Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

b. Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật theo mục đích giao tiếp cụ thể.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu trần thuật.

- Ứng xử: có cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

 3. Giáo dục:

- Giáo dục cho HS ý thức tự giác trong học tập.

II. Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài, sách tham khảo.

- HS: Chuẩn bị và soạn bài vào vở soạn.

III. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, thảo luận nhóm

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 (có hình ảnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 25 	 Ngày sọan: 12/2/2011
 Tiết: 89 Tiếng việt : Ngày dạy: 14/2/2011
 CÂU TRẦN THUẬT 
 I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức :
-Đặc điểm hình thức của câu trần thuật .
-Chức năng của câu trần thuật .
 2.Kĩ năng :
a. Kĩ năng chuyên môn:
-Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản .
-Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
b. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật theo mục đích giao tiếp cụ thể..
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu trần thuật.
- Ứng xử: có cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
 3. Giáo dục:
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài, sách tham khảo.
- HS: Chuẩn bị và soạn bài vào vở soạn.
III. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới :
 ? Thế nào là câu cảm thán? Lấy ví dụ về câu cảm thán?
 HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán :
- KTDHTC: Khăn phủ bàn ( phân tích ngữ liệu SGK và trả lời câu hỏi. )
-> Giải quyết vấn đề, hợp tác, lắng nghe tích cực, thương lượng, giao tiếp, quản lí thời gian, ra quyết định.
- HS đọc lại ví dụ ở sgk (phần 1: a;b;c ) .
- GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm:
? Trong các kiểu câu trên có dấu hiệu như các câu kiểu câu nghi vấn ? cầu khiến ? cảm thán không ? nó dùng để làm gì ?
? Em hãy đặt một số câu tương tự .
- HS trả lời - nhận xét – bổ sung.
- GV chốt ý.
? Gọi những câu trên là câu trần thuật, hãy nêu những hiểu biết của em về loại câu này ?
( đặc điểm, chức năng )
? Trong bốn kiểu câu đã học (câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật) em thấy kiểu câu nào được dùng nhiều nhất ? Vì sao ? 
- hs đọc ghi nhớ ở sgk / 46.
Hoạt động 2: h.dẫn hs làm bài tập
- hs đọc bài tập 1 , 2 và 3.
- xác định yêu cầu bài tập.
- làm theo nhóm: 
- KTDHTC: Mảnh ghép
-> Tự nhận thức, tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác.
- HS trình bày - nhận xét - bổ sung.
- GV nhận xét cách làm – kết luận bài tập.
 - Bài 3: ( gv hỏi thêm để khắc sâu cách sử dụng nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao ).
- Trong trường hợp được lựa chọn để sử dụng, em sẽ chọn câu nào ? vì sao ?
- Bài tập 6: hs làm cá nhân.
- GVgọi một số hs đọc lại bài làm. 
. HS nhận xét, bổ sung.
. Hướng dẫn hs làm bài tập 4.
 NỘI DUNG GHI BẢNG
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1.Xét ví dụ: 
 a) Trình bày suy nghĩ về truyền thống của dân tộc ( câu1, 2) ; yêu cầu ( câu 3). b) dùng để kể ( câu1); thông báo (câu 2).
c) Miêu tả hình thức của người đàn ông (cai tứ ).
d) -Để nhận định (câu2).
 - Để bộc lộ cảm xúc ( câu 3 ).
* Đặc điểm:
- Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu khác.
- Kết thúc câu: dấu (.) , (!) hoặc dấu (...)
* Chức năng: 
- Dùng để: kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả...( chính) hay còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc...
* Là kiểu câu cơ bản, được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
2. Kết luận: Ghi nhớ: sgk / 46 .
II. luyện tập:
1. Bài 1. Xác định kiểu câu và chức năng
a. Cả 3 đều là câu trần thuật.
1 -> kể ; 2,3 -> bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mèn trước các chết của choắt.
b/ -Câu (1) -> câu trần thuật ( kể ).
- Câu (2) câu cảm thán (quá)-> bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Câu (3,4)-> câu trần thuật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc (cảm ơn).
2. Bài 2. bài ngắm trăng ( câu 2 )
- dịch nghĩa -> kiểu nghi vấn.
- dịch thơ -> kiểu tường thuật.
=> đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một việc gì đó.
3.Bài 3: xác định kiểu câu và chức năng.
a) câu cầu khiến.
b) câu nghi vấn. đều dùng để cầu 
c) câu trần thuật. khiến.
-> câu (b), (c) ý cầu khiến nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu (a).
4. Bài 6: viết đoạn đối thoại ngắn có sử dụng 4 kiểu câu đã học.
4. Củng cố :
- KTDHTC: Trình bày một phút 
 -> Giao tiếp, tự tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, quản lý thời gian, tư duy phân tích, tìm hiểu kiến thức.
 - Hãy nêu đặc điểm – chức năng của câu trần thuật ?
 - Phân biệt nó với những kiểu câu khác? 
5. Hướng dẫn tự học :
 - Học bài – thuộc ghi nhớ – Làm các bài tập còn lại ( 4,5 )
 - Soạn tốt: Câu phủ định.
V. Rút kinh nghiệm :
 Tuần: 25 	 Ngày sọan: 12/2/2011
 Tiết: 90 Văn bản : Ngày dạy: 14/2/2011
 CHIẾU DỜI ĐÔ
- Lý Công Uẩn -
I. Mục tiêu cần đạt:
1/Kiến thức :
-Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố lệnh của nhà vua .
-Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh .
-Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô .
2/Kĩ năng :
a. Kĩ năng chuyên môn:
 -Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu .
-Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể ..
b. Kĩ năng sống:
- Trao đổi, trình bày ý tưởng về ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước độc lập thống nhất.
3/ Thái độ:- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài giảng, xem sách tham khảo.
- HS : Đọc thuộc lòng bài thơ, soạn tốt các câu hỏi cuối bài.
III. Phương pháp: Vấn đáp, bình giảng
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Đọc thuộc bài “Ngắm trăng”, nêu cảm nhận của em về bài thơ ấy ? 
 - HS đọc thuộc lòng (diễn cảm) bài thơ.
 - Nêu được cảm nhận: - ND: Lòng yêu thiên nhiên - phong thái ung dung...
 - NT: Thơ tứ tuyệt giản dị, hay, hàm súc... )
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Gợi ý HS hiểu về tác giả, tác phẩm; .
- HS nhắc lại những nét chính về tác giả, tác phẩm ở chú thích.( chú ý phần hoàn cánh ra đời của tác phẩm )
? Em hiểu chiếu là gì ? Biền ngẫu là gì ?
- HS trình bày – nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt ý – bổ sung thêm.
Hoạt động 2: H.dẫn HS - GV hướng dẫn cách đọc ( trang trọng, nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân tình ở một số câu bộc lộ cảm xúc ...) - đọc mẫu đoạn 
- HS xác định bố cục văn bản (bảng phụ ).
Hoạt động 3: H.dẫn HS phân tích văn bản.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản : 
- KTDHTC: Động não, hỏi – đáp dẫn dắt HS vào bài giảng bằng cách trả lời câu hỏi sau:
-> Tự nhận thức, tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác
- HS đọc đoạn đầu: “ Từ đầu... phồn thịnh”
? Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của vua nhà Thương - nhà Chu nhằm mục đích gì ? Kết quả của những cuộc dời đô ấy?
? Em hiểu mệnh trời, ý dân như thế nào? 
- mệnh trời: cái tất yếu của tạo hoá ( xưa); là qui luật khách quan (nay); ý dân: nguyện vọng của nhân dân.
? Sự viện dẫn sử sách ấy của Lí Công Uẩn nhằm mục đích gì ?
- GV chốt ý – giảng thêm: việc dời đô của ông không có gì khác thường, trái với qui luật.
? Em hãy phân tích nhận xét có tính chất phê phán của tác giả đối với hai triều Đinh – Lê ?
? Theo tác giả thì kinh đô Hoa Lư của hai triều Đinh – Lê là không còn phù hợp . Vì sao? Dựa vào kiến thức sử học giải thích tại sao Đinh – Lê phải dựa vào vùng núi ấy để đóng đô ?
( Thế và lực chưa đủ mạnh, cần phái dựa vào địa thế hiểm trở ).
? So với đoạn mở đầu, ở đoạn này cách diễn đạt của tác giả có gì khác? Tác dụng của cách diễn đạt ấy ?
? Mục đích của việc phê phán ấy ?
? Theo tác giả thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô ?( vị trí địa lí, thế núi sông, thuận tiện giao lưu để phát triển về mọi mặt...)
? Tác dụng của việc sử dụng câu văn biền ngẫu ở đoạn văn trên ?
- GV bình giảng : Việc lựa chọn thành Đại La làm kinh đô của LCU trải qua gần 1000 năm vẫn còn nguyên giá trị, Thăng Long – Hà Nội vẫn mãi trường tồn với vị trí trung tâm về mọi mặt của đất nước. Đủ thấy tầm nhìn xa trông rộng,... của LCU.Ta càng tự hào về các anh hùng dân tộc...
Hoạt động 4. H. dẫn HS tổng kết bài.
- KTDHTC: Trình bày một phút
-> Giao tiếp, tự tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, quản lý thời gian, tư duy phân tích, tìm hiểu kiến thức.
? Kết thúc bài, tại sao LCU không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi:” Các khanh nghĩ thế nào ?
? Cách kết thúc ấy có tác dụng như thế nào ? 
? Nhận xét của em về kết cấu ( lập luận) bài Chiếu ? 
? Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ?
( Chứng tỏ nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực đã đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện đúng nguyên vọng của nhân dân xây dựng đất nước độc lập, tự cường..) 
? Nội dung bài phản ánh điều gì?
- HS đọc lại ghi nhớ - GV chốt ý cơ bản.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm.( sgk)
2. Đọc – Hiểu chú thích.
a/. Đọc:
b/. Chú thích:
- chú thích : 8, 10, 11, 12.
c/. Bố cục : 3 phần
- Đầu -> phồn thịnh:
- Tiếp -> không thể không dời đổi:
- Còn lại:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Viện dẫn sử sách:
- Vua Chu – Thương dời đô để mưu toan nghiệp 
lớn - thuận theo mệnh trời, hợp ý dân -> đất nước vững bền, thịnh vượng .
=> Nêu tiền đề: trong lịch sử đã có các cuộc dời đô-> đều có kết quả tốt.
2. Phê phán hai triều Đinh - Lê.
- Đóng đô mãi ở Hoa – Lư -> Phạm sai lầm “không theo mệnh trời”.
->làm cho dân khổ, triều đại sớm suy vong.
- Trẫm rất đau xót... -> bộc lộ cảm xúc -> lí lẽ + dẫn chứng -> gây xúc động, tăng sức thuyết phục.
=> Khẳng định thành Hoa Lư không còn phù hợp. (lí do chính đáng để dời đô).
3. Khẳng định lợi thế thành Đại La.
* Địa lý: 
- Nơi trung tâm trời đất, thế rồng cuộn, hổ ngồi... có núi, có sông...
 - Địa thế rộng - bằng; cao - thoáng... - muôn vật... phong phú, tốt tươi.
* Chính trị – văn hoá: 
- Chốn hội tụ bốn phương.
- đầu mối giao lưu - mảnh đất hưng thịnh 
-> Câu văn biền ngẫu -> nhịp nhàng, cân đối...
 => Thành Đại La đủ điều kiện để trở thành “Kinh đô bậc nhất đế vương muôn đời”.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật 
 - Cấu trúc chặt chẽ – thuyết phục cao (kết hợp lý - tình)
2. Nội dung
* Ghi nhớ : SGK /46.
4. Củng cố : - KTDHTC: Trình bày một phút
-> Giao tiếp, tự tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, quản lý thời gian, tư duy phân tích, tìm hiểu kiến thức.
? Trình bày giá trị nghệ thuật và nội dung của hai bai thơ: Ngắm trăng và Đi đường?
 5. Hướng dẫn tự học:
- KTDHTC: Giao nhiệm vụ
-> Tìm kiếm hỗ trợ, tư duy sáng tạo, hợp tác, quản lí thời gian.
 - Học bài giảng – thuộc tốt một số đoạn mà em thích.
 - Soạn tốt bài “ Hịch tướng sĩ ”
V. Rút kinh nghiệm :
 Tuần: 25 	 Ngày sọan: 16/2/2011
 Tiết: 91 Tiếng việt : Ngày dạy: 18/2/2011
 CÂU PHỦ ĐỊNH 
 I. Mục tiêu cần đạt:
 1/ Kiến thức :
-Đặc điểm hình thức của câu phủ định .
-Chức năng của câu phủ định .
 2/ Kĩ năng :
a. Kĩ năng chuyên môn:
-Nhận biết câu phủ định trong các văn bản .
-Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
b. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu Phủ định theo mục đích giao tiếp cụ thể..
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu Phủ định.
- Ứng xử: có cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
 3. Giáo dục:
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài, sách tham khảo.
- HS: Chuẩn bị và soạn bài vào vở soạn.
III. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nêu đặc điểm, chức năng câu trần thuật? Cho ví dụ ? 
 - Không có dấu hiệu của một số kiểu câu khác; kết thúc bằng dấu (.) hoặc(!) .
 - Chức năng: - Kể, thông báo,nhận định, trình bày, miêu tả...
 - Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc.
 - HS lấy ví dụ đúng . 
3. Bài mới :
 Hoạt động thầy trò.
Hoạt động 1. H.dẫn HS hiểu đặc điểm- chức năng.
- KTDHTC: Khăn phủ bàn ( phân tích ngữ liệu SGK và trả lời câu hỏi. )
-> -> Giải quyết vấn đề, hợp tác, lắng nghe tích cực, thương lượng, giao tiếp, quản lí thời gian, ra quyết định.
GV treo bảng phụ phần I
 HS đọc.
 - Gv tổ chức HS thảo luận nhóm.
? Các câu b; c; d có dấu hiệu gì khác so với câu a ?
? Mục đích của các câu ấy để làm gì ?
? Câu nào chứa từ phủ định ?
? Mấy ông thầy bói dùng những câu có từ ngữ phủ định ấy để làm gì ?
- HS trình bày – nhận xét – bổ sung .
- GV chốt ý – kết luận – dẫn dắt HS rút ra đặc điểm- chức năng câu phủ định.
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động2. H.dẫn HS làm bài tập .
- KTDHTC: Mảnh ghép
-> Tự nhận thức, tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác.
- Học sinh đọc bài tập 1;2;4
- Xác định yêu cầu đề ra – làm nhóm .
- HS trình bày – nhận xét – bổ sung.
- GV nhận xét đúng về các bài tập .
* Lưu ý HS ở bài tập 2; 4.
Bài 2: Có kiểu câu phủ định song nghĩa là khẳng định.
Bài 4: Không phải kiểu câu phủ định song nghĩa là phủ định.
 Nội dung ghi bảng.
I. Đặc điểm hình thức – chức năng.
1. Xét ví dụ
a. “Nam đi Huế”-> nêu thông báo
 b. Chứa “không” => Phủ định việc 
 c. Chứa “chưa” Nam đi Huế
 d. Chứa “chẳng” (không diễn ra)
 đối lập với câu a
-> Chứa từ phủ định
- Không phải (câu 4).
- Đâu có (câu 6).
=> Bác bỏ ý kiến nhận định ở (câu 2).
2/ Kết luận: Ghi nhớ: SGK / 47
II. Bài tập .
1. Bài 1: 
Câu phủ định bác bỏ vì:
Câu b: - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu 
Câu c:
 - Không chúng con không đói nữa đâu
-> phản bác 1 ý kiến, nhận định trước đó.
2. Bài 2.
Tất cả 3 câu trên đều có hình thức phủ định. Song ý nghĩa câu là khẳng định.
3. Bài 4.
 Không phải là câu phủ định song để biểu thị ý phủ định (phản bác) . 
4. Củng cố 
- KTDHTC: Trình bày một phút 
 -> Giao tiếp, tự tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, quản lý thời gian, tư duy phân tích, tìm hiểu kiến thức.
 - Hãy nêu đặc điểm – chức năng của câu phủ định ?
 - Phân biệt nó với những kiểu câu khác? 
 5. Hướng dẫn về nhà:
- KTDHTC: Giao nhiệm vụ
-> Tìm kiếm hỗ trợ, tư duy sáng tạo, hợp tác, quản lí thời gian.
 - Học bài – thuộc ghi nhớ – Làm các bài tập còn lại.
 - Soạn tốt: Hành động nói.
V. Rút kinh nghiệm :
 Tuần: 25 	 Ngày sọan: 16/2/2011
 Tiết: 92 Tập làm văn Ngày dạy: 18/2/2011
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu cần đạt:
 1/Kiến thức :
-Những hiểu biết về danh lam, thắng cảnh của quê hương .
-Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương .
 2/Kĩ năng :
-Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu,  về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương .
-Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ .
3. Giáo dục:
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác trong học tập. 
- Nâng cao hơn nữa lòng yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài giảng - định hướng đề ra để HS chuẩn bị (1 lớp 2 đề tài)
- HS: Đọc tham khảo một số bài làm về văn thuyết minh + cách làm văn bản thuyết minh.
III. Phương pháp: Thực hành, luyện tập
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1 GV chia tổ – ra đề cụ thể – HS làm (đã chuẩn bị trước 1 tuần ) .
- Tổ 1 và 3: Giới thiệu khu di tích: Nguc Kon Tum.
- Tổ 2 và 4: Giới thiệu nhà tờ gỗ hoặc Cầu treo Kon lok.
Hoạt động 2. Đại diện tổ (2 nhóm/ 1 tổ) trình bày bài qua bảng phụ ( dàn ý ) bằng ngôn ngữ nói (phần bài viết đã chuẩn bị – GV gọi bất kỳ HS trong nhóm ) .
Hoạt động 3. HS nhận xét ưu – khuýêt điểm của từng bài.
Hoạt động 4. GV tổng hợp - nhận xét: 
 - Biểu dương bài - nhóm làm tốt ( trình bày đẹp, diễn đạt hay).
 - Rút kinh nghiệm cho một số bài làm chưa tốt.
 - Thu lại các bài đã làm – Lưu lại làm tài liệu...
4. Củng cố :
5. Hướng dẫn tự học :
 - Chuẩn bị tốt cho tiết trả bài văn số 4.
V. Rút kinh nghiệm :
NHÀ THỜ GỖ KON TUM
Đón du khách bằng những con đường uốn lượn mù sương vào sáng sớm, nhưng lại chói chang vào giữa trưa, nằm bên dòng Đắk Blah trong xanh, thơ mộng, thấp thoáng dưới chân dãy núi Ngọc Lĩnh hùng vĩ, thị xã Kon Tum nho nhỏ hiện lên hồn nhiên và mạnh mẽ như chính cái chất vốn có của con người Tây Nguyên.
Thị xã Kon Tum đã cuốn hút mọi người ngay từ cái nhìn từ xa, nơi đó du khách có thể thấy tháp chuông nhà thờ Chánh tòa Kon Tum với màu nâu ấm áp cao sừng sững vươn lên nền trời xanh.
Được xem là di tích cổ và đẹp nhất, Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum với tên gọi gần gũi là Nhà thờ Gỗ luôn là niềm tự hào của những người con Tây Nguyên.
Nhà thờ tọa lạc ngay nội vi thị xã Kon Tum, trên một diện tích rộng với nhiều công trình liên hoàn khép kín: giáo đường - nhà tiếp khách - nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo - nhà rông. Bên cạnh đó, khi bước vào khuôn viên của nhà thờ, du khách còn được tham quan nhiều cơ sở như: cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc và cô nhi viện.
Nhà thờ được xây dựng vào năm 1913, do các vị linh mục Pháp khởi xướng. Với niên đại hơn 100 năm, Nhà thờ Gỗ là một công trình kiến trúc độc đáo mang tính nghệ thuật cao, được thiết kế hoàn mỹ theo kiểu Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Chính vì thế, có thể nói công trình là sự hội tụ tinh hoa của nét văn hóa Tây Nguyên và phong cách Châu Âu. 
Ngôi nhà thờ gỗ Kon Tum chinh phục lòng bao người không chỉ vì bố cục của nó được sắp xếp hài hòa, kiến trúc của nó lộng lẫy. Cái đẹp nơi đây được tôn thêm nhiều bởi nhà thờ luôn biết nâng niu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 
Đến với nhà thờ, du khách được chiêm ngưỡng bề dày của nền văn hóa Tây Nguyên được tái hiện, từ khu hoa viên với nhà rông cao vút, hay các bức tượng làm bằng rễ cây, từ các hoa văn nghệ thuật độc đáo vừa trang nghiêm, huyền bí vừa hết sức gần gũi pha lẫn đường nét phóng khoáng trên cung thánh nhà thờ, trên hệ thống gỗ và rui mè...Tất cả đều mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên
Khi bước vào bên trong nhà thờ, du khách sẽ ấn tượng với phòng trưng bày, tại đây du khách sẽ được giới thiệu về phong tục, tập quán của các dân tộc anh em, bên trái là phòng cầu nguyện nhỏ trang nghiêm.
Không bêtông cốt thép, không một chút vôi vữa, chất liệu để xây cất nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ tốt nhất thời bấy giờ, trong đó gỗ cà chít chiếm số lượng nhiều nhất. Ngoài ra, các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng đất trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, dù hơn một thế kỷ trôi qua ngôi thánh đường vẫn vững vàng, bền đẹp với thời gian.
Và điều kỳ diệu hơn là nhà thờ này được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân từ Bình Định, Quảng Nam và cả từ miền Bắc vào đã làm nên điều diệu kỳ đó.
Dưới ánh trăng, Nhà thờ Gỗ trông thật uy nghiêm, huyền bí.
Những ngày này, Nhà thờ gỗ Kon Tum lại tưng bừng với lễ hội Noel. Những gian hàng như quầy bán quần áo, mũ nón, giày dép, quầy lưu niệm... mọc lên chỉ một lần vào dịp Noel. Đặc biệt vào lễ Giáng Sinh, bà con các dân tộc tụ tập khá đông về nhà thờ, nhiều khi nhà thờ còn phải dựng lều trại ngoài sân nhà thờ để nghỉ.
Giữa miền Tây Nguyên nắng gió, giữa tiếng vang vọng của núi rừng, bỗng đâu đó vang lên tiếng chuông nhà thờ, tiếng chuông gợi trong lòng khách lãng du bao nỗi nhớ, nỗi nhớ về mảnh đất Kon Tum, về một thế giới trầm lắng, thánh thiện của ngôi Nhà thờ Gỗ yên bình.
"Sống Đạo hôm nay: Yêu thương, phục vụ" - 
Thông điệp mà Nhà thờ Gỗ nhắn gởi đến con người
CẦU TREO KONKLOR - LÀNG DU LỊCH VĂN HÓA KONKOTU (KONTUM)
Nguồn: KonTum
Cập nhật: 10/09/2009, 14:09:04
Cầu treo KonKlor thuộc địa phận làng Konklor, thị xã Kontum. Cầu nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla huyền thoại. Đến đây, du khách có thể ghé thăm làng dân tộc BahNar KonKlor ở hữu ngạn dòng sông.
Uống với họ can rượu cần rồi lên đường vượt dòng sông qua cầu treo để đến một vùng đất phù sa trù phú. Đó là những vườn chuối, vườn cà phê và các loại cây ăn quả. Vượt con đường quanh co khoảng 6km, du khách đến làng KonKơtu, một làng dân tộc BahNar còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ. Làng du lịch văn hóa KonKơtu có nhà rông cao, đẹp. Du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu ngủ lại qua đêm, tham gia các sinh hoạt giao lưu văn hóa, uống rượu cần, nghe kể Khan bên bếp lửa bập bùng cùng người dân bản địa.
Khi từ biệt làng trở về, chắc chắn du khách sẽ thấy hài lòng và những món quà lưu niệm do bàn tay khéo léo của người dân ờ đây làm bằng vật liệu từ núi rừng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NgVan 8 tuan 25 Moi nhat.doc