Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường THCS Lê Hồng Phong

BÀI TOÁN DÂN SỐ

A. Mục tiêu cần đạt

- Biết đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.

- Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.

- Thấy được sự kết hợp giữa phương thức tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.

- Thấy dược cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính chất toàn cầu trong văn bản.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

 2. Kĩ năng

- Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc - hiểu , nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự ttrong văn bản.

- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

 3. Thái độ: Có ý thức tuyên truyền thực hiện KHHGĐ đối với người thân và cộng đồng.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13	 Ngày soạn: 17/11/2012
Tiết: 49 	 Ngày dạy: 19/11/2012
BÀI TOÁN DÂN SỐ
A. Mục tiêu cần đạt
- Biết đọc - hiểu một văn bản nhật dụng. 
- Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.
- Thấy được sự kết hợp giữa phương thức tự sự với lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết.
- Thấy dược cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính chất toàn cầu trong văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
 2. Kĩ năng
- Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc - hiểu , nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự ttrong văn bản.
- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
 3. Thái độ: Có ý thức tuyên truyền thực hiện KHHGĐ đối với người thân và cộng đồng.
C. Phương pháp
 -Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................)
 2. Bài cũ: Nêu những tác hại của việc hút thuốc lá đối với cá nhân và cộng đồng? Qua đó rút ta ý nghĩa của văn bản?
 3. Bài mới: Đất đai không tăng thêm nếu không muốn nói là ngày một giảm đi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế nhưng, dân số thế giới lại tăng hàng giây. Theo dõi tốc độ gia tăng dân số chúng ta sẽ thấy rõ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngôi nhà chung – Trái Đất. Cần phải giảm tỉ lê gia tăng dân số, đó là một trong những những nhiệm vụ bức thiết không phải của riêng ai.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả cũng như xuất xứ và kiểu loại của văn bản này?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
Yêu cầu giọng đọc: to, rõ ràng, dứt khoát.
Hs đọc bài, gv nhận xét giọng đọc của các em.
GV lưu ý các em đọc kĩ chú thích 3, 5
Tìm hiểu bố cục và nội dung mỗi phần trong bố cục đó?
+ Từ đầu đến “sáng mắt ra”: Bài toán dân số và KHHGĐ được đặt ra từ thời cổ đại.
+ Tiếp theo đến “ô thứ 31 của bàn cờ”: Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
+ Còn lại: Lời kêu gọi hạn chế gia tăng dân số.
Nêu phương thức biểu đạt của bài văn?
Theo tác giả, bài toán dân số thực chất là vấn đề gì? Bài toán ấy được đặt ra từ bao giờ?
Khi nói “sáng mắt ra”, tác giả muốn điều gì ở người đọc?
Nhận xét cách diễn đạt của phần đầu và tác dụng của biện pháp diễn đạt ấy?
Em hãy tóm tắt ngắn gọn bài toán cổ?
Liệu có người nào có đủ số hạt thóc để phủ đầy bàn cờ không? Vì sao? Vậy nhà thông thái cổ đại đặt ra bài toán này nhằm mục đích gì?
Người viết văn bản dẫn câu chuyện ra làm gì? Bài toán dân số được đưa ra có hoàn cảnh ntn?
Sự kết hợp giữa bài toán cổ và bài toán dân số có tác dụng gì?
Nêu những con số rất cụ thể về tỉ lệ sinh con của một số nước châu Á, châu Phi? Nhận xét.
-> Dân số của các châu lục này gia tăng nhanh.
Từ đó, có thể hiểu về thực trạng KT - VH ở các châu lục này như thế nào? (nghèo nàn, lạc hậu)
Dân số, kế hoạch hoá và sự phát triển xã hội có quan hệ ra sao? => Quan hệ hữu cơ: dân số cao thì kinh tế chậm phát triển, nhân dân nghèo đói.
* Thảo luận: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phương pháp nào để thuyết minh? Tác dụng?
- GV gọi một em đọc lại phần kết bài.
Nhận xét cách viết của tác giả qua câu “Đừng để càng tốt”? Tại sao tác giả lại nói: Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người?
Qua phần văn bản, tác giả tỏ rõ quan điểm và thái độ sống ấy ra sao?
* Tổng kết:
Khái quát lại đặc điểm nghệ thuật cũng như nội dung của văn bản này?
Hs nhắc lại. Gv nhận xét, chốt ý.
Qua việc tìm hiểu nội dung, em hãy nêu ý nghĩa của văn bản? 
Vài Hs nêu, Gv chốt ý, ghi bảng.
* Luyện tập:
- GV nêu yêu cầu nội dung luyện tập, gợi ý để học sinh thực hiện đạt yêu cầu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn –HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: (sgk)
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: (sgk)
- Kiểu loại văn bản: nhật dụng
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: thuyết minh, tự sự.
2.3. Phân tích 
a. Bài toán dân số
- Sinh đẻ có kế hoạch: mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con.
-> Vấn đề được đặt ra từ thời cổ đại.
-> Diễn đạt nhẹ nhàng, giản dị, tình cảm.
à Dễ thuyết phục.
b. Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình
* Bài toán cổ:
- Một bàn cờ gồm có 64 ô.
- Đặt một hạt thóc vào ô 1, 2 hạt vào ô hai, ô 3 = 6, ô 4 = 8., cứ thế nhân đôi. Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp Trái Đất.
* Bài toán dân số:
- Lúc đầu, Trái Đất chỉ có hai người.
- Mỗi gia đình có hai con. 
-> Năm 1995, dân số thế giới là 5,63 tỉ người.
- So với bài toán cổ, xấp xỉ ô thứ 30 của bàn cờ.
=> Mức độ gia tăng dân số nhanh đến chóng mặt.
à Dễ thuyết phục người đọc.
* Thuyết minh dân số:
+ Châu Phi: Ru-an-đa: 8,1, Tan-da-ni-a: 6,7, Ma-đa-gat-xca: 6,6
+ Châu Á: Ấn Độ: 4,5, Nê-pan: 6,3, Việt Nam: 3,7.
-> Sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, đặc biệt phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích.
=> Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn gia tăng dân số. Muốn hạn chế dân số phải sinh đẻ có kế hoạch.
c. Lời kêu gọi của tác giả
- Con người sinh sôi theo cấp số nhân.
-> không có đất sống.
- Sinh đẻ có kế hoạch 
-> Hạn chế gia tăng dân số, biết điều chỉnh mình sẽ tồn tại.
à Mỗi người cần có trách nhiệm với đời sống cộng đồng.
3. Tổng kết: 
a. Hình thức:
- Sử dụng các phương pháp thuyết minh.
- Lập luận chặt chẽ.
- Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.
b. Nội dung: Ghi nhớ/Sgk
 * Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
4. Luyện tập
4.1. Phát biểu cảm nghĩ về trách nhiệm của mình trước sự gia tăng dân số của cộng đồng:
 - Tăng cường giáo dục cho phụ nữ thoát khỏi áp bức và ngu dốt, không phụ thuộc kẻ khác.
 - Phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục của cha mẹ, thầy cô giáo.
4.2. Vì sao nói tăng dân số là một hiểm hoạ lớn đối với tương lai nhân loại?
- Dân số tăng, đất đai không sinh ra. 
=> Con người thiếu đất sống.
- Dân số tăng đi liền với các hiểm hoạ về đạo đức, kinh tế, văn hoá.
III. Hướng dẫn tự học
 - Tự tìm hiểu, ngiên cứu về tình hình dân số ở địa phương, từ đó đề ra giải pháp cho vấn đề này.
- Nắm nội dung bài học. 
- Soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 E. Rút kinh nghiệm
......
.....
Tuần: 13 	 Ngày soạn: 17/11/2012
Tiết: 50 	 Ngày dạy: 19/11/2012
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
A. Mục tiêu cần đạt
 - Hiểu cộng dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong khi viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức: Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
 2.Kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng hợp lí dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn.
C. Phương pháp
 - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................)
 2. Bài cũ: Trình bày các cách nối câu ghép? Đặt một câu và chỉ rõ cách nối.
 3.Bài mới: Trong tiếng Việt, bên cạnh những dấu dùng để kết thúc câu còn có các dấu dùng để đánh dấu thành phần câu. Trong số đó có dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
* Tìm hiểu Dấu ngoặc đơn
- GV treo bảng phụ. HS đọc các ví dụ.
Dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích trên dùng để làm gì?
Nếu ta bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của đoạn trích có gì thay đổi không? Tại sao?
Lưu ý: Có khi dùng dấu ngoặc đơn với dấu (?) để tỏ ý hoài nghi và dấu ngoặc đơn với dấu (!) để tỏ ý mỉa mai (Trường hợp đặc biệt).
Hãy khái quát tác dụng của dấu ngoặc đơn?
Hs trả lời - Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 1. Hs đọc. 
* Bài tập nhanh: Phần nào trong các câu sau cho vào dấu ngoặc đơn ? Vì sao?
- Lan: lớp trưởng lớp 9A2 rất có năng khiếu vẽ.
- Bộ phim “Thủy hử”, do Trung Quốc sản xuất, có rất nhiều tình tiết hấp dẫn.
-> phần in đậm chỉ có tác dụng giải thích thêm.
* Tìm hiểu Dấu hai chấm
GV treo bảng phụ lên bảng, HS đọc lại.
Tìm hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong các ví dụ a, b, c?
Vậy, dấu hai chấm có những tác dụng nào?
- Hs trả lời, gv chốt dẫn đến ghi nhớ 2. Hs đọc.
Đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm và cho biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
BT1: GV nêu yêu cầu cụ thể từng bài tập. HS thực hiện theo gợi ý của GV.
BT2: HS tìm các ý tương ứng với phần tác dụng?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn –HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung
1. Dấu ngoặc đơn
1.1. Phân tích ví dụ
* Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần có chức năng chú thích, cụ thể:
- Vda. Đánh dấu phần giải thích cho từ “họ”
- Vdb: Thuyết minh về con ba khía
- Vdc: Bổ sung thêm thông tin.
* Phần trong dấu ( ) là thông tin phụ nên nếu bỏ thì ý nghĩa cơ bản không thay đổi. 
b. Ghi nhớ 1: (Sgk/134)
2. Dấu hai chấm
a. Phân tích ví dụ: 
- Vda: Báo trước một lời thoại, dùng với dấu gạch ngang.
- Vdb: Báo trước lời dẫn trực tiếp, dùng với dấu ngoặc kép.
- Vdc: Giải thích nội dung: lý do thay đổi tâm trạng.
b. Ghi nhớ 2: (Sgk/135)
II. Luyện tập
Bài 1: Tác dụng của dấu ngoặc đơn:
- Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ.
- Đánh dấu phần thuyết minh.
- (1) Đánh dấu phần bổ sung; (2) đánh dấu phần thuyết minh, làm rõ những phương tiện ngôn ngữ
Bài 2: Tác dụng của dấu hai chấm:
- Đánh dấu phần giải thích.
- Đánh dấu trước lời đối thoại.
- Đánh dấu phần thuyết minh.
Bài 3: Bỏ được dấu hai chấm. Nhưng nếu bỏ ý nghĩa nhấn mạnh phần đặt sau dấu hai chấm sẽ không còn.
Bài 4: 
- Có thể thay đổi dấu hai chấm thành dấu ngoặc đơn. -> Nghĩa của câu không thay đổi.
- Nếu viết lại “Phong Nhanước” thì không thể thay đổi dấu hai chấm thành dấu ngoặc đơn vì vế câu “Động khô và Động nước” không thể coi là phần chú thích.
Bài 5:
- Bạn chép lại dùng sai dấu ngoặc đơn vì dấu ngoặc đơn phải được dùng thành cặp.
- Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu.
III. Hướng dẫn tực học
- Học bài. Làm hoàn thiện các bài tập.
- Soạn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
E. Rút kinh nghiệm
......
.....
Tuần: 13 	 Ngày soạn: 21/11/2012
Tiết: 51 	 Ngày dạy: 24/11/2012
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM ĐỀ VĂN THUYẾT MINH 
A. Mục tiêu cần đạt
Nhận dạng, hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức:
- Đề văn thuyết minh .
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích lũy ttri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
 2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh . 
- Quan sát, nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng của đối tượng thuyết minh.
- Tập lập ý, dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
 3. Thái độ: Có thói quen tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý trước khi làm bài.
C. Phương pháp
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................)
 2. Bài cũ: Thế nào là văn bản thuyết minh? Nêu các đặc điểm trong văn bản thuyết minh. 
 3. Bài mới: Để có một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh phải trải qua nhiều bước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể cách làm bài văn thuyết minh.
Hoạt động của Gv & Hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung 
* Tìm hiểu đề văn thuyết minh
GV gọi một em đọc các đề của SGK.
Mỗi đề nêu lên điều gì?
Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào?
Vì sao em biết đó là đề văn thuyết minh?
 GV nêu một số đề và gợi ý cho HS nắm.
Vậy qua những vd vừa phân tích, em hiểu gì về đề văn thuyết minh?
Hs trả lời – Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 1. Hs đọc ghi nhớ 1.
Em thử ra một đề văn thuyết minh?
* Hướng dẫn cách làm bài văn thuyết minh
Xác định đối tượng của văn bản?
Xác định bố cục và nhiệm vụ từng phần của bố cục?
Cấu tạo chiếc xe đạp gồm những bộ phận nào?
Ở đây, tác giả dùng phương pháp thuyết minh gì là chủ yếu? 
=> phương pháp phân loại, phân tích.
GV yêu cầu hs đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
* GV nêu yêu cầu, HS thực hiện dưới sự gợi ý của GV.
Khi thuyết minh có cần yếu tố miêu tả không? Vì sao?
* GV giảng cho HS hiểu ý nghĩa lời dạy của người xưa .
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung
1. Ñề văn thuyết minh
1.1. Phân tích ví dụ:
a. Một gương mặt thể thao trẻ tuổi Việt Nam.
- Họ tên, môi trường sống, năng khiếu.
- Quá trình học tập, rèn luyện, thành tích nổi bật và ý nghĩa.
b. Về chiếc nón lá Việt Nam.
- Nguồn gốc, chất liệu, cấu tạo, hình dáng, màu sắc.
- Vai trò, tác dụng của nón lá với đời sống con người.
c. Chiếc áo dài Việt Nam
- Nguồn gốc, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc.
- Tác dụng, giá trị thẩm mĩ của áo dài trong đời sống của con người Việt Nam.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/140)
2. Cách làm bài văn thuyết minh
2.1. Phân tích ví dụ: Văn bản “Xe đạp”
- Đối tượng: chiếc xe đạp.
- Bố cục: 3 phần
 + MB: Từ đầu đến “sức người”: giới thiệu về chiếc xe đạp.
 + TB: Tiếp theo đến “thể thao”: thuyết minh chi tiết về xe đạp và tác dụng của nó.
 + KB: Còn lại: vai trò của xe đạp.
- Cấu tạo xe đạp gồm 3 bộ phận chính: Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở 
- Phương pháp thuyết minh: chủ yếu là phân loại, phân tích.
2.2. Ghi nhớ 2, 3: (Sgk/140)
II. Luyện tập
1. Lập ý và dàn ý cho đề bài: Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam.
- Nguồn gốc: Áo dài Việt Nam ra đời từ thế kỷXVIII. Là sản phẩm có tính dung hoà cả hai miền Nam - Bắc.
- Chất liệu vải: đa dạng, nhiều loại tốt.
- Kiểu dáng: phong phú.
- Màu sắc: đẹp, hài hòa, nhiều hoa văn.
* Caûm nghó : 
 - Chiếc áo dài là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, là niềm tự hào của y phục dân tộc, là một trong những tiếng nói văn hoá trên trường quốc tế.
 - Chiếc áo dài là một loại quốc phục (dùng trong ngày đại lễ, tiếp khách, giảng đường, học đường)
 - Ngoài vẻ đẹp và giá trị văn hoá, áo dài Việt Nam còn hàm chứa một ý nghĩa đạo lý sâu xa.
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn thuyết minh về cây bút máy (hoặc bút bi).
- Học lý thuyết. Chọn một trong số các đề còn lại và làm dàn ý.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương( phần văn).
E. Rút kinh nghiệm
......
.....
Tuần: 13 	 Ngày soạn: 21/11/2012
Tiết: 52 	 Ngày dạy: 24/11/2012
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
˜ PHẦN VĂN ™
A. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương trước năm 1975.
- Bước đầu biết thẩm bình và bết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Cách tìm hiểu về nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Cách tìm hiểu tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
 2. Kĩ năng
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
- Đọc - hiểu và bình phẩm thơ viết về địa phương.
- Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương.
 3. Thái độ: Biết tự hào và thêm yêu quê hương.
C. Phương pháp
 	- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................)
 2. Bài cũ: GV kiểm tra quá trình chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: Trong khho tàng văn học nước nhà có không ít những tác phẩm viết về quê hương với niềm tự hào vô bờ. Và cùng với những tác phẩm như thế, các tác giả gắn bó tha thiết với quê hương.
Hoạt động của Gv & Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng thống kê danh sách tác giả văn học địa phương theo mẫu
- Trên cơ sở hs đã chuẩn bị, gv yêu cầu các em trình bày theo mẫu.
+ Gv lưu ý: Địa phương được hiểu là quê cũ hay nơi ở hiện tại.
Gọi những hs ở những địa phương khác nhau.
Hs bổ sung cho bảng danh sách lẫn nhau
Gv yêu cầu hs đọc bài đã sưu tầm. Trình bày thêm ý cảm nhận của hs về bài đó và lí do chọn bài của các em.
- Gv và hs cùng thảo luận.
- Gv có thể nêu các định hướng cơ bản khi chọn bài để học sinh nắm.
- GV chọn và giới thiệu một số bài viết về địa phương cho HS tham khảo.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn , Hs chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung
1. Thống kê danh sách các tác giả văn học địa phương theo mẫu
- Số thứ tự.
- Họ và tên.
- Bút danh.
- Nơi sinh.
- Năm sinh năm mất.
- Tác phẩm chính.
2. Chọn chép một bài, đoạn thơ (văn) viết về:
- Cảnh thiên nhiên.
- Con người.
- Sinh hoạt văn hoá.
- Truyền thống lịch sử.
=> Của địa phương em.
3. Những định hướng cần thiết khi tuyển chọn bài
 Chú ý đến giá trị nội dung, giá trị nhân văn.
Chú ý đến giá trị nghệ thuật.
Chú ý đến bản sắc của địa phương.
Phải ghi cụ thể tên tác giả, tác phẩm.
4. Giới thiệu một số văn bản tiêu biểu.
Bài thơ: Ai ngờ 
 - Nguyễn Lương -
Ai ngờ
Loài hoa trắng trung trinh mảnh nhỏ
Đã hoá chùm trái đỏ – tươi duyên
Mắt em hiền
Một chiều Tây Nguyên
Hai mươi lăm năm sau ngày giải phóng
Nơi đó đã từng qua lá bép măng rừng
Đã từng qua Mộ – Cô chống giặc
Đã từng chịu cảnh dồn dân lập ấp
Đau đáu buồn 
Đất đỏ bazan
Hai mươi lăm năm
Nóng bỏng thời gian
Xanh mườn mượt những đồi trà sáng lộc, đỏ hừng hực những sân phơi cà phê chắc hột
Tươi duyên tình đôi lứa cao nguyên.
Ai ngờ
Bất chợt gặp em
Hai mươi lăm năm sau ngày giải phóng vẫn biết trước duyên lành sẽ thắm
Trên quê hương rộn bước xây đời
Vẫn bất ngờ - em đẹp quá em ơi
Sáng trắng trung trinh màu hoa mảnh nhỏ
Một chiều Tây Nguyên 
II. Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục hoàn thành nội dung bài học với những yêu cầu.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Dấu ngoặc kép.
E. Rút kinh nghiệm
......
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docNV8 TUAN 13.doc