Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 13 đến tuần 15

Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 13 đến tuần 15

Tiết 49 Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh:

 - Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại”

 - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

 - Giúp học sinh có khả năng tự kiểm tra bài viết của mình.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: soạn bài, tư liệu tham khảo

- Học sinh: Soạn bài ở nhà

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con nguời?

2. Bài mới: Chính sách DSKHGĐ từ lâu đã trở thành một quốc sách hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nước ta. Bởi vì, từ lâu, chúng ta đã và đang cố tìm mọi cách để giải bài toán hóc búa- bài toán dân số. Vậy thực chất bài toán đó ntn?

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 13 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Ngày soạn:.././2010
Ngày dạy:.../../2010 
Tiết 49 Văn bản: Bài toán dân số
I. Mục tiêu cần đạt	 
 Giúp học sinh:
 - nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại”
 - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết. 
 - Giúp học sinh có khả năng tự kiểm tra bài viết của mình.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài, tư liệu tham khảo
- Học sinh: Soạn bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con nguời?
2. Bài mới: Chính sách DSKHGĐ từ lâu đã trở thành một quốc sách hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nước ta. Bởi vì, từ lâu, chúng ta đã và đang cố tìm mọi cách để giải bài toán hóc búa- bài toán dân số. Vậy thực chất bài toán đó ntn?
Hoạt động của gv và hs
Nội dung bài học
Bài viết nàynguyên là của tác giả Thái An, tên đầy đủ là Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Khi biên soạn người ta đã lược bớt cho phù hợp với yêu cầu của SGK trong nhà trường
- Chàng A đam và nàng Ê- va: theo kinh thánh của đạo Thiên chúa đó là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa tạo ra và sai xuống trần gian để hình thành và phát triển loài người.
- Tồn tại hay không tồn tại: câu nói nổi tiếng của NV Hăm- let trong bi kịch Hăm -let của Sếch- spia
 HS: quan sát SGK
Bài văn có thể chia làm mấy phần? ND của mỗi phần?
Yêu cầu giọng rõ ràng, chú ý các câu cảm, những con số, những từ phiên âm
Vấn đề chính được đặt ra trong VB là gì?
Em hiểu thế nào là dân số?
Là toàn bộ số người sinh sống trong phạm vi một quốc gia, một châu lục hoặc toàn cầu.
Bài toán DS thực chất là VĐ DSKHHGĐ
Tác giả nêu vấn đề bằng cách nào?
Nghĩa là chợt nhận ra, hiểu ra bản chất của vấn đề(cách nói ẩn dụ)
Em có NX gì về cách diễn đạt ở phần mở bài?
Để làm rõ vấn đề ấy tác giả đã lập luận bằng những ý chính nào?
- ý 1: nêu bài toán cổ
- ý 2: So sánh sự gia tăng dân số với lượng thóc trong các ô bàn cờ
- ý 3: thực tế về khả năng sinh con của phụ nữ
Kể tóm tắt câu chuyện kén rể của nhà thông thái?
Chú thích 4 tr.131
Cứ như thế tính lên, con số sẽ tăng chóng mặt. Đến ô thứ 64 của bàn cờ thì số hạt thóc sẽ tăng đến mức tỉ tỉ...và tất nhiên, không có chàng trai nào, dù giàu có đến đâu có thể có nổi số thóc ấy.
Nhưng chủ ý của người viết đưa ra bài toán cổ nhằm mục đích gì?
Bài toán từ câu chuyện cổ trong Kinh thánh cho ta biết điều gì?
Em có nhận xét gì về tốc độ gia tăng DS thế giới?
Việc đưa câu chuyện này vào bài văn có ý nghĩa ntn?
Trong đoạn văn này tác giả đã đưa ra những số liệu nào? Có ý nghĩa gì?
ít như VN trung bình là 3,7; nhiều như Ru- an -đa là 8,1 và như thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có từ 1- 2 con là rất khó khăn
Sự gia tăng DS và sự phát triển đời sống XH có QH mật thiết. Hai yếu tố đó tác động lẫn nhau vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả.
Những con số trên nói lên điều gì?
Phần kết bài tác giả nêu lên những ý kiến gì?
Em hiểu thế nào về ý kiến đó?
Em có nhận xét gì về lời kêu gọi này?
Qua VB em nhận thức được những gì?
Theo em con đường tốt nhận để hạn chế gia tăng dân số là gì?
I. Giới thiệu chung
1. Giới thiệu chung về văn bản
- VB trích từ báo Giáo dục và thời đại Chủ nhật, số 28, năm 1995
- Là văn bản nhật dụng- kiểu VB nghị luận
2. Chú thích
3. Bố cục
- Mở bài: từ đầu...sáng mắt ra 
-> nêu vấn đề bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đặt ra từ thời cổ đại.
- Thân bài: tiếp...ô thứ 31 của bàn cờ
-> làm sáng tỏ tốc độ gia tăng dan số thế giới rất nhanh
- Kết bài: còn lại
-> kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu bài
a. Nêu vấn đề dân số
- Bài toán DS đã được đặt ra từ thời cổ đại
- Ban đầu tác giả không tin nhưng cuối cùng bỗng“sáng mắt ra”
=> cách nêu vấn đề tự nhiên, bất ngờ, lôi cuốn người đọc
b. Làm rõ vấn đề về dân số
* Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ
- Có một bàn cờ gồm 64 ô.
- Đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất- ô thứ hai đặt hai hạt thóc- các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi - tổng số thóc thu được có thể phủ kín bề mặt trái đất
-> đó là một bài toán cấp số nhân với công bội là hai
- > Câu chuyện gây tò mò, hấp dna người đọc và là tiền đề để so sánh với sự bùng nổ dân số.
* Bài toán dân số được tính toán từ một câu chuyện trong Kinh thánh
- Lúc đầu trái đất chỉ có hai người
- Nếu mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì đến năm 1995 dân là 5,63 tỉ người, tương đương ô thứ 30 của bàn cờ
-> DS thế giới cũng tăng theo cấp số nhân với công bội là 2
=> giúp người đọc hình dung tốc độ gia tăng nhanh chóng của DS thế giới.
* Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của người phụ nữ
- Đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ, để cho thấy: 
+ Người phụ nữ có khả năng sinh rất nhiều con
+ ở các nước chậm phát triển dân số lại gia tăng rất nhanh
+ Dự tính năm 2015 DS thế giới sẽ là hơn 7 tỉ người.
=> Sự gia tăng DS tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, tỉ lệ ngịch với sự phát triển kinh tế- văn hoá, đồng thời cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số luôn có thể xảy ra tong lịch sử nhân loại.
c. Kiến nghị về vấn đề dân số
- Nếu con người sinh sôi theo cấp số nhân thì đến lúc sẽ không còn đất để sống
- Muốn tồn tại con người phải hạn chế sự gia tăng dân số bằng việc thực hiện KHHGĐ
=> là lời kêu gọi khẩn thiết, vô cùng cấp bách
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
* Nội dung
* Nghệ thuật
2. Luyện tập
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được tốc độ gia tăng DSTG và hậu quả của nó
 - Thấy được những việc cần làm ngay để hạn chế sự gia tăng dân số
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
================
Ngày soạn:.././2010
Ngày dạy:.../../2010 
Tiết 50 : Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
I. Mục tiêu cần đạt	 
 Giúp học sinh:
 - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
 - Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài, bảng phụ chép văn bản có sử dụng hai loại dấu trên.
- Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Các vế trong câu ghép thường quan hệ với nhau theo những mối quan hệ ý nghĩa nào?
2. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung bài học
HS đọc VD
Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
Giải thích rõ “họ” là ai. Phần này thường giúp người đọc hiểu rõ hơn phần được chú thích nhưng nhiều khi còn có tác dụng nhấn mạnh.
TM về một loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi tên một con kênh, nhằm giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này
Bổ sung thêm về năm sinh, năm mất của nhà thơ và cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào
Hãy bỏ phần trong dấu ngoặc đơn của mỗi câu và cho nhận xét về ý nghĩa của các câu văn đó?Vì sao?
Nó không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu
Em rút ra kết luận gì về dấu ngoặc đơn?
Phần trong dấu ngoặc đơn có thể là một từ, một ngữ, một vế câu, hoặc cho một chuỗi câu trong ĐV, một con số hay một dấu câu khác thường như dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than, nói chung là bất cứ điều gì mà người viết muốn chú thích
Để đánh dấu các bộ phận chú thích trong câu người ta còn sử dụng loại dấu nào khác?(Dấu gạch ngang)
Công dụng của dấu gạch ngang và dấu ngặc đơn có nhiều điểm giống nhau nên theo thói quen, người dùng dấu này, người dùng dấu kia
Tuy vậy để sử dụng cho đúng chúng ta cần lưu ý:
- Khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ ở trước nó thì thường dùng dấu gạch ngang
- Nếu quan hệ đó không rõ thì thường dùng dấu ngoặc đơn
Cho biết các VD trên được trích từ những VB nào?
Dấu hai chấm được dùng trong các VD trên nhằm mục đích gì?
Đây là lời của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn
Khi báo trước lời đối thoại của nhân vật, dấu hai chấm được dùng cùng với dấu câu nào?
Lời của Thép Mới dẫn lại lời của người xưa
Khi đánh dấu lời dẫn trực tiếp dấu hai chấm được dùng kết hợp với dấu nào?
Giải thích lí do thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học.
Dấu hai chấm có những công dụng gì?
Quan sát câu văn sau:
Phong Nha gồm hai bộ phận: động khô và động nước
Có thể thay dấu hai chấm hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
- Có thể thay được. Khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng như vậy là đã biến phần trong dấu ngoặc đơn thành bộ phận không bắt buộc trong câu
Nếu viết lại là:
Phong Nha gồm: động khô và động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Vì sao?
- Không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì như vậy cụm từ động khô và động nước trở thành một bộ phận chính tạo nên nghĩa cơ bản của câu.
Vậy khi nào ta có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn?
Trong quá trình học văn, làm văn em đã sử dụng đúng các loại dấu câu theo công dụng của nó hay chưa?
- GV liên hệ ngay bài viết số 2
GV chia ba nhóm. mỗi nhóm làm một phần.
b. nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2.290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
c. Dấu ngoặc đơn được dùng ở hai vị trí:
+ Vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung(phần này có quan hệ lựa chọn với phần được chú thích(có phần này thì không có phần kia): người tạo lập VB hoặc là người nói hoặc là người viết. Cacghs dùng này thường gặp trong các đề thi.
+ ở vị trí 2: dấu ngoặc đơn đánh dấu phần thuyết minh(để làm rõ những phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì)
a. cho ý họ thách nặng quá
c. đủ màu là những màu nào
Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau được không?
- Có thể bỏ được vì ý nghĩa cơ bản của câu, đoạn văn không thay đổi
Trong đoạn văn này tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
- Tác giả dùng dấu hai chấm nhằm nhấn mạnh đặc điểm của TV
Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em được vào lớp năm. các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. các em đã nghe chưa. (các ưem đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.
I. Dấu ngoặc đơn
1. Ví dụ
- Ví dụ 1:
Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí”
-> Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích
- Ví dụ 2:
Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây(ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn với tỏi ớt ăn rất ngon)
-> Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần thuyết minh
- Ví dụ 3:
Lí Bạch(701-762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia ...  1908, ông bị TDP khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung kì nên bị bắt và đày ra Côn Đảo.
Đến tháng 6- 1910, nhờ sự can thiệp của Hội nhân quyền(Pháp), ông được tha và sau đó sang Pháp hoạt động. Năm 192, ông về nước và mất tại Sài Gòn.
- PCT là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Trong văn chính luận ông hùng biện đanh thép. Trong văn trữ tình thì thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ.
Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
Đầu năm 1908, ND Trung kì nổi dậy chống sưu thuế. PCT bị bắt, bị kết án chém và đày ra Côn Đảo(4/1908). Vài tháng sau nhiều thân sĩ yêu nước khắp Trung kì, Bắc kì cũng bị đày ra đây. Ngày đầu tiên, PCT đã ném một mảnh giấy vào khám của họ để an ủi, động viên: “đây là truờng học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy làm trai giữa thế kỉ XX này, không thể không nếm cho biết”
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
GV giải thích từ “đập đá”: Một hình thức lao động nặng nhọc ở Côn Đảo. Bọn cai ngục bắt các tù nhân vào núi khai thác đá, đập đá hộc, đá to thành những mảnh nhỏ để làm đường.
Nêu bố cục của bài thơ?
Hai câu thơ đầu tiên cho ta biết điều gì?
Theo quan niệm nhân sinh truyền thống, đã làm trai thì phải khác đời, phải có lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, phải làm nên những điều phi thường trong cuộc sống
Nguyễn Công Trứ đã viết: 
“Chí làm trai Nam, bắc, Tây, Đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”
Câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.
Hai câu tiếp theo cho ta biết gì về điều kiện và tính chất công việc?
Trong hai câu thực công việc đập đá được gợi tả cụ thể ntn?
 Một công việc làm bằng tay chân nặng nhọc, đầy gian khổ.
nhưng với hành động dũng mãnh đó thì việc đập đá còn mang một ý nghĩa khác.
Theo em đó là ý nghĩa nào?
Nhận xét về giọng điệu, các BPNT được dùng trong câu thơ?
 Bốn câu thơ đầu đã dựng được một tượng đài uy nghi về người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời
Việc lao động khổ sai ở Côn Lôn đã gợi lên ở PCT những suy nghĩ gì?
Tự nhận thấy mình cứng cỏi, trung kiên, có sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác và tinh thần
BPNT nào được sử dụng trong các câu thơ trên? Có ý nghĩa gì?
ở cặp câu 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách(tháng ngày mưa nắng; chỉ những gian khổ phải chịu trong một thời gian dài) với sức chịu đựng bền bỉ
ở cặp câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn với những thử thách phải gánh chịu.
Qua bài thơ em cảm nhận được điều gì ở PCT?
Đọc diễn cảm bài thơ.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả -Tác phẩm
* Tác giả(1872- 1926)
- Quê: Tam Phước- Tam Kì- Quảng Nam
- Hoạt động cứu nước phong phú và rộng khắp
- Năm 1908 ông bị TDP bắt và đày ra Côn Đảo
* Tác phẩm
- Bài thơ được sáng tác khi ông cùng các tù nhân trong nhà tù Côn Đảo bị bắt đi lao động khổ sai
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
2. Chú thích
3. Bố cục
- Hai câu đề
- Hai câu thực
- Hai câu luận
- Hai câu kết
II. Tìm hiểu văn bản
a. Bốn câu thơ đầu
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 Lừng lẫy làm cho lở núi non”
-> vừa thể hiện hình ảnh một con người đang lao động đập đá ở Côn Lôn, vừa gợi lên môt nhân vật nam nhi mang tầm vóc anh hùng, đứng giữa trời đất chống chọi với thử thách, nguy nan sẵn sàng làm nên những điều phi thường .
“Xách búa đánh tan năm bảy đống
 Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
- Về tính chất:
+ Làm công việc nặng nhọc với khối lượng lớn
+ Lao động thủ công
+ Chỉ dành cho những người tù khổ sai 
- ý nghĩa tinh thần: 
Dám đương đầu với khó khăn, vượt lên để chiến thắng thử thách.
- NT: nói quá và các động từ mạnh(đánh tan, đập bể), giọng thơ hùng tráng, sôi nổi, mạnh mẽ
-> vừa gợi tả công việc nặng nhọc vừa diễn tả khí phách hiên ngang, kiên cường của người tù 
b. Bốn câu thơ cuối
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
 Mưa nắng càng bền dạ sắt son
 Những kẻ vá trời khi lỡ bước
 Gian nan chi kể việc con con”
-> Bất khuất trước gian nguy, trung thành với lí tưởng yêu nước
-> cấu trúc đối để thể hiện niềm tin mãnh liệt ở sự nghiệp yêu nước, xem thường việc tù đày. 
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
* Nội dung
* Nghệ thuật
2. Luyện tập
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm đựơc khí phách hiên ngang, bất khuất của PCT
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Chuẩn bị bài: Ôn luyện dấu câu
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
================
Ngày soạn:.././2010
Ngày dạy:.../../2010 
 Tiết 59 : Ôn luyện về dấu câu
I. Mục tiêu cần đạt	 
 Giúp học sinh:
Nắm được các kiến thức cơ bản về dấu câu một cách có hệ thống.
Có ý thức cẩn trọng khi dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu
 II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Dáu ngoặc kép có những công dụng gì? Cho VD.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
.
Hãy nêu các loại dấu câu đã học và công dụng của nó?
ở lớp 6: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy
- Lớp 7: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy,
dấu gạch ngang, dấu gạch nối
- Lớp 8: Dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, hai chấm
HS đọc VD
VD trên thiếu dấu câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
Vậy câu văn trên mắc phải lỗi gì?
Dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Vì sao? ở chỗ này nên dùng dấu gì?
Vậy câu văn trên mắc phải lỗi gì?
Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp?
Vậy câu văn trên mắc phải lỗi gì?
Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đúng hay sai? Vì sao? ở vị trí đó nên dùng dấu gì?
Vậy câu văn trên mắc phải lỗi gì?
Khi sử dụng dấu câu nên tránh những lỗi gì?
GV hướng dẫn học sinh dựa vào công dụng của các loại dấu câu để làm bài tập
- gọii HS lên bảng làm bài-> GV nhận xét
I. Tổng kết về dấu câu
Dấu câu
Công dụng
Dấu chấm
Dùng để kết thúc câu trần thuật
Dấu phẩy
Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ với nòng cốt câu, giữa các từ có cùng chức vụ trong câu, giữa một từ với một bộ phận chú thích của nó, giữa các vế của một câu ghép
Dấu chấm phẩy
 - Dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết
- Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng hay còn bỏ dở
- Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một ND bất ngờ hay hài hước, châm biếm
Dấu chấm than
Đặt cuối câu cầu khiến và cảm thán
Dấu chấm hỏi
Đặt cuối câu nghi vấn
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của NV hoặc để liệt kê
- Nối các từ nằm trong cùng một liên danh
Dấu ngoặc đơn
- Đánh dấu phần giải thích, TM, bổ sung thêm
Dấu hai chấm
- Đánh dấu phần giải thích
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại của NV
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
- Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo...
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu
1. Ví dụ
- VD 1: Thiếu dấu ngắt câu sau “xúc động”. Dùng dấu chấm để kết thúc câu. Viết hoa chữ t ở đầu câu
-> lỗi thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
- VD 2: Dùng dấu chấm sau từ “này” là sai vì câu chưa kết thúc. Nên dùng dấu phẩy
-> Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
- VD 3: 
Thiếu dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận liên kết
-> Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
- VD 4: 
+ Đặt dấu chấm hỏi cuối câu 1 là sai vì đây không phải là câu trần thuật. Nên dùng dấu chấm
+ Đặt dấu chấm ở cuối câu 2 là sai vì đây là câu nghi vấn cần dùng dấu chấm hỏi
-> lẫn lộn công dụng của các loại dấu câu
2. Kết luận
III. Luyện tập
Bài 1
Câu 1: dấu phẩy, dấu chấm
Câu 2: Dấu chấm
Câu 3: Dấu phẩy, dấu hai chấm
Câu 4: Dấu gạch ngang và ba dấu chấm than
Câu 5: dấu phẩy, dấu phẩy, dâu chấm, dấu phẩy, dấu chấm
Câu 6: ba dấu phẩy và dấu chấm cuối câu
Câu 7: Dấu phẩy và dấu hai chấm
Câu 8: Dấu gạch ngang, ba dấu chấm hỏi và một dấu chấm than
Bài 2
...mới về?...mẹ dặn anh... bỏ dấu “”
...sản xuất, ...có c âu tục ngữ “lá lành...”
...năm tháng, nhưng....
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nhớ được các loại dấu câu đã học và công dụng của từng loại dấu câu
 - Nắm được các lỗi thường mắc khi dùng dấu câu để tranh mắc phải
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - Tập viết đoạn có sử dụng các loại dấu câu
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
================
Ngày soạn:.././2010
Ngày dạy:.../../2010 
Tiết 60 : Kiểm tra Tiếng Việt
I. Mục tiêu cần đạt	 
 Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá những kiến thức TV đã họ ở HK I
- Rèn luyện các kỹ năng sử dụng TV trong nói và viết
- Có ý thức củng cố, tích hợp ngang với Văn và Tập làm văn
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Đề bài
- Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới:
đề bài
Câu 1(1 điểm )
Lập sơ đồ cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ của nhóm từ sau: đồ dùng gia đình, giường, tủ, bàn ghế, ti vi, tủ lạnh, quạt, nồi cơm điện, xe đạp, xe máy
Câu 2(1 điểm)
Điền tên các trường từ vựng sau vào chỗ trống cho hợp lí: dụng cụ để chia cắt, dụng cụ để xới múc, dụng cụ để nện, dụng cụ để đánh bắt
A...................................................................................thìa, đũa, muôi, gáo
B. .................................................................................lưới, nơm, vó, câu
C. ....dao, cưa. búa, rìu
D. .................................................................................búa, vồ, dùi đục, chày
Câu 3(3 điểm):
Cho đoạn văn:
“Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”
 (Nguyên Hồng - Trong lòng mẹ)
Tìm những từ tượng hình có trong đoạn văn.
Phân tích giá trị biểu cảm của các từ tượng hình đó.
Câu 4(5 điểm)
Viết một đoạn ngắn (khoảng 8-10 câu) nói về một nhân vật văn học mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép (gạch chân câu ghép đó), có dùng dấu hai chấm.
Đáp án- Biểu điểm
Câu 1(1,5 điểm )
Đồ dùng gia đình
Đồ gỗ
Đồ điện
xe
giường
tủ
bàn
ghế
ti vi
tủ lạnh
nồi cơm điện
quạt
xe đạp
xe máy
Câu 2(1 điểm)
A. Dụng cụ để xới múc
B. Dụng cụ để đánh bắt
C. Dụng cụ để chia cắt
D. Dụng cụ để nện
Câu 3(3 điểm):
a. Những từ tượng hình: ấm áp, mơn man, xinh xắn, thơm tho
b. Những từ tượng hình đó đã góp phần đặc biệt vào việc diễn tả cảm xúc của bé Hồng khi gặp mẹ, được ở trong lòng mẹ
Câu 4(4,5 điểm )
- Viết đúng chủ để
- Học sinh lựa chọn cách trình bày đoạn văn cho phù hợp, chú ý sử dụng câu ghép đúng ngữ pháp và các loại dấu câu theo yêu cầu.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13,14,15.doc