Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần 12 . Tiết 49.

I. Mục tiêu cần đạt .

 1. Kiến thức:

- Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số.

- Dân số gia tăng là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.

- Ý thức góp phần vào việc tuyên truyền vận động cho quốc sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển dân số.

2. Kĩ năng :

- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích lập luận chứng minh, giải thích trong một văn bản nhật dụng.

- Kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

3. Thái độ :

- Ý thức việc tăng dân số sẽ là một gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sống , giáo dục .

II. Chuẩn bị .

1. Giáo viên : Xem sgk, sgv, những điều cần lưu ý, soạn câu hỏi gợi mở, tranh ảnh , bài hát “ Thượng đế buồn” , thành ngữ , tục ngữ nói về sinh đẻ , dân số .

2. Học sinh : Xem và soạn bài trước ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.

 

doc 42 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	 
Ngày dạy :..
Tuần 12 . Tiết 49.
Bài toán dân số
I. Mục tiêu cần đạt .
 1. Kiến thức:
- Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số.
- Dân số gia tăng là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.
- Ý thức góp phần vào việc tuyên truyền vận động cho quốc sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển dân số.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích lập luận chứng minh, giải thích trong một văn bản nhật dụng.
- Kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
3. Thái độ :
- Ý thức việc tăng dân số sẽ là một gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sống , giáo dục .
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Xem sgk, sgv, những điều cần lưu ý, soạn câu hỏi gợi mở, tranh ảnh , bài hát “ Thượng đế buồn” , thành ngữ , tục ngữ nói về sinh đẻ , dân số .
2. Học sinh : Xem và soạn bài trước ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động .(3’)
* Mục tiêu :
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ . 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3.Giới thiệu bài.
- Trời sinh voi sinh cỏ .
- Có nếp có tẻ.
- Con đàn cháu đống .
Đó là những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói cửa miệng của người Việt Nam, phản ánh quan niệm quí người, cần người, mong đẻ nhiều con trong gia đình và xã hội nông nghiệp cổ truyền. Nhưng cũng từ quan niệm ấy dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do, vô kế hoạch dẫn đến dân số nước ta tăng nhanh vào loại đầu bảng trong khu vực và trên thế giới, dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu. Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đã từ lâu trở thành một trong những quốc sách hết sức quan trọng của đảng và Nhà nước ta. Bởi vì đã từ lâu, chúng ta đã và đang cố gắng tìm mọi cách để giải bài toán dân số. Vậy bài toán ấy thực chất như thế nào ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh khái quát nắm vài nét về tác giả , tác phẩm .(3’)
* Mục tiêu :
Giúp học sinh nắm được xuất xứ, kiểu văn bản.
1.Văn bản trên của tác giả nào?
2.Em hãy cho biết xuất xứ của văn bản ?
3.Theo em văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt nào?
4. Giải thích :
+ Chàng Ađam và nàng Eva : Theo kinh thánh của đạo thiên chúa ( Ki tô, Gia tô ) đó là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa tạo ra và sai xuống trần gian để hình thành và phát triển loài người .
+ Tồn tại hay không tồn tại : câu nói nổi tiếng của nhân vật Ham-let của U. Sêc-xpia ( Anh ).
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc , tìm hiểu , phân tích nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản ; liên hệ vấn đề mơi trường và sự gia tăng dân số .(26’) 
* Mục tiêu :
Giúp học sinh nắm được bố cục văn bản, hiểu được thực chất của bài toán dân số, vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, sự ảnh hưởng của việc gia tăng dân số đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
5.Hướng dẫn cách đọc, chú ý những con số những từ phiên âm.
- Đọc phần mở bài, lệnh học sinh đọc các phần còn lại và nhận xét cách đọc.
6.Văn bản có thể chia làm mấy phần, nêu ý chính của từng phần. 
7.Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì?
8. Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Điều đó có tin được không ? Vì sao tác giả từ chỗ không tin đến chỗ “ sáng mắt ra” ?
 Giảng bình : Cảm nhận của tác giả trong bài văn chính là từ góc nhìn không ngờ, bất chợt ấy bởi làm sao câu chuyện dân số và kế hoạch hóa gia đình hôm nay lại có liên quan đến một câu chuyện cách đây “dăm bảy nghìn năm” về trước “Ai mà dám tin!” Một câu chuyện nói ngập ngừng khi con người ta đến gần một vầng hào quang trí tuệ. Câu chuyện làm tác giả bài văn “sáng mắt ra” không khác câu chuyện ngày xưa Cai- Xtốp- cô -lông đã tìm ra Châu Mỹ không phải là không có căn cứ chỉ có điều căn cứ ấy không từ những mệnh đề lý thú.
9.Câu chuyện kén rễ của nhà thông thái được tác giả kể lại như thế nào ? Qua câu chuyện đó em có nhận xét gì ?
10.Câu chuyện kén rễ của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói đến ?
Giải thích thêm : Câu chuyện kén rễ của nhà thông thái với sự bùng nổ và gia tăng dân số giống nhau ở chỗ: số thóc dùng cho các ô của bàn cờ và dân số thế giới đều tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (mỗi gia đình có 2 con). Từ sự so sánh này, tác giả giúp người đọc hình dung tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng. Đó cũng là vấn đề trọng tâm mà bài viết muốn nêu lên.
11.Từ bài toán cổ tác giả cho ta thấy điều gì ?
12. Việc đưa ra những con số và tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì?
13.Bằng những hiểu biết của mình về các Châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển ở hai Châu lục này ? 
14. Có thể rút ra kết luận vì về mối quan hệ giữa dân số và phát triển đời sống xã hội ?
15. Việc tác giả nêu thêm một vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số hiện nay đến năm 2015 , dân số thế giới sẽ hơn 7 tỉ người, nói lên điều gì ? 
Người viết không lí luận dài dòng, mà đã chứng minh vấn đề bằng những con số tường minh, chính xác, đáng tin cậy, làm người đọc sửng sốt, giật mình trước thực trạng bài toán dân số vẫn gia tăng đều đặn theo cấp số nhân , còn của cải loài người làm ra thì chỉ tăng theo cấp số cộng và đất đai thì nghìn vạn năm về cơ bản vẫn thế, chẳng sinh sôi nảy nở theo cấp số nào .
Cung cấp thêm : Sự gia tăng dân số hiện nay : 
- Thế giới : 
+ Dân số thế giới hiện nay > 6,0 tỉ .
 + Tốc độ tăng 250 đến 350 triệu – đầu cơng nguyên, tỉ suất tăng 0,14 đến 0,4 % 1 tỷ - 1650. Để tăng gấp đơi : trước thế kỉ XVIII mất 200 năm, thế kỉ XIX mất 100 năm, nay gần 40 năm.
- Các nước đang phát triển : từ 1975 – 2000 tăng thêm 2 tỉ người trong đĩ các nước đang phát triển tăng 2,0 tỉ ( 90% ) – bùng nổ dân số . Tỉ lệ gia tăng dân số bình quân 1,7%, các nước đang phát triển 2,03%.
- Việt Nam : 
 + 1930 – 1960 từ 13 triệu -> 30,2 triệu người .
 + 1960 – 1990 : 30,2 triệu người -> 66,1 triệu người .
 + Năm 2000 : 80 triệu người .
 + Tỉ lệ gia tăng đã giảm cịn 1,7% .
16. Như vậy sự gia tăng dân số cĩ ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên và mơi trường ?
Cung cấp thêm : Đối với Việt Nam :
- Dân số tăng nhanh + hậu quả chiến tranh -> áp lực lớn với tài nguyên, mơi trường.
- đất canh tác thu hẹp do nhu cầu nhà ở, xây dựng : 1000 ha / 1 năm .
 + 1980 – 1990 : đất trồng cây lương thực giảm o,131 ha / người đến 0,11 ha / người .
 + Diện tích nhà ở thành phố : 4,42 m2 / người ( 1/3 dân số ở mức 2,2 m2 / người )
- Rừng bị tàn phá do khai thác gỗ, du canh du cư, cháy rừng : mỗi năm mát khoảng 200000 ha rừng. Diện tích rừng hiện nay là 9,3 ha ( 28% diện tích cả nước ) . Năm 1943 : 43 triệu ha ( 44% ).
- Nguồn nước bị ơ nhiễm.
17.Người viết đã kêu gọi điều gì ? Điều đó có ý nghĩa ra sao ?
Giảng bình: Chúng ta có thể hình dung, đất chật, người đông, tự nó sẽ hủy diệt, khi đất dành cho mỗi con người chỉ còn là diện tích một hạt thóc (dân số tăng đến ô 64 trên bàn cờ tướng).Trái đất chắc chắn sẽ nổ tung mà ngòi nổ chính là sự gia tăng dân số mà con người không tự kiềm chế được. Đừng để xãy ra thảm họa này, đó chính là lời cảnh báo cho cả loài người, không loại trừ một ai, lời kêu gọi nghiêm khắc và răn đe như một mệnh lệnh.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh khái quát lại vấn đề vừa phân tích .(4’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh khái quát lại nội dung và nghệ thuật của văn bản.
18. Văn bản kết hợp những phương thức biểu đạt nào ? Nhận xét về cách viết văn của tác giả (lời văn).
19. Văn bản đem lại cho em những hiêu biết gì? (Về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình )
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập, liên hệ giáo dục đến tầm ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với loài người . (7’)
* Mục tiêu :
Giúp học sinh nhận thức được tầm ảnh hưởng của việc tăng dân số, con đường hạn chế gia tăng dân số.
20.Lệnh học sinh đọc BT1
21. Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số ? Vì sao?
22. Lệnh học sinh đọc, xác định và thực hiện theo yêu cầu bài tập.
23. Vậy theo em chúng ta cần cĩ những giải pháp nào để khắc phục tình trạng tăng dân số của Việt Nam nĩi riêng hiện nay ?
24.Lệnh học sinh đọc BT3, hướng dẫn học sinh về nhà làm.
+ Tìm hiểu về dân số Việt Nam .
+ Đem số dân vào thời điểm 30/9/2003 do đồng hồ thế giới cung cấp trừ đi số dân số thế giới năm 2000.
+ Lấy hiệu quả của phép trừ trên chia cho số dân của Việt Nam.
+ Kết quả cho ta biết: từ năm 2000 -> 9/2003 số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số Việt Nam hiện nay.
Hoạt động 6 : Hướng dẫn công việc ở nhà .(2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”
 + Đọc, phân tích các ví dụ trong sgk và chỉ ra công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
 + Tìm thêm ví dụ có liên quan đến nội dung bài học .
Thực hiện theo yêu cầu.
Nghe.
Xác định .
Trình bày .
Trích từ báo giáo dục và thời đại Chủ nhật, số 28 (1995) của Thái An.
Xác định .
Nghe.
Nghe.
Đọc , nhận xét .
Xác định .
+ Phần 1 : “ Có người . .. sáng mắt ra” -> Bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã đặt ra từ thời cổ đại.
+ Phần 2 : “ Đó là câu chuyện  bàn cờ ... ủa người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, thanh lịch, thước tha.
c. Kết bài.
- Thích chiếc nón lá gắn bó với cuộc sống của mỗi con người, nhất là người lao động.
- Trong cuộc sống hiện đại nón lá vẫn giữ vị trí, vai trò quan trọng.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
Ngày soạn :	 
Ngày dạy :..
Tuần 12 . Tiết 52.
Chương trình địa phương
( phần văn )
I. Mục tiêu cần đạt .
1. Kiến thức :
- Tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương.
- Qua việc lập bảng danh sách các nhà thơ quê ở Thành Phố ( Tỉnh) , huyện nơi em ở.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng chép một bài thơ hay một bài văn về địa phương.
3. Thái độ :
- Củng cố tình cảm quê hương, đất nước ở học sinh qua văn thơ theo những tiêu chuẩn nhất định.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : 
- Hướng dẫn công việc cần thiết để học sinh sưu tầm.
- Tìm và cung cấp những tư liệu để học sinh lựa chọn hệ thống hóa.
- Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra. 
2. Học sinh : 
- Sưu tầm những tư liệu về tác giả ở địa phương.
- Hiểu được mục đích và tính chất của giờ học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động.(3’)
* Mục tiêu :
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới. 
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3. Giới thiệu bài .
Chương trình địa phương sẽ giúp chúng ta tìm hiểu truyền thống văn học địa phương, quê cha đất tổ và cả nơi mình đang sinh sống, bồi dưỡng cho chúng ta về tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về truyền thống của quê hương.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh giới thiệu sơ lược về văn học viết của Bến Tre.(5’)
* Mục tiêu :
Giúp học sinh có cái nhìn sơ lược nền văn học Bến Tre.
1. Từ cuối thế kỉ thứ XIX văn học chữ Hán, chữ Nôm lên cao, một số lực lượng sáng tác, công chúng biết chữ.
2.Tác giả mở đầu nền văn học viết là ai ?
 Giảng : Ông Lê Văn Đức làm quan đến chức Thượng thư là võ tướng Triều Nguyễn am hiểu, yêu thích thơ văn.
- Sau đó là những tác giả quê ở Bảo Thạnh – Ba Tri, làm quan dưới Triều Nguyễn vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức 
Ông Phan Thanh Giản : tính tình cương trực, thanh liên có học vị cao nhất đầu.
Hoạt động 3 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tác phẩm viết về quê hương.()
* Mục tiêu :
Giúp học sinh tìm hiểu, nêu những tác phẩm tiêu biểu viết về quê hương Bến Tre.
3.Yêu cầu học sinh trình bày các bài thơ, đoạn văn mình sưu tầm được.
4.Yêu cầu học sinh thống kê bảng danh sách các tác giả văn học địa phương theo mẫu sau :
Thực hiện theo yêu cầu.
Nghe.
Nghe.
Trình bày .
Lê Văn Đức
Nghe.
Phan Thanh Giản
( 1796-1867)
Trình bày.
Vd: “ Dừa ơi”
Lê Anh Xuân
Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ.
Dừa ru tôi giấc ngũ tuổi thơ.
Cứ mổi chiều nghe dừa reo trước gió.
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ”
Nội nói: Lúc nội còn con gái.
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân.
Đất này xưa đầm lầy chua mặn.
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm.
Thảo luận tổ thống nhất .
I. Sơ lược về nền văn học viết Bến Tre.
- Cuối thế kỹ XIX có văn học chữ Hán, chữ Nôm tồn tại ở một số lượng sáng tác, và công chúng biết chữ.
- Với các tác giả: Lê Văn Đức, Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Kí, Phan Văn Trị, Trương Gia Mô.
II. Những tác phẩm viết về quê hương Bến Tre.
- Tố Hữu: lá thư Bến Tre.
- Giang Nam: Giữ từ Bến Tre.
- Lê Anh Xuân: Dừa ơi
- Chim Trắng: Nhật ký ngày lên đường.
- Chị Lan : Hoa so đũa.
- Đình Thu : Nắng bên sông .
- Hoài Việt : Mùa mận .
-Nhị Hà : Quê hương tôi .
- Nguyễn Huỳnh Chân : Bến Tre xưa .
- Đoàn Hùng : Đường về An Đức .
- Miên Huỳnh : Về lại quê hương .
- Lê Tâm : Về lại Bến Tre .
- Nguyễn Thanh Tâm : Hương Bến Tre .
- Hồng Triều : Bến Tre giải phóng .
- Dương Thị Thu Vân : Về Phong Nẫm .
- Ngũ Yến : Bến Tre ơi ! Bến Tre .
- Châu Huỳnh : Buổi sáng Bến Tre .
- Phan Tường Niệm : Chờ đò qua sông Ba Lai .
- Dương Uyên : Chiều Hàm Luông .
- Hồng Vân : Trưa trên đồng muối Bảo Thạnh .
TT
Tác giả
Bút danh
Quê quán
Năm sinh Năm mất
Tác phẩm chính
01
Nguyễn Đình
Chiểu
Mạnh
Trạch
Trọng Phủ
Hối Trai
Gia Định
1822 - 1882
Cần Giuộc, Chạy Tây,12 bài thơ điếu Trương Định, 10 bài thơ điếu Phan Tòng, thư gởi cho em, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh, Dương Từ, Hà Mậu .
02
Lê Anh Xuân
Tên thật: Lê Ca Hiến
Tân Thành Bình, Mỏ Cày
5/6/1940 -21/5/1968
Nhớ mưa quê hương, tiếng gàgáy , hoa dừa, dáng đứng Việt Nam, dừa ơi, không đâu như ở miền Nam, về Bến Tre, trở về quê nội , mưa Sài Gòn ..
03
Chim Trắng
Tên thật: Hồ Văn Ba
Tam Phước-Châu Thành
1938
Một góc quê hương, Những ngã đường,Khi tình yêu lên tiếng.
04
Sương Nguyệt Aùnh
Tên thật: Nguyễn Thị Ngọc Khuê
An Đức - Ba Tri
1/2/1864 - 20/1/1921
Tăng sư cô, Thay lời vợ thầy thuốc, Vịnh Bạch Mai, Hội Minh Lang, Tức sự, Hoa kêu ông phủ học, Hoạ bài thầy Bảy Nguyên.
05
Trương Vĩnh Ký
Peturs ký
Chợ Lách - Bến Tre
6/12/1837 -1/9/1898
Sưu tầm, biên soạn, phiên âm 1 số tác phẩm : Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Văn Tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chuyện khôi hài 
06
Phan Văn Trị
Cử trị
Thạnh Phú Đông -Giồng Trôm
1830- 1910
Cái cối xay, Con mèo,Con rận, Con cào cào, Con cóc, hột lúa 
07
Phan Thanh Giản
Đạm Bá,
Lương Khê
Mai Xuyên
Ba Tri - Bến Tre
12/10/1796-1867
Du kích, trái cầm, Kim đài, Sứ trình nhật kí 
1.Nguyễn Đình Chiểu :(1822 -1882) Tự Mạch Trạch, hiệu Trạng Phủ, Hối Trai, sinh tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định nay là thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1943 ông đỗ tú tài ở trường thi Gia Định. Năm 25 tuổi ra Huế học tập chờ khoa thi 1849 nhưng hay tin mẹ mất trên đường về chịu tang mẹ, vì quá lo buồn khóc thương ông bị bệnh mù 2 mắt. Quân Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình chạy về làng An Đức, Ba Tri, Bến Tre. Tại đây ông dạy học, bốc thuốc, chửa bệnh cho nhân dân, sáng tác nhiều thơ văn yêu nước: Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ngư tiều y thuật vấn đáp.
2. Phan thanh Giản: ( 1796 -1867 )tự Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu là quê làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Năm 29 tuổi thi đậu cử nhân Gia Định, năm 1826 thi hội ở kinh độ đỗ Tiến sĩ. Oâng là vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ. Một số tác phẩm “Du kinh”, “Toái Cầm”, “Kim Đài”, “Sứ trình nhật ký”
3.Phan Văn Trị: Người đời thường gọi ông là Cử Trị, sinh năm 1830 tại làng Hưng Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre . ông đỗ cử nhân khoa kỷ Dậu (1849) tại trường thi Gia Định, chán ghét triều đình Nhà Nguyễn thối nát, ông không chịu ra làm quan mà về dạy học ở làng Bình Cách, sau dời về Phong Điền tỉnh Cần Thơ vừa dạy học bốc thuốc chữa bệnh, làm thơ cho đến cuối đời. Sáng tác của ông hiện thấy khoảng 100 bài thơ vịnh con vật: Con mèo, cái cối say, hột lúa
4.Trương Vĩnh Kí: (1837 -1898) Sinh tại làng Vĩnh Thành, tổng Minh Lê, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (Nay là huyện Chợ Lách, tỉnh Bến tre). Sự nghiệp của ông gồm 118 tác phẩm lớn nhỏ, cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, không kể những công trình còn dỡ dang.
5.Chim Trắng: Tên thật là Hồ Văn Ba, sinh năm 1938 tại xã Thạnh Phước, huyện Châu Thành, tham gia PT HS HĐ văn nghệ trong kháng chiến chống Mỹ. Hiện là tổng biên tập tuần báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Các tập thơ chính: Một góc quê hương, những ngã đường, khi tình yêu lên tiếng.
6.Lê Anh Xuân: Tên thật là Ca Lê Hiến ( Bút danh ), sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 quê xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, Tỉnh Bến Tre. Anh là con của một gia đình trí thức yêu nước, hy sinh ngày 24/ 5/ 1968 tại ấp Phước Quãng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Tác phẩm chính: Tiếng gà gáy, hoa dừa, dáng đứng Việt Nam
7. Miên Huỳnh , tên thật là Nguyễn Minh Huyền , sinh năm 1945 , quê xã Lương Phú , huyện Giồng Trôm , tỉnh Bến Tre . Hiện là phó chủ tich45 UBND Thị xã Bến Tre , Chi hội trưởng Chi hội Văn học nghệ thuật Thị xã .
8. Nguyên Lễ , tên thật là Lê Thanh Liêm , sinh năm 1944 , quê Bình Hòa – Giồng Trôm – Bến Tre . Là Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình chiểu từ năm 1988 – 1999 . Đạt nhiều giải thưởng về mỹ thuật , là một trong nhóm bốn tác giả công trình tượng đài Đồng Khởi . Còn có bút danh khác là Lê Dân .
9. Dương Thị Thu Vân , tên thật là Dương Thị Mến , sinh năm 1950 , quê Hưng Khánh Trung – Chợ Lách . Hiện làm việc tại Sở công an Bến Tre .
10. Lữ Bảo Minh Châu , tên thật là Lữ Văn Châu , sinh năm 1946 , quê Vĩnh Hòa – Ba Tri .Hiện là giáo viên trường Thpt Ba Tri . Các bút danh khác : LVC , Hàn sĩ Lữ bảo Minh , Mục Tử .
11. Kim Ba , tên thật là Hồ Văn Cam , sinh năm 1960 , quê Sơn Đông – Thị xã Bến Tre . Giải nhất cuộc thi thơ hay năm 1993 của báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh , Tác phẩm chính : Trăng hoàng hôn ( thơ – 1994 ) , Ai đi xe mo cau ! ( thơ – 1998 ) . Hiện là Phó tổng thư kí Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu .
12. Vũ Hồng , tên thật là Nguyễn Kim Sơn , sinh năm 1966 , quê Tường Đa – Châu Thành – Bến Tre . Giải nhì cuộc thi truyện ngắn năm 1996 của Tạp chí văn nghệ quân đội . Tác phẩm chính : Tháp bụi ( thơ – 1991 ) , Tiếng chuông trôi trên sông ( tập truyện ngắn – 1998 ) , Người phương nam ( thơ – 2000 ).
Hoạt động 4 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Dấu ngoặc kép” 
 +Đọc , phân tích các ví dụ -> rút ra công dụng dấu ngoặc kép .
 + Tìm thêm ví dụ .
Nghe.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13(3).doc