Giáo án Ngữ văn 8 tiết 38: Ôn tập truyện ký Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 38: Ôn tập truyện ký Việt Nam

Tiết 38

ôn tập truyện ký việt nam

 mục đích cần đạt

Giúp học sinh:

Củng cố, hệ thống kiến thức phần truyện ký hiện đại Việt Nam học ở lớp 8 .

 Các hoạt động dạy và học:

- Nội dung kiến thức.

- Lập bảng thống kê văn bản truyện ký đã học ở lớp 8.

I. Phân biệt:

* Giống nhau :

- Đều là văn tự sự, là truyện ký hiện đại(đều sáng tác trong giai đoạn 1930- 1945)

- Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả .

- Đều đi sâu vào miêu tả số phận cực khổ của mỗi con người bị vùi dập.

 - Đều chan chứa tinh thần nhân đạo( tình yêu thương con người và những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của những con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa.)

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 38: Ôn tập truyện ký Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38
ôn tập truyện ký việt nam
 mục đích cần đạt 
Giúp học sinh:
Củng cố, hệ thống kiến thức phần truyện ký hiện đại Việt Nam học ở lớp 8 .
 Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và học sinh 
Kiến thức cần đạt 
HĐ 1:Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng một đoạn văn bản “Hai cây phong ”.
- Nêu nhưng điều em cảm nhận được trong đoạn văn.
HĐ 2:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HĐ 3:Phân biệt những điểm giống và khác nhau của các tác phẩm truyện ký đã học.
- Các văn bản và truyện ký Việt Nam giai đoạn này đều ra đời vào thế kỷ văn học 1900-1945đ văn học đổi mới ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ theo chiều hướng hiện đại hoá.
- Đặc biệt năm 1930, văn học Việt Nam thực sự bước vào quỹ đạo hoạt động và cách viết mới mẻ khác hẳn với các văn bản truyện và ký trung đại.
- Hãy nêu nhưng điểm giống nhau và khác nhau về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”,“Lão Hạc”?
- Nội dung kiến thức.
- Lập bảng thống kê văn bản truyện ký đã học ở lớp 8.
I. Phân biệt:
* Giống nhau :
- Đều là văn tự sự, là truyện ký hiện đại(đều sáng tác trong giai đoạn 1930- 1945)
- Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả .
- Đều đi sâu vào miêu tả số phận cực khổ của mỗi con người bị vùi dập.
 - Đều chan chứa tinh thần nhân đạo( tình yêu thương con người và những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của những con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa.)
- Đều có lối viết chân thực gần gũi với đời sống, rất sinh động (bút pháp hiện thực).
đ Những điểm giống nhau của 3 văn bản trên đều là những đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước cách mạng tháng 8 năm1945.
* Khác nhau
Văn bản
Thể loại 
Phương thức biểu đạt
Đề tài cụ thể 
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Trong lòng mẹ (1940)
Nguyên Hồng (1918-1982)
Hồi ký
Tự sự kết hợp với trữ tình
Hoàn cảnh của đứa trẻ mồ côi
Nỗi đau của đứa trẻ mồ côi và tình yêu thương mẹ của đứa bé.
 Văn hồi ký chân thành, trữ tình,tha thiết.
Tức nước vỡ bờ (1939)
Ngô Tất Tố
(1893-1954)
Tiểu thuyết
Tự sự
Người nông dân cùng khổ bị đè nén thái quá đã uất ức vùng lên.
Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.
Khắc hoạ tính cách nhân vật và miêu tả rất sinh động, hấp dẫn.
Lão Hạc
(1943) NamCao
(1915-1951)
Truyện ngắn
Tự sự kết hợp trữ tình
Truyện một ông lão nghèo đói đã tự tử.
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
Nhân vật được khai thác sâu tâm lý, truyện kể thật tự nhiên, vừa đậm chất triết lý và trữ tình
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
? Em thích nhất nhân vật hay đoạn văn nào? Tại sao?
Hoạt động 5: Bài tập về nhà:
- Trả lời câu hỏi 3. (viết thành đoạn văn)
- Chuẩn bị bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap truyen ki Viet nam.doc