Bài giảng Chương trình bồi dưỡng HS giỏi Văn 8

Bài giảng Chương trình bồi dưỡng HS giỏi Văn 8

BUỔI 1,2 ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

 LUYỆN TẬP LÀM BÀI TẬP VỀ PHÉP TU TỪ

I.ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

So sánh: Là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

- Có 2 kiểu so sánh:

+So sánh ngang bằng: như, là, giống như.

+So sánh không ngang bằng: chẳng bằng, hơn, kém.

Nhân hoá: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ,.bằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,.trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.

- Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp:

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt,cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau,.

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

 

doc 32 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chương trình bồi dưỡng HS giỏi Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình bồi dưỡng HS giỏi văn 8
Buổi
Bài dạy
Ôn tập các biện pháp tu từ
Luyện tập làm bài tập về phép tu từ
Ôn tập các biện pháp tu từ
Luyện tập làm bài tập về phép tu từ
Truyện kí VN hiện đại
Truyện kí VN hiện đại
Ôn tập văn tự sự- Tập viết đoạn văn tự sự.
Làm bài viết về văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm
Ôn tập văn thuyết minh
Thuyết minh về một tác phẩm văn học
 Viết bài văn thuyết minh
Nam Cao và tp Lão Hạc
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Ôn tập văn thơ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
Kiểm tra 
Ôn tập chùm thơ Mới
Một số bài thơ của Hồ Chí Minh- tập viết đoạn văn cảm thụ văn học
Luyện tập viết bài văn cảm thụ văn học 
Ôn tập về câu; dấu câu- Luyện tập về tác dụng nghệ thuật của dấu câu
 Ôn tập tiếng Việt: Bài tập tu từ từ vựng
Viết đoạn văn cảm thụ văn học
Ôn tập chùm thơ văn yêu nước và cách mạng
Ôn tập chùm thơ văn yêu nước và cách mạng
 Ôn tập tiếng Việt: Bài tập tu từ từ vựng
 Viết đoạn văn cảm thụ văn học
Kiểm tra tổng hợp
Buổi 1,2 Ôn tập các biện pháp tu từ
 Luyện tập làm bài tập về phép tu từ
I.Ôn tập các biện pháp tu từ
So sánh: Là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Có 2 kiểu so sánh:
+So sánh ngang bằng: như, là, giống như...
+So sánh không ngang bằng: chẳng bằng, hơn, kém...
Nhân hoá: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ,...bằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt,cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau,... 
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
ẩn dụ:
- ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
-ẩn dụ còn gọi là so sánh ngầm.
- Các kiểu ẩn dụ: 
+ ẩn dụ hình thức
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
+ ẩn dụ cách thức:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
+ ẩn dụ phẩm chất 
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
 Hoán dụ:
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng , khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu hoán dụ:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
- Đầu xanh có tội tình gì?
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
( Nguyễn Du)
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Cả làng quê đường phố
Cả lớn nhỏ gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi
(Thanh Hải)
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Tố Hữu)
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng
Nói giảm nói tránh: Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề , tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến)
Nói quá: Là một biện pháp tu từ phóng đại quy mô , tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Cái cụ Bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn, mời hắn vào nhà.
(Nam Cao)
Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
-Các dạng điệp ngữ: 
Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ cách quãng
Điệp ngữ vòng (chuyển tiếp)
Chơi chữ: Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ,...làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Bà già đi chợ Cầu Đông
 ....răng chẳng còn.
II. Luyện tập làm bài tập về phép tu từ
Chỉ ra phép tu từ và t/d của phép tu từ trong các câu sau:
Câu 1: Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi dánh giặc mười năm
 Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
(Tố Hữu)
Đoạn thơ diễn tả tình yêu thương mẹ của anh Vệ quốc quân. Tác giả sử dụng phép tu từ so sánh. Từ so sánh là “chưa bằng”. Những nỗi vất vả gian lao mà người chiến sĩ Vệ quốc quân phải chịu đựng trong những ngày kháng chiến chống Pháp ( đi trăm núi ngàn khe, đi đánh giặc mười năm) chưa thấm gì so với người mẹ. Người chiến sĩ Vệ quốc quân hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ. Cách so sánh cho thấy rõ hơn tấm lòng yêu thương mẹ của anh.
Câu 2: Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
( Tế Hanh)
T/g sử dụng phép nhân hoá và so sánh. T/g so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng. Cánh buồm là h/ả thực được so sánh với cái trừu tượng vô hình mảnh hồn làng. Cánh buồm là quê hương, quê hương cũng chính là cánh buồm. H/ả cánh buồm làm nên bản sắc quê hương của một làng chài.
- Bẳn sắc quê hương càng sống động nhờ cách nói nhân hoá cánh buồm rướn thân trắng. Rướn thân trắng là h/ả đẹp. Nó mang bóng dáng những người dân chài cần cù, phấn đấu không ngừng nghỉ.
Câu 3: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
(Hồ Chí Minh)
T/g sử dụng phép tu từ nhân hoá. Trăng được nhân hoá như con người qua từ “nhòm” ,”ngắm”. Trăng đã trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của người tù. Trăng và Người lặng lẽ ngắm nhau trong cuộc hội ngộ đầy bất ngờ, qua đó thể hiện tâm hồn khoáng đạt nhạy cảm tinh tế và tình yêu thiên nhiên đằm thắm thiết tha của Bác.
Câu 4: Trưa về trời rộng bao la
áo xanh sông mặc như là mới may
(Nguyễn Trọng Tạo)
T/g sử dụng phép nhân hoá “áo xanh sông mặc” và so sánh sông như con người mặc áo mới “như là mới may”. Hai câu thơ tả cảnh dòng sông vào thời điểm ban trưa với nắng trời trong xanh. Nghệ thuật so sánh và nhân hoá giúp người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp của dòng sông, một vẻ đẹp lấp lánh sáng ngời, lộng lẫy như con người được mặc áo mới.
Câu 5 Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
 (Tế Hanh)
Tác giả dùng phép tu từ ẩn dụ (nước gương trong) nhân hoá ( hàng tre soi tóc) và so sánh (Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè) để gợi tả vẻ đẹp của dòng sông quê có làn nước trong xanh , đồng thời thể hiện tình cảm tự hào ,yêu mến con sông quê hương của Tế Hanh.
Câu 6 Anh đội viên mơ màng
 Như nằm trong giấc mộng
 Bóng Bác cao lồng lộng
 ấm hơn ngọn lửa hồng
(Minh Huệ)
Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh (bóng Bác cao lồng lộng-ấm hơn ngọn lửa hồng) để diễn tả niềm hạnh phúc của anh đội viên khi được Bác chăm sóc.Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng mơ màng vừa lớn lao vĩ đại (cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
Câu 7 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
(Hồ Chí Minh)
T/g sử dụng phép so sánh (tiếng suối với tiếng hát). Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống, trẻ trung.
Câu 8 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
(Tế Hanh)
T/g sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (từ vị giác sang thính giác) để làm nổi bật tình cảm quê hương in đậm trong nỗi nhớ, trong cảm giác. Sau một chuyến ra khơi đánh cá trở về, con thuyền mỏi mệt nằm ngủ im lìm trên bến. Chất muối mặn mòi của biển cứ thấm dần vào lớp gỗ, lớp vỏ mà con thuyền ‘nghe” được.Đó cũng là cái chất đậm đà của quê hương mà t/g cảm nhận được khi xa quê.
Câu 9: Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
(Nguyễn Trãi)
Tác giả sử dụng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 10: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
T/g sử dụng biện pháp điệp từ ngữ và nhân hoá. Những từ tre, giữ, anh hùng được lặp đi lặp lại nhiều lần và t/g cũng nhân hoá tre, coi tre như một con người, một công dân xả thân vì quê hương đất nước.Tre có mặt khắp nơi xông pha tung hoành trong khói lửa: chống lại sắt thép quân thù, xung phong vào xe tăng đai bác, giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.Tre mang bao phẩm chất cao quý của con người VN. Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ.Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Vn anh hùng.
 Ngoài tác dụng tạo sự nhịp nhàng cho câu văn, biện pháp điệp từ ngữ còn có t/d nhấn mạnh đến h/ả cây tre với những chiến công của nó. Biện pháp nhân hoá làm cho h/ả cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn.
Câu 11: Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?
(Vũ Quần Phương, áo đỏ)
Các từ (áo) đỏ, (cây)xanh, (ánh )hồng; ánh (hồng), lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa. Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm ngất ngây (đén mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc ( cây xanh như cũng ánh theo hồng). Nhờ nghệ thuật dùng từ , bài thơ đã xây dựng được một h/ả gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
Câu 12:PT giá trị sử dụng nghệ thuật ngôn từ trong việc biểu đạt nội dung câu thơ sau:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Buổi 3,4 Truyện kí Việt nam hiện đại	
(Văn học hiện thực 1930-1945)
Bài 1: Văn bản Tôi đi học
Thanh Tịnh –
I/ Một vài nét về tác giả - Tác phẩm
II/ Phân tích tác phẩm
1. Tác giả.
- Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký....nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn
Truyện ngắn của ông trong trẻo mà êm dịu. Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị man mác  ... úc trước những điều mình nói ( viết) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
Câu 3: Nêu vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận? Khi đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn nghị luận cần chú ý những gì?
- Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh hơn.
Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
II.Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm,tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
Diễn đạt các LĐ sau thành những đoạn văn nghị luận.
a) Lão Hạc là người cha rất mực thương con
-Lão khổ tâm vì không có tiền cưới vợ cho con, để con phẫn chí bỏ làng vào tận Nam Kì kiếm sống.
-Lão Hạc thương con nên yêu quý và chăm sóc con chó Vàng của con để lại.
- Vì túng quẫn phải bán đi con chó Vàng nên lão Hạc rất đau lòng.
-Lão Hạc quyết chết để không tiêu phạm vào số tiền để dành cho con.
b) Đọc sách là công việc rất cần thiết với con người.
- Đọc sách để tiếp thu tinh hoa văn hoá từ xưa để lại
- Đọc sách để có vốn hiểu biết về cuộc sống và con người
- Đọc sách để có thể kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.
Buổi 12 Viết bài văn nghị luận
Ôn tập tiếng Việt: lựa chọn trật tự từ trong câu
I. Viết bài văn nghị luận
Đề bài: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pắc bó của tác giả Hồ Chí Minh
1) MB: - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ và khái quát giá trị nội dung của bài
2) TB: 
Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác (3 câu đầu)
Không gian bó hẹp: hang và suối, quy luật làm việc đều đặn nhịp nhàng
Nhịp thơ chậm rãi khoan thai thể hiện tâm trạng thanh thản làm chủ được cuộc sống của Bác. Nếp sống an nhiên tự tại , phong thái ung dung phản ánh bản chất tốt đẹp của Bác Hồ.
Sinh hoạt vật chất thiếu thốn, kham khổ nhưng với tinh thần lạc quan Bác đã chuyển hoá sự thiếu thốn thành dư thừa, sung túc.
ĐK làm việc quá sơ sài: Bàn đá chông chênh. Chông chênh là từ láy vừa có tác dụng tả thực vừa có hàm ý tượng trưng cho tình thế cách mạng của nước ta và thế giới lúc bấy giờ.
Bác đã dùng bàn đá làm một công việc trọng đại: dịch sử đảng
Cảm xúc của Bác Hồ:
Niềm vui, niềm tự hào thể hiện rõ qua từ ngữ tiết tấu âm hưởng thơ
Mọi gian nan thiếu thốn dường như tan biến trước thái độ lạc quan tích cực của Bác. Điều thú vị là sự nghèo nà về mặt vật chất đã được Bác biến thành sự giàu sang về mặt tinh thần.
- Từ sang toả sáng bài thơ và kết tinh vẻ đẹp nội dung tư tưởng của bài.
KB:Cảm nghĩ về bài thơ
Lòng kính yêu lãnh tụ
II.Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói, người viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Trật tự từ trong câu có thể:
+Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt đoọng, trình tự quan sát của người nói)
+ Nhấn mạnh h/a, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
+Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
Bài tập: Chỉ ra tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong các câu in đậm sau:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
a) Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
b) Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo
Buổi 13 Viết bài văn nghị luận
 Luyện tập làm bài văn cảm thụ văn học
I. Viết bài văn nghị luận
Đề bài: Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
1) MB: - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ và khái quát giá trị nội dung của bài
2) TB: 
* Câu mở đầu: Là nhận xét cảm tưởng chung của Bác Hồ về chuyện đi đường, được đúc kết từ những chuyến đi thực tế cực kì khó khăn mà Bác đã phải trải qua. NHịp thơ 2/2/3, âm điệu sâu lắng như sự suy ngẫm, rút ra quy luật
* Câu 2: Tác giả cụ thể hoá những gian nan trên đưòng đi: núi cao nối tiếp núi cao, trùng trùng điệp điệp, tưởng như vô tận
- Núi cao vực thẳm đèo dốc như thách thức con người cố làm cho con người nhụt chí ngã lòng
* Câu 3:Thấp thoáng bóng dáng của côn người qua động từ lên đến
Điểm sáng điểm động của bức tranh núi non trập trùng ấy lại chính là h/a của con người nhỏ bé nhưng có sức mạnh nghị lực và ý chí phi thường, vượt qua tất cả và đã đứng trên đỉnh núi cao nhất
- Đây là đoạn đường gian nan nhất nhưng cũng là lúc con người lên đến đỉnh cao nhất, đỉnh cao thắng lợi.
* Câu cuối Mọi gian lao vất vả trên đường đi đã lùi lại phía sau, phần thưởng tinh thần lớn lao vô giá đã mở ra trước mắt: đó là cả vũ trụ bao la. Trên đầu là bầu trười bao la khoáng đạt, dưới là muôn trùng nước non đẹp tựa gấm hoa.
- Nghĩa hàm ẩn: Con đường cách mạng cũng giống như việc đi đường núi.
3) KB:Cảm nghĩ về bài thơ
Lòng kính yêu lãnh tụ
II.Luyện tập làm bài văn cảm thụ văn học.
Yêu cầu:
Nêu xuất xứ của câu (đoạn) thơ
 Nêu khái quát giá trị nội dung 
 Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật trong câu (đoạn) thơ
Viết thành ĐV
Bài tập: Phân tích cái hay cái đẹp của những câu sau:
a) Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
(Vũ Đình Liên)
b) Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa buị bay
(Vũ Đình Liên)
C) Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
( Tế Hanh)
HD: Phấn a: Nghệ thuật nhân hoá để miêu tả tình cảnh ế khác của ông đồ
b) Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để miêu tả tình cảnh đáng thương của ông đồ: ông đã hoàn toàn bị người đời quên lãng
c) Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để thấy được tình yêu quê hương sâu nặng của Tế Hanh
Buổi 14 Viết bài văn nghị luận
 Luyện tập làm bài văn cảm thụ văn học
I. Viết bài văn nghị luận
Đè bài: Em hãy giói thiệu về Nguyễn Trãi và phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta
a) MB: 
- Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc văn võ song toàn.
- Tên tuổi của Nguyễn Trãi gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược
- Sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi để lại cho đời rất lớn, được sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm.
-Ông được tôn vinh là anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới.
b) TB:
- Đoạn trích Nước đại Việt ta là phần đàu bài Bình Ngô đại cáo. Bài được ra đời năm 1482, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược giành thắng lợi hoàn toàn
- Nội dung đoạn trích là lời tuyên ngôn hùng hồn về chủ quyền dân tộc
-Tư tưởng cốt lõi của cuộc k/n Lam Sơn là tư tưởng nhân nghĩa
+Yên dân 
+ Trừ bạo
+ Việc yên dân phải gắn với yêu nước chống xâm lược
- Khẳng định chân lí chủ quyền của quốc gia Đại Việt trên 5 yếu tố:
+ Nền văn hiến lâu đời
+Cương vực lãnh thổ riêng
+ Phong tục tập quán riêng
+ Chế độ riêng
+ Lịch sử riêng
- Khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa
3) KB: Bài Bình Ngô đại cáo là đỉnh cao sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi, được coi là áng thiên cổ hùng văn của nước nhà và là bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc
II. Luyện tập làm bài cảm thụ văn học
Bài tập: Phân tích cái hay cái đẹp của những câu sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
- Nghệ thuụât so sánh và nhân hoá
Buổi 15 Ôn tập tiếng Việt: Bài tập tu từ từ vựng
Viết đoạn văn cảm thụ văn học
I. Bài tập tu từ từ vựng
Bài tập: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau
 Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
T/g sử dụng biện pháp điệp từ ngữ và nhân hoá. Những từ tre, giữ, anh hùng được lặp đi lặp lại nhiều lần và t/g cũng nhân hoá tre, coi tre như một con người, một công dân xả thân vì quê hương đất nước.Tre có mặt khắp nơi xông pha tung hoành trong khói lửa: chống lại sắt thép quân thù, xung phong vào xe tăng đai bác, giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.Tre mang bao phẩm chất cao quý của con người VN. Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ.Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Vn anh hùng.
 Ngoài tác dụng tạo sự nhịp nhàng cho câu văn, biện pháp điệp từ ngữ còn có t/d nhấn mạnh đến h/ả cây tre với những chiến công của nó. Biện pháp nhân hoá làm cho h/ả cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn.
II. Viết đoạn văn cảm thụ văn học
BT1:Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hai câu sau:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
( Nguyễn Trãi)
-HD:
- ĐV nêu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
+ Yên dân: làm cho dân được ấm no hạnh phúc
+ điếu phạt: thương dân mà phạt kẻ có tội
- Đặt trong hoàn cảnh của bài Bình Ngô đại cáo, đội quân thương dân là nghĩa quân Lam Sơn, kẻ có tội là giặc minh xâm lược, trừ bạo là đánh đổi giặc xâm lược ra khỏi đất nước.
- Có như vậy mới thực hiện được mục đích cao cả là yên dân
BT2:
Chỉ ra phép tu từ và phân tích tác dụng của phép tu từ ấy trong đoạn văn sau:
 “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đàm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
( Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
Buổi 16 Kiểm tra tổng hợp
Câu 1:Hãy chỉ ra những nét chung và riêng trong chùm thơ Hồ chí Minh em đã học ở lớp 8. Em có cảm nhận gì về con người của Bác qua những bài thơ này.
Câu 2 (7đ):Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “ Thơ Bác đầy trăng”. Qua một số bài thơ của Bác, em hãy chứng minh nhận xét trên.
Buổi
Bài dạy
- Ôn tập các biện pháp tu từ
- Luyện tập làm bài tập về phép tu từ
- Luyện tập làm bài văn cảm thụ văn học
- Ôn tập văn thuyết minh
- Thuyết minh về một tác phẩm văn học
- Viết bài văn thuyết minh
- Ôn tập văn học đầu thế kỉ XX
- Ôn tập về câu
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Một số bài thơ của Hồ Chí Minh
- Luyện tập làm bài văn cảm thụ văn học
- Ôn tập văn nghị luận
- Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong văn nghị luận
- Viết bài văn nghị luận
- Ôn tập tiếng Việt: lựa chọn trật tự từ trong câu
- Viết bài văn nghị luận
- Luyện tập làm bài văn cảm thụ văn học
- Luyện tập viết bài văn nghị luận
- Luyện tập làm bài văn cảm thụ văn học
- Ôn tập tiếng Việt: Bài tập tu từ từ vựng
- Viết đoạn văn cảm thụ văn học
- Kiểm tra tổng hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docHSgioi8.doc