Kiểm tra môn: Ngữ văn 8 (tiết 113) - Đề 2

Kiểm tra môn: Ngữ văn 8 (tiết 113) - Đề 2

Đề bài:

 Câu 1: ( 2đ)

 a) Hai dòng thơ sau nằm trong bài thơ nào? ai là tác giả? Hãy cho biết quê quán của nhà thơ đó?

 .

 “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

b) Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào? chỉ rõ ý nghĩa ?

Câu 2:( 2.5đ) Những thủ đoạn, mánh khóe nham hiểm của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân xứ thuộc địa biểu hiện qua khía cạnh nào trong bài “ Thuế máu” của Nguyễn Ái

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra môn: Ngữ văn 8 (tiết 113) - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NOONG HẸT TIẾT 113: KIỂM TRA Đề 2
	MÔN: NGỮ VĂN 8
 Họ và tên:....................................................Lớp:...........
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
 Đề bài:
 Câu 1: ( 2đ)
 a) Hai dòng thơ sau nằm trong bài thơ nào? ai là tác giả? Hãy cho biết quê quán của nhà thơ đó?
	 ................................................................................
 “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
b) Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào? chỉ rõ ý nghĩa ?	
Câu 2:( 2.5đ) Những thủ đoạn, mánh khóe nham hiểm của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân xứ thuộc địa biểu hiện qua khía cạnh nào trong bài “ Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc?Qua đó em hiểu thêm được điều gì về số phận của người dân thuộc địa dưới ách cai trị của bọn thực dân Pháp?
Câu 3: (5.5đ)Câu nói của M.Gorki: “Hãy yêu sách,nó là nguồn kiến thức,chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì?
 BÀI LÀM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TIẾT 113 Đề 2
MÔN: NGỮ VĂN
câu 1: ( 2 đ)
 Hai dòng thơ nằm trong bài “ Quê hương” (0.25đ)
 Tác giả: Tế Hanh (0.25đ)
 Quê quán: Quảng Ngãi (0.5đ)
-Tìm ra biện pháp tu từ trong hai dòng thơ:
- Nhân hóa: “ chiếc thuyền” biết “ im bến mỏi” , “ trở về nằm”, “ nghe”
-> Con thuyền cũng như con người có linh hồn biết nghỉ ngơi thư giãn, hài lòng với chuyến ra khơi vừa qua. (0.5đ)
 - Ẩn dụ: Hình ảnh con thuyền gợi hình ảnh những người dân trai tráng làng chài sau một chuyến ra khơi vất vả nhưng đầy mãn nguyện. (0.5đ)
Câu 2: ( 2.5đ)	
- Thủ đoạn, mánh khóe nham hiểm của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các xứ thuộc địa thể hiện ở:
+ Thể hiện qua lời nói tráo trở, lừa dối. ( 0.5đ)
+ Thể hiện qua hành động ( 0.5đ)
+ Cướp bóc, đối xử bất công, tàn nhẫn với những người sống sót sau chiến tranh; cấp môn bài thuốc phiện để người dân thuộc địa tự hủy hoại cuộc sống của bản thân và của giống nòi... ( 0.5đ)
- Số phận của người dân thuoc địa: đáng thương, khốn khổ, bị lừa dối, bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh khốn quẫn... Họ là nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của thực dân pháp. ( 1đ)
Câu 3 ( 5.5đ)
 -Nêu khái quát được ý nghĩa của sách và trích dẫn câu nói của M.Gorki (0.5đ)
 -Ý nghĩa câu nói của M.Gorki: (1.5đ)
 +Giá trị của sách
 +Sách và kiến thức là con đường sống.
 -Đánh giá tác dụng của sách (Sách tốt,sách xấu) (1.5đ)
 -Thái độ của bản thân đối với sách. (1.5đ)
 -Khẳng định tác dụng của sách từ trước tới nay. (0.5đ)
*Hướng dẫn chấm:
 +5-5.5điểm: Bài viết đáp ứng các yêu cầu trên, chữ viết rõ ràng, sạch ,đẹp không sai quá 3 lỗi chính tả cơ bản.
 +3-4 điểm: Bài viết đáp ứng 2/3 yêu cầu trên trình bày rõ ràng ,sai không quá 5 lỗi chính tả cơ bản.
 +1-2 điểm: Bài viết đáp ứng 1/2 yêu cầu sai 7 lỗi cơ bản.
Tuỳ theo mức độ hoàn thành bài viết của học sinh mà giáo viên cho điểm chính xác.
TRƯỜNG THCS NOONG HẸT TIẾT 130: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Đề 1
	 MÔN: NGỮ VĂN 8
 Người ra đề: Tòng Thị Tiên
 Họ và tên:....................................................Lớp:...........
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
 ĐỀ BÀI:
 Câu 1: ( 3 điểm )
 Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? Đặt một câu nghi vấn dùng để cầu khiến?
 Câu 2: ( 3 điểm )
 Xác định ba câu sau thuộc kiểu câu nào? Và được sử dụng để làm gì? Hãy nhận xét điểm khác biệt về ý nghĩa của những câu này?
Anh tắt thuốc lá đi!
Anh có thể tắt thuốc lá được không?
Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.
 Câu 3: ( 4 điểm )
 Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 – 10 dòng ) nội dung tùy chọn trong đó có sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán?
 BÀI LÀM
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TIẾT 130 – ĐỀ 1
Môn: Ngữ văn 8
Câu 1: ( 3 điểm )
- Nêu đặc điểm hình thức câu nghi vấn ( 1 điểm )
 +Có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, tại sao, hả, (có)không, (đã)chưa) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
 +Khi viết kết thúc bằng dấu chấm hỏi nếu không dùng để hỏi có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Chức năng của câu nghi vấn: ( 1 điểm )
+ Chức năng chính là dùng để hỏi.
+ Chức năng khác: câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúcvà không yêu cầu người đối thoại trả lời.
 - Đặt câu đúng yêu cầu: đúng kiểu câu và đúng chức năng ( 1 điểm )
Câu 2: ( 3 điểm )
Xác định đúng kiểu câu mỗi câu: (0,5 điểm)
a.Câu cầu khiến
b. Câu nghi vấn
c. Câu trần thuật
 - Xác định đúng chức năng mỗi câu: (0,25 điểm)
 Cả ba câu đều dùng để cầu khiến ( chức năng giống nhau)
Nhận xét về sự khác biệt về ý nghĩa của những câu trên: ( 0,75điểm )
 Câu (b) và (c) thể hiện ý cầu khiến( đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu (a).
Câu 3: ( 4 điểm )
Nội dung đảm bảo : ( 1 điểm )
Sử dụng ba kiểu câu phù hợp theo yêu cầu: (1,5 điểm)
Các câu trong đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ và logic: (1điểm)
Hình thức đảm bảo và không sai lỗi chính tả: (0,5điểm )
TRƯỜNG THCS NOONG HẸT TIẾT 130: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Đề 2
	 MÔN: NGỮ VĂN 8
 Người ra đề: Tòng Thị Tiên
 Họ và tên:....................................................Lớp:...........
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
 ĐỀ BÀI:
 Câu 1: ( 3 điểm )
 Hãy cho biết các câu trong đoạn trích sau những câu nào là câu cảm thán? Dấu hiệu nào giúp em xác định các kiểu câu đó?
 a. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
 ( Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
 b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
 ( Thế Lữ, Nhớ rừng)
 Câu 2: (3 điểm )
Hành động nói là gì? Cách thực hiện hành động nói?
Xác định kiểu câu? Hành động nói và cách thực hiện hành động nói của câu sau:
 Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
 ( Hồ chí Minh, Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)
 Câu 3: ( 4 điểm )
 Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 – 10 dòng ) nội dung tùy chọn trong đó có sử dụng câu nghi vấn dùng để cầu khiến và câu cảm thán?
 BÀI LÀM:
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TIẾT 130 – ĐỀ 2
Môn: Ngữ văn 8
Câu 1: ( 3 điểm )
Xác định đúng các câu cảm thán mỗi câu: 0,5 điểm
Câu
Than ôi!
Lo thay!
Nguy thay!
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Nói đúng dấu hiệu nhận biết mỗi câu : 0,25điểm
( Có các từ cảm thán: Than ôi, thay, thay, hỡi)
 Câu 2: ( 3điểm )
Nêu đúng khái niệm hành động nói: (0,5 điểm)
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Cách thực hiện hành động nói: (1 điểm)
 Mỗi một hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp)hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp)
 + Xác định đúng kiểu câu trần thuật: (0,5 điểm)
 + Hành động nói : Cầu khiến : (0,5điểm)
 +Cách thực hiện: Gián tiếp : (0,5điểm)
Câu 3: (4điểm)
 Nội dung đảm bảo : ( 1 điểm )
Sử dụng hai kiểu câu phù hợp theo yêu cầu: (1,5 điểm)
Các câu trong đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ và logic: (1điểm)
Hình thức đảm bảo và không sai lỗi chính tả: (0,5điểm )
TRƯỜNG THCS NOONG HẸT KIỂM TRA HỌC KÌ II Đề 1
	 MÔN: NGỮ VĂN 8
 ( Năm học: 2010-2011
 Họ và tên:....................................................Lớp:...........
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
 ĐỀ BÀI:
 Câu 1: ( 2 điểm )
a) Hai dòng thơ sau nằm trong bài thơ nào? ai là tác giả? Hãy cho biết quê quán của nhà thơ đó?
	 ................................................................................
 “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
b) Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào? chỉ rõ ý nghĩa ?	
Câu 2: ( 3 điểm )
 Xác định ba câu sau thuộc kiểu câu nào? Và được sử dụng để làm gì? Hãy nhận xét điểm khác biệt về ý nghĩa của những câu này?
a. Anh tắt thuốc lá đi!
b. Anh có thể tắt thuốc lá được không?
c. Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.
 Câu 3:( 5điểm)
 Nhiều người chưa hiểu thế nào là “ Học đi đôi với hành”, vì sao cần phải “ Theo điều học mà làm” như lời của La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học”.
Hãy viết một bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên. BÀI LÀM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - ĐỀ 1
Môn: Ngữ văn 8
Câu 1: ( 2điểm )
 Hai dòng thơ nằm trong bài “ Quê hương” (0.25đ)
 Tác giả: Tế Hanh (0.25đ)
 Quê quán: Quảng Ngãi (0.5đ)
-Tìm ra biện pháp tu từ trong hai dòng thơ:
- Nhân hóa: “ chiếc thuyền” biết “ im bến mỏi” , “ trở về nằm”, “ nghe”
-> Con thuyền cũng như con người có linh hồn biết nghỉ ngơi thư giãn, hài lòng với chuyến ra khơi vừa qua. (0.5đ)
 - Ẩn dụ: Hình ảnh con thuyền gợi hình ảnh những người dân trai tráng làng chài sau một chuyến ra khơi vất vả nhưng đầy mãn nguyện. (0.5đ)
Câu 2: ( 3 điểm )
Xác định đúng kiểu câu mỗi câu: (0,5 điểm)
a.Câu cầu khiến
b. Câu nghi vấn
c. Câu trần thuật
 - Xác định đúng chức năng mỗi câu: (0,25 điểm)
 Cả ba câu đều dùng để cầu khiến ( chức năng giống nhau)
Nhận xét về sự khác biệt về ý nghĩa của những câu trên: ( 0,75điểm )
 Câu (b) và (c) thể hiện ý cầu khiến( đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu (a).
Câu 3: ( 5 điểm )
* Yêu cầu về hình thức:
- Kiểu bài nghị luận giải thích. Ngoài ra trong bài viết còn kết hợp các phương thức lập luận chứng minh.
- Bài viết phải có bố cục 3 phần.
- Văn viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt chính tả.
* Yêu cầu về nội dung:
 Viết một bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm.
a. Mở bài: ( 0,5 điểm)
- Nêu xuất xứ lời răn dạy của La Sơn Phu Tử trong Bàn luận về phép học đẫ nêu “Theo điều học mà làm”
- Khái quát lời răn dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của chúng ta.
b. Thân bài: ( 4 điểm)
 - Giải thích về khái niệm “học” “hành”:
+ Học : là tiếp thu kiến thức đã tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm nói chung, là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ cho con người.
+ Hành: Làm – là thực hành, ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn đời sống
=.> Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ
Giải thích tại sao học phải đi đôi với hành:
 - Người học sinh phải học như thế nào?
+ Động cơ thái độ học tập: . Học ở trường học cả lí thuyết với luyện tập...
 . Mở rộng ra học ở sách vở, bạn bè, trong cuộc sống
 - Học sinh tránh tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ có bằng cấp
c.Kết bài: ( 0,5 điểm)
- Khẳng định “ Học đi đôi với hành” đã trở thành nguyên lí, phương châm giáo dục đồng thời là phương pháp học đúng đắn
 - Suy nghĩ bản thân về vấn đề
*Lưu ý khi chấm bài:
- Chấm 90 – 100% số biểu điểm bài viết của HS hiểu đề đảm bảo yêu cầu hình thức và nội dung, diễn đạt lưu loát, logic, có sự sáng tạo tích cực, mắc không quá 2 lỗi chính tả hoặc dấu câu.
- Chấm 70 – 85% số biểu điểm khi bài viết học sinh hiểu đề, đảm bảo yêu cầu hình thức và nội dung, diễn đạt lưu loát, khá logic, có cảm xúc, có sáng tạo, mắc không quá 4 lỗi chính tả hoặc dấu câu.
- Chấm 50 – 60% số biểu điểm khi bài viết của học sinh hiểu đề, viết theo bố cục 3 phần, nội dung khá đủ, diễn đạt tương đối trôi chảy, còn mắc nhiều lỗi chính tả hoặc dấu câu ( không quá 5 lỗi)
- Chấm 30 – 40% số biểu điểm khi bài viết của học sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, nội dung sơ sài,diễn đạt lủng củng, thiếu cảm xúc, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc dấu câu. ( không quá 6 lỗi)
- Chấm dưới 30% số biểu điểm của khi bài viết của HS không hiểu đề, nội dung quá sơ sài, diễn đạt lủng củng, thiếu logic, không có cảm xúc,mắc quá nhiều lỗi chính tả hoặc dấu câu ( Từ 6 lỗi trở lê
TRƯỜNG THCS NOONG HẸT KIỂM TRA HỌC KÌ II Đề 2
	 MÔN: NGỮ VĂN 8
 ( Năm học: 2010-2011
 Họ và tên:....................................................Lớp:...........
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
 ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2,5 đ)
 Khi con tu hú gọi bầy
 Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
 ..........................................................................
 ............................................................................
 a)Chép thuộc lòng bốn câu thơ tiếp theo, cho biết tên tác giả, tác phẩm?
 b)Mở đầu và kết thúc bài thơ là tiếng chim tu hú kêu. điều đó có ý nghĩa như thế nào?
 Câu 2: (2,5 điểm )
Hành động nói là gì? Cách thực hiện hành động nói?
Xác định kiểu câu? Hành động nói và cách thực hiện hành động nói của câu sau:
 Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
 ( Hồ chí Minh, Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)
Câu 3: ( 5điểm )
 Câu nói của M.Gorki: “Hãy yêu sách,nó là nguồn kiến thức,chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì?
BÀI LÀM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...
 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - ĐỀ 2
Môn: Ngữ văn 8
Câu 1: ( 2,5 điểm)
Chép đúng mỗi câu thơ được 0.25 điểm:
 Vườn râm dậy tiếng ve ngân
 Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
 Trời xanh càng rộng càng cao
 Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Tác phẩm Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu (0.5đ)
Mở đầu và kết thúc bài thơ là tiếng chim tu hú nhưng tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ đã làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ cộng sản đang bị đich giam cầm cảnh tượng mùa hè đầy sức sống, cuộc sống tự do. Đó là khởi đầu cho những cảm xúc trong bài thơ bừng dậy: yêu cuộc đời, khao khát tự do. Còn tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ da diết, giục giã khiến con người càng đau khổ, uất hận hơn. ( 1đ)
Câu 2: ( 2,5 điểm )
Nêu đúng khái niệm hành động nói: (0,5 điểm)
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Cách thực hiện hành động nói: (0,5 điểm)
 Mỗi một hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp)hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp)
 + Xác định đúng kiểu câu trần thuật: (0,5 điểm)
 + Hành động nói : Cầu khiến : (0,5điểm)
 +Cách thực hiện: Gián tiếp : (0,5điểm)
Câu 3: ( 5 điểm )
 * Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết phải có bố cục 3 phần.
- Văn viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt chính tả.
* Yêu cầu về nội dung:
 Viết một bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm.
a. Mở bài: (0,5 điểm)
 -Nêu khái quát được ý nghĩa của sách và trích dẫn câu nói của M.Gorki 
b. Thân bài: ( 4 điểm)
 -Ý nghĩa câu nói của M.Gorki:
 +Giá trị của sách 
 +Sách và kiến thức là con đường sống.
 -Đánh giá tác dụng của sách (Sách tốt,sách xấu)
 -Thái độ của bản thân đối với sách. 
c.Kết bài: ( 0,5 điểm)
 -Khẳng định tác dụng của sách từ trước tới nay. 
*Lưu ý khi chấm bài:
- Chấm 90 – 100% số biểu điểm bài viết của HS hiểu đề đảm bảo yêu cầu hình thức và nội dung, diễn đạt lưu loát, logic, có sự sáng tạo tích cực, mắc không quá 2 lỗi chính tả hoặc dấu câu.
- Chấm 70 – 85% số biểu điểm khi bài viết học sinh hiểu đề, đảm bảo yêu cầu hình thức và nội dung, diễn đạt lưu loát, khá logic, có cảm xúc, có sáng tạo, mắc không quá 4 lỗi chính tả hoặc dấu câu.
- Chấm 50 – 60% số biểu điểm khi bài viết của học sinh hiểu đề, viết theo bố cục 3 phần, nội dung khá đủ, diễn đạt tương đối trôi chảy, còn mắc nhiều lỗi chính tả hoặc dấu câu ( không quá 5 lỗi)
- Chấm 30 – 40% số biểu điểm của cả câu khi bài viết của học sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, nội dung sơ sài,diễn đạt lủng củng, thiếu cảm xúc, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc dấu câu. ( không quá 6 lỗi)
- Chấm dưới 30% số biểu điểm của khi bài viết của HS không hiểu đề, nội dung quá sơ sài, diễn đạt lủng củng, thiếu logic, không có cảm xúc,mắc quá nhiều lỗi chính tả hoặc dấu câu ( Từ 6 lỗi trở lên)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 131 Văn mã 2 - Copy.doc