Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Lừu Văn Lìn

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Lừu Văn Lìn

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Khái niệm nói quá. Phạm vi sử dụng biện pháp tu từ nói quá(chú ý sử dụng trong thành ngữ, ca dao, . ). Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

2.Kỹ năng:

- Vận dụng hiểu biết về biệ pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.

3.Thái độ:

- Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

II. Chuẩn bị:

1. GV : Giáo án, bút dạ, bảng.

2. HS : Soạn bài, PHT.

III. Các hoạt động dạy và học

1. Kiểm tra bài cũ: (4') kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

2. Dạy bài mới.

* Giới thiệu bài mới (1'): Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên có những câu nói như: Cười vỡ bụng, lỗ mũi mười tám gánh lông, . Đó là những cách nói nào ? Nói như vạy có tác dụng gì ? Hôm nay sẽ đi tìm hiểu bài Nói quá.

 

doc 10 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Lừu Văn Lìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8A, tiết (Tkb): ngày / / sĩ số vắng....
Lớp 8A, tiết (Tkb): ngày / / sĩ số vắng....
Tiết 37: Tiếng Việt.	 
NÓI QUÁ
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
- Khái niệm nói quá. Phạm vi sử dụng biện pháp tu từ nói quá(chú ý sử dụng trong thành ngữ, ca dao, .... ). Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. 
2.Kỹ năng:
- Vận dụng hiểu biết về biệ pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.
3.Thái độ: 
- Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
II. Chuẩn bị:
1. GV : Giáo án, bút dạ, bảng.
2. HS : Soạn bài, PHT.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: (4') kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
2. Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài mới (1'): Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên có những câu nói như: Cười vỡ bụng, lỗ mũi mười tám gánh lông, .... Đó là những cách nói nào ? Nói như vạy có tác dụng gì ? Hôm nay sẽ đi tìm hiểu bài Nói quá. 
Hoạt động của thầy 
HĐ của S
Kiến thức cần đạt
HĐ 1: K/n và tác dụng của nói quá (20') 
I. Nói quá, tác dụng của nói quá.
- Gọi HS đọc VD T 101.
- Cách nói như vậy có quá sự thật không?
- Thực chất mấy câu này muốn nói gì?
- Hãy so sánh 2 cách nói (trong ca dao, tục ngữ và cách nói bình thường)? 
+ HS đọc các câu ca dao
Nỗi vất vả
HS so sánh
+ Chưa nằm đã sáng àĐêm tháng năm rất ngắn
+ Chưa cười đã tối à Ngày tháng mười rất ngắn 
+ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày àMồ hôi rơi nhiều, liên tục, rất vất vả. 
-> Nói quá sự thật
Phóng đại mức độ thực chất muốn nói.
- Cách nói quá sự thật, phóng đại mức độ, tính chất sự việc trong ca dao, tục ngữ hay hơn, sinh động hơn. 
- Vậy như thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá như thế nào?
Trả lời
Ghi nhớ: SGK tr /104
HĐ 2: HS luyện tập (15') 
II. Luyện tập:
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1. 
HS lên bảng
a) Sỏi đá thành cơm.
- Bàn tay lao động của con người có thể làm nên tất cả.
+ Hướng dẫn tìm sự việc nào được nói phóng đại, nói quá lên.
(Có lao động cần cù có thể biến những nơi đất khô cằn sỏi đá thành đất đai trồng trọt nuôi sống con người)
+ Đặt trong văn cảnh để hiểu được ý nghĩa của câu nói ấy.
HS thảo luận
b) Đi lên tận trời: Còn khoẻ, còn có thể đi xa được.
c) Thét ra lửa: ác, hách dịch
+ Gọi HS theo kiểu chạy tiếp sức - Xem nhóm nào làm nhanh hơn.
Bài tâp 2: 
a) Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
b) Bầm gan tím ruột.
c) Ruột để ngoài da.
d) Nở từng khúc ruột.
e) Vắt chân lên cổ.
Hướng dẫn HS đặt câu
HS đặt câu
Bài tập 3:
VD: Nàng Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành
Bài tập 4 + Ngáy như sấm.
Hướng dẫn mẫu
HS nghe
+ Bánh đúc cô nếm nồi ba,
Mía re tráng miệng hết và dăm cây.
+ Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
+ Giở mình một cái gãy mười ba thang giường
+ Đen như củ tam thất
+ Dữ như cọp
Bài tập 5: Thảo luận
- Nói quá khác nói khoác
3. Củng cố: (4') 
- Vậy như thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá ?
- HS dựa vào ghi nhớ để trả lời. 
4. Dặn dò: (1') 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Truyện kí Việt Nam
Lớp 8A, tiết (Tkb): ngày / / sĩ số vắng....
Lớp 8A, tiết (Tkb): ngày / / sĩ số vắng....
 Tiết 38: Văn bản.
ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung và nghệ thuật.
- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật từng văn bản.
- Đặc điểm của nhân vật trọng tác phẩm trụyện.
2.Kỹ năng:
- Khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. Cảm thụ nét riêng và độc đáo của tác phẩm đã học.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập.
2. HS: - Soạn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra bài cũ (4'): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
2. Dạy bài mới. 
* Giới thiệu bài (1'): Trông chương trình lớp 8, các em đã học những bài 
Hoạt động của thầy 
HĐ của trò
Kiến thức trọng tâm
HĐ 1: Thực hiện ND ôn tập (20')
- Giáo viên kẻ sẵn bảng ôn tập trên bảng
- HS kẻ bảng ôn tập trong vở
STT
Tên văn bản
Tác giả
Năm T/p
ra đời
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Đề tài
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh
(1911-1918)
1941
Truyện
ngắn
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học
Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ ở buổi tựu trường đầu tiên
- truyện ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng
- giọng văn trữ tình, thiết tha, êm dịu
2
Trong lòng mẹ
(Trích “Những ngày thơ ấu”)
Nguyên Hồng
(1918-1982)
1940
Hồi kí
Tự sự, biểu cảm
Tình cảnh của đứa bé mồ côi
Tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của nhân vật chúbé Hồng
- Lời văn trữ tình, thiết tha, êm dịu
3
Tức nước vỡ bờ
(Trích “Tắt đèn”
Ngô Tất Tố
(1893-1954)
1939
Tiểu thuyết
Tự sự
Người nông dân cùng khổ bị đè nén đã uất ức vùng lên
Bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân trong xã hội ấy. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân
- Khắc họa tính cách nhân vật, miêu tả sinh động, hấp dẫn
4
Lão Hạc
Nam Cao
(1915-1951)
1943
Truyện ngắn
Tự sự, biểu cảm
Người nôn dân nghèo đói phải tự tử
Số phận bi thảm của người nông dân nghèo khổ và nhân cách cao đẹp của họ
- Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực, vừa đậm chất triết lí và trữ tình
- Hoạt động 2: HD so sánh 3 văn bản truyện kí: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc - Chủ yếu về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
1. Điểm giống nhau:
+ Về phương diện biểu đạt?
+ Phương thức biểu đạt: Tự sự
+ Thể loạ?
+ Truyện kí hiện đại (Giai đoạn 1930 - 1945)
+ Đề tài?
+ Con người và đời sống đương thời
+ Nội dung, tư tưởng?
+ Tinh thần nhân đạo (Miêu tả số phận con người, đề cao giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người, bênh vực, cảm thông họ)
+ Về nghệ thuật?
+ Lối viết chân thực, sinh động
Các nhóm thảo luận ghi bảng phụ 
Thảo luận
2. Điểm khác nhau:
(Khác về khía cạnh nhỏ trong phương thức biểu đạt)
+ Văn bản: Trong lòng mẹ: Tự sự (xen trữ tình)
+ Văn bản: Tức nước vỡ bờ: Tự sự
+ VB: Lão Hạc: Tự sự (xen trữ tình)
Làm ra vở nháp
3. Câu 3: Thích nhân vật hoặc đoạn văn nào? Tại sao?
GV gợi cảm xúc cho HS
HS làm 5 - 7’
VD: Thích nhân vật Lão Hạc. Vì sao em thích?
HS trả lời
- Viết khoảng 5 câu
- Có thể nói ngắn gọn lí do em thích.
- Sau đó giáo viên cho về nhà viết thành văn.
Lão Hạc có những phẩm chất tốt đẹp gì khiến em thích nhất?
3. Củng cố: 
- Lão Hạc có những phẩm chất tốt đẹp gì khiến em thích nhất?
4. Dặn dò: 
+ Làm bài 3: Viết thành văn độ dài 10 câu
+ Soạn văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 
Lớp 8A, tiết (Tkb): ngày / / sĩ số vắng....
Lớp 8A, tiết (Tkb): ngày / / sĩ số vắng....
Tiết 39. Văn bản.
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông. Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Viêc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản. 
2. Kỹ năng:
- Tích hợp với phần TLV để tập viết bài văn thuyết minh.
- Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. 
II. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài và tìm hiểu đầy đủ việc liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường hoặc ảnh chụp đống rác thải giữa lòng đường cắt ở báo.
2. HS: Vở soạn bài, tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra bài cũ; (4'): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
2. Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài (1'): Nói đến ô nhiễm môi trường là nói đến rác thải - bao gồm rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Trách nhiệm xử rác thải công nghiệp thuộc về các nhà máy, ... Rác thải sinh hoạt gắn với đời sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi người. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải có ý thức để bảo vệ môi trường xung quanh.
Hoạt động của thầy 
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt 
HĐ 1: HD Đọc và tìm hiểu chung (10') 
I. Đọc và tìm hiểu văn bản. 
+ Hướng dẫn đọc: (Văn bản nhật dụng)
Đọc
1. Đọc
+ Gọi 3 HS đọc - Có nhận xét
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích
Tìm hiểu
2. Chú thích
+ Hướng dẫn tìm hiểu bố cục văn bản
(3 phần - sửa cho HS, lưu ý phần với đoạn)
Bốcục:3 phần
3. Bố cục: 3 phần
a) -> Nilon: Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp “thông tin.”
b) Môi trường: Tác hại của việc sử dụng bao nilon và một số giải pháp.
c) Lời kêu gọi.
Giáo viên giới thiệu: “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát ngày 22/4/2000, nhân lần đầu Việt Nam tham gia Ngày trái đất.
Nghe, hiểu.
HĐ 2: HDHS phân tích văn bản. (20') 
II. Phân tích văn bản
+ Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao nilon có thể gây nguy hại đối với môi trường?
+ Ngoài nguyên nhân cơ bản còn có những nguyên nhân nào khác?
(Giảng thêm: Để cho tiện lợi - ta đựng rác thải vào túi nilon - làm rác thải khó phân huỷ. Để chung rác thải nilon với các rác thải khác ngăn cản quá trình phân huỷ rác thải)
Liên hệ: 
- Miền Bắc nước Mỹ mỗi năm chôn 400.000 tấn rác thải Plolyxtylen.
- Ở Mêhicô - Một trong những nguyên nhân làm cá trong hồ chết do rác thải nilon và nhựa vứt xuống hồ.
- Tại vườn thú Quốc gia ấn Độ 90 con hươu chết do ăn phải hộp nhựa đựng thức ăn mà khách tham quan vứt.
HS thảo luận câu hỏi 2
1. Nguyên nhân khiến việc dùng bao bì nilon có thể gây hại đối với môi trường.
* Nguyên nhân cơ bản: Tính chất không phân huỷ của Pla-tic (chất dẻo)
Tính chất không phân huỷ của Pla-tic 
Nghe, hiểu.
* Nguyên nhân khác (tác hại)
- Lẫn vào đất làm giảm quá trình sinh
 trưởng của thực vật.
- Làm tắc cống rãnh dẫn đến ngập lụt đô thị -> Dịch bệnh.
- Làm chết sinh vật khi chúng nuốt phải. 
- Vøt bõa b·i lµm mÊt mü quan (Danh lam th¾ng c¶nh)
- Đựng thực phẩm, làm ô nhiễm thực phẩm gây nguy hại sức khoẻ con người.
- Bao nilon bÞ ®èt -> Th¶i khÝ ®éc (§i«xin) g©y nguy hiÓm cho on ng­êi. 
HS nghe, hiểu 
- Hàng năm có 100.000 con chim, thú biển chết do ăn phải túi nilon.
HS nghe, hiểu 
Kết luận:
 HS nghe 
* Bao bì nilon có thể gây nguy hại lớn tới môi trường, đe doạ trực tiếp đến đời sống sức khoẻ và tính mạng con người.
+ Theo em có những giải pháp nào để xử lí rác thải bao bì
 nilon?
HS thảo luận nhóm câu hỏi.
Chôn lấp, Đốt
Tái chế 
2. Những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
* 3 phương thức xử lý:
a) Chôn lấp: ở Sóc Sơn - mỗi ngày chôn 1000 tấn rác trong đó 10 - 15 tấn là nhựa.
b) Đốt: 
- Khí độc, mùi -> ảnh hưởng đến môi trường, gây độc hại cho con người.
c) Tái chế: Giá thành cao, nếu lẫn rác thải khác sẽ bị ô nhiễm.
Không lạm dụng sử dụng 
à Xử lý bao bì nilon là vấn đề nan giải.
+ Khó khăn của những giải pháp đó?
+ Vì thế văn bản đưa ra những kiến nghị như thế nào?
* Những kiến nghị mà văn bản đề xuất:
- Thay đổi thói quen sử dụng.
- Không lạm dụng sử dụng.
- Dùng giấy gói thay bao bì nilon.
- Tuyên truyền vận động mọi người.
+ Phân tích tính thuyết phục và khả thi của những kiến nghị?
Trả lời
HS đọc ghi nhớ
* Thuyết phục, khả thi:
Chưa có khả năng thay thế vì hạn chế sử dụng.
* Ghi nhớ: SGK - 109
HĐ 3: Luyện tập (7')
III. Luyện tập. 
+ Riêng em - em có biện pháp nào để hạn chế rác thải nilon?
+ Tác dụng của từ “Vì vậy” trong việc liên kết các phần văn bản.
HS phát biểu tự do.
- Liên kết quan hệ - Nhân - Quả
 3.Củng cô: (3')
- Giáo viên chốt lại, hệ thống hoá kiến thức.
4. Dặn dò: (1')
- Học bài; Chuẩn bị bài:Nói giảm, nói tránh. 
Lớp 8A, tiết (Tkb): ngày / / sĩ số vắng....
Lớp 8A, tiết (Tkb): ngày / / sĩ số vắng....
 Tiết 40: Tiếng Việt. 
NÓI GIẢM - NÓI TRÁNH
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
- Hiểu khái niệm, tác dụng của nói giảm, nói tránh. 
2. Kỹ năng:
- Phân biệt nói giảm, nói tránh với nói không đúng sự thật.
- Sử dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, bảng phụ để thảo luận nhóm, phiếu học tập.
2. HS: Chuẩn bị bài, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học: 
1. Kiểm tra bài: (4') 
- Thế nào là nói quá?
-Viết một đoạn văn (3 - 5 câu) trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói qua (HS đã làm ở nhà). 
2. Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài (1'): 
- Hằng ngày trong cuộc sống chúng ta thường xuyên nói đến những câu như: cười vỡ bụng; Lỗ mũi 18 gánh lông, ... Đó là những cách nói nào ? Tác dụng của cách nói này ? Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. 
 Hoạt động của thầy 
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
HĐ 1: HD tìm hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của biện pháp đó. (20') 
I. Nói giảm - nói tránh và tác dụng của biện pháp nói giảm, nói tránh.
- Các từ ngữ in đậm trong câu sau có ý nghĩa là gì ? Tại sao người nói, người viết lại dùng cách diễn đạt đó ?
+ HS đọc mục 1
Trả lời
1. Bài tập
1.a. Đi gặp cụ các mác khác (chết)
1b. Bác đã đi (chết)
1c. Chẳng còn (chết)
à Tránh cảm giác quá đau buồn
2. Bầu sữa: tránh thô tục
3. Cách nói thứ hai
à Người nghe dễ tiếp thu hơn
* Ghi nhớ: SGK Tr - 108
4. Cháu bộ bị ấm đầu. 
- Tại sao TG lại dùng từ bầu sữa mà không dùng một từ khác cùng nghĩa ?
Trả lời
- So sánh 2 cách nói, cho biết cách nào nhẹ nhàng, tế nhị với người nghe hơn?
Trả lời
5. ông ấy hết cơm gạo về với tổ tiên
6. Cụ đó quy tiên, mai táng cụ tại Văn Điếu.
- HDHS So sánh cách nói nào 
* BT làm thêm:
sử dụng phép nói giảm nói tránh. vì sao ?
Trả lời
- Dùng từ đồng nghĩa.
- Dùng từ Hán Việt.
- Vậy có thể nói giảm nói tránh bằng cách nào ? 
Trả lời
- Nói trống: (VD Binh tư nói. Ra phết)
-Thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng của phép tu từ đó ? 
Trả lời
HĐ 2: HD HS luyện tập. (15') 
II. Luyện tập
-HD điền những từ thích hợp
Bài tập 1:
HS điền
a. Đi nghỉ (đi ngủ - tránh dung tục)
b. Chia tay nhau (bỏ nhau - li dị)
c. Khiếm thị (hỏng mắt - tế nhị)
d. Có tuổi (già - lịch sử)
đ. Đi bước nữa (lấy chồng lần nữa)
- HDHS so sánh câu nào sử dụng phép nói giảm, nói tránh. vì sao?
HS so sánh
Trả lời
Bài tập2: 
A2 - nên tránh nói phải
b2. Không nên 
c1. Xin đường
- HDHS đặt 5 câu đánh giá trong những trường hợp khác. 
đ1. thiếu thiện chí.
đ2. có lỗi.
Bài tập3:
1. Cô ấy không được sắc sảo lắm (đần, chậm).
Có thể so sánh không nên nói
2. Chiếc áo của chị không được đẹp lắm (xấu)
3. Cháu bé bị tiêu chảy.
4. Anh ấy đã bị phẫu thuật lần thứ hai.
3. Củng cố: (4') 
 - Vậy có thể nói giảm, nói tránh bằng cách nào ? 
4. Dặn dò: (1') 
- Về nhà làm tập bài 4, Chuẩn bị bài: Luyện nói.

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn 8 tuan 10.doc