Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 06 - Tiết 21 đến 24

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 06 - Tiết 21 đến 24

CÔ BÉ BÁN DIÊM

(An- đéc- xen)

A.Mục tiêu cần đạt:

 * Giúp hs

- Khám pháp nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện Cô bé bán diêm , Qua đó An – đéc – xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh .

- Rèn kĩ năng tóm tắt và phân tích bố cục vb tự sự , phân tích nhân vật qua hành động và lời kể , phân tích tác dụng của biện pháp đối lập – tương phản

B.Chuẩn bị :

1.GV

 - Dự kiến khả năng tích hợp : phần Tiếng Việt ở bài Trợ từ , thán từ , với phần tập làm văn ở bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự .

- Dự kiến hình thức dạy học tích cực: đọc , giảng , bình, thảo luận nhóm

2.HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài

C.Tiến trình lên lớp :

 1.Ổn định tổ chức :

 2.Kiểm tra bài cũ :

- Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc ?

 3. Bài mới :Có cảnh thương tâm nào hơn cảnh một em bé mồ côi mẹ chết cóng trong đêm giao thừa . Vì sao lại đến nông nổi ấy ? Câu chuyện này liệu có thật và có thể xảy ra hay không Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua vb Cô bé bán diêm.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 06 - Tiết 21 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6: 	 Ngày soạn 27/09/09
Tiết 21,22: 	 Ngày dạy 28/09/09
CÔ BÉ BÁN DIÊM
(An- đéc- xen)
A.Mục tiêu cần đạt:
 * Giúp hs 
- Khám pháp nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện Cô bé bán diêm , Qua đó An – đéc – xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh . 
- Rèn kĩ năng tóm tắt và phân tích bố cục vb tự sự , phân tích nhân vật qua hành động và lời kể , phân tích tác dụng của biện pháp đối lập – tương phản 
B.Chuẩn bị :
1.GV
 - Dự kiến khả năng tích hợp : phần Tiếng Việt ở bài Trợ từ , thán từ , với phần tập làm văn ở bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự . 
- Dự kiến hình thức dạy học tích cực: đọc , giảng , bình, thảo luận nhóm 
2.HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài
C.Tiến trình lên lớp :
 1.Ổn định tổ chức :
 2.Kiểm tra bài cũ :
Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc ?
 3. Bài mới :Có cảnh thương tâm nào hơn cảnh một em bé mồ côi mẹ chết cóng trong đêm giao thừa . Vì sao lại đến nông nổi ấy ? Câu chuyện này liệu có thật và có thể xảy ra hay không Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua vb Cô bé bán diêm.
I, Đọc – tìm hiểu chú thích 
 1, Đọc văn bản 
GV đọc đoạn dã bị lược bỏ , 3 hs đọc tiếp đoạn trích 
( Yêu cầu đọc : giọng chậm , cảm thông , cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong và sau từng lần cô bé quẹt diệm - GV nhận xét cách đọc 
2, Chú thích
(?) Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ? (sgk)
 Giải thích từ khó 
3, Bố cục : (?) Nếu chia vb này thành 3 phần thì em sẽ xác định các phần vb cụ thể ntn và tương ứng với nó là nội dung nào ?
Phần 1 : từ đầu đến đôi tay em cứng đờ ra 
Phần 2 : tiếp theo đến học đã về chầu thượng đế 
Phần 3 : còn lại 
II, Phân tích: Gọi hs đọc phần 1 
1, Em bé trong đêm giao thừa 
(?) Theo dõi vb cho biết gia cảnh cô bé có gì đặc biệt ?
- Mẹ chết , sống với bố , bà nội cũng đã qua đời , nhà nghèo , nơi ở của 2 cha con là một xó tăm tối 
(?) Gia cảnh ấy đã đẩy em bé đến tình trạng ntn?
- Hoàn cảnh cô đơn , đói rét , luôn bị bố đánh , phải tự mình đi bán diêm để kiếm sống và mang tiến về cho bố 
(?) Cô bé cùng những bao diêm xuất hiện trong thời điểm đặc biệt nào ? ( đêm giao thừa )
(?) Thời điểm ấy tác động ntn đến với con người ?
- Thường nghĩ đến gia đình ( sum họp , đầm ấm ); con người tràn ngập niềm vui hạnh phúc 
(?) Cảnh tượng hiện ra ntn trong đêm giao thừa ấy : ở trong từng ngôi nhà , ở ngoài đường phố ?
- Trong nhà : cửa sổ mọi nhà đều sáng rực  sực mùi ngỗng quay 
- Ngoài đường : Em ngồi nép trong một góc tường ; thu đôi chân vào người , nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn . Em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bai diêm  đánh em 
(?) Trong các sự việc này , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? tác dụng của nghệ thuật này ? - Tương phản đối lập 
- Nêu bật nổi cực khổ của cô bé bán diêm , gợi niềm thương cảm cho người đọc 
(?) Những sự việt đó đã làm xuất hiện một cô bé bán diêm ntn trong cảm nhận của em ?
- nhỏ nhoi cô độc , đói rét , bị đầy ải , không được ai đoái hoài – một em bé hết sức khốn khổ và đáng thương 
2.Thực tế và mộng tưởng Gọi hs đọc đoạn 2 
(?)Hãy cho biết cô bé đã quẹt diêm tất cả mấy lần ?
- Năm lần , trong đó 4 làn đầu mỗi lần quẹt một que , lần thứ 5 em quẹt hết các que diêm còn lại trong bao 
(?) Trong lần quẹt diêm thứ nhất , cô bé đã thấy những gì 
- Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng 
(?) đó là một cảnh tượng ntn? Điều đó cho thấy mong ước nào của cô bé bán diêm ? - sáng sủa , ấm áp , thân mật . Mong ước được sưởi ấm trong một mái nhà thân thuộc
(?) ở lần quẹt diêm thứ 2 qua ánh lửa diêm , cô bé đã thấy những gì ? ( Bàn ăn đã rọn , khăn trải bàn trắng tinh , trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quí giá , có cả 1 con ngỗng quay)
(?) Đó là một cảnh tượng ntn? Điều này nói lên mong ước gì của cô bé bán diêm ? - Sang trọng , đầy đủ sung sướng 
- Mong ước được ăn ngon trong một mái nhà thân thuộc 
(?) Trong 2 lần quạt diêm đó , thực tế đã thay cho mộng tưởng ntn? - lò sưởi biến mất . Em ngồi đó , tay cầm que diêm đã tàn hẳn  bị cha mắng 
- Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả , mà chỉ có phố xá vắng teo , lạnh buốt , tuyết phủ trắng xoá 
(?) Sự sắp đặt song song cảnh một tưởng và cảnh thực tế đã có ý nghĩa gì ? - làm nổi rõ mang ước hạnh phúc chính đáng của em bé bán diêm và thân phận của em 
- Cho thấy sự thơ ơ vô nhân đạo của xh đối với người nghèo 
(?) Trong lần quẹt diêm thứ 3 cô bé thấy gì ?
- cây thông Nô – en với hàng ngàn ngọn nết sáng rực , lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng 
(?) Em đọc được những mong ước nào của cô bé bán diêm ? Mong được vui đó Nô – en trong ngôi nhà của mình)
(?) Có gì đặc biệt trong lần quẹt diêm thứ tư ? - bà nội hiện về 
(?) Khi nhìn thấy bà , em bé reo lên và nói Bà ơi ! cháu van bà , bà xin thượng đế chí nhân cho cháu về với bà . Khi đó cô bé bán diêm mong ước điều gì ?
- Mong được mãi mãi ở cùng bà , được che trở yêu thương 
(?) Em nghĩ gì về những mong ước của cô bé trong 4 lần quẹt diêm ấy ? - những mong ước chân thành chính đáng , giản dị của bất cứ đứa trẻ nào trên thế giới 
(?) Khi tất cả những que diêm còn lại cháy lên , là lúc cô bé bán diêm thấy mình bay lên cùng bà chằng còn , đói rát đau buồn nào đe doạ nữa . Điều đó có ý nghĩa gì ? (hstln)
(?) Những lần mộng tưởng của em bé diễn ra có hợp lí không ? vì sao ? (HSTLN)( hợp lí vì vì rét , em lại vừa quẹt diêm nên mộng tường đến lò sưởi ; rồi đến bàn ăn vì em đang đói ; đón giao thừa nên nên ngay sau đó là cây Nô – en hiện ra , đến đây tất nhiên em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừc như thế , khi bà con sống , thế là hình ảnh bà em xuất hiện )
(?) Tất cả những điều kể trên đã nói với ta về một em bé ntn?
- bị bỏ rơi , đói rét và cô độc , luôn khao khát được ấm no , yên vui và thương yêu 
3.Một cảnh tượng thương tâm : Gọi hs đọc đoạn cuối
(?) Mọi người bảo nhau : Chắc nó muốn sưởi ấm ! nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy . Kết thúc này gọi cho em suy nghĩ gì về số phận những con người nghèo khổ trong xh cũ ?
- số phận hoàn toàn bất hạnh , xã hội thờ ơ với nổi bất hạnh của người nghèo 
(?) Em có muốn có một kết cục khác không ? Vì sao ( hs bộc lộ)
(?) Nếu cần bình về cái chết của cô bé bán diêm từ hình ảnh em bé chết đói , chết rét là một em bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười thì em sẽ nói điều gì ? (HSTLN) 
đó là một cái chết vô tội , một cái chết không đáng có 
(?) Có gì đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của An – đec – xen mà chúng ta cần học tập ? (HSTLN)
- đan xen yếu tố thật và huyền ảo , kết hợp tự sự , miêu tả và biểu cảm , kết cầu truyện theo l6í tương phản 
III , Tổng kết : HS đọc ghi nhớ
I, Đọc – tìm hiểu chú thích 
 1, Đọc văn bản
2, Chú thích
 a. Tác giả
 b. Tác phẩm
 3, Bố cục : 3 phần 
- Em bé trong đêm giao thừa 
- Thực tế và mộng tưởng 
- Một cảnh thương tâm 
II, Phân tích văn bản 
1, Em bé trong đêm giao thừa 
- Mẹ chết , sống với bố , bà nội cũng đã qua đời , nhà nghèo , nơi ở của 2 cha con là một xó tăm tối 
- Trong từng ngôi nhà :cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sự nức mùi ngỗng quay 
- Ngoài đường phố : em ngồi nép trong một góc tường ; thu đôi chân vào người , nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn 
=> Biện pháp tương phản , Một cô bé bán diêm nhỏ nhoi , cô độc , đói rét , bị đầy ải , không ai đoái hoài 
2.Thực tế và mộng tưởng 
+ Mộng tưởng 
- lần quẹt diêm thứ nhất : lò sưởi bằng sắt 
- lần thứ 2 : bàn ăn , khăn trải bàn trắng tinh , trtên bàn bát đĩa bằng sứ quí giá , có ngỗng quay 
- lần thứ 3 : cây thông Nô – en với hàng ngàn ngọn nến 
- Lần thứ tư : bà nội hiện về 
- Lần thứ 5 : bà cụ cầm tay em và 2 bà cháu bay vụt về trời
+ Thực tế :
- Lo sưởi biến mất 
- Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả , chỉ có phố xávắng teo , lạnh buốt 
àMột cô bé bị bỏ rơi , đói rét và cô độc , luôn khao khát được ấm no yên vui và thương yêu 
3. Một cảnh tượng thương tâm 
- số phận hoàn toàn bất hạnh 
- XH thờ ơ với nổi bất hạnh của người nghèo 
- Đó là một cái chết vô tội , một cái chết không đáng có 
III , Tổng kết : ghi nhớ 
4. Củng cố
 - Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn An- dec –xen 
 - Số phận bi thương của em bé bán diêm
 - Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến những người xung quanh đặc biệt là những bạn cĩ hồn cảnh bất hạnh
5. Dặn dị: : Học ghi nhớ sgk , tóm tắt được nội dung vb 
soạn bài : Đánh nhau với cối xay gió 
Tuần 6: 	 Ngày soạn 27/09/09
Tiết 23: 	 Ngày dạy 30/09/09
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
A.Mục tiêu cần đạt:
 *Giúp hs :
- Hiểu được thế nào là trợ từ , thế nào là thán từ 
- Biết cách dùng trợ từ , thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể 
B.Chuẩn bị:
 1.GV:Bảng phụ và một số bài tập làm nhanh 
- Dự kiến khả năng tích hợp : với Văn ở vb Cô bé bán diêm , với tập làm văn qua bài Miêu tả và biểu cảm trong vb tự sự 
 2. HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài
C.Tiến hành lên lớp :
 1, Ổn định tổ chức :
 2, Kiểm tra bài cũ ;
- Thế nào là từ địa phương , thế nào là biệt ngữ xh ? Cho vd minh hoạ 
- Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xh có tác dụng gì ? Làm thế nào để tránh lạm dụng từ địa phương và biệt ngữ xh ?
 3, Bài mới :
I. Trợ từ :
 GV yêu cầu hs đọc to 3 vd trong sgk 
(?) Hãy so sánh ý n ... và cho biết điểm khác biệt về ý nghĩa giữa chúng ?
- Câu thứ nhất một sự việc khách quan là : nó ăn ( số lượng) 2 bát cơm 
- Câu thứ 2 thêm từ những , ngoài việc diễn đạt một việc khách quan như câu thứ nhất , còn có ý nghĩa nhấn mạnh , đánh giá việc nó ăn 2 bát cơm là nhiều , là vượt quá mức bình thường . Câu này có tể dùng trong trường hợp 1 em bé bình thường chỉ ăn một bát cơm nhưng hôm nay nó ăn được gấp đôi 
(?) So sánh ý nghĩa câu 1 và câu 3 cho biết điểm khác biệt về ý nghĩa giữa chúng ?
- Câu 3 thêm từ có ngoài việc diễn đạt một sự việc khách quan như câu thứ nhất , còn có ý nghĩa nhân mạnh đánh giá việc nó ăn 2 bát cơm là ít , là không đạt mức độ bình thường . Câu này dùng trong tình huống chẳng hạn nói về một người lớn nào đó , bình thường ăn bốn năm bát cơm , hôm nay bị ốm nên ăn cơm chỉ được một lượng ít 
(?) Vậy Từ nhưng và từ có có tác dụng ntn đối với sự việc được nói tới ở trong câu ?
-Dùng biểu thị thái độ nhấn mạnh , đánh giá của người nói đối với sự vật , sự việc được nói đến trong câu 
L Bài tập nhanh 
 Đặt 3 câu có dùng 3 trợ từ Chính , đích , ngay và nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó . 
II.Thán từ : Hs đọc 2 đoạn văn trong phần II.1 
(?) Từ này có tác dụng gì ?
(?) Từ a biểu thị thái độ gì ?
- nhưng cũng có trường hợp là a biểu thị sự vui mừng , sung sướng VD : A! Mẹ đã về ! 
- Tiếng a trong 2 trường hợp này có sự khác nhau vềø ngữ điệu 
(?) Từ vâng biểu thị thái độ gì ?
thái độ lễ phép 
(?) Nhận xét về cách dùng từ này , a và vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng :
a, Các từ ấy có thể làm thành câu độc lập 
b, các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập 
c, các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu 
d, các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu 
- Thán từ có khả năng một mình tạo thành câu như này , a trong đoạn văn của NC 
- Thán từ cũng có lúc làm thành phần biệt lập của câu ( không có qh ngữ pháp với các thành phần khác ) như này , vâng trong đoạn văn của Ngô Tất Tố 
I. Trợ từ :
 1. Ví dụ 1:
_Nĩ ăn hai bát cơm: một sự việc khách quan là : nó ăn ( số lượng) 2 bát cơm
- Nhấn mạnh, đánh giá việc nĩ ăn 2 bát cơm là nhiều ( những)
- Nhấn mạnh nĩ ăn 2 bát cơm là ít khơng đạt được như bình thường ( cĩ)
- Dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh , đánh giá của người nói đối với sự vật , sự việc được nói đến ở trong câu 
2. Ví dụ 2: bài tập nhanh
II.Thán từ :
 1. Ví dụ 3
 - “Này”: thốt ra nhằm gây sự chú ý
 - “ A”: là biểu thị sự tức giận
 - “ vâng”: thái độ lễ phép 
- Dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc của người nói 
- Dùng để gọi đáp 
- Thường đứng ở đầu câu , có khi nó được tách ra thành câu đặc biệt 
+ Thán từ có 2 loại chính 
- Thán từ bộc lộ tình cảm , cảm xúc :a , ái , ơ , ôi 
- Thán từ gọi đáp : này , ơi , vâng 
III, Luyện tập 
Bài tập 1 : phân biệt trợ từ 
(+) , (_) , (+) , (- ) (-) , (+) , (-) , (+) 
Bài tập 2 : Giải thích nghĩa các trợ từ 
a, lấy : không có một lá thư , không có lời nhắn gửi , không có một đồng quà
b, nguyên : chỉ riêng tiền thách cưới đã quá cao; đến : nghĩa là quá vô lí 
c, Cả : nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường 
d, cứ : nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại nhàm chán
Bài tập 3 : Tìm thánh từ 
-a, :này , à ; b, ấy ; c, vâng ; d, chao ôi ;
e, hỡi ơi 
Bài tập 6 : Câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép 
4. Củng cố
 - trợ từ dùng để biểu thioj thái độ của người nĩi, viết với 1 sự việc nào đĩ.
 - Thán từ: dùng để bộc lộ tình cảm, thái độ, cĩ 2 loại thán từ chính: thán từ bộc lộ tình cảm và thán từ gọi đáp.
5.Dặn dị: Học thuộc ghi nhớ 
Làm hết bài tập còn lại 
Soạn bài mới “Tình thái từ”
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 6: 	 Ngày soạn 27/09/09
Tiết 24: 	 Ngày dạy 02/10/09
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.Mục tiêu cần đạt :
 * Giúp hs 
- Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể , tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong vb tự sự 
- Nắm được cách vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự 
B.Chuẩn bị :
1.GV: Dự kiến khả năng tích hợp : với các vb văn và các kiến thức tiếng việt đã học 
Một số đoạn văn dùng phương thức tự sự kết hợp biểu cảm 
2.HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài
C.Tiến ình lên lớp :
 1, Ổn định tổ chức :
 2, Kiểm tra bài cũ :
 3, Bài mới : Trong thực tế , không thể chỉ ra một ranh giới tuyệt đối giữa các yếu tố tự sự , miêu tả , biểu cảm  trong một vb ; mà các yếu tố này luôn đan xen vào nhau , hỗ trợ nhau để tậm trung làm rõ chủ đề của vb . Tuy nhiên , khi tìm hiểu vb tự sự thì chúng ta phải tập trung vào yếu tố tự sự và lướt qua các yếu tố miêu tả , biểu cảm ; còn khi tìm hiểu vb miêu tả hoặc biểu cảm thì chúng ta làm ngược lại . Đây là mối quan he biện chứng mang tính nguyên lí của sự sáng tạo , nếu xa rời nó sẽ rơi vào cự đoan , phiến diện .
 I, Sự kết hợp các yếu tố kể , tả và bộc lộ tình cảm trong văn bản tự sự
 GV yêu cầu hs đọc đoạn trích trong sgk 
(?) Căn cứ vào đâu để các em xác định được các yếu tố miêu tả , biểu cảm , tự sự trong vb này ?( HSTLN)
- Kể : thường tập trung nêu sự việc , hành động , nhân vật 
- Tả thường tập trung chỉ ra tính chất , màu sắc , mức độ của sự việc , nhân vật hành động 
- Biểu cảm : thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc , thái độ của người viết trước sự việc , nhân vật , hành động 
(?) Trong đoạn trích trên tác giả kể lại sự việc gì ?
(kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật “ tôi” với mẹ lâu ngày xa cách )
(?) Sự việc ấy được kể qua những chi tiết nào ?
- Mẹ tôi vẫy tôi .
- Tôi chay theo chiếc xe chở mẹ 
- Mẹ kéo tôi lên xe 
- Tôi oà lên khóc 
- Mẹ tôi cũng sụt sùi theo 
- Tôi ngồi bên mẹ , đầu ngả vào cánh tay mẹ , quan sát gương mặt mẹ 
(?) Với những sự việc như vậy tác giả đã miêu tả, biểu cảm như thế nào ? + Miêu tả 
- Tôi thở hồng hộc , trán đẩm mồ hôi , ríu cả chân lại 
- Mẹ tôi không còm cõi 
- Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn , làm nổi bật màu hồng của 2 gò má 
+ Biểu cảm 
- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lai tươi đẹp như thuở còn sung túc ( suy nghĩ)
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bổng lại mơn man khắp da thịt . Hơi quầan áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường ( cảm nhận )
- Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ , áp mặt vào bầu sửa nóng của người mẹ , để bàn tay người mẹ vuâốt ve từ trán xuống cằm , và gãi rôm ở sống lưng cho , mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng ( phát biểu cảm tưởng )
(?) Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau ?
Các yếu tố này đan xen vào nhau 
(?) Hãy bỏ tất cả các yếu tố miêu tả và biểu cảm , chỉ chép lại các câu văn kể sự việc , nhân vật thành một đoạn văn ?
(?) Em hãy so sánh với đoạn văn của Nguyên Hồng và rút ra nhận xét vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ?
-Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gở giữa 2 mẹ con thêm sinh động , tất cả màu sắc hương vị hình dáng , diện mạo của sự việc , nhân vật , hành động như hiện lên trước mắt người đọc
- Yếu tố biểu cảm đã giúp người viết thể hiện rõ tình mẫu tử sâu nặng , buộc người đọc phải xúc động , trăn trở , suy nghĩ trước sự việc và nhân vật 
(?) Qua đó hãy chứng minh vai trò , tác dụng của yếu tố kể trong vb tự sự ?
(?) Vậy trong văn bản tự sự thường được kể như thế nào ? các yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong vb tự sự ? ( Ghi nhớ sgk )
I, Sự kết hợp các yếu tố kể , tả và bộc lộ tình cảm trong văn bản tự sự:
 1.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
- Các yếu tố kể , tả , bộc lộ cảm xúc không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau 
- 2 yếu tố miêu tả và biểu cảm này làm cho ý nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và sâu sắc . Nó giúp cho tác giả thể hiện được thái độ trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc 
- nếu bỏ hết yếu tố kể trong đoạn văn trên , chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có chuyện , bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên , các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được
II, Ghi nhớ : Sgk / 
III, Luyện tập 
Bài tập 1 : Tìm một số đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm . 
- VB “ Tôi đi học” Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi , mấy người học trò cũ rộn ràng trong các lớp 
+ Miêu tả : sau 1 hồi trống thúc sắp hàng  đi vào lớp , không đi không đứng lại , co lên một chân  duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng 
+ Biểu cảm : vang dội cả lòng tôi , cảm thấy mình chơ vơ , vụng về lúng túng , run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp 
 Bài tập 2 : GV gợi ý cho hs làm 
- Nªn b¾t ®Çu tõ chç nµo?
- Tõ xa thÊy ng­êi th©n ntn? 
- L¹i gÇn thÊy ra sao? KĨ hµnh ®äng cđa m×nh vµ ng­êi th©n, t¶ chi tiÕt khu«n mỈt, quÇn ¸o.
- Nh÷ng biĨu hiƯn t×nh c¶m cđa hai ng­êi sau khi ®· gỈp nhau(vui mõng, xĩc ®éng thĨ hiƯn b»ng c¸c chi tiÕt nµo? Ng«n ng÷, hµnh ®éng, lêi nãi, cư chØ, nÐt mỈt)
4. Củng cố
 Tại sao trong văn tự sự cần có yếu tố miêu tả và biểu cảm ? Vai trò và tác dụng của yếu tố kể trong văn tự sự 
5. Dặn dị:Học thuộc ghi nhớ 
Soạn bài “ Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
 Đánh nhau với cối xay giĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 Hoang xuan Phuong.doc