Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Tiết 41: KIỂM TRA VĂN

 I-MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ :

 1/ Kiến thức:

 Kiểm tra và củng cố kiến thức của HS sau bài ôn tập truyện kí Việt Nam

 2/ Kĩ năng:

 Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát tổng hợp,phân tích,viết đoạn văn cho HS

 3/ Thái độ:

 -Giáo dục lòng yêu thích tìm hiểu các tác phẩm văn học

 -Giáo dục HS tính tự giác,suy nghĩ và nghiêm túc làm bài trong kiểm tra,thi cử

 II- ĐỀ KIỂM TRA:

 1/MA TRẬN HAI CHIỀU:

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22.10.2009 Tuần 11
Tiết 41: KIỂM TRA VĂN
 I-MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ :
 1/ Kiến thức:	
 Kiểm tra và củng cố kiến thức của HS sau bài ôn tập truyện kí Việt Nam
 2/ Kĩ năng: 
 Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát tổng hợp,phân tích,viết đoạn văn cho HS 
 3/ Thái độ: 
 -Giáo dục lòng yêu thích tìm hiểu các tác phẩm văn học
 -Giáo dục HS tính tự giác,suy nghĩ và nghiêm túc làm bài trong kiểm tra,thi cử 
 II- ĐỀ KIỂM TRA:
 1/MA TRẬN HAI CHIỀU:
 Mức độ 
Lĩnh vực nội dung 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tác giả
C6,C7
2
Nội dung
C3,C1
C9,C10
II/2,II/3,
II/4,
C5
B1
B2
10
Nghệ thuật
C2
1
Thể loại
C 8
II/1
2
Phương thức biểu đạt
C4
1
 Tổng số câu
5
4
4
1
1
1
16
 Tổng số điểm
1,25
1,00
1,00
0,25
2,50
4,00
10
 2/ NỘI DUNG:
 A-TRẮC NGHIỆM: ( 3,5đ)
	I. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bằng khoanh tròn vào chữ in hoa đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
 	“ Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực rỡ, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng,hiện ra trước mắt em bé. Em với đôi tay về phía cây... nhưng diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
	Em quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng màu xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang cười với em.
	-Bà ơi!Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy...
	Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt của em bé cũng biến mất ”.
 ( An-đéc-xen, Cô bé bán diêm )
Câu 1: Đầu đề nào dưới đây phù hợp với đoạn truyện trên?	
A. Đêm đông giá lạnh.	B. Cô bé với mộng tưởng.
	C. Đêm Nô-en ngày xưa	D. Một cảnh thương tâm.
Câu 2: Giá trị nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm là?
 A. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn. 	 B. Các tình tiết diễn biến hợp lý.	
 C. Truyên đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. D. Tất cả A,B và C đều đúng. 
Câu 3:Đọc truyện Cô bé bán diêm, hình tượng ngọn lửa – diêm là hình tượng lấp lánh nhất. Ngọn lửa thể hiện ước mơ gì?
 A.Ước mơ tuổi thơ trong vòng tay thương yêu của ông bà,cha mẹ. 
 B. Ước mơ tuổi thơ được ăn ngon và vui chơi.
 C. Ước mơ tuổi thơ có một mái ấm nương thân
 D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Đoạn truyện trên viết theo phương thức biểu đạt nào?
 A. Nghị luận kết hợp thuyết minh.	 B. Tự sự kết hợp miêu tả.
 C. Miêu tả kết hợp tự sự. 	 D. Biêu cảm.
Câu 5 :Hãy xác định tình thái từ trong câu văn được in đậm sau : Bà ơi ! Em bé reo lên, cho cháu đi với !
 Tình thái từ........... trong câu văn được in đậm ở trên iện ình rng ngọn lửa – diiêmdùng để cấu tạo thành câu : ..........................
.............................................
Câu 6 :Nhà văn nào sau đây là người Tây Ban Nha ?
	A. An-đec- xen. 	B. O Hen-ri.	C. Xéc-van-tét 	D. Ai-ma-tốp.
Câu 7 :Nhà văn Việt Nam nào có tên thậtsau ........................... là Trần Hữu Tri ?
	A. Nam Cao.	B. Ngô Tất Tố.	C. Nguyên Hồng 	D. Thanh Tịnh.
Câu 8 : Các truyện kí Việt Nam : Lão Hạc, Tắt đèn, Những ngày thơ ấu, Tôi đi học đều được xếp vào loại truyện gì ?
	A. Truyện Nôm.	B. Truyện kí hiện đại Việt Nam.
 	C. Truyện lãng mạn Việt Nam.	D. Truyện cổ tích Việt nam.
Câu 9 : Hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong đoạn trích : « Đánh nhau với cối xoay gió » được xây dựng theo kiểu cặp nhân vật tương phản với mục đích :
 A. Ca ngợi nhân vật Xan-chô Pan-xa.	 B.Làm nổi bật những nét tính cách của nhau.
 C.Đọc cho vui. 	 D.Ca ngợi nhân vật Đôn Ki-hô-tê.
Câu 10 :Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ ?	
	A. Tôi chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư ?	B. Giúp tôi với , lạy Chúa !
 	C. Những tên khổng lồ nào cơ ?	D. Nếu vậy,tôi chẳng biết trả lời ra sao ?
 II. Lựa chọn các từ ngữ ( Giôn-xi ,Bơ-men, lão Hạc, ông giáo, vợ ông giáo, chị Dậu, Thanh Tịnh, Tôi đi học, Trong lòng mẹ) và điền vào chỗ trống thích hợp để hoàn chỉnh các ý văn sau : ( 1 điểm ).
Câu 1: “ Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình thiết tha”.Đó là nhận xét về văn bản..............................................................,tác giả: Nguyên Hồng.
Câu 2:..................................là một nhân vật nữ giàu tình thương , vừa có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, chị đã liều mình để chống lại bọn thống trị bất nhân.
Câu 3: Nghệ sĩ.............................đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hy sinh vì sự sống và hạnh phúc con người.Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật đẹp nhất, lâu bền nhất.
Câu 4: Trong truyện “ Lão Hạc”,......................................vừa là nhân vật,vừa là người dẫn truyện. Không phải là nhân vật trung tâm nhưng nhân vật này đã làm cho Bức tranh quê ngày xưa ấy thêm sáng tỏ.Nhân vật ấy là tấm gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc, đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
 	 B. TỰ LUẬN: ( 6,5 điểm ).
Câu 1 (2,5 điểm ): Tại sao nói: “ Chiếc lá cuối cùng” của Bơ-men là một kiệt tác ?
Câu 2( 4,0 điểm ) : Trong các nhân vật thuộc tác phẩm văn học Việt Nam mà em đã học, em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
 III- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A.TRẮC NGHIỆM: ( 3,5đ)	
I.Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (2,5đ-Mỗi câu đúng 0,25đ )	
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
D
B
C
A
B
B
B
II. Lựa chọn từ ngữ điền vào chỗ trống (1 điểm-Mỗi ý đúng 0,5đ)
 Câu 1:Trong lòng mẹ Câu 2: chị Dậu Câu 3: Bơ-men Câu 4: ông giáo
B.TỰ LUẬN : (6,5đ)
Câu 1 (2,5 điểm ):Bức tranh “Chiếc lá cuối cùng”của Bơ-men là một kiệt tác .Vì:
 - Nó rất đẹp và giống chiếc lá thật ,đến mức con mắt họa sĩ của Giôn-xi cũng không nhìn ra;
 - Nó có giá trị nhân sinh cao:
 +Nó đem lại sự sống cho Giôn-xi;
 + Được đổi bằng cả tính mạng của cụ Bơ-men
Câu 2( 4,0 điểm ) : HS phải trình bày được các ý:
 - Nêu nhân vật em yêu thích ;
 - Lý do thích thể hiện ở ngoại hình,đặc điểm tính cách,nội tâm...
 - Các lý do khác
 * Lưu ý: Tránh kể lể ; viết dưới dạng bài phát biểu cảm nghĩ ,hành văn trôi chảy.
 IV/ KẾT QUẢ KIỂM TRA
K.Lôùp
S.Soá
0 - döôùi 2
2 - döôùi 3,5
3,5 - döôùi 5,0
5,0-döôùi 6,5
6,5-döôùi 8,0
8,0-10,0
TB trôû leân
Ghi
chuù
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A3
42
8A4
42
8A5
47
8A6
44
 V- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..
Ngày soạn : 22.10.2009 Tuần 11
Tiết 42: LUYỆN NÓI : KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức : 
 - Giúp HS biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
 - Ôn tập về ngôi kể.
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kỹ năng kể chuyện trước tập thể, kĩ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ :
 Giáo dục học sinh tính tự tin khi trình bày một vấn đề trước đông người
II. CHUẨN BỊ :
	1.Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Soạn giáo án.
 2.Chuẩn bị của HS: 
 Chuẩn bị dàn bài theo yêu cầu của GV
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
	 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
 * Câu hỏi : 
 H1: Nêu dàn ý chung của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm?
 H2: Nêu dàn ý về văn bản ‘cô bé bán diêm”? 
 * Dự kiến trả lời : 
 TL1:Dàn ý chung 
 Mở bài : Kể và tả lại quang cảnh chung. 
 Thân bài : Kể lại những sự việc chính.
 Kết bài : Nêu cảm nghĩ.
 TL2:Dàn ý về văn bản ‘Cô bé bán diêm”
 Mở bài : Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé. 
 Thân bài : Lúc đầu em bé không bán được diêm nên em không dám về nhà. 
 	 +Em ngồi nép trong một góc tường cho đỡ lạnh. 
 	 +Quẹt diêm với những ước mơ. 
 Kết bài: Em bé bán diêm đã chết. 
 3 Giảng bài mới :
	a-Giới thiệu bài: (1’)
Trong các tiết học trước các em đã được học kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm và ngôi kể ở lớp 6. nhằm giúp các em sử dụng ngôi kể đúng, nói rõ ràng, diễn đạt tốt thái độ, tình cảm ngữ điệu của mình trong khi kể.
 b-Tiến trình bài dạy :	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
12’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS ôn tập về ngôi kể
I.Ôn tập về ngôi kể:
s Em có thể kể chuyện theo những ngôi nào?
4Cá nhân HS kết luận:
Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
s Kể theo ngôi thứ nhất có những yêu cầu nào?
4Cá nhân HS phát hiện:
 Kể theo ngôi thứ nhất là cách kể mà người kể xưng tôi để dẫn dắt 
1-Kể theo ngôi thứ nhất:
Là cách kể mà người kể xưng tôi để dẫn dắt câu chuyện, 
s Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào?Tác dụng của cách kể này?
câu chuyện, giúp người nghe hiểu được sự việc chính của câu chuyện. 
4Cá nhân HS kết luận:
Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện.Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của mình. 
giúp người nghe hiểu được sự việc chính của câu chuyện. 
sNhư thế nào là kể theo ngôi thứ ba?Tác dụng của cách kể này?
4Cá nhân HS kết luận:
 Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật. 
2-Kể theo ngôi thứ ba:
Là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. 
s Lấy VD các văn bản kể theo cách kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba? 
4Cá nhân HS phát hiện:
-Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu.Trong lòng mẹ...
-Kể theo ngôi thứ ba: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng
 sTại sao người ta phải thay đổi ngôi kể? Cách thay đổi ngôi kể có tác dụng gì?
4Cá nhân HS phát hiện:
- Thay đổi ngôi kể là thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật.
 +Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc;
+Sự việc có liên quan đến người kể khác sự việc không liên quan đến người kể.
-Thay đổi ngôi kể là thay đổi thái độ miêu tả,biểu cảm đối với sự việc và nhân vật.
+ người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan;
+ Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả,biểu cảm để góp phần khắc họa tính cách nhân vật.
3-Thay đổi ngôi kể trong câu chuyện:
Thay đổi ngôi kể để soi chiếu sự việc,nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau,tăng tính sinh động,phong phú.
20’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập.
II.Luyện nói: 
-Gọi HS đọc đoạn văn
- HS đọc đoạn văn
1- Tìm hiểu đoạn v ... thì bạn sẽ đạt kết quả tốt.
- Cá nhân HS đọc và xác định yêu cầu bài tập: 
- Cá nhân HS thực hiện bài tập: 
a) Trời mưa nên đường lầy lội.
b)Đường lầy lội vì trời mưa 
b) Bạn sẽ đạt kết quả tốt nếu bạn học hành chăm chỉ.
- Cá nhân HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
*Bài 1.Xác định câu ghép
a.Các câu 3,4,5,6.(nối bằng dấu phẩy)
-câu7: nối bằng cặp từ nếu  thì.
b.Nối bằng dấu phẩy
c.Nối bằng dấu hai chấm:
d.Nối bằng quan hệ từ: bởi vì. 
*Bài 2: Đặt câu.
-Vì trời mưa to nên đường lầy lội
-Nếu Nam chăm học thì nó sẽ học giỏi.
*Bài 3:Chuyển câu ghép:
-Nếu Nam chăm học thì nó sẽ học giỏi.
->-Nếu Nam chăm học , nó sẽ học giỏi.
->Nó sẽ học giỏi nếu Nam chăm học .
*Bài 4:Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng.
- GV yêu cầu cá nhân HS thực hiện bài tập.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Cá nhân HS thực hiện:
a)Tôi vừa chợp mắt đã nghe gà gáy.
-Lan vừa về đến nhà bạn ấy đã hái rau giúp mẹ
b) Nó đi đâu tôi đi đấy .
- Ăn cây nào, rào cây ấy.
c) Nó càng dỗ em nó càng khóc to.
a)Tôi vừa chợp mắt đã nghe gà gáy.
-Lan vừa về đến nhà bạn ấy đã hái rau giúp mẹ
b) Nó đi đâu tôi đi đấy .
- Ăn cây nào, rào cây ấy.
c) Nó càng dỗ em nó càng khóc to.-
2’
Hoạt động 4 : Củng cố.
- GV gọi HS đọc các ghi nhớ trong SGK.
s Cho biết các vế của câu ghép thường nối với nhau bằng những phương tiện nào?
-Đọc các ghi nhớ trong SGK.
4Trình bày theo Ghi nhớ SGK-12
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
*Bài vừa học: 
 - Về nhà học và nắm:
+ Đặc điểm của câu ghép.
+ Các cách nối các vế câu trong một câu ghép.
 - Hoàn thành các bài tập trong SGK vào vở bài tập.
 - Làm bài tập 5 trong SGK vào vở bài tập.	
 *Bài mới: “ Tìm hiểu chung về văn thuyết minh” , cụ thể:
 - Trong đời sống khi nào cần thuyết minh.
 - Văn bản thuyết minh có những đặc điểm nào?	 
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:	
.
Ngày soạn : 24.10.2009 Tuần 11
Tiết 44 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : 
 - Giúp HS hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
 - Tích hợp với các kiến thức về văn và Tiếng việt đã học.
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh. Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả biểu cảm, nghị luận.
 3. Thái độ :
 Giáo dục cho HS tinh thần tự giác, óc sáng tạo trong học tập
II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Soạn giáo án.- Tìm các văn bản thuyết minh có trong cuộc sống.
 2.Chuẩn bị của HS: 
 -Soạn bài mới theo câu hỏi trong SGK.
+ Trong đời sống khi nào cần thuyết minh?
+ Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 3’ )
	Kiểm tra vở ghi,vở soạn và vở làm bài tập của HS ( 3HS)
 3 Giảng bài mới :
	a-Giới thiệu bài: (1’)	
Trong cuộc sống, mỗi khi gia đình chúng ta mua một cái máy như: ti vi, máy bơm, tủ lạnh đều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản. Để hiểu được vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống,tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
 b-Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
12’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
I/ Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập:
- GV yêu cầu HS đọc các đoạn văn trong phần bài tập tìm hiểu SGK.
Gọi HS đọc văn bản (a)
s Văn bản “Cây dừa Bình Định” trình bày vấn đề gì?
- HS tìm hiểu thuyết minh trong đời sống theo hướng dẫn.
- HS tìm hiểu bài tập theo hướng dẫn.
- HS đọc đoạn văn theo yêu cầu.
4 Văn bản (a) trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có. Giới thiệu cây dừa Bình Định gắn bó với dân Bình Định. 
1/ Văn bản thuyết minh trong đời sống con người. 
a/ Bài tập tìm hiểu: 
- Văn bản: “Cây dừa Bình Định”: trình bày lợi ích của cây dừa đối với người dân Bình Định. .
Gọi HS đọc văn bản (b)
s Văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục” giải thích ta hiểu về vấn đề gì?
Gọi HS đọc văn bản (c)
- HS đọc đoạn văn theo yêu cầu
4 Văn bản (b): giải thích về tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá. 
-HS đọc đoạn văn theo yêu cầu
-Văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục”:giải thích về tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá. 
s Văn bản “Huế” giới thiệu cho ta vấn đề gì?
s Khi nào ta phải dùng văn bản thuyết minh? 
s Kể tên các văn bản thuyết minh đã học? 
sCác vấn đề được trình bày giải thích ở đây mang tính chất như thế nào?
s Em thường gặp những loại văn bản đó ở đâu?
 Hướng dẫn HS rút ra kết luận:
- GV nêu vấn đề: Các văn bản trên là văn bản thuyết minh. 
HK-Y: Thế nào là văn bản thuyết minh?
4 Văn bản (c): giới thiệu Huế với tư cách là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam, nơi có những đặc điểm riêng rất độc đáo
4 Khi nào ta cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng. 	
4Các văn bản thuyết minh: 
Cầu Long Biên, Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá.
 4HS giải thích:
Tính chất khách quan, tự nhiên, không phụ thuộc vào cảm xúc người viết.
-4 Cá nhân HS liên hệ, nhận xét:
Trong thực tế cuộc sống: Phần hướng dẫn sử dụng ở các sản phẩm; giới thiệu các đặc điểm của một số loại sản phẩm đóng hộp, bao bì; phần giới thiệu sơ đồ một khu du lịch; phần giới thiệu tiểu sử một nhà văn hay tóm tắt một văn bản.
- HS rút ra kết luận theo hướng dẫn của GV.
- HS đúc kết: 
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,  của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Văn bản “Huế”: Giới thiệu về Huế với tư cách là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam, nơi có những đặc điểm riêng rất độc đáo
b/ Kết luận:
 Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,  của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
10’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
2/ Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
* Cho HS tìm hiểu bài tập:
- GV yêu cầu HS quan sát lại 3 văn bản phần I.
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm sCác văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự(hay miêu tả,nghị luận,biểu cảm) không? Tại sao?
Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
sCác văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở 
- HS tìm hiểu văn bản thuyết minh theo hướng dẫn của GV.
- HS tìm hiểu bài tập theo hướng dẫn của GV.
4HS thảo luận nhóm ,kết luận:
-Không phải là văn bản tự sự,vì không có sự việc, nhân vật
-Miêu tả ->không có cảnh sắc, con người và cảm xúc. 
-Nghị luận-> không có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
4 Cá nhân HS vận dụng, giải thích:
 a/ Bài tập tìm hiểu: 
thành một kiểu riêng?
Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh: Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng. 
+Cây dừa: thân, lá, nước, cùi, sọ 
+Lá: tế bào, ánh sáng, sự hấp thụ ánh sáng. 
+Huế: cảnh sắc, công trình kiến trúc, các món ăn 
* Hướng dẫn HS rút ra kết luận:
sCác văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
sNgôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?
4 HS rút ra kết luận :
Trình bày một cách khách quan:
-Cung cấp trí thức một cách khách quan về sự vật, giúp con người có hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn. 
-Tuy nhiên nếu giới thiệu về một số loài hoa, cần giới thiệu có cảm xúc.
4Cá nhân HS nhận xét:
Trình bày rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn.
b/ Kết luận:
Văn bản thuyết minh có những đặc điểm sau:
- Tri thức trong văn bản thuyết minh khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
-Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
15’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập.
II/ Luyện tập: 
- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1.
s Cho biết các văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh hay không? Vì sao?
- GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận làm bài tập 1.
- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
sVăn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” có phải là văn thuyết minh không? Vì sao?
- GV cho cá nhân HS làm bài tập.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu 
- HS luyện tập theo hướng dẫn của GV.
- Cá nhân HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
4 HS các nhóm thảo luận làm bài tập:
a) Là văn bản thuyết minh. Vì văn bản cung cấp cho người đọc kiến thức về cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân.->Cung cấp kiến thức lịch sử
b) Là văn bản thuyết minh. Vì văn bản giới thiệu về con giun đất->Cung cấp kiến thức sinh vật
- Cá nhân HS đọc và xác định yêu cầu bài tập: 
4Cá nhân HS làm bài tập:
Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là văn bản nhật dụng, kiến nghị ,đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường, nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông, làm cho lời đề nghị có sức thuyết phục cao.
 Cá nhân HS đọc và xác định yêu 
*Bài1:Xác định kiểu văn bản 
Hai văn bản là văn bản thuyết minh,vì:
a.Cung cấp kiến thức lịch sử. 
b.Cung cấp kiến thức sinh vật
*Bài 2:Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là
văn bản nhật dụng, kiển nghị, đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường. Có sử dụng thuyết minh về tác hại của bao ni lông.
*Bài 3:
Các văn bản: Tự sự, miêu tả, 
cầu bài tập 3.
sCác văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảmcó cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao? 
-Yêu cầu HS trao đổi với bạn để làm bài
cầu bài tập: 
4Cá nhân HS trao đổi, làm bài tập: Tất cả các văn bản trên đều cần yếu tố thuyết minh,vì:
+ Tự sự:giới thiệu sự việc,nhân vật.
+Miêu tả:giới thiệu cảnh vật,con người,thời gian,không gian.
+Biểu cảm :gới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật.
+Nghị luận:giới thiệu luận điểm,
 luận cứ.
biểu cảmcó cần yếu tố thuyết minh.
‘2’
Hoạt động 4 : Củng cố.
- GV yêu cầu HS đọc to nội dung ghi nhớ SGK.
- GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của văn bản thuyết minh.
-Cá nhân đọc to nội dung ghi nhớ SGK theo yêu cầu của GV
-Nhắc lại đặc điểm của văn bản thuyết minh theo yêu cầu của GV
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
* Bài vừa học: 
 - Về nhà cần học và nắm:
+ Văn thuyết minh là gì?
+ Văn thuyết minh có những đặc điểm gì.
- Hoàn thành các bài tập trong SGK vào vở bài tập.	
 * Bài mới: - Chuẩn bị trước văn bản: “Ôn dịch thuốc lá”, cụ thể:
+ Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, trả lời các câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản.
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:	
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 11.doc