Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

 Tiết 53.Tiếng Việt:

DẤU NGOẶC KÉP

1. Mục tiêu. Giúp học sinh:

 a) Về kiến thức: Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.

 b) Về kỹ năng: Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

 c) về thái độ: Giáo dục các em ý thức sử dụng dấu câu phù hợp.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV; soạn giáo án, bảng phụ.

 b) Chuẩn bị của HS: Học và làm bài cũ; đọc và suy nghĩ trước bài mới.

3. Tiến trình bài dạy.

 * Ổn định tổ chức:

 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: /17

 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.

 a) Kiểm tra bài cũ: Miệng (5 phút)

 * Câu hỏi: Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Lấy ví dụ minh họa về dấu hai chấm?

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
NGỮ VĂN – BÀI 14
Kết quả cần đạt
 - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép và biết sử dụng loại dấu câu này.
 - Luyện kĩ năng nói (thuyết minh về một thứ đồ dùng). Bước đầu rút được một số kinh nghiệm về việc vận dụng các kiến thức về văn thuyết minh và kĩ năng làm văn thuyết minh.
Ngày soạn: 06/11/2010 
Ngày dạy: 08/11/2010
Dạy lớp 8B
	 Tiết 53.Tiếng Việt:
DẤU NGOẶC KÉP
1. Mục tiêu. Giúp học sinh:
 a) Về kiến thức: Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
 b) Về kỹ năng: Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
 c) về thái độ: Giáo dục các em ý thức sử dụng dấu câu phù hợp.
2. Chuẩn bị của GV và HS. 
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV; soạn giáo án, bảng phụ.
 b) Chuẩn bị của HS: Học và làm bài cũ; đọc và suy nghĩ trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B:/17
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: Miệng (5 phút)
 * Câu hỏi: Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Lấy ví dụ minh họa về dấu hai chấm?
 * Đáp án – Biểu điểm:
 - Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). (2 điểm)
 - Dấu hai chấm dùng để:
 + Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó;
 + Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). (4 điểm)
 - Ví dụ: Tục ngữ có câu: "Con hơn cha là nhà có phúc" (4 điểm)
 * Đặt vấn đề vào bài mới. (1 phút) Tiết học trước các em đã nắm được công dụng và cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép và cách sử dụng loại dấu này như thế nào?
 b) Dạy nội dung bài mới:
 I. Công dụng. (20 phút)
 1. Ví dụ: SGK (tr – 141,142)
 GV: Treo bảng phụ.
 a) Thánh Găng-đi có một phương châm: "Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn". 
 (Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
 b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra "dải lụa" ấy nặng tới 17 nghìn tấn!
 (Thúy Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử)
 c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ "văn minh", "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
 (Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
 d) Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà", "Giác ngộ", "Bên kia sông đuống", ra đời.
 (Ngữ văn 7, tập hai)
HS: Đọc ví dụ.
?Tb: Lời văn trong dấu ngoặc kép ở ví dụ (a) là lời của ai? Và dùng để làm gì?
 - Lời văn được trích dẫn trong dấu ngoặc kép là lời của thánh Găng-đi. Được dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp: câu nói của thánh Găng-đi.
?Tb: Dấu ngoặc kép trong ví dụ (b) được dùng với công dụng gì?
 - Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu từ "dải lụa". Trong câu văn này từ "dải lụa" không được hiểu theo nghĩa thông thường mà được hiểu theo nghĩa đặc biệt, đó là dùng để chỉ cây cầu.
GV: Trong đoạn trích (b) tác giả Thúy Lan với tình cảm yêu quí, gắn bó với cây cầu Long Biên đã có một cái nhìn rất thơ mộng trước cây cầu: thấy cầu Long Biên vắt ngang qua sông Hồng như một dải lụa. Như vậy trong đoạn trích này dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu từ "dải lụa" được hiểu theo một nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ: dùng từ ngữ "dải lụa" để chỉ cây cầu Long Biên.
?Tb: Trong đoạn trích (c) dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
 - Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu hai từ ngữ "văn minh", "khai hóa" có hàm ý mỉa mai luận điểm lừa bịp của thực dân Pháp.
GV: Ở đây tác giả mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam: khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu. Vì vậy cũng có thể coi dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng với cả công dụng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
?Tb: Quan sát ví dụ (d), em có nhận xét như thế nào về những từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép?
 - Những từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép đều là tên của các vở kịch.
=> Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên các tác phẩm (vở kịch).
 GV: Khi viết các bài tự luận phân tích, đánh giá về tác phẩm hay nhân vật trong tác phẩm chúng ta cũng đặt tên tác phẩm trong dấu ngoặc kép. Ví dụ: nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trích tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.
?Tb: Từ việc phân tích ví dụ, em hãy khái quát công dụng của dấu ngoặc kép?
 - HS trả lời, Gv nhận xét, kết luận.
 2. Bài học.
 Dấu ngoặc kép dùng để:
 - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
 - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
 - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn.
HS: Đọc * Ghi nhớ: SGK (tr - 142)
II. Luyện tập. (15 phút)
 1. Bài tập 1: SGK (tr – 142,143)
HS: Đọc yêu cầu bài tập 1.
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích?
 a) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là câu nói của lão Hạc tưởng như là con chó Vàng muốn nói với lão.
 b) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai: một anh chàng được coi là "hầu cận ông lí" mà bị một người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm.
 c) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của bà cô bé Hồng nói với bé.
 d) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có ý mỉa mai.
 e) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp. "Mặt sắt" "ngây vì tình" được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du. Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp, nhưng khi dẫn thơ người ta ít khi đặt phần dẫn vào trong dấu ngoặc kép.
 2. Bài tập 2: SGK (tr - 143)
? Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích và giải thích lí do?
GV: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm (chia lớp làm 4 nhóm), thời gian 5 phút, sau đó cử đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
 a) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
 - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi?
 Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ tươi đi.
 b) Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu".
 c) Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: "Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào"
 3. Bài tập 3: SGK (tr – 143,144)
?Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?
 a) Đoạn trích (a) dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 b) Đoạn trích (b) không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì câu nói của Bác không được dẫn nguyên văn mà là lời dẫn gián tiếp.
 c) Củng cố, luyện tập: (2 phút)
H: Thế nào là dấu ngoặc kép? Lấy 1 VD có sử dụng dấu ngoặc kép?
- HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời.
-Lấy VD.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
 - Xem lại ví dụ; học thuộc phần ghi nhớ.
 - Đọc và suy nghĩ trước bài: Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng.
==============================
Ngày soạn: 08/11/2010 
Ngày dạy: 10/11/2010
Dạy lớp 8B
Tiết 54. Tập làm văn:
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
 1. Mục tiêu. Giúp học sinh:
 a) Về kiến thức: Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.
 b) Về kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng xây dựng kiểu bài thuyết minh, kĩ năng nói cho học sinh. Mạnh dạn, suy nghĩ, phát biểu.
 c) Về thái độ: Giáo dục ý thức chủ động, mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình rõ ràng, mạch lạc trước tập thể về một vấn đề cụ thể.
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV; soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Học và làm bài cũ; đọc và suy nghĩ trước bài mới.
 3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B:
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: Miệng (5 phút)
 * Câu hỏi: Hãy nêu cách làm bài văn thuyết minh?
 * Đáp án – Biểu điểm:
 - Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn từ chính xác, dễ hiểu. (5 điểm)
 - Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần: (1 điểm)
 + Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh. (1 điểm)
 + Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, của đối tượng. 
 (2 điểm)
 + Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng. (1 điểm)
 b) Dạy nội dung bài mới.
* Đặt vấn đề vào bài mới: Trong các tiết Tập làm văn trước các em đã được tìm hiểu về đặc điểm, phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh. Để giúp các em củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh. Tiết học này cô trò ta cùng luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng.
(GV ghi tên bài dạy)
 I. Chuẩn bị bài ở nhà. (14 phút)
 * Đề bài: "Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy)".
HS: Đọc lại đề bài.
 1. Tìm hiểu đề:
?Tb: Hãy xác định đối tượng và yêu cầu thuyết minh?
 - Đối tượng: cái phích nước.
 - Kiểu bài: Thuyết minh:công dụng, cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản.
 GV: Các em đã xác định được đối tượng và yêu cầu thuyết minh. Để thuyết minh về đối tượng ta cần có những tri thức cần thiết về đối tượng. Mà muốn có tri thức về đối tượng ta cần quan sát và tìm hiểu đối tượng. Giúp người nghe có những hiểu biết đầy đủ vầ đúng về cái phích nước.
 * Quan sát và tìm hiểu đối tượng:
?Kh: Ta cần quan sát và tìm hiểu phích nước về những mặt nào?
 - Cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt, cộng dụng và cách bảo quản phích nước.
TB: Em thấy cái phích đựng nước có vai trò như thế nào trong cuộc sống gia đình?
 - Phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình để đựng nước nóng.
?Kh: Những bộ phận nào tạo thành cái phích nước? Bộ phận quan trọng nhất của phích nước là gì?
 - Phích nước do hai bộ phận: vỏ phích và ruột phích tạo thành.
 - Bộ phận quan trọng nhất là ruột phích.
?Kh: Ruột phích được cấu tạo như thế nào để giữ nhiệt?
 - Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
?Kh: Phích có khả năng giữ nhiệt ra sao?
 - Phích có khả năng giữ nhiệt tốt: trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ.
?Tb: Bộ phận vỏ phích làm bằng gì? Có tác dụng bảo quản ruột phích như thế nào?
 - Vỏ phích làm bằng nhựa hoặc sắt bao bên ngoài ruột phích để tránh bị vỡ ruột phích.
?Tb: Bảo quản và sử dụng phích như thế nào để khỏi vỡ, nước sôi không gây nguy hiểm cho trẻ em?
 - Trước khi đưa vào sử dụng đựng nước, phải đổ nước nóng khoảng 70 độ để ngâm ruột phích. Khi rót nước vào phích đặt vòi ấm cách miệng bình 5 cm. 
Cần để phích vào chỗ khuất, đặt trong hộp gỗ để phích không bị đổ gây nguy hiểm cho trẻ em.
 2. Lập dàn ý.
 a. Mở bài.
?Tb: Với đề bài này em dự định giới thiệu như thế nào?
 - Giới thiệu vai trò của cái phích nước trong đời sống gia đình: phích nước là đồ dùng thường có trong mỗi gia đình.
 b. Thân bài.
?Kh: Em sẽ thuyết minh về cái phích nước theo những phương diện nào?
 - Hình dáng: hình trụ, cao 40 cm.
 - Cấu tạo của phích gồm:
 + Vỏ phích là bộ phận bao bên ngoài ruột phích có phần tay xách và tay cầm.
 + Chất liệu bằng nhựa hoặc bằng sắt (nếu bằng sắt thì được phủ một lớp sơn bóng màu). Tay xách và tay cầm làm bằng nhựa hoặc bằng nhôm tùy chất liệu của vỏ phích.
 + Ruột phích gồm hai lớp thủy tinh, giữa là lớp chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thủy tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Miệng phích nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
 + Nắp đậy bên ngoài miệng phích làm bằng nhôm hoặc bằng nhựa.
 + Nút phích làm bằng gỗ đậy kín cho khỏi bốc nhiệt.
 - Công dụng: Giữ nhiệt độ của nước nóng lâu để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
?Tb: Em sẽ thuyết minh thế nào về cách sử dụng và bảo quản phích nước?
 - Cách sử dụng và bảo quản:
 + Sau khi rót nước vào cần đậy ngay miệng phích để giữ nhiệt.
 + Đặt phích nước nơi khuất, không để gần bếp lửa, đặt phích trong hộp đựng để tránh đổ vỡ.
 c. Kết bài.
?Tb: Phần kết bài cần nêu những nội dụng gì?
 - Ngày nay tuy đã có những đồ dùng khác để đựng nước nhưng cái phích nước vẫn là đồ dùng sinh hoạt phổ biến và tiện dụng nhất là ở vùng nông thôn và miền núi.
?Kh: Em sẽ sử dụng phương pháp thuyết minh nào khi thuyết minh về cái phích nước?
 - Sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích, liệt kê và giải thích.
 II. Luyện nói (23 phút)
 1. Luyện nói theo tổ 
HS: Luyện nói ở tổ, thời gian 10 phút, GV theo dõi quá trình luyện nói của các em.
GV: Hướng dẫn HS tập nói nghiêm túc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ đúng, diễn đạt mạch lạc, sáng rõ vấn đề, phát âm rõ ràng đủ cho cả lớp nghe. Biết thưa gửi khi bắt đầu nói và cảm ơn khi kết thúc. 
 2. Luyện nói trước lớp. 
HS: Trình bày trước lớp: 2 em trình bày phần mở bài; 2 em trình bày phần thân bài; 2 em trình bày phần kết bài; 1 em trình bày cả bài.
GV: Nhận xét, uốn nắn cách nói cho từng em. Đọc cho HS nghe bài văn thuyết minh. Đánh giá cho điểm.
 c) Củng cố, luyện tập.
 ( Kết hợp trong khi luyện nói)
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2 phút)
 - Ôn kĩ lại lí thuyết về văn thuyết minh.
 - Đọc và tập lập dàn ý tỉ mỉ 4 đề bài trong SGK (tr - 145) để chuẩn bị cho viết bài Tập làm văn số 3; đọc các bài văn thuyết minh mẫu để học tập cách viết bài văn thuyết minh.
 =========================================
Ngày soạn: 08/11/2010 
Ngày dạy: 10/11/2010
Dạy lớp 8B
Tiết 55, 56. Tập làm văn: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1.Mục tiêu. Giúp hs 
 a) Kiến thức:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh thực hành viết một bài văn thuyết minh một thứ đò dùng.
 b) Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng viết thuyết minh.
 - Biết viết đúng yêu cầu, trình bày rõ ràng sạch sẽ.
 c) Thái độ:
 - Có ý thức tự quan sát thế gới xung quanh; có thái độ nghiêm túc trong nhìn nhận, đánh giá sự vật cũng như trong học tập.
	* Ổn định T/c: Sĩ số 8B:..../17
2. Nội dung đề kiểm tra. (GV ghi đề lên bảng)
 Thuyết minh về cây bút bi.
3. Đáp án - Biểu điểm.
 * Yêu cầu: 
- Nội dung trọng tâm: 
 + Cây bút bi (một loại đồ dùng học tập)
 + Suy nghĩ và tình cảm dành cho cây bút.
- Các thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: thực tế cuộc sống.
 * Dàn bài: (đáp án).
 	a) Mở bài: Giới thiệu cây bút bi:
	 - Bút bi là đồ dùng học tập rất thân thiết, gần gũi với các bạn học sinh.
 	b) Thân bài: 
	 * Hình dạng: Bút bi có nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau Š đặc điểm chung là có dáng thuôn, dài hình trụ.
	 * Cấu tạo: Thường có hai phần là phần vỏ và phần ruột.
	 - Phần vỏ:
	+ Dài chừng 17 cm, đường kính khoảng 0,7 cm.
	+ Thường được làm bằng nhựa màu, màu của vỏ thường phản ánh màu của mực.
	+ Gồm hai phần: phần thân vỏ và nắp đậy hoặc hai phần gắn vào nhau bởi một hệ thống rãnh xoắn giúp bút có thể bấm được.
	+ Giữa bút và ruột bút có một lò xo, giúp bật bút khi cần thiết; cũng có loại không có lò xo mà ruột bút và vỏ bút được cấu tạo và gắn cố định với nhau.
	 - Phần ruột bút: gồm ba phần: ruột bút, mực, đầu bi.
	* Tác dụng của bút bi:
	 - Giúp viết nhanh và viết sạch
	 - Làm quà tặng khuyến mãi.
	 - Là phương tiện quảng cáo.
	 - Là đồ chơi,
	* Cách giữ gìn và vảo quản bút:
	 - Đựng bút trong hộp kín.
	 - Dùng xong phải đậy nắp hoặc bấm cho ngòi bi thụt vào trong, tránh để bút rơi làm đầu bi cắm xuống đất.
 c) Kết bài:
 Khẳng định lại vai trò của chiếc bút bi đối với đời sống của chúng ta. 
(Trong thời đại thông tin phát triển nhanh như hiện nay, việc tốc kí dường như là điều bắt buộc. Và như vậy, chiếc bút bi sẽ luôn đóng vai trò trông hề nhỏ trong đời sống con người).
 * Biểu điểm: 
 Về hình thức: (1 điểm) 
 - Viết đúng theo yêu cầu của bài văn, có sự kết hợp hài hoà giữa các phương thức thuyết minh.
 	- Giữa các phần các đoạn có sự liên kết bằng các từ ngữ liên kết và chuyển đoạn
 	- Văn phong sáng sủa, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
 Về nội dung (9 điểm): 
 a. Mở bài : Giới thiệu được cây bút bi như dàn ý (1 điểm)
 b. Thân bài : Thuyết minh về cây bút bi đủ ý theo như dàn bài, cụ thể:
	 * Hình dạng: Bút bi có nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau Š đặc điểm chung là có dáng thuôn, dài hình trụ. (2 điểm)
	 * Cấu tạo: Thường có hai phần là phần vỏ và phần ruột.
	 - Phần vỏ: (2 điểm)
	 - Phần ruột bút: (1 điểm)
	* Tác dụng của bút bi: (1 điểm)
	* Cách giữ gìn và vảo quản bút: (1 điểm)
 c) Kết bài : (1 điểm)
 Khẳng định lại vai trò của chiếc bút bi đối với đời sống của chúng ta. 
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra.
Tổ chuyên môn duyệt
Ngày 08 tháng 10 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14.doc