Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.

3. Giáo dục học sinh có ý thức trong việc sử dụng trợ từ, thán từ.

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài,bảng phụ.

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1P)

II. Bài cũ : (6p)

HS1:Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ.

HS2: Làm bài tập 4

III Bài mới:

Hoạt động 1:(1p) Khởi động

Bài học hôm nay chúng ta càng tìm hiểu về trợ từ và thán từ.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/10/06
Tiết 23:	 TRỢ TỪ, THÁN TỪ
	 ******
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
3. Giáo dục học sinh có ý thức trong việc sử dụng trợ từ, thán từ.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài,bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1P)
II. Bài cũ : (6p) 
HS1:Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ.
HS2: Làm bài tập 4 
III Bài mới:
Hoạt động 1:(1p) Khởi động
Bài học hôm nay chúng ta càng tìm hiểu về trợ từ và thán từ.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(6 p) Tìm hiểu khái niệm trợ từ.
GV treo bảng phụ, gọi hs đọc ví dụ và câu hỏi 1(sgk)
Hs quan sát, so sánh 3 ví dụ, nhận xét
Gv nêu câu hỏi 2 ở sgk, hs trả lờ, lớp nhận xét.
Từ những ví dụ trên , em hãy cho biết thế nào là trợ từ?
HS làm việc độc lập.
Gọi 1hs đọc to phần ghi nhớ.
Hoạt động 3(6p) :Tìm hiểu khái niệm Thán từ.
GV gọi hs đọc ví dụ và câu hỏi ở sgk
Hs quan sát các từ in đậm và trả lời 
câu hỏi.
Gv tiếp tục nêu câu hỏi 2. Hs trao đổi, trả lời. Gv cho hs lấy ví dụ minh hoạ.
Từ ví dụ trên em hiểu thế nào là thán từ? Hs trả lời, lấy thêm ví dụ.
Gọi hS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 4:(20p) Luyện tập.
Gv gọi hs đọc nội dung và yêu cầu bài tập 1.
HS làm việc độc lập. 
GV gọi hs đọc yêu cầu bài tâp 2.
HS làm việc theo nhóm.
Gv Gọi sh đọc bài tập 3
Hs làm miệng
HS làm việc độc lập
Nội dung ghi bảng
I.TRỢ TỪ:
1. Cả 3 câu đều có nội dung thông báo: nó ăn 2 bát cơm.
- Câu 1: nêu lên sự việc khách quan: nó ăn 2 bát cơm.
- Câu 2: Thêm từ “những” có ý là nhiều.
- Câu 3: Thêm từ “có”, có ý là ít.
2. những, có là từ dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
* Ghi nhớ: SGK
II. THÁN TỪ.
1. Này: là tiếng thoat ra để gây sự chú ý của người đối thoại.
-A là tiếng thốt ra biểu thị sự tức giận.
-Vâng là tiếng dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép.
2. Nhận xét về cách dùng thán từ:
- các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
- Các từ ấy có thể cùng nững từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.
* Ghi nhớ: SGK
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: Các trường hợp a,c, g, i là trợ từ.
Bài tập 2:
Giải thích nghĩa của trợ từ:
a. lấy(3 lần); nhấn mạnh và tỏ ý phàn nàn về việc mẹ không gửi thư
b.- nguyên: nhấn mạnh việc thách cưới cao
 - đến: nhấn mạnh việc tốn kém.
c.cả: nhấn mạnh
d.cứ: nhấn mạnh.
Bài tập 3: Tìm thán từ :
a. này, à.
b. ấy
c. vâng
d. chao ôi.
e. hỡi ơi.
Bài tập 4:
ha ha: vui mừng, khoái chí.
Ái ái: lo sợ
Than ôi: tiếc nuối. 
D. Củng cố, dặn dò:(5p)
	* Củng cố:
 - Thế nào là trợ từ?
	 - Thế nào là thán từ?
	 - Hs đọc to phần ghi nhớ.	 
*Dặn dò:học bài. Làm bài tâp 5,6 . Soạn bài 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23.doc