Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 27 - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 27 - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Cho học sinh hiểu rõ cách lập luận chặt chẽ, sinh động mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ruxô trong văn bản nghị luận Đi bộ ngao du.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Diễn giảng – Phát vấn

- Thảo luận – Quy nạp kiến thức

C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. ỔN ĐỊNH - KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Bài “Thuế máu” bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, các thủ đoạn của thực dân Pháp với người dân bản xứ như thế nào?

- Nghệ thuật đặc sắc của bài văn nghị luận?

2. VÀO BÀI

 “Đi bộ ngao du” trích từ tiểu thuyết Emin hay về giáo dục của nhà văn Pháp JJ.Rousseau. Đây là một văn bản nghị luận thể hiện những sắc thái đặc thù của tác giả Chúng ta sẽ tìm hiểu.

- Đọc chậm, rõ, biểu cảm (Gọi 3 học sinh đọc)

- Tìm hiểu chú thích về tác giả, các từ ngữ (Sgk)

 

doc 7 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 27 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27 - Tiết 109
Đi bộ ngao du
JJ.Rousseau
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
- Cho học sinh hiểu rõ cách lập luận chặt chẽ, sinh động mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ruxô trong văn bản nghị luận Đi bộ ngao du.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Diễn giảng – Phát vấn 
- Thảo luận – Quy nạp kiến thức
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
ỔN ĐỊNH - KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 - Bài “Thuế máu” bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, các thủ đoạn của thực dân Pháp với người dân bản xứ như thế nào?
- Nghệ thuật đặc sắc của bài văn nghị luận?
VÀO BÀI
 “Đi bộ ngao du” trích từ tiểu thuyết Eâmin hay về giáo dục của nhà văn Pháp JJ.Rousseau. Đây là một văn bản nghị luận thể hiện những sắc thái đặc thù của tác giả Chúng ta sẽ tìm hiểu.
- Đọc chậm, rõ, biểu cảm (Gọi 3 học sinh đọc)
- Tìm hiểu chú thích về tác giả, các từ ngữ (Sgk)
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
* Hoạt động 1:
- Bài văn gồm 3 đoạn, mỗi đoạn diễn tả một luận điểm. Em hãy cho biết luận điểm ở mỗi đoạn văn?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
 Đoạn 1: Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn tự do, không bị lệ thuộc vào ai, vào cái gì.
 Đoạn 2: Đi bộ ngao du thì ta có dịp trau dồi vốn tri thức.
 Đọan 3: Đi bộ ngao du có tác dụng tốt với sức khoẻ và tinh thần.
1) Các luận điểm chính:
* Đi bộ ngao du thì tự do, không bị lệ thuộc vào ai, vào cái gì.
* Đi bộ ngao du thì ta có dịp trau dồi vốn tri thức từ thiên nhiên, cuộc sống.
* Đi bộ ngao du có tác dụng tốt với xức khỏe và tinh thần.
 - Luận điểm được chính minh bằng lý lẽ cụ thể, có sức thuyết phục.
- Để làm sáng tỏ luận điểm ở mỗi đoạn văn, em hãy tìm các lý lẽ được tác giả trình bày?
 Đi bộ ngao du ta hoàn toàn tự do (không lệ thuộc gã phu trạm, không bị lệ thuộc giờ giấc, xe ngựa đường sá )
 Đi bộ ngao du ta có dịp trau dồi vốn tri thức
 (nông nghiệp: các sản vật, cách thức trồng 
 tự nhiên học, xem xét đất, đá, sưu tập hoa lá, các hoá thạch )
 Đi bộ ngao du có tác dụng tốt cho sức khoẽ, tinh thần (vui vẻ, khoan khoái, hài lòng, hân hoan, thích thú, ngủ ngon giấc )
- Theo em, những lý lẽ nêu ra có làm sáng tỏ cho từng luận điểm không? Vì sao?
 Lý lẽ cụ thể, trình bày mạch lạc, có sức thuyết phục
* Hoạt động 2:
- Trước khi cho học sinh thảo luận câu hỏi 2 (sgk), giáo viên diễn giảng vài nét về tuổi nhỏ của tác giả (dực theo những điều cần lưu ý – sgv)
 Chỉ được đi học vài năm (12 – 14 tuổi)
 Học nghề thợ chạm, bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập ; bỏ đi tìm cuộc sống tự do.
 Đi nhiều nơi kiếm sống bằng nhiều nghề: đầy tớ, gia sư 
2. Trật tự các luận điểm:
 Đi bộ ngao du thì tự do -> được trau dồi kiến thứ từ thiên nhiên -> có lợi cho sức khoẻ và tinh thần.
- Lập luận chặt chẽ, đậm sắc thái cá nhân của tác giả.
* Câu hỏi thảo luận nhóm (5’)
 Phát biểu ý kiến của nhóm em: em có tán thành với trật tự các lập luận như tác giả không? Nếu thay đổi thì thay đổi như thế nào? Vì sao?
- Gv không kết luận ai đúng ai sai – giải thích cho học sinh rõ:
 Với Ru –Xô : tự do, không bị lệ thuộc ai cái gì là quan trọng hàng đầu (vì tuổi thơ bị đánh, chửi, phải bỏ đi) – Không được học hành chu đáo, nên luôn tự học, lúc nào cũng khao khát tri thức 
 -> Việc sắp xếp trật tự các lập luận (luận điểm) chặt chẽ, đậm sắc thái cá nhân tác giả Ru – Xô: Đi bộ ngao du thì tự do -> được trau dồi vốn kiến thức -> có lợi cho sức khoẻ và tinh thần.
* Hoạt động 3:
- Em hãy khảo sát cả 3 đoạn văn: những lý lẽ tác giả xưng “ta” và những lý lẽ tác giả xưng “tôi”
- Tác giả xưng “ta” khi lý luận về những điều có tính chất như thế nào? Xưng “tôi” khi nói về những việc có tính chất như thế nào?
-> (ta: lý luận có tính chất chung, hiển nhiên.
 Tôi: kinh nghiệm riêng của cá nhân.)
- Theo em, sự xen kẽ giữa ký luận có tính chung, hiển nhiên với kinh nghiệm riêng mình, có tác dụng thế nào trong lập luận của bài văn?
 (làm cho bài nghị luận sinh động, có cảm xúc)
- Không chỉ nghị luận, bài văn còn có yếu tố biểu cảm, hãy tìm hiểu yếu tố biểu cảm bên cạnh lập luận của tác giả?
 (học sinh tìm một yếu tố để chứng tỏ)
 ( có nhiều yếu tố biểu cảm  ví dụ: Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông )
3. Bài văn nghị luận sinh động – xen kẽ những lí luận chung, hiển nhiên với những kinh nghiệm của riêng mình.
- Nghị luận có yếu tố biểu cảm.
* Hoạt động 4:
- Qua bài văn, ta hiểu được những gì về nhà văn?
 (+ giản dị: suy nghĩ và hành động gắn với cuộc sống, với tự nhiên
 + qúy trọng tự do 
 + yêu mến thiên nhiên)
-> Đó là bóng dáng tinh thần của Ru – xô: ông có tư tưởng tiến bộ.
4. Bóng dáng tinh thần của nhà văn:
+ Giản dị.
+ Qúy trọng tự do.
+ yêu mến thiên nhiên.
- Tư tưởng tiến bộ.
* Hoạt Động 5:
 Tổng kết bài văn.
- Yêu cầu học sinh đọc to phần ghi nhớ ở SGK.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Học thuộc bài. (ghi nhớ)
Xem trước bài: Hội thoại (tiếp theo)
Bài 27 - Tiết 110, 111
Hội thoại
(Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm lượt lời và một vài cách dùng lượt lời đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Diễn giảng – Phát vấn 
- Thảo luận – Nêu vấn đề - Quy nạp kiến thức
 C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu thế nào về vai xã hội trong hội thoại?
- Phân biệt quan hệ kính trọng, quan hệ thân tình khi thể hiện vai xã hội như thế nào?
- Cần có thái độ như thế nào khi vai xã hội là nữ giới?
Vào bài:
 Trong tiết học trước, ta đã hiểu vai xã hội trong hội thoại, tiết học hôm nay, ta sẽ tìm hiểu về lượt lời và vài cách dùng lượt lời trong hội thoại .
Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
1. Tìm hiểu về lượt lời :
* Đọc đoạn văn trích (sgk 106 – 107)
Trong cuộc thoại trên, bà cô nói bao nhiêu lần, Hồng nói bao nhiêu 
lần?
A . Lượt lời là gì?
 Bà cô : 6 lần ( kể cả một lần lời nhân vật được tác giả chuyển thành lời kể).
 Hồng : 3 lần ( kể cả một lần lượt lời được chuyển thành lời kể).
- Trong cuộc thoại, chỗ nào lẽ ra Hồng được nói nhưng lại không nói?
 Sau lời “ Sao lại không vào trước đâu!”
 Lượt lời của Hồng không được thực hiện – chuyển thành lời kể của tác giả : Tôi lại im lặng cuối đầu xuống đất
- Hồng không trả lời bà cô là vì sao?
 Hồng khổ tâm vì mẹ bị xúc phạm mà mình không được phép nói h64n với cô
“ Ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịck”, “gieo rắc vào đầu óc tôi những hòai nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ” 
- Qua tìm hiểu đoạn văn, em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại ?
 Trong hội thoại, mỗi người tham gia cuộc thoại đều có quyền được nói.
 Mỗi lần người nói đưa ra lời nói của mình gọi là một lượt lời.
- Theo em, căn cứ vào đâu để thực hiện một lượt lời ? 
 Căn cứ vào tình huống cụ thể khi giao tiếp để thực hiện lượt lời.
- Nếu dựa theo đoạn văn nói trên, những tình huống cụ thể để thực hiện lượt lời là gì?
 Người nói ( bà cô ) chọn người nói tiếp theo ( Hồng ).
 Người đang nói tiếp tục một lượt lời mới – vì không có ai chọn lượt lời . (Hồng im lặng)
- Khi hội thoại, mỗi người tham gia cuộc thoại đều có quyền được nói.
- Mỗi lần người nói đưa ra lời nói của mình gọi là lượt lời.
B/ căn cứ để thực hiện lượt lời:
- Người đang nói chọn người nói tiếp theo.
- Người đối thoại tự chọn lượt lời cho mình.
- Người đang nói lại tiếp tục một lượt lời mới, vì không có ai chọn lượt lời của mình.
* Học sinh xem xét tình huống sau :
Trong giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm hỏi cả lớp:
+ Lớp mình, có ai tình nguyện giúp Nam truy bài ?
 Lan giơ tay đứng lên nói :
+ Thưa cô, em xin đuợc giúp bạn Nam ạ!
- Lan được cô giáo chọn nói tiếp hay tự chọn lượt lời cho mình ? – Sự im lặng như vậy thể hiện điều gì? 
 Im lặng khi đến lượt lời của mình là hình thức biểu hiện thái độ nhất định
- Trong đoạn văn ở phần luyện tập ( sgk 108 – 109 ) có hiện tượng thực hiện lượt lời khi người đang nói chưa nói xong. Em hãy chỉ rõ ? (Cai lệ cướp lời chị Dậu).
- Hiện tượng cướp lời thể hiện thái độ gì khi giao tiếp ?
 Mất lịch sự cần phải tránh.
* Tóm lại, để hiểu thế nào là lượt lời và cách dùng lượt lời, em hãy đọc cho cả lớp nghe rõ ghi nhớ ở sgk.
 Học sinh đọc ghi nhớ.
C/ Vài cách sử dụng lượt lời:
- Tránh nói tranh phần lượt lời của người khác (cướp lời) để giữ lịch sự.
Im lặng khi đến lượt lời của mình là hình thức biểu lộ thái độ nhất định.
=> Ghi nhớ (sgk trang 108).
2. Luyện tập về lượt lời:
 - Học sinh đọc phần trích ở phần luyện tập.
 - Lần lượt gọi học sinh thực hiện các câu hỏi theo các yêu cầu:
a) Xác định người nói, người nghe -> số người tham gia cuộc thoại, lượt lời nào thuộc về ai (không ghi vào bảng)
Nhận ra người không thực hiện lượt lời được dành cho mình. Lý do không thực hiện lượt lời?
Hiện tượng cướp lời: chỉ ra chổ đó (không cần giải thích vì sao).
Bình luận về hiện tượng cướp lời (ở c): thiếu lịch sự, không tôn trọng người nói.
Nói leo: không có lượt lời mà vẫn cứ nói – không tôn trọng người đang nói, không có ý thức về quyền được nói: không tham gia hội thoại thì không có quyền được nói (yêu cầu học sinh cho ví dụ).
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Học bài: (ghi nhớ)
Xem trước bài “ Tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận” 
Tiết 112
luyện Tập đưa yếu tố biểu cảm 
vào bài văn nghị luận
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
 - Thông qua việc luyện tập, cho học sinh nắm chắc hơn cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn – Diễn giảng
Nêu vấn đề – quy nạp kiến thức.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
- Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có giá trị như thế nào?
- Đề bài văn nghị luận có cảm xúc, người làm văn phải thực hiện những gì?
Vào bài:
 + Giới thiệu: .Nếu các em phải làm một bài văn nghị luận theo yêu cầu (như ở SGK) thì em sẽ lần lượt làm những gì? Tiết học hôm nay, cả lớp ta sẽ cùng luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
 + Luyện tập: giáo viên chép đề nghị luận lên bảng.
Đề bài: Chứng minh rằng những chuyến tham quan, du lịch do nhà trường tổ chức là vô cùng bổ ích đối với mỗi học sinh.
Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG 
Hoạt động 1:
 - Em hãy tìm hiểu những yêu cầu của đề bài trên? Luận đề? Cho ai? Kiểu bài nào?
 + Luận đề: lợi ích của việc tham quan du lịch.
 + Cho ai: học sinh.
 + Kiểu bài: Chứng minh.
I. YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI:
- Đề bài nêu luận đề: tham quan, du lịch vô cùng bổ ích với học sinh.
- Kiểu bài chứng minh.
* Thảo luận nhóm (3’)
 Ý kiến của bạn học sinh: chỉ cần tìm dẫn chứng thích hợp liệt kê ra, không cần xây dựng hệ thống luận điểm
 Ý kiến của nhóm em?
+ Gv để học sinh phát biểu rồi hệ thống lại các ý
 Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong chứng minh.
 Chứng minh không chỉ là liệt kê dẫn chứng mà người làm bài còn phải nêu quan điểm của mình (luận điểm) về vấn đề 
 Luận điểm còn phải sắp xếp hợp lý, mạch lạc, chặt chẽ để làm cho luận đề được sáng tỏ.
2. Hệ thống luận điểm cho luận đề trên:
- Về thể chất: giúp ta khoẻ mạnh.
- Về tình cảm: tạo niềm vui cho bản thân, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
- Về kiến thức: hiểu cụ thể và sâu hơn bài học ở trường  đưa lại những điều mới mẻ chưa có ở sách vở, trường lớp.
* Hoạt động 2:
- Để làm sáng tỏ luận đề trên, hệ thống luận điểm nêu ra ở sgk đã hợp lý, mạch lạc chưa?
- Em hãy xếp lại cho hợp lý, mạch lạc các luận điểm ấy?
 Về thể chất: du lịch, tham quan giúp ta khỏe mạnh.
 Về tình cảm: niềm vui bản thân, có tình yêu với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
 Về kiến thức: hiểu cụ thể và sâu hơn điều học trong sách vở , đưa lại nhiều bài học có thể chưa có trong nhà trường.
a) Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế ! -> biểu lộ tình cảm, cảm xúc
* Hoạt động 3:
Tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.
+ Yêu cầu học sinh đọc hai đoạn văn trích (sgk/ 111 –112)
- Hai đoạn văn trên gợi cho em những gì về việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận?
-> Dùng các yếu tố biểu cảm: từ ngữ, câu bộc lộ cảm xúc trong bài nghị luận.
+ Giả sử em phải trình bày luận điểm: “Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
- Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì? 
-> Những chuyến tham quan du lịch như thế thích thú biết bao, có ai lại không sung sướng
- Đoạn văn ở SGK thể hiện cảm xúc ấy chưa? Nếu chưa, em hãy viết lại ? Có thể sử dụng một số từ ngữ cách đặt câu như sgk gợi ý
 - Giáo viên tự để học sinh viết đoạn văn.
 - Sau đó , giáo viên gọi một số học sinh trình bày đoạn văn vừa viết trước lớp để các học sinh khác góp ý , nhận xét , rút kink nghiệm .
* Giáo viên đưa ra đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo (viết sẵn trên giấy , treo lên bảng , cho học sinh quan sát , so sánh với đoạn văn của mình )
3. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận:
- Cần xác định luận điểm gợi cho em cảm xúc gì.
- Dùng các yếu tố biểu cảm: từ ngữ, câu thể hiện cảm xúc vào đoạn văn nghị luận.
- Cảm xúc phải chân thật, trong sáng, được diễn tả rõ ràng, mạch lạc.
* Hoạt động 4: Tổng kết
- Từ thực tế luyện tập , em hãy cho biết :
 Khi đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận , bài văn có thuyết phục và gợi cảm hơn không ?
- Em có cần phải xác định , đưa yếu tố biểu cảm vào luận điểm nào của bài văn hay không ? Vì sao ?
- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận bằng phương tiện nào ?
- Tình cảm, cảm xúc có cần tự nhiên, trong sáng, có cần phải chân thật không ? Được diễn đạt như thế nào ?
 Học sinh tự trả lời , giáo viên đúc kết đưa lên bảng.
Ví dụ:
Đoạn văn nghị luận có yếu tố biểu cảm.
Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, nhưng chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng của tâm hồn. Bạn còn nhớ cái lần cả lớp mình đến thăm Vịnh Hạ Long không? Hôm ấy, có ai trong chúng ta lại kiềm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy hiện ra trước mắt mình một cảnh trời biển, nước non mênh mông, kỳ thú. Tôi nhớ, hôm trước, bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo quở trách. Tôi để ý thấy lúc đầu Lệ Quyên vẫn lặng lẽ nhưng nét mặt bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh  Nổi buồn kia, kỳ diệu thay, đã tan đi hẳn như một phép màu. Làm sao có được niềm vui sướng ấy khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc phố hay con đường mòn quen thuộc?
4. Củng cố:
Tìm cách đưa yếu tố biểu cảm vào một trong những luận điểm còn lại của bài văn mà em đã làm một phần trên lớp.
Viết một đoạn văn nghị luận có yếu tố biểu cảm cho luận điểm mà em chọn viết.
Ví dụ: Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho em tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
5. Dặn dò:
Học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 27 - DI BO NGAO DU.doc