Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Tiết 1, 2. Văn bản:

TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

1. Mục tiêu bài dạy:

 a) Về kiến thức: Giúp hs:

 - Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 b) Về kỹ năng:

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình.

 c) Về thái độ:

 - Giúp cho học sinh thấy được sự cần thiết của việc đi học; tăng cường giáo dục tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu thiên nhiên.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a) GV : nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, soạn giáo án.

 b) HS : Đọc sgk, trả lời câu hỏi .

3. Tiến trình bài dạy:

 *) Ổn định t/c: sĩ số 8D:

 a) Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs ( 5’)

 b) Bài mới: (2’) ở lớp 7 các em đã học bài “Cổng trường mở ra”, hẳn mỗi chúng ta không quên tấm lòng người mẹ trong đêm trước ngày đầu tiên con đi học. Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại những kỉ niệm ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Nó cũng làm sống dậy trong tâm trí mỗi chúng ta những tình cảm xốn xang, xao xuyến. Tình cảm ấy được nhà văn Thanh Tịnh ghi lại rất rõ qua truyện ngắn đậm chất hồi kí "Tôi đi học". Mời các em cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

 

doc 28 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
NGỮ VĂN - BÀI 1
 Kết quả cần đạt 
- Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của nhà văn Thanh Tịnh.
- Phân biệt được các cấp độ khái quát khác nhau của nghĩa từ ngữ.
- Bước đầu biết cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
Ngày soạn:14/8/2010 
Ngày dạy:16/8/2010 
Dạy lớp: 8B
 Tiết 1, 2. Văn bản: 
TÔI ĐI HỌC
 Thanh Tịnh 
1. Mục tiêu bài dạy:
 a) Về kiến thức: Giúp hs:
 - Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. 
 b) Về kỹ năng: 
 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình.
 c) Về thái độ: 
 - Giúp cho học sinh thấy được sự cần thiết của việc đi học; tăng cường giáo dục tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu thiên nhiên.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a) GV : nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, soạn giáo án.
 b) HS : Đọc sgk, trả lời câu hỏi .
3. Tiến trình bài dạy: 
 *) Ổn định t/c: sĩ số 8D:
 a) Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs ( 5’)
 b) Bài mới: (2’) ở lớp 7 các em đã học bài “Cổng trường mở ra”, hẳn mỗi chúng ta không quên tấm lòng người mẹ trong đêm trước ngày đầu tiên con đi học. Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại những kỉ niệm ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Nó cũng làm sống dậy trong tâm trí mỗi chúng ta những tình cảm xốn xang, xao xuyến. Tình cảm ấy được nhà văn Thanh Tịnh ghi lại rất rõ qua truyện ngắn đậm chất hồi kí "Tôi đi học". Mời các em cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
?Tb
* Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
I. Đọc và tìm hiểu chung.
(15’)
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
HS
GV
- Trình bày.
- Thanh Tịnh (1911- 1988) tên khai sinh là Trần Đăng Ninh, lên 6 tuổi được đổi tên là Trần Thanh Tịnh, Quê ở ngoại ô TP Huế. Ông học tiểu học và trung học ở Huế. Năm 1933 bắt đầu đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu s /tác văn chương trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông có mặt trên khá nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học.
- Truyện ngắn của Thanh Tịnh nhìn chung toát lên một tình cảm êm dịu trong trẻo. Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu mang dư vị vừa man mác buồn thương vừa ngọt ngào, quyến luyến.
- Tác phẩm chính của ông: “Hận chiến trường” (tập thơ 1937). “Quê mẹ”, “Đi giữa một mùa sen”...
- Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở ngoại ô thành phố Huế, viết văn, làm thơ từ 1933; ông sáng tác trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ... Văn của ông đằm thắm, êm dịu, trong trẻo.
- “Tôi đi học” là truyện ngắn thể hiện rõ phong cách của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, đằm thắm êm dịu, trong trẻo và đầy chất thơ, in trong tập “Quê mẹ” XB 1941.
- Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” XB 1941.
GV
Hướng dẫn đọc: Đọc giọng chậm, hơi buồn, sâu lắng. Chú ý những đoạn diễn tả tâm trạng khác nhau: khi thì háo hức, khi thì hồi hộp, lúc lại lo âu của cậu bé cũng như các bạn nhỏ. Những câu đối thoại của ông đốc cần đọc chậm rãi khoan thai, thể hiện sự ân cần, niềm nở của những người lớn khi đón các em vào trường. 
2. Đọc văn bản.
(GV đọc mẫu 1 lần, gọi 2 hs đọc tiếp – giáo viên nhận xét cách đọc của hs)
?Tb
* Em hiểu thế nào là “ông Đốc”, lạm nhận?
GV
- HS dựa vào chú thích 2,3,6,7 sgk để trả lời.
- Bổ sung: 
+ Ông đốc: Ông hiệu trưởng
+ Lạm nhận: Nhận quá đi, nhận vào mình những phần, những điều không phải của mình.
?Tb
* Theo em văn bản này thuộc kiểu văn bản nào đã học? 
- Thuộc kiểu văn bản tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
Có thể xếp vào kiểu văn biểu cảm, vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
?Tb
* Trong văn bản này, nhà văn đã sử dụng ngôi kể nào? tại sao lại sử dụng ngôi kể ấy?
- Nhà văn đã sử dụng ngôi kể thứ nhất.
- Với ngôi kể này, giúp tác giả trực tiếp nói ra tình cảm, cảm xúc của mình.
GV
- "Tôi đi học" là một truyện ngắn nhưng không thuộc truyện ngắn chứa đựng nhiều sự kiện, nhân vật, những xung đột xã hội, mà toàn bộ tác phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Nên nhà văn đã sử dụng ngôi kể thứ nhất. Sử dụng ngôi kể này người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua.
?Tb
* Có những nhân vật nào được nhắc đến trong truyện ngắn này? Nhân vất nào là nhân vật chính? Vì sao?
- Nhân vật: Tôi, mẹ, ông đốc, thầy giáo, những cậu học trò.
- Nhân vật chính: Tôi, vì nhân vật này được kể nhiều nhất. Mỗi sự việc đều được kể từ cảm nhận của nhân vật “tôi”.
?Kh
* Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật “tôI” được kể theo trình tự nào?
Kể theo trình tự thời gian và không gian, cụ thể:
- Về thời gian: (Từ hiện tại nhớ về quá khứ) Biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh của mấy em nhỏ rụt rè dưới nón mẹ trong lần đầu tiên đến trường, gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại mình cùng những kỉ niệm trong sáng của buổi tựu trường đầu tiên.
- Về không gian: 
 + Cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường (Đoạn từ đầu đến lướt ngang trên ngọn núi)
 + Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường (đoạn từ Trước sân trường Mĩ Lí đến ngày mai lại được nghỉ nữa)
 + Cảm nhận của “tôi” trong lớp học (đoạn còn lại)
GV
- Truyện ngắn viết theo dòng hồi tưởng, nhớ lại những sự việc dã qua. Buổi tựu trường ngày xưa ấy được tác giả diễn tả theo trình tự thời gian, từ hiện tại nhớ về quá khứ, giúp người đọc như được cùng tác giả trở về ngày đầu tiên của buổi tựu trường, sống lại những kỉ niệm nhẹ nhàng sâu lắng mà tác giả nhớ mãi. Vậy những kỉ niệm ấy được tác giả thể hiện cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản trong phần phân tích.
II. Phân tích
1. Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
(20')
?Tb
- Đọc đoạn đầu của văn bản, từ đầu đến “lướt ngang trên ngọn núi”. Cho biết nội dung của đoạn văn vừa đọc?
a) Khơi nguồn kỉ niệm và cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường cùng mẹ tới trường. 
?Tb
* Nỗi nhớ buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi được khơi nguồn từ những chi tiết, hình ảnh nào?
- Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
- [...] những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
 - [...] mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường [...] lòng tôi lại tưng bừng, rộn rã.
?Kh
* Cách diễn đạt của tác giả trong đoạn văn trên có gì đặc sắc? Phân tích để thấy được dụng của cách diễn đạt đó?
HS
- Tác giả dùng 4 từ láy để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. Đó chính là cảm xúc háo hức, rộn ràng, xốn xang.
- Sử dụng hình ảnh so sánh để miêu tả tình cảm đẹp trong sáng: "những cảm giác trong sáng... như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Š So sánh giữa cái trừu tượng (cảm giác) với cái cụ thể (cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng) làm cho câu văn nhẹ nhàng bay bổng đậm chất trữ tình. So sánh như vậy giúp chúng ta thấy được những cảm giác trong sáng của nhân vật “tôi” là một thế giới đầy ắp những kỉ niệm đẹp. Con người với những tâm tư tình cảm đẹp đẽ trong sáng của buổi tựu trường đầu tiên đã nảy nở biết bao ý nghĩ, tình cảm xao xuyến mới lạ suốt đời không thể nào quên.
?Kh
* Vì sao những chi tiết trên lại khơi nguồn cho những kỉ niệm của nhân vật “tôi” ?
- Vì đó là những hình ảnh quen thuộc tiêu biểu của ngày khai tường. Năm nào cũng vậy, cứ vào cuối thu (đầu tháng 9) tiết trời se lạnh, cây cối bâng khuâng vào mùa thay lá, các em nhỏ lại nô nức đi đón ngày tựu trường. Tác giả đã rất khéo léo lựa chọn những chi tiết gợi nhớ từ hiện tại nhớ về dĩ vãng, từ mùa thu trong hiện tại tác giả lại nhớ về mùa thu đầu tiên được cùng mẹ đến trường.
?Tb
Qua cách diễn đạt của tác giả đã giúp em hiểu được gì về tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nhớ lại buổi tựu trường đầu tiên?
- Mỗi khi nhớ lại buổi tựu trường đầu tiên, nhân vật tôi luôn mang trong mình những cảm xúc trong sáng, rộn ràng, xao xuyến. Chuyện xảy ra đã từ lâu mà như vừa mới xảy ra hôm qua, hôm kia ...
GV
- Từ cảm xúc rộn ràng, xao xuyến ấy, tác giả đã hồi tưởng lại toàn bộ những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên. Vậy những kỉ niệm đó là gì? Cô mời một em đọc lại đoạn văn từ “Buổi mai hôm ấy” đến “lướt ngang trên ngọn núi”. 
?Tb
* Tìm những chi tiết, hình ảnh diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ trên đường đến trường?(hình ảnh con đường, cảnh vật xung quanh, thái độ, hình ảnh của nhân vật tôi)
HS
- Buổi mai hôm ấy[...] đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. 
 - Con đường này tôi đã quen[...] nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
?Kh
* Em có nhận xét gì về giọng điệu cũng như cách miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi qua những chi tiết trên? Cách diễn đạt đó có tác dụng gì?
- Giọng kể rất nhẹ nhàng, tràn đầy cảm xúc, kết hợp với những yếu tố miêu tả.
- Cách diễn đạt này cho ta cảm nhận được phần nào cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Đó là cảm xúc trong sáng, mới lạ; cách nhìn nhận mọi sự vật sung quanh bắt đầu có sự thay đổi. 
?Kh
Vì sao nh/vật “tôi” lại có tâm trạng và cảm giác như vậy?
HS
- Con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên nhân vật tôi tự nhiên thấy lạ, thấy tất cả đều thay đổi. Cảm giác có được là bởi câu bé tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình, đó là “Hôm nay tôi đi học”. Lần đầu tiên cậu bé được đến trường, được bước vào một thế giới mới lạ, được tập làm người lớn. Bởi vậy con đường rất đỗi thân quen cũng trở nên khác lạ. Không chỉ là cảm giác trước con đường mà với tất thảy cảnh vật xq cũng đều thay đổi. thực tế không phải như vậy mà sự thay đổi ở đây diễn ra trong đôi mắt nhìn, trong tâm trạng háo hức và hồi hộp của cậu bé lần đầu tiên được đến trường. Trong lòng cậu đương có sự thay đổi lớn nên mọi thứ xq cậu cũng thay đổi theo.
?Tb
* Những chi tiết nào trong suy nghĩ, hành động và lời nói của cậu bé khiến em chú ý?
- [...] tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn[...] thấy mấy cậu nhỏ... trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. 
 - Hai quyển vở trên tay đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất.
 - [...] Tôi có ngay ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
 Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làm mây lướt ngang trên ngọn núi.
?Giỏi
* Cách sử dụng từ ngữ và biện pháp nghệ thuật qua những chi tiết trên có gì đ ... :17/8/2010 
Ngày dạy:21/8/2010 
Dạy lớp: 8B
Tiết 4: Tập làm văn: 
TÍNH THỐNG THẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
1. Mục tiêu bài dạy:
 a) Kiến thức: Giúp hs:
 - Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
 - Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
 b) Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
 c) Thái độ:
 - Giáo dục cho học sinh viết một văn bản đảm bảo tính thống thất về chủ đề, sắp sếp các phần cho văn bản nổi bật ý kiến, cảm súc của mình.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a) GV : n.cứu tài liệu + sgk + sgv + soạn giáo án.
 b) HS : Học bài cũ + chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy: 
 *) Ổn định: Sĩ số 8B:
 a) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của hs
 b) Bài mới: Để nắm được khái niệm về chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản, biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Đó là nd bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
?Kh
 ?Kh
?Kh
?Kh
 GV
?Tb
?Kh
 GV
 GV
?Kh
?Tb
?Kh
?Tb
GV
?Tb
 ?Kh
HS
?BT1
HS
? HS
?HS
?HS
 ?HS
?HS
 HS
HS
?BT3
- HS đọc lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
Văn bản nói về chuyện đang xảy ra (hiện tại) hay đã xảy ra (quá khứ) ? Vì sao?
- Truyện ngắn nói về chuyện đã xảy ra trong quá khứ, đó là những hồi tưởng của tg về ngày đầu tiên đi học.
Tg đã nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong ngày đầu tiên đi học?
- Những kỉ niệm được tg nhớ lại trong ngày tựu trường đầu tiên:
+ Được mẹ dẫn đi học.
+ Khi đứng trước sân trường nhìn mọi người, các bạn và ngôi trường.
+ Ông đốc gọi tên mình và xếp hàng vào lớp.
+ Ngồi vào chỗ của mình, học bài học đầu tiên.
Những kỉ niệm đó gợi lên những cảm giác ntn trong lòng tg? (Sự hồi tưởng đó gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tg?)
Gợi những cảm giác náo nức nôn nao, trong sáng, tưng bừng và rộn rã trong lòng tg đó là những ấn tượng tốt đẹp (cảm giác mới lạ, hồi hộp, ngỡ ngàng) về buổi tựu trường đầu tiên trong đời không bao giờ phai mờ trong kí ức, nó in sâu trong tâm trí mỗi con người làm cho người ta xúc động mỗi khi hồi tưởng về nó.
Nội dung trả lời các câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản “ Tôi đi học” Em hãy phát biểu chủ đề của văn bản ấy trong một câu? 
 - Chủ đề của vb’ “Tôi đi học”: là nhớ và kể lại buổi đến trường đầu tiên thời thơ ấu, tg nêu lên suy nghĩ và cảm xúc của mình trong buổi tựu trường đó.
- Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên thời thơ ấu của tác giả cùng những suy nghĩ cảm xúc của mình về buổi tựu trường đó là đối tượng là vđ chính mà toàn bộ vb’ “Tôi đi học” tập trung biểu đạt làm rõ.
Qua đó em hiểu chủ đề của văn bản là gì?
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. Các em đã học vb’ “Bánh trôi nước”. Theo em vb’ này là gì?
VB’ đề cập đến h /ảnh người phụ nữ mặc dù cuộc đời gặp nhiều ngang trái nhưng vẫn vượt lên giữ trọn phẩm chất trong trắng của mình. 
- Tóm lại chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. Đối tượng mà văn bản biểu đạt có thể là có thật, có thể là tưởng tượng, có thể là người, vật, hay 1 vấn đề nào đấy. Chủ đề của văn bản còn là vấn đề chủ yếu, tư tưởng xuyên suốt văn bản, cho nên chủ đề có nội dung bao quát hơn đề tài. Chủ đề trong văn nghị luận là 1 tư tưởng, là quan niệm của người viết đối với vấn đề đang được bàn bạc.
- Trong văn bản chủ đề cần được thể hiện như thế nào? mời chúng ta cùng tìm hiểu phần thứ hai =>
Căn cứ vào đâu mà em biết được văn bản “Tôi đi học” nói về những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
- Căn cứ vào nhan đề vb "tôi đi học” cho phép dự đoán văn bản nói về chuyện “Tôi đi học”
- Đó là những kỉ niệm về buổi đầu tiên đi học của tôi, nên đại từ “tôi”, các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong bài: Trao sách vở, ôm sách vở, bút, thước, học trò, sắp hàng vào lớp, phấn, bảng đen, đánh vần.
- Các câu văn nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
+ Hôm nay tôi đi học.
+ Hằng năm cứ vào cuối thu... lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy.
+ Hai quyển vở mới ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.
Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trương đầu tiên. Điều đó đã biểu hiện tính thống nhất về nd và thống nhất về chủ đề của VB’
Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời?
+ Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng 1 quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu trải xuống đất....
- Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời.
+ Hằng năm cứ vào cuối thu .... lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi...
+ ... lòng tôi lại rộn ràng náo nức.
 Tìm các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng với mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp?
- Các từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”.
+ Khi cùng mẹ tới trường con đường quen bỗng thấy lạ, cảnh vật chung quanh đều thay đổi.
+ Khi cùng các bạn đi vào lớp, cảm thấy xa mẹ. Trước đây có thể đi chơi cả ngày cũng không thấy xa mẹ, xa nhà chút nào hết. Giờ đây mới bước vào lớp 1 đã thấy xa mẹ, nhớ nhà.
 - Các chi tiết, các phương tiện ngôn ngữ trong văn bản đều tập trung khắc họa, tô đậm tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Đó chính là tính liên kết nd, liên kết hình thức và bộc lộ tính chủ đề của văn bản.
Từ việc phân tích trên em hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản nh thế nào?
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là 1 trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản, phân biệt văn bản với những câu hỗn độn, với những chuỗi bất thường về nghĩa. Đặc trưng này của văn bản liên hệ mật thiết với tính mạch lạc, tính liên kết.
- Một văn bản không mạch lạc và không có tính liên kết là văn bản không bảo đảm tính thống nhất về chủ đề. Mặt khác, chính đặc trưng thống nhất về chủ đề làm cho văn bản mạch lạc và liên kết chặt chẽ hơn.
 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện ở những phương diện nào?
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện ở hai phương diện: Nội dung và hình thức.
+ Về nội dung: mọi văn bản, mọi chi tiết trong văn bản đều tập trung làm nổi bật chủ đề của văn bản. 
+ Về hình thức: Thể hiện qua nhan đề, sự sắp xếp các phần mục, về việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ... góp phần quan trọng tạo nên sự thống nhất đó. 
 Làm thế nào để có thể viết 1 văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề?
- Để viết hoặc hiểu 1 văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ theo chốt thường lặp đi, lặp lại.
Đọc ghi nhớ (SGK,T.12)
Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản sau theo nững yêu cầu bên dưới?
Đọc văn bản "Rừng cọ quê tôi"
Hãy cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và về vấn đề gì?
a. Văn bản trên viết về rừng cọ quê tôi và sự gắn bó giữa người dân sông Thao với rừng cọ.
Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự như thế nào?
 - Thứ tự trình bày: miêu tả cánh rừng cọ trước, sau đó mới nói đến sự gắn bó giữa con người và rừng cọ. Đó là 1 thứ tự hợp lí, không thể thay đổi được (Phải biết rừng cọ như thế nào thì mới thấy được sự gắn bó).
Nêu chủ đề của văn bản trên?
b. Chủ đề của văn bản là: Tình cảm gắn bó với rừng cọ quê hương. 
Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, ừ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của ngời dân. Hãy chứng minh?
c. Chứng minh chủ đề ấy được thể hiện trong văn bản:
 + Đoạn 1. giới thiệu rừng cọ quê tôi.
 + Đoạn 2. Miêu tả hình ảnh cây cọ.
 + Đoạn 3, 4. Tác dụng của cây cọ và tình cảm gắn bó giữa người dân sông Thao với cây cọ: cha làm chổi, mẹ đựng hạt giống, chị đan nón, trẻ chăn trâu nhặt những trái cọ rơi,...
 + Đoạn cuối. Khẳng định sự gắn bó giữa người Sông Thao với rừng cọ quê hương.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao”
Tìm các từ ngữ, các câu cơ bản thể hiện chủ đề của văn bản?
d. - Các từ ngữ thể hiện chủ đề của văn bản như “cọ” (được lặp lại nhiều lần: rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nón lá cọ, làn cọ ...) gắn bó, Cơm nắm lá cọ, là người sông Thao...
 - Các câu thể hiện chủ đề của văn bản: Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ; người dân sông Thao đi đâu cũng nhớ về rừng cọ mình.
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.14)
- Thảo luận theo bàn => trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung):
 Các ý sẽ làm cho bài viết lạc đề làm cho văn bản không đảm bảo tính thống nhất là: ý (b) và ý (d)
 + Ý b: Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.
 + Ý d: Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.
Bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý thật sát với yêu cầu của đề bài?
- Những ý lạc chủ đề: (c) và (g)
- Những ý hợp với chủ đề nhưng do cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề: (b) và (e).
Sau đây là 1 phương án có thể chấp nhận được:
a. Cứ mùa thu về, mỗi lần các em nhỏ núp mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.
b. Cảm thấy con đường “thường đi lại lắm lần” từ nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi.
c. Muốn cố gắng tự mang sách vở như một học trò thực sự.
d. Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi.
e. Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới. 
I. Chủ đề của văn bản (10’)
1. Ví dụ :
- Văn bản: Tôi đi học (sgk)
2. Bài học:
* Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
(14’)
1. Ví dụ: Văn bản “Tôi đi học”
2. Bài học:
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
 - Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi, lặp lại.
* Ghi nhớ: (sgk-tr12)
III. Luyện tập: (20’)
1. Bài 1:
 Văn bản “Rừng cọ quê tôi”
2. Bài 2: (sgk-tr.14)
3. Bài 3: (sgk-tr14)
 c) Củng cố, luyện tập. (2’)
 ? Để viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề ta phải làm như thế nào ?
 Hs Dựa vào phần ghi nhớ để trả lời
 d) Hướng dẫn học ở nhà (1’)
 - Học thuộc ghi nhớ trong sgk, hoàn thành các bài tập.
 - Soạn bài: Trong lòng mẹ theo hướng dẫn tìm hiểu trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc