Giáo án Ngữ Văn 8 tiết 1 đến 41 - GV: Lê Thị Nga

Giáo án Ngữ Văn 8 tiết 1 đến 41 - GV: Lê Thị Nga

Bài1 Tiết 1 : Văn bản:

 TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KỸ NĂNG:

 1. Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Tôi đi học".

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản qua ngòi bút Thanh Tịnh.

 2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - SGK, SGV và một số tài liệu tham khảo.

 2. Học sinh: Soạn bài

IV. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

 Nêu vấn đề, bỡnh giảng, kĩ thuật động nóo.

 

doc 96 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 tiết 1 đến 41 - GV: Lê Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học Kì I 
 Ngày soạn: 14/8/2012 
 Ngày dạy : 17/8/2012
Bài1 Tiết 1 : Văn bản: 
 TÔI ĐI HọC 
 (Thanh Tịnh) 
 I. Mức độ cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
II. Trọng tâm kiến thức , kỹ năng: 
 1. Kiến thức: 
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Tôi đi học".
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống. 
III. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - SGK, SGV và một số tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh: Soạn bài
IV. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Nờu vấn đề, bỡnh giảng, kĩ thuật động nóo. 
V. Hoạt động lên lớp
1. ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách,vở học sinh (3 phút)
3. Bài mới: (31 phút)
Giới thiệu bài mới: (1 phút)
 “Tôi đi học” là truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập “Quê mẹ” và được xuất bản năm 1941. Đây là truyện ngắn thể hiện đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ. 
 Hoạt động của gv và hs
 kiến thức
GV hướng dẫn: Đọc chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu; chú ý lời của người mẹ, ông đốc.
- GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp.
- Nhận xét bạn đọc. 
GV gọi HS đọc phần chú thích (*) trong SGK. 
? Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ: ông đốc, lạm nhận.
? Có những nhân vật nào được kể lại trong truyện ngắn này? Ai là nhân vật trung tâm? Vì sao?
? Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường được kể theo trình tự thời gian, không gian như thế nào?
? Tương ứng với trình tự ấy là những đoạn nào của văn bản?
? Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc nhất trong em? Vì sao?
GV hướng dẫn HS theo dõi phần đầu văn bản.
? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật Tôi gắn với thời gian, không gian cụ thể nào?
? Vì sao thời gian và không gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí tác giả?
? Chi tiết: Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng thả diều như thắng Sơn nữa có ý nghĩa gì?
? Có thể hiểu gì về nhân vật tôi qua chi tiết ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước?
? Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng tới trường, nhân vật tôi đã bộc lộ đức tính gì của mình?
? Phân tích ý nghĩa và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: “ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”?
- GV cho HS thảo luận nhóm.
I. Đọc và tìm hiểu chung: (15 phút)
1. Đọc:
2. Chú thích:
 a. Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911-1988), quê ở Huế, từng dạy học, viết báo và làm văn.
- Sáng tác của ông đầm thắm và đầy chất thơ. 
 b. Tác phẩm:
- In trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941.
 c. Từ khó:
3. Bố cục:
- Tôi, mẹ , ông đốc, những cậu học trò.
- Nhân vật trung tâm: Tôi.
-> được kể lại nhiều lần, mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận của nhân vật tôi.
+ Cảm nhận của nhân vật Tôi trên đường tới trường.
+ Cảm nhận của nhân vật Tôi ở sân trường.
+ Cảm nhận của nhân vật Tôi trong lớp học.
II.Đọc- tìm hiểu chi tiết(15 phút)
1. Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường tới trường:
- Thời gian: buổi sáng cuối thu.
- Không gian: trên con đường dài và hẹp.
- Đó là nơi quen thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ tác giả; gắn liền với kỉ niệm lần đầu cắp sách đến trường.
- Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức.
- Muốn khẳng định mình.
- Giàu cảm xúc, yêu học, yêu bạn bè, yêu mái trường và yêu quê hương.
- Nghệ thuật so sánh.
-> Kỉ niệm đẹp, đề cao việc học của con người...
4. Củng cố:(5 phút)
 ? Hãy tìm trong văn bản những câu văn tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.
5.Hướng dẫn tự học:(5 phút)
 - Đọc kĩ văn bản
 - Tìm hiểu phần còn lại.
 .
 Ngày soạn: 14/8/2012 
 Ngày dạy: 17/8/2011 
Bài 1 Tiết 2: Văn bản: 
 Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
I. Mức độ cần đạt 
 Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
 1. Kiến thức: 
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Tôi đi học".
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống. 
III. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:- Đọc tập truyện ngắn của tác giả Thanh Tịnh.
 - Sgk, Sgv và một số tài liệu tham khảo
 2. Học sinh: Soạn bài
IV. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Nêu vấn đề, bình giảng, kĩ thuật động não. 
V. Hoạt động lên lớp
 1. ổn định tổ chức:(1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) 
1.Trình bày mạch cảm xúc của văn bản “Tôi đi học”?
2.Tìm những câu văn tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh?
 3. Bài mới: (32 phút)
*Giới thiệu bài(2 phút) 
"Tôi đi học” là truyện ngắn được tái hiện theo dòng hồi tưởng của kí ức,gồm một chuỗi các sự kiện mà yếu tố xuyên suốt là dòng cảm xúc tha thiết, trong trẻo tuôn trào. Theo dòng cảm xúc ấy ta biết được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trên đường cùng mẹ tới trường, trên sân trường và trong lớp học
*Nội dung(30 phút). 
 Hoạt động của gv và hs
 kiến thức
GV hướng dẫn HS đọc phần 2 của văn bản.
? Cảnh trước sân trường làng Mỹ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
? Trước cảnh tượng ấy, tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi như thế nào?
? Tâm trạng ấy được tác giả diễn tả bằng hình ảnh so sánh nào? 
- HS tìm chi tiết.
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh so sánh đó?
? Khi hồi trống trường vang lên và khi nghe gọi đến tên mình, tâm trạng chú bé như thế nào?
? Vì sao khi sắp hàng đợi vào lớp nhân vật tôi lại cảm thấy “ Trong ... lần này”?
GV gọi HS đọc phần cuối văn bản
? Cảm nhận của nhân vật tôi khi vào lớp như thế nào?
- HS tìm chi tiết.
? Tại sao nhân vật tôi lại có cảm nhận như vậy?
? Hãy đọc đoạn “ Một con... đánh vần đọc”. Chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
? Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn dành cho các em bé lần đầu đi học?
? Theo em, nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện là gì?
? Theo em, sức cuốn hút của truyện được tạo nên từ đâu?
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
HS đọc.
II. Tìm hiểu chi tiết: (20 phút)
 1. Cảm nhận của nhân vật "tôi" trên đường tới trường.
 2. Cảm nhận của nhân vật Tôi khi ở sân trường:
 - Rất đông người.
- Người nào cũng đẹp.
- Cảm giác mới mẻ.
- Bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ.
+ Cảm xúc trang nghiêm về mái trường.
+ Tâm trạng hồi hộp, lo sợ.
- Mang ý nghĩa tượng trưng, giàu sức gợi.
-> Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu đến trường.
- Chú bé cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, giật mình và lúng túng.
- Hồi hộp, lo lắng, sợ sệt -> khóc.
- Khóc vì lo sợ, vì phải xa người thân.
- Yêu mẹ.
- Bắt đầu bước vào một thế giới của riêng mình, không còn có mẹ bên cạnh.
-> sự tinh tế trong việc miêu tả tâm lí trẻ thơ.
3. Cảm nhận của nhân vật tôi trong lớp học:
- Cảm nhận mới mẻ của cậu bé lần đầu được vào lớp học.
- Bắt đầu ý thức những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình.
-> ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình.
- Hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi.
- Sự ngộ nghĩnh đáng yêu của chú bé lần đầu đến trường.
- Mọi người đã dành những tình cảm đẹp đẽ nhất cho trẻ thơ.
- Tất cả vì tương lai con trẻ.
III. Tổng kết: (10 phút)
- Bố cục độc đáo.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, mang ý nghĩa tượng trưng.
- Kết hợp hài hoà giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc.
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Tình huống truyện.
IV. Ghi nhớ: (SGK)
4. Củng cố (5 phút):
1.Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự. C. Biểu cảm.
B. Miêu tả. D. Cả ba phương thức trên.
2. Những cảm giác nảy nở trong lòng tôi là những cảm giác nào? Qua đó em thấy được điều gì tốt đẹp ở nhân vật tôi?
5. Hướng dẫn tự học(5 phút)
- Học bài, nắm kiến thức.
- Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Đọc trước bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 	 Ngày soạn: 15/8/2012
 Ngày giảng:18/8/2012
Bài 1 Tiết 3: Hướng dẫn đọc thêm.
 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
I. Mức độ cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Tích hợp với kiến thức phần văn và tập làm văn.
 II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 
 1. Kiến thức:
 Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
 2. Kĩ năng:
 Thực hành so sánh,phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. 
Iii. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Sgk, Sgv và một số tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh: Xem lại kiến thức về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa
IV. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Nêu vấn đề, kĩ thuật động não. 
V.Hoạt động lên lớp:
1. ổn định(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ(5 phút) 
 Cảm nhận của em sau khi tìm hiểu xong văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh. 
3. Bài mới (31 phút)
 * Giới thiệu bài(1 phút)
 “Quan hệ trái nghĩa và đồng nghĩa là những quan hệ về nghĩa của từ mà ta đã học ở lớp 7. Hôm nay ta tìm hiểu một mối quan hệ khác về nghĩa của từ ngữ đó là mối quan hệ bao hàm - được gọi là phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ.
 * Nội dung bài mới(1 phút)
 Hoạt động của gv và hs
 kiến thức
GV treo bảng phụ ghi sơ đồ trong SGK.
? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “thú, chim, cá”?
? Tại sao?
? Hãy xem xét mối quan hệ về nghĩa của các từ “thú, chim, cá” với các từ “voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu”?
GV: Như vậy, các từ “thú, chim, cá” có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ “voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu” nhưng lại có nghĩa hẹp hơn từ “động vật”.
GV đưa bài tập:
Cho 3 từ: cây, cỏ, hoa.
? hãy tìm những từ ngữ có phạm vi nghĩa rộng hơn và hẹp hơn các từ đó?
? Từ đó, em hiểu thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng, nghĩa hẹp?
? Một từ có thể vừa có nghĩa rộng vùa có nghĩa hẹp được không? Vì sao? Lấy ví dụ minh hoạ?
-HS nêu ví dụ.
 HS đọc.
I. Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp: (15 phút)
1. Ví dụ:
2. Nhận xét: 
- Rộng hơn.
- Phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của các từ “thú, chim, cá”.
- Nghĩa rộng hơn.
- Rộng hơn: thực vật.
 -Hẹp hơn: cam, cau, dừa, cỏ sữa, cỏ gấu, cỏ gà, hoa mai, hoa lan, hoa hồng.
II. Ghi nhớ:(SGK)
III. Luyện tập: (15 phút)
Bài 1	Quần cộc	
	Quần 
	 Quần dài 
* Y phục
	áo dài
	 áo
	 áo sơ mi
Bài 2: a. Chất đốt.
b. Nghệ thuật.
c. Thức ăn.
d. Nhìn.
e. Đánh.
Bài 5:
- Ba động từ cùng một  ...  bản.
2. Kỹ năng:
- Tớch hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xó hội bức thiết.	
III- CHUẩN Bị:
 	 1. Giáo viên:- Một số tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường
 2. Học sinh:Học bài cũ và soạn bài mới.
IV- PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Nêu vấn đề, phân tích, kĩ thuật động não. 
V- HOạT 	ĐộNG LÊN LớP:
 1. ổn định tổ chức:(1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
 	 - HS1: Thế nào là văn bản nhật dụng? Văn bản nhật dụng có thể gồm những kiểu văn bản nào? 
 - HS2: Em đã học những văn bản nhật dụng nào? Cho ví dụ?
 3. Bài mới:(34 phút)
*.Giới thiệu bài:(2 phút)
 Môi trường sống rất quan trọng đối với mỗi con người, thế nhưng nhiều người vô tình hay cố ý đã có những hành động huỷ hoại môi trường. Hôm nay, cô trò chúng ta sẻ tìm hiểu văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” để hiểu rõ cần phải làm gì để bảo vệ môi trường.
*. Nội dung bài mới:(32 phút)
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức
Yêu cầu: đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý các thuật ngữ chuyên môn. 
- GV đọc.
GV hướng dẫn một số từ khó.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào? Đề cập đến vấn đề gì?
? Dùng bao bì ni lông có hại như thế nào?
- Theo em, cái hại nào là lớn nhất? Vì sao?
- Hiện nay, việc xử lý bao bì ni lông ở Việt Nam và trên thế giới làm bằng cách nào?
- Nhận xét mặt hạn chế của những biện pháp ấy?
- Các biện pháp nêu trên có thể thực hiện được không?
- Muốn thực hiện được cần có những điều kiện nào?
- Biện pháp triệt để nhất, giải quyết tận gốc là gì?
- Em hãy liên hệ việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân em và gia đình?
- Theo em, việc không sử dụng bao bì ni lông có ý nghĩa gì ?
- Tác giả kết thúc bản thông tin bằng những lời lẽ như thế nào?
- Em rút ra được bài học gì sau khi học văn bản? Em sẽ làm gì để đáp lại lời kêu gọi?
- Nêu ý nghĩa của văn bản này?
 I. Đọc – Hiểu chú thích:(10 phút)
1.Đọc:
 HS đọc - nhận xét.
2.Từ khó:
3. Bố cục: 
 - 4 phần:
+ Phần 1: Từ đầu... “từng khu vực”: Giới thiệu sự ra đời của ngày trái đất.
+ Phần 2: Tiếp theo... “trẻ sơ sinh”: Thuyết minh tác hại nhiều mặt của việc sử dụng bao bì ni lông.
+ Phần 3: Tiếp ... “môi trường”: Đề ra những việc cần làm.
+ Phần 4: Còn lại: lòi kêu gọi động viên mọi người.
4. Thể loại:
- Văn bản nhật dụng, thuyết minh một vấn đề về khoa học tự nhiên.
II. Tìm hiểu văn bản:(17 phút)
- HS đọc phần 2.
- Ô nhiểm môi trường sống do tính không phân huỷ của nhựa pla-xtíc.
- Tạo ra hàng loạt tác hại khác:
 + Bẩn.
 + Lẩn vào đất ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của các loài thực vật
 + Tắc cống, rảnh, gây ngập úng-> muỗi, lây dịch.
 + Ô nhiểm thực phẩm.
 + Khi đốt sẽ tạo nên khí độc, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh. 
- HS thảo luận.
- Vứt bừa bải.
- Chôn lấp thành bải lớn.
- Đốt.
- Tái chế.
- Ô nhiểm môi trường, độc hại, gặp nhiều khó khăn.
- Phức tạp, chưa triệt để, cần hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
- HS đọc phần 3.
- Hợp lý, có khả năng thực thi.
- Yếu tố quan trọng nhất là ý thức của con người.
- Tuyệt đối không sản xuất bao bì ni lông trên toàn thế giới.
- GV và HS cùng liên hệ một cách cụ thể và chân thực.
- Đây là một vấn đề nan giải, khó thực hiện và khó giải quyết triệt để.
- Vấn đề bảo vệ môi trường, một vấn đề mang tầm quốc tế.
- Sự xuất hiện thông điệp ở Việt Nam là một vấn đề cần thiết.
- Bắt đầu bằng từ “hãy”.
- Lời kêu gọi xuất phát từ trách nhiệm chung của toàn nhân loại.
- HS thảo luận.
III. Tổng kết:(5 phút)
=> Ghi nhớ:
4. Củng cố:(3 phút)
Trong văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” bao bì ni lông được coi là gì?
A. Một loại rác thải sinh hoạt.
B. Một loại rác thải công nghiệp.
C. Một loại chất gây độc hại.
D. Một loại vật liệu kém chất lượng.
5. Dặn dò:(2 phút)
 - Ôn tập kĩ bài “ Ôn tập truyện kí hiện đại” chuẩn bị kiểm traVăn học.
 - Soạn bài “Ôn dịch, thuốc lá”.
 Ngày soạn: 1/112011
 Ngày giảng: 4/11/2011
Bài 10 Tiết: 40
 Nói giảm, nói tránh
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được khỏi niệm, tỏc dụng của biện phỏp núi giảm núi trỏnh.
- Biết sử dụng biện phỏp tu từ núi giảm núi trỏnh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khỏi niệm núi giảm núi trỏnh.
- Tỏc dụng của biện phỏp tu từ núi giảm núi trỏnh.
2. Kỹ năng:
- Phõn biệt núi giảm núi trỏnh với núi khụng đỳng sự thật.
- Sử dụng núi giảm núi trỏnh đỳng lỳc, đỳng chỗ để tạo lời núi trang nhó, lịch sự.
III- CHUẩN Bị:
 	 1. Giáo viên:
 - Bảng phụ và phiếu học tập.
2. Học sinh:
 - Học bài cũ và đọc kĩ bài mới 
IV- PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Nêu vấn đề, phân tích, kĩ thuật động não. 
V. HOạT ĐộNG LÊN LớP:
 1. ổn định lớp:(1 phút)
 2.Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
 	 - HS1: Thế nào là nói quá? Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá? Văn bản nhật dụng? Văn bản nhật dụng có thể gồm những kiểu văn bản nào? 
 - HS2: Đặt câu với thành ngữ: “Chậm như Rùa”? Nêu ý nghĩa của thành ngữ đó?
 3.Bài mới:(34 phút)
*.Giới thiệu bài:(1 phút)
Dân gian ta thường nói : “Sự thật hay mất lòng”. Đúng vậy! Có những điều nếu ta nói thẳng ra sẽ rất dể làm người nghe khó chịu, mất lòng. Trước tình huống đó ta sẽ nói như thế nào? Bài học hôm nay, chúng ta sẻ tìm hiểu về vấn đề đó.
*. Nọi dung bài mới:(32 phút)
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức.
GV treo bảng phụ ghi 3 ví dụ trong SGK.
- Những từ in đậm trong 3 ví dụ trên có ý nghĩa gì?
- Tại sao lại dùng cách diễn đạt đó?
- Khi nói về cái chết ta có thể dùng cách nói giảm, nói tránh nào khác nữa?
GV treo bảng phụ ghi ví dụ 2.
- Vì sao ở đây tác giả dùng từ “ bầu sữa”?
GV gọi HS đọc ví dụ 3.
- So sánh cách nói ở 2 ví dụ này?
- Về ý nghĩa cả 3 trường hợp trên có điểm gì chung?
GV: Cách nói như các ví dụ trên là nói giảm, nói tránh.
- Vậy thế nào là nói giảm, nói tránh? Nói giảm, nói tránh có tác dụng gì?
I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh:(20 phút)
- Đều nói đến cái chết
- Nhằm giảm bớt sự đau buồn.
- Thác, về, nhắm mắt, từ trần, quy tiên...
- Nhằm tránh sự thô tục.
- Cách 1: căng thẳng, nặng nề.
- Cách 2: nhẹ nhàng, tế nhị hơn.
- Tránh và giảm bớt ý nghĩa của sự thật.
=> Ghi nhớ: Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sự, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Bài tập nhanh:
Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh?
A. Ông cụ đã được mai táng rồi.
B. Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
C. Em cần cố gắng hơn nữa.
D. Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu...
GV khái quát: Nói giảm, nói tránh có thể theo nhiều cách:
 + Dùng các từ ngữ đồng nghĩa.
 + Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa.
 + Nói vòng.
 + Nói trống.
II. Luyện tập:(12 phút)
Bài tập 1: Các từ cần điền: 
 a. Đi nghỉ. d. Có tuổi.
 b. Chia tay nhau. đ. Đi bước nữa.
 c. Khiếm thị.
Bài tập 2: Câu có sử dụng biện pháp tu từ nói gảm, nói tránh:
 - Anh phải hoà nhả với bạn bè.
 - Anh không nên ở đây nữa.
 - Xin đừng hút thuốc trong phòng.
 - Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
 - Em hôm qua có lổi với anh.
Bài tập 3: Nói giảm, nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá:
Ví dụ: - Giọng hát của chị không ngọt lắm.
 - Anh nói như vậy là thiếu thiện chí với họ rồi!
 - Bài làm của em chưa đạt yêu cầu.
4. Củng cố:(5 phút)
1. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép tu từ nói giảm, nói tránh.
5. Dặn dò:(1 phút)
2. Làm bài tập 4.
3. Nắm nội dung bài học.
Lưu ý:Ôn tập phần văn chuẩn bị kiểm tra.
 Ngày soạn: 3/11/2011
 Ngày giảng: 5/11/2011
Bài 11 Tiết 41: 
 Kiểm tra văn học
I- MụC TIÊU CầN ĐạT:
 1. Kiến thức:
 Qua giờ kiểm tra, củng cố kiến thức về truyện kí Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945 cho học sinh. 
 2. Kĩ năng: 
 Rèn cho học sinh biết tóm tắt văn bản tự sự,biết viets đoạn văn trình bày hiểu biết của mình về nhân vật. 
 II- CHUẩN Bị: 
 - GV: soạn đề và đáp án. 
 - HS: Ôn kĩ các văn bản truyện kí đã học. 
 III- SOạN Đề:
Lập ma trận đề:
Mức độ
Nhận
Thức 
Nội
dung
 Nhận biêt 
 Thông hiểu 
 Vận dụng 
Tổng điểm
 Thấp 
 Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
“ Tôi đi học”
1
1
1
“Tức nước vỡ bờ”
1
1
 1
1
4
“Lão Hạc” 
1
3
“ Trong lòng mẹ”
1
1
1
Tổng số câu
3
3
1
 1
8
Tổng số điểm.
3
1,5
4
10
Đề Bài:
Phần I: Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
 Câu 1: kỉ niệm đẹp đẽ của học trong ngày tựu trường đầu tiên là nội dung của văn bản nào?
A. “Trong lòng mẹ”. B.“Tức nước vỡ bờ”. C. “Tôi đi học”. D. “Lão Hạc”. 
Câu 2:Nhân vật chính trong tác phẩm ấy được thể hiện ở phương diện nào?
A. Lời nói. B. Tâm trạng. C. Ngoại hình. D. Hành động.
Câu 3: “ Những ngày thơ ấu” được viết theo thể loại nào? 
A. Bút kí. B. Truyện ngắn. C. Tiểu thuyết. D. Hồi kí. 
Câu 4: Nội dung chủ yếu của văn bản là: Vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn tay sai chế độ phong kiến nửa thực dân bất nhân, ca ngợi sức mạnh phản kháng của người nông dân. Đó là nội dung của văn bản nào?
A. “Tức nước vỡ bờ”. B. “ Tôi đi học”. C. “Trong lòng mẹ”. D. “Lão Hạc”. 
Câu 5: Nghệ thuật nổi bật của văn bản là: Giàu chất biểu cảm, diễn tả tình cảm mãnh liệt của em bé khát khao tình mẹ, với hình ảnh so sánh rất đắt( cổ tục, ảo ảnh sa mạc, sung sướng mê man). Đó là nghệ thuật của văn bản nào?
 A. “Tôi đi học”. B. “Trong lòng mẹ”. C. “Tức nước vỡ bờ”. D. “Lão Hạc”.
Câu 6: Nhà văn nào được Nguyễn Tuân coi là( Qua tác phẩm của mình) đã” xui người nông dân nổi loạn”? 
A. Nam Cao. B. Nguyên Hồng. C. Thanh Tịnh. D. Ngô Tất Tố. 
Phần II: Tự luận:(7 điểm) 
Câu 1: Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao( Khoảng 10 dòng). 
Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn( khoảng 15 câu) để nói lên suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. 
 Hết.
Đáp án và biểu điểm. 
Phần I: Trắc nghiệm: (3 điểm) (Mỗi câu đúng đạt 0,5 đ. Sáu câu đạt 3điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
D
A
B
D
Phần II: Tự luận:(7 điểm) 
Câu 1: Tóm tắt đủ ý chính của văn bản. (2,5đ)
 Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả diễn đạt. (0,5đ)
Câu 2: - Hình thức: 
 + Viết đoạn văn với số lượng 15 câu. (1đ)
 + Sử dụng từ ngữ có lựa chọn, chính xác bố cục mạch lạc chặt chẽ, chữ viết rõ ràng sạch đẹp. (1đ)
Nội dung: Trình bày được các ý sau. 
+ Chị Dậu là người phụ nữ chịu thương chịu khó. (0,5đ)
+ Chị là người phụ nữ yêu thương chồng con, có sức mạnh phản kháng. (1,5đ)
+ Chị là phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam. 
IV- hoạt động lên lớp: 
ổn định tổ chức:(1 phút)
Kiểm tra bài cũ:( Kiểm tra trong giờ)
Bài mới: :(40 phút)
a, GV Giao đề cho HS.
 b, HS làm bài
 4. Củng cố: :(3 phút)
 Nhận xét giờ KT và thu bài. 
 5. Dặn dò: :(1 phút)
 - Ôn lại bài. 
- Chuẩn bị bài luyện nói. 
 Ngày soạn: 25/10/2012.
 Ngày giảng: 27/10/2012. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 tu tiet 141.doc