Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 11 đến 13 - Trường THCS Phúc Hòa

Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 11 đến 13 - Trường THCS Phúc Hòa

Tuần 11 – Tiết 41

Ngữ văn:

KIỂM TRA VĂN

A. Mục tiêu.

 - Giúp hs vận dụng những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. Qua đó, gv nắm được khả năng nhận thức của hs để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

 - Rèn kĩ năng trình bày, viết đoạn, nêu cảm nhận về tác phẩm, nhân vật.

 - Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, thảo luận nhóm ra đề

 - HS: Giấy,bút, ôn tập các bài đã học

C. Tiến trình dạy – học

 - Tổ chức

 - Kiểm tra: Việc chuẩn bị của hs

 - Bài mới:

I. Đề bài.

Phần 1: Trắc nghiệm.

Câu 1

a. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ?

A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời.

B. Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức.

C. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

D. Kết hợp cả ba nội dung trên.

b. Trong tác phẩm, Lão hạc hiện lên là một con người như thế nào ?

A. Là một người nông dân có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.

B. Là người nông dân sống ích kỷ đến mức gàn dở.

C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.

D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

 

doc 27 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 11 đến 13 - Trường THCS Phúc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 – Tiết 41 Ngày soạn:28/10/2009
Ngữ văn: 
Kiểm tra văn
A. Mục tiêu.
	- Giúp hs vận dụng những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. Qua đó, gv nắm được khả năng nhận thức của hs để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
	- Rèn kĩ năng trình bày, viết đoạn, nêu cảm nhận về tác phẩm, nhân vật...
	- Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, thảo luận nhóm ra đề
 - HS: Giấy,bút, ôn tập các bài đã học
C. Tiến trình dạy – học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra: Việc chuẩn bị của hs
 - Bài mới:
I. Đề bài.
Phần 1: Trắc nghiệm.
Câu 1
a. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ?
A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
B. Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức.
C. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
D. Kết hợp cả ba nội dung trên.
b. Trong tác phẩm, Lão hạc hiện lên là một con người như thế nào ?
A. Là một người nông dân có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
B. Là người nông dân sống ích kỷ đến mức gàn dở.
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
c. Dòng nào nói đúng nhất giá trị của các văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc
 A. Giá trị hiện thực C. Cả A- B đều đúng
 B. Giá trị nhân đạo D. Cả A -B đều sai
d. Vì sao có thể nói Chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ men vẽ là một kiệt tác
 A. Vì chiếc lá mà cụ Bơ men vẽ rất giống chiếc lá thật
 B. Vì chiếc lá ấy đã mang lại sự sống cho Giôn xi
 C. Vì cụ coi đó là một kiệt tác của mình
 D. Vì cả Giôn và Xiu chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá nào đẹp hơn thế
Câu 2: 
Nối tên tác giả ở cột A với tên tác phẩm ở cột B cho phù hợp
 Cột A: Tác giả
 Nối A - B
 Cột B: Tác phẩm
1.Tôi đi học
 a. Ai ma tốp
2.Đánh nhau với cối xay gió
 b. Thanh Tịnh
3.Trong lòng mẹ
 c. Ơ. Hen- ri
4.Hai cây phong
 d. Nguyên Hồng
 e. Xec- van- tec
Câu 3.Tìm những cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống 
a.Truyện Cô bé bán diêm kể về số phận . của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa 
 b.Truyện đã thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những ...
Phần 2: Tự luận
Câu 4:Tóm tắt đoạn trích" Tức nước vỡ bờ"bằng một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu.
Câu 5: Trong các văn bản đã học của truyện kí Việt Nam, em thích nhất nhân vật nào, trong tác phẩm nào? Vì sao ? 
II. Đáp án - Biểu điểm
Phần trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Câu 1(1đ) a - D b - A c - C d - A
Câu 2(1đ) 1 - b 2 - e 3 - d 4 - a
Câu 3(1đ) a. bất hạnh b. em bé nghèo khổ 
Phần 2: Tự luận.
Câu 4: ( 5điểm) 
 - Nội dung: Tóm tắt ngắn gọn, đủ nội dung và diễn biến chính của toàn văn bản
 - Hình thức: Một đoạn văn
Tóm tắt: Buổi sáng hôm ấy, khi chị Dậu đang chăm sóc anh Dậu vừa mới tỉnh thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập kéo vào thúc sưu. Mặc những lời van xin tha thiết của chị, chúng cứ một mực sông tới đòi bắt trói anh Dậu. Tức quá hoá liều chị Dậu vùng dậy, đấnh ngã hai tên tay sai độc ác.
Câu 5: ( 2 điểm)
 - Nội dung: học sinh nêu được ý kiến riêng của mình về nhân vật, tác phẩm mà mình yêu thích song phải thể hiện được những xúc cảm thẩm mĩ đúng đắn, tinh tế, giải thích được căn cứ về lựa chọn của mình.
 - Hình thức: bố cục như một đoạn văn 
D. Củng cố - Hướng dẫn
- Gv nhận xét giờ làm bài.
- Gv thu bài về chấm.
- Về nhà ôn tập lại kiến thức về ngôi kể đã học.
- Tập làm dàn ý của bài " Luyện nói " 
_____________________________________________
Tiết 42 Ngày soạn:28/10/2008
Tập làm văn:
Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể 
kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
A. Mục tiêu.
	- Giúp hs biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
	- Rèn kĩ năng diễn đạt bằng lời.
	- Giáo dục sự tự tin trước đám đông.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Sgk, sgv, Giáo án
 - HS: Chuẩn bị bài ở nhà
C. Tiến trình dạy – học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra: Việc chuẩn bị của hs
 - Bài mới	
I. Ôn tập về ngôi kể. 
 ? Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể ?
- Hs nhắc lại kiến thức cũ.
? Lấy một số ví dụ trong các văn bản đã học ?
 Hs tự lấy ví dụ minh hoạ
? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ? 
? Đọc đoạn trích sau kể lại theo lời của chị Dậu ( ngôi 1)
? Tìm các yếu tố biểu cảm?
? Tìm các yếu tố miêu tả?
- Gv chia nhóm cho hs thảo luận
- Hs kể trước nhóm – cử đại diện kể trước lớp
- Hs kể theo nội dung đã chuẩn bị.
- Gv nhận xét - cho điểm thực hành 
1 Kể theo ngôi thứ nhất: 
- Người kể xưng tôi trong câu chuyện ( người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình như là người trong cuộc ).
2. Kể theo ngôi thứ ba:
 - Người kể tự dấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng ( người kể linh hoạt, tự do kể những gì diễn ra với nhân vật ).
- Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc
- Kể theo ngôi thứ ba: Tắt đèn, Cô bé bán diêm
- Là đẻ thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật:Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc. Sự việc có liên quan đến người kể khác sự việc không liên quan đến người kể.
- Là để thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm: Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan. Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả biểu cảm để góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật.
II. Chuẩn bị luyện nói ( Lập dàn ý kể chuyện)
1. Sự việc.
 - Cuộc đối đầu những kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu
- Nhân vật chính: Chị Dởu, cai lệ, người nhà lí trưởng
- Ngôi kể: thứ ba
2. Các yếu tố biểu cảm
* Các từ xưng hô: 
 - Van xin nín nhịn: Cháu van ông
 - Bị ức hiếp, phẫn nộ: Chồng tôi đau ốm
 - Căm thù vùng lên: Mày trói ngay mày xem !
3. Các yếu tố miêu tả
- Chị Dởu xám mặt lo sợ hoảng hốt
- Chị nghiến 2 hàm răng: sự tức dận căm thù lên đến đỉnh điểm không kiềm chế được nữa
- Cảnh chị Dậu đánh tên cai lệ và người nhà lí trưởng chứng tỏ được sức mạnh phản kháng của chị- Người nông dân bị áp bức dồn đến bước đường cùng.
III. Luyện nói
- Gv yêu cầu hs khi kể lời kể phải rõ ràng kết hợp với các động tác, cử chỉ, nét mặt để miêu tả và biểu cảm ( Hs phải đóng vai chị Dậu – kể theo ngôi thứ nhất).
 - Gv đọc cho học sinh nghe văn bản đã chuẩn bị.
 Ví dụ: Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay người nhà lí trưởng và van xin: “ cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho !” Tha này, vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi.
 Lúc ấy, hình như tức quá không thể chịu được tôi liều mạng cự lại:
 - Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ.
Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồihắn cứ nhảy vào chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng:
 - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem.
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, sức của anh chàng nghiện ngập này làm sao chịu nổi sức cảu tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất trong khi miệng vẫn lảm nhảm thét chói vợ chồng tôi.
D. Củng cố – Hướng dẫn.
? Kiểu phương thức tự sự giúp ích cho em những điều gì trong cuộc sống hàng ngày?
- Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức về kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Tìm hiểu trước bài " Câu ghép".
__________________________________________
Tiết 43 Ngày soạn: 29/10/2008 
 Tiếng Việt :
 Câu ghép
A. Mục tiêu.
	- Giúp hs nắm được khái niêm và đặc điểm của câu ghép.
	- Nhận biết và vận dụng được hai cách nối các vế câu trong câu ghép.
	- Tạo ý thức dùng câu ghép đúng trong nói và viết.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Sgk, sgv, Giáo án
 - HS: Đọc bài ở nhà
C. Tiến trình dạy – học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra: 15’
Kiểm tra 15 phút.
I.Đề bài
Phần I. trắc nghiệm.
 Chọn một từ ở cột A điền vào chỗ trống trong câu ở cột B để được các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh
A
B
1. Phúc hậu
 a. Anh ấy khi nào?
2. Hiếu thảo
 b. Em.đi chơi nhiều như vậy.
3. Hi sinh
 c.Cậu nênvới bạn bè hơn!
4. Không nên
 d. Nó không phải là đứa...với cha mẹ! 
5. Hoà nhã
Phần II. Tự luận.
Hãy viết một đoạn văn từ 7 - 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh ?
 II.Đáp án và biểu điểm.
Phần I . Trắc nghiệm(1 điểm) 
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Phần II. Tự luận (9 điểm)
Yêu cầu viết được một đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh hợp lý, đúng mục đích.
 - Bài mới:	
I. Đặc điểm của câu ghép. 
- Gv cung cấp bảng phụ ghi ví dụ sgk..
? Tìm các cụm C - V trong những câu in đậm ?
? Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C - V ?
? Hãy phân biệt xem câu nào có cụm C- V nhỏ nằm trong cụm C- V lớn; câu nào các cụm C - V không bao chứa lẫn nhau ?
? Trong hai loại câu trên, câu nào là câu đơn ?
- Gv câu còn lại là câu ghép. Vậy thế nào là câu ghép ?
- Hs phát biểu. Gv nhận xét, nhấn mạnh.
 - Hs đọc - GV nhấn mạnh.
1. Ví dụ: SGk/111
2. Nhận xét.
- Tôi(CN)/ quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy(cn) nảy nở trong lòng tôi(vn) như mấy cành hoa tươi(cn)/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng(vn).(VN)
- Buổi mai hôm ấy,(TN)/ một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,(TN)/ mẹ tôi(CN)/ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi(VN) /trên con đường làng dài và hẹp.(TN)
- Cảnh vật chung quanh tôi(CN)/ đều thay đổi(VN), vì chính lòng tôi(CN)/ đang có sự thay đổi: hôm nay tôi (cn)/đi học(vn).(VN)
- Sơ đồ các cụm C - V:
Câu 1: TN - TN- C- V- TN.
Câu 2: C- V( c- v như c- v ).
Câu3: C- V, vì C- V ( c- v).
- Câu 1 & 2: câu đơn.
- Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C–V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C–V được gọi là một vế câu.
* Ghi nhớ1: SGK/112
? Tìm các câu ghép trong ví dụ?
? Trong các câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ?
- Hs đọc - gv nhấn mạnh.
- Hs tổng kết lại những cách nối các vế câu ghép.
? Tìm những câu ghép- cho biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
? Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ sau?
? Chuyển câu ghép vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng 1 trong hai cách sau:
II. Cách nối các vế câu.
1. Ví dụ: SGk/111
2. Nhận xét:
 - Câu 1, 3 ,6 
* Các vế câu nối với nhau bằng cách:
- Nối bằng 1 qht.( C- vì - V; nhưng C - V)
- Nối bằng 1 cặp qht ( bài tập 2 ).
- Nối bằng 1 cặp phó từ, đại từ, chỉ từ đi đôi với nhau ( hô- ứng). ( Bài tập 4 )
- Không dùng từ nối, giữa các vế cần có dấu ( , ; :)
* Ghi nhớ2: SGK/112
 III. Luyện tập
Bài 1:
a.U van Dần, U lạy Dần ( dấu phẩy)
 Chị con có đi mới Dần chứ ( dấu phẩy)
 Sáng nay người ta thưởng không(dấu phẩy)
 Nếu Dần khôngnữa đấy ( quan hệ từ nếu, dấu phẩy, cặp đại từ đây đấy)
b. Cô tôi ra tiếng( dấu phẩy)
 Giá như mới thôi(qht giá - thì, từ thì bị lược bỏ)
c. Tôi im lặng cay đắng( dấu hai chấm)
d. Hắn làm nghềlương thiện quá(qht nên, bởi  ... 
? ở phần tiếp theo tác giả đưa ra nội dung gì? Tác dụng.
? ở nội dung tiếp tác giả thống kê những gì? Mục đích?
? Các nước có tỷ lệ tăng dân số cao thuộc các châu lục nào? Vì sao?
? Hãy suy luận tìm mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?
? Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong phần thân bài? 
2. Làm rõ vấn đề DS – KHHGĐ.
- Vấn đề d/s được nhìn nhận từ một bài toán cổ
- Bài toán dân số được tính toán từ một câu chuyện trong kinh thánh
- Vấn đề d/s được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người
- Tính số lượng hạt thóc theo cấp số nhân có khởi điểm là 1, kết thúc là ô 64.
- Số lượng hạt thóc tăng theo cấp số nhân được đem so sánh tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất. Đây là một con số khủng khiếp.
- Gây hứng thú, dễ hiểu.
- Số liệu thuyết minh dân số khởi điểm từ “kinh thánh” đến nay xấp xỉ sang ô thứ 30 của bàn cờ. Từ đó để mọi người đều có thể thấy được mức độ gia tăng dân số nhanh chóng trên trái đất một cách dễ hiểu, rất thuyết phục.
- Thống kê để thuyết minh dân số tăng từ khả năng sinh sản của người phụ nữ. Từ đó cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của gia tăng dân số tự nhiên và cái gốc của KHHGĐ là sinh đẻ có kế hoạch
- Châu Phi, Châu á (trong đó có Việt Nam). Đều thuộc các châu lục nghèo nàn, lạc hậu.
- Tăng dân số cao, nhanh sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội. Ngược lại nghèo nàn, lạc hậu sẽ làm tăng dân số.
- Lí lẽ đơn giản, số liệu, dẫn chứng đầy đủ, vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh và kết hợp các dấu câu (:;).
? Em hiểu gì về câu nói cuối cùng của tác giả: Đừng để cho dài lâu hơn càng tốt ?
? Tại sao tác giả cho rằng: Đó là con đường loài người?
? Từ đó nhận xét về thái độ, quan điểm của tác giả về vấn đề DS - KHHGĐ ? 
3. Thái độ của tác giả về vấn đề DS - KHGĐ
- Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số sẽ đến lúc con người không còn đất sống. Vậy con người muốn sống phải hạn chế gia tăng DS, thực hiện KHHGĐ để hạn chế gia tăng d/s trên toàn cầu.
- Muốn sống con người cần phải có đất đai- đất không sinh ra, con người ngày một nhiều -> con người muốn tồn tại cần phải hạn chế gia tăng d/s. Đây là vấn đề sống còn của nhân loại.
- Nhận thức được hiểm hoạ của gia tăng DS và biện pháp hạn chế. Tác giả là người có trách nhiệm và trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người.
? Qua tìm hiểu văn bản đã giúp em hiểu gì về nội dung và cách trình bày nội dung của tác giả trong văn bản ?
GV hướng dẫn HS luyện tập
III.Tổng kết.
* Ghi nhớ: SGK/132
IV- Luyện tập
HS làm bài tập trong vở bài tập ngữ văn
D. Củng cố – Hướng dẫn.
 ? ở địa phương em, mọi người đã thực hiện KHHGĐ như thế nào ?
	 - Hs về nhà đọc phần đọc thêm để làm các bài tập luyện số 1.
 - Tìm hiểu bài: "Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm". 
Tiết 50 Ngày soạn:10/11/2009
Tiếng việt:
dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
A. Mục tiêu.
	- Giúp hs hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
	- Biết sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi nói và viết.
	- Giáo dục ý thức viết câu và sử dụng đúng dấu câu cho phù hợp.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Sgk, sgv, Giáo án
 - HS: Trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy – học
 - Tổ chức 
 - Kiểm tra:? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép ntn?
 - Bài mới.	
- Gv cung cấp bảng phụ ghi ví dụ sgk.
? Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì ?
 ? Nếu bỏ phần trong dấu ( ) thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không ?
- Gv cung cấp thêm về trường hợp dùng dấu( ) để tỏ ý hoài nghi, mỉa mai (?), (!).
?Dấu ngoặc đơn có công dụng gì?
- Gv cung cấp bảng phụ ghi ví dụ sgk.
? Dấu hai chấm trong những đoạn trích sau dùng để làm gì ? 
I. Dấu ngoặc đơn.
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét.
* Dùng để đánh dấu:
a. Phần giải thích để làm rõ ngụ ý "họ" là người bản xứ.
b. Thuyết minh về một loại động vật tên của nó là tên gọi của con kênh "Ba Khía", nhằm giúp người đọc hiểu rõ được đặc điểm của con kênh này. 
c. Bổ sung thêm thông tin về năm sinh - mất của tác giả và phần tỉnh của Miên Châu.
- Không thay đổi vì đó là phần chú thích để cung cấp thông tin kèm thêm mà không thuộc phần nghĩa cơ bản.
*Ghi nhớ 1:sgk/134
II. Dấu hai chấm .
1. Ví dụ: SGK/135
2. Nhận xét.
 * Dùng để đánh dấu báo trước:
 a. Lời đối thoại( của Mèn đối với Choắt)
? Vậy dấu hai chấm có công dụng gì?
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích sau?
? Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích sau?
- Đọc và nêu yêu cầu bài 3
? Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? ý nghĩa của câu?
? Bạn đó đánh dấu ngoặc đơn đúng hay sai?
? Phần được đánh dấu bằng dấu( ) có phải là một bộ phận của câu không?
b. Lời dẫn trực tiếp.( T. Mới dẫn lại lời của người xưa)
c. Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
* Ghi nhớ: SGK/135
III. Luyện tập 
Bài 1. Công dụng của dấu ngoặc đơn là:
a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ "tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư ".
b. Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ được trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
c. Đánh dấu phần bổ sung. Phần này có quan hệ lựa chọn với phần được chú thích( có phần này thì không có phần kia) người tiếp nhận hoặc là người đọc, người nghe.
Bài 2. Công dụng của dấu hai chấm là:
a. Đánh dấu báo trước phần giải thích cho ý"họ thách nặng quá".
b. Đánh dấu báo trước lời đối thoại của Dế Choắt và Dế Mèn 
- Đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp lời khuyên của Dế Choắt với Dế Mèn.
 c. Đánh dấu báo trước phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào
Bài 3.
- Có thể bỏ được nhưng nội dung đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.
 Bài 4.
-Thay được vì ý nghĩa của câu cơ bản không thay đổi người viết coi dấu ngoặc đơn có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu.
- Không thể thay dấuhai chấm bằng dấu ( ) vì trong câu này vế: Đông khô - nước không thể coi là phần chú thích.
 Bài 5.
- Sai vì dấu ( ) cả dấu “ ” bao giờ cũng dùng thành cặp. Dấu chấm cuối cùng phải đặt sau dấu ngoặc đơn thứ hai
- Chỉ để báo trước cho phần giải thích thuyết minh cho một phần trước đó.
D. Củng cố – Hướng dẫn.
	? Em đã học bao nhiêu loại dấu câu ? Hãy so sánh công dụng của chúng ?
 - Về nhà học bài. Làm các bài tập còn lại 
 - Đọc trước bài: “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”. 
___________________________________________
Tiết 51 Ngày soạn:12/11/2009
Tập làm văn: 
Đề văn thuyết minh và cách làm
 bài văn thuyết minh.
A. Mục tiêu.
	- Giúp hs hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh.
	- Nhận biết các yêu cầu của đề văn và cách làm bài văn thuyết minh.
	- Giáo dục ý thức phải xác định yêu cầu của đề và thực hiện các bước trước khi làm bài viết thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Sgk, sgv, Giáo án
 - HS: Trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy – học
 - Tổ chức 
 - Kiểm tra:? Có những phương pháp thuyết minh nào? 
 ? Nêu nội dung từng bước?
 - Bài mới. 
- Gv cung cấp bảng phụ ghi các đề văn thuyết minh.
? Các đề văn thuyết minh trên đề cập đến những đối tượng nào ?
? Tại sao em biết đó là đề văn thuyết minh ?
? Vậy thế nào là đề văn thuyết minh ?
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
1. Đề văn thuyết minh.
a. Ví dụ: SGK/137-138
b. Nhận xét.
- Đối tượng: con người, đồ vật, di tích, con vật, cây cối, món ăn, lễ, Tết....
- Yêu cầu của đề: giới thiệu, thuyết minh.
- Đề văn thuyết minh nêu yêu cầu và đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
- Hs đọc văn bản thuyết minh xe đạp.
? Đối tượng của văn bản là gì ?
? Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày ntn ?
? Tại sao người viết có thể trình bày rõ ràng, khoa học hiểu biết về chiếc xe đạp như vậy ?
? Trong bài sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ?
? Từ ngữ trong văn bản có đặc điểm gì ? 
? Hãy tìm bố cục của văn bản và nội dung của từng phần ?
- Hs đọc - Gv nhấn mạnh
? Lập ý và dàn ý cho đề bài thuyết minh" Giới thiệu về chiếc bảng trong lớp học".
? Lập dàn ý cho đề bài sau: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
2. Cách làm bài văn thuyết minh.
a. Ví dụ: SGK/138-139
 b. Nhận xét:
-Xe đạp.
 - Chia cấu tạo chiếc xe đạp thành các bộ phận nhỏ( chuyên chở, truyền động, điều khiển, các bộ phận khác), cấu tạo, công dụng...
 - Người viết đã tìm hiểu kĩ đối tượng, xác định rõ phạm vi thuyết minh về đối tượng.
- Sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh(Hs tự tìm).
- Từ ngữ phù hợp với đối tượng thuyết minh, chính xác, dễ hiểu.
- Gồm 3 phần:
MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
TB: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, công dụng ... của đối tượng.
KB: Bày tỏ thái độ với đối tượng.
* Ghi nhớ: SGK/140
 II. Luyện tập.
Bài 1. 
MB: Nêu nhận định về vai trò, công dụng quan trọng của chiếc bảng.
TB: - Hình dáng ( chữ nhật)
 - Nguyên liệu (gỗ, phooc, từ...)
 - Công dụng ( ghi kiến thức giúp hs hiểu bài, gv ghi kiến thức, thông báo...)
KB: Cảm nghĩ về chiếc bảng. 
Bài 2:
MB: Giới thiệu xuất xứ của chiếc nón bài thơ
TB: Giới thiệu độc đáo chiếc nón Huế
 - Giới thiệu quy trình làm nón
 - Giới thiệu kĩ thuật từng công đoạn làm nón
 - Giá trị thẩm mĩ chiếc nón Huế
KB: Vai trò của chiếc nón bài thơ trong chỉnh thể văn hoá cố đô Huế
D. Củng cố - Hướng dẫn
 ? So sánh các bước làm bài của văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản đã học ?
	 - Về nhà học bài. 
 - Hãy tự mình tập ra đề và làm một bài văn thuyết minh theo yêu cầu của đề bài đó.
 - Hãy sưu tầm tên các nhà văn, nhà thơ của địa phương mình thuộc Hải Dương và Hưng Yên để chuẩn bị cho tiết sau tìm hiểu bài chương trình địa phương.
____________________________________________
Tiết 52 Ngày soạn:12/11/2009
Chương trình địa phương ( phần văn).
A . Mục tiêu:
	- Giúp hs bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương.
	- Rèn kĩ năng, năng lực thẩm bình và tuyển chọn văn thơ.
	- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, tài liệu
 - HS: sưu tầm và lập bảng danh sách nhà văn, nhà thơ của địa phương.
C. Tiến trình dạy - học
 - Tổ chức 
 - Kiểm tra: Việc chuẩn bị của hs
 - Bài mới
1. Thống kê danh sách tác giả văn học địa phương
STT
Họ và tên
Bút danh
Nơi sinh
Tác phẩm chính
1
2
3
4
5
6
7
8
Câu 2: Chép một bài thơ:
 Bên sông kinh thầy
 	Trần Đăng Khoa
 Hàng chuối lên xanh mướt
 Phi lao reo trập trùng
 Vài ngôi nhà đỏ ngói
 In bóng xuống dòng sông
 Một bác chài lặng lẽ
 Buông câu trong bóng chiều
 Bỗng nhiên con cá nhỏ
 Nhảy bên thuyền như trêu
 Bắp ngô non răng sún
 óng vàng một chòm râu
 Ôi cánh buồm bé nhỏ
 Biết bay về nơi đâu.
D. Củng cố - Hướng dẫn
 - Gv nhận xét ý thức tham gia của học sinh trong lớp.
 - Gv tuyên dương những thành viên xuất sắc.
 - Tiếp tục sưu tầm theo nội dung để tăng thêm hiểu biết về quê hương.
 - Tìm hiểu trước bài "Dấu ngoặc kép". 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 8 tuan 1113.doc