Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Huyền Hội

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Huyền Hội

BÀI 1. Ngày soạn: / /

TIẾT : 1,2 Văn bản: Ngày dạy: / / .

 TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh )

-------------- ------------

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS một lần nữa thấy được tầm quan trọng của việc đưa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào văn bản nghị luận (chứng minh hoặc giải thích về một vấn đề nào đó) văn học hoặc đời sống xã hội

II- CHUẨN BỊ:

- Giáo viên : sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV), giáo án, thiết kế bài giảng ( TKBG, một số bài thơ nói về buổi đi học đầu tiên.

- Học sinh: Sách giáo khoa, đọc kĩ văn bản, soạn bài, vở ghi bài.

III- KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Thông qua, kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 432 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Huyền Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 1 BÀI 1. Ngày soạn:  /  /  
TIẾT : 1,2 Văn bản: Ngày dạy:  /  / .
 TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh ) 
-------------- {v{ ------------
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS một lần nữa thấy được tầm quan trọng của việc đưa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào văn bản nghị luận (chứng minh hoặc giải thích về một vấn đề nào đó) văn học hoặc đời sống xã hội
II- CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV), giáo án, thiết kế bài giảng ( TKBG, một số bài thơ nói về buổi đi học đầu tiên.
- Học sinh: Sách giáo khoa, đọc kĩ văn bản, soạn bài, vở ghi bài.
III- KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Thông qua, kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Giới thiệu bài.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Chuyển ý.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản.
- Gọi HS đọc phần chú thích SGK.
Hỏi: Em hãy cho biết vài thông tin về tác giả và tác phẩm “ Tôi đi học”?
- Gọi HS đọc 7 chú thích SGK.
- Hướng dẫn cách đọc cho HS: đọc lưu loát, rõ ràng, diễn cảm các dòng cảm xúc của tác giả.
- Tổ chức cho HS đọc bài: Gọi 2 HS thay phiên nhau đọc bài.
- Sửa sai, nếu HS có đọc sai, thiếu.
- Chú ý cho HS ba chú thích “ lớp năm”, “ lớp ba”, “ lạm nhận ”
- Yêu cầu HS đọc 4 câu đầu với giọng chậm, bồi hồi.
Hỏi: Nỗi nhớ tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
Hỏi: Tâm trạng của nhân vật “ tôi” khi nhớ lại kỉ niệm cũ như thế nào? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc.
- Bình thêm về 4 từ láy: những cảm xúc ấy không mâu thuẩn , trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm toàn đoạn. “ Tt  trên ngọn núi”.
- Nhận xét giọng đọc của HS.
Hỏi: Tác giả viết “ Con đường này tôi đã quen  hôm nay tôi tôi đi học” tâm trang thay đổi như thế nào?
Hỏi: Những chi tiết nào trong cử chỉ, trong hành động và lời nói của nhân vật “tôi” khiến em chú ý? Vì sao?
- Đọc đoạn văn nêu vấn đề và phân tích.
F Chuyển sang tiết 2
Hỏi: Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào trong đoạn văn?
Hỏi: Cách kể – tả như vậy thật tinh tế và hay. Ý kiến của các em thế nào?
 Giảng giải hình ảnh chơ rơ, vụng về, lúng túng của nhân vật “ tôi”
- Gọi HS đọc đoạn “ tt  chút nào hết”.
Hỏi: Tâm trạng của “tôi” khi nghe ông đốc đọc bảng danh sách HS mới ntn?
Hỏi: Vì sao “tôi” bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc khi chuẩn bị vào lớp?
Hỏi: Có thể nói chú bé này có tinh thần yếu đuối hay không? Em hãy giải thích?
- Gọi HS đọc đoạn cuối
Hỏi: Tâm trạng và cảm giác của “tôi” khi bước vào chỗ ngồi như thế nào?
Hỏi: Hình ảnh con chim non liệng đến đứng bên bờ cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi (bay đi) vỗ cánh bay cao có đơn thuần theo nghĩa thực hay không? Vì sao?
- Dòng chữ “ tôi đi học” kết thúc có ý nghĩa gì?
Giảng: Cách kết thúc bất ngờ tự nhiên, dòng chữ “tôi đi học” khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một thời gian mới, một gia đình mới trong cuộc đời đứa trẻ.
*Hoạt động 3: Tổng kết
Hỏi: Văn bản trên có sự kết hợp của các loại văn bản nào?
Hỏi: Tác dụng của ba phương thức biểu đạt này?
- Hướng dẫn HS luyện tập bài tập 1.
- Cho HS về nhà làm bài tập 2
* Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò:
- Củng cố: làm bài.
- Dặn dò: Về nhà học bài làm bài tập 2, soạn bài tiết 3, Tiếng việt: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Chú ý lắng nghe
- Đọc đúng to, rõ.
- Dựa vào SGK nêu vài nét chính về tác giả Thanh Tịnh và truyện ngắn “ Tôi đi học”
- Đọc to, rõ, chính xác.
- Chú ý cách đọc
- Đọc theo yêu cầu của giáo viên.
- Chú ý ba chú thích
- Đọc 4 câu đầu đúng giọng
- Phát hiện, phát biểu
- Thời điểm: cuối thu.
- Vì có các hình ảnh: lá rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc.
- Sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
- 4 từ láy tả cảm xúc: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
- Đọc đúng, rõ, diễn cảm.
- Dựa vào đoạn trích trả lời nhanh.
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.
- Nêu ý kiến của mình và lí do.
- Trả lời
- Cách kể - tả
- Nêu ý kiến của mình
- Đọc đúng, to, rõ diễn cảm.
- Bàn luận phát biểu.
- Lúng túng, lại càng lúng túng hơn.
- Và khóc vì mới lạ và sợ hãi.
- Sợ bị mẹ bỏ mình, vì mới lạ chưa xa mẹ bao giờ.
- Nêu ý kiến của mình, giải thích.
- Đọc đúng, to, rõ, diễn cảm.
- Cảm thấy mới lạ, hay hay lam nhận chỗ của mình, lạm nhận bạn kế bên.
- Suy nghĩ trả lời.
- Không đơn thuần theo nghĩa thực.
Vì: Gợi nhớ, nhớ tiếc những này trẻ thơ à chấm dứt để bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời – giai đọan là HS, Tập làm người lớn à Có dụng ý nghệ thuật: tượng trưng.
- Kết thúc bất ngờ và thể hiện chủ đề của văn bản.
- Xác định:
- Kể tả – biểu cảm đan xen nhau.
- Tạo dựng được những rung động tinh tế của tác giả.
- Làm bài
- Học bài, soạn bài.
I- GIỚI THIỆU:
1/ Tác giả:
 Thanh Tịnh ( 1991 – 1988 ) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc ven sông Hương, ngoại ông ở Thành phố Huế.
2/ Tác phẩm:
 Truyện ngắn “ Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
II- PHÂN TÍCH:
1/ Khơi nguồn kỉ niệm:
- Thời điểm gợi nhớ cuối thu.
- Cảnh thiên nhiên.
- Cảnh sinh hoạt.
àSử dụng từ láy để diễn tả tâm trạng, cảm xúc thực của nhân vật.
2/ Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” 
- Khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên.
+ Trang trọng, đứng đắn hơn.
+ Cảm giác của một đứa trẻ lần đầu tiên đến trường.
+ Tư thế, cử chỉ ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- Khi đến trường háo hức, hăm hở, lo sợ, vụng về và lúng túng à Chuyển biến hợp tâm lí trẻ.
- Khi nghe ông đốc gọi danh sách HS mới và khi rời tay mẹ vào lớp: lúng túng và sợ hãi.
- Khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên mới lạ, hay hay, nhớ tiếc những ngày trẻ thơ.
III- TỔNG KẾT:
- Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò thường được ghi nhớ mãi nhất là buổi tựu trường đầu tiên.
- Những rung động tinh tế của tác giả được diễn tả bằng nghệ thuật tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.
Luyện tập: 
Bài tập 1: Cho HS đứng tại chỗ phát biểu cảm nghĩ của mình.
TUẦN: 1 Ngày soạn:  /  /  
TIẾT : 3 Tiếng Việt: Ngày dạy:  /  / 
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT
 CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
-------------- {v{ ------------
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
 - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 - Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
II- CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên : SGK, SGV, giáo án, TKBG, bảng giấy.
 2/ Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi bài, vở bài tập, bảng con, nội dung bài.
III- KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Gọi 2 HS trả lời với 2 câu hỏi:
 - Cho biết những cảm giác, tâm trạng của “ tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên?
 - Dòng chữ kết thúc truyện “ tôi đi học” có ý nghĩa gì?
IV- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Giới thiệu bài.
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Chuyển ý.
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm mới:
- Treo bảng giấy có vẽ sơ đồ
Động vật
Chim
Cá
Thú
Voi, hươu tu hú, sáo. cá rô, cá thu
Hỏi: Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “thú”, “chim”, “cá”? Vì sao?
- Khẳng định lại câu trả lời của HS.
Hỏi: Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “voi”, “hươu”? Vì sao?
Hỏi: Nghĩa của từ “cá” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “cá thu”, “cá rô”? Vì sao? Đồng thời hẹp nghĩa hơn nghĩa từ nào?
- Dùng sơ đồ hình tròn để biểu diễn thể hiện mối quan hệ bao hàm.
 Động vật
 Cá 
Rô,
Chim,
thu
 Thú
Voi, hươu
Tu hú,sáo
 Chim
- Tổng hợp lại kết quả đã phân tích .
Hỏi: Một từ khi nào được coi là có nghĩa rộng?
Hỏi: Một từ khi nào được coi là có nghĩa hẹp?
Hỏi: Có phải một từ chỉ có duy nhất nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp? Vì sao?
*Hoạt động 3: Luyện tập:
- Gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1.
- Sửa chữa, nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, 3,4.
- Gọi HS lên bảng làm BT2, BT3, BT4 ( mỗi em làm 1 BT) ( hoặc có thể cho HS làm cá nhân vào bảng con rồi đồng loạt đưa lên để GV và các bạn nhận xét ).
- Cho HS thảo luận BT5 trong 2 phút.
- Kiểm tra.
- Gọi đại diện tổ trình bày.
- Nhận xét đánh giá.
*Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò:
- Củng cố: 
+Một từ khi nào được coi là có nghĩa rộng?
+ Một từ khi nào được coi là có nghĩa hẹp?
+ Một từ có phải chỉ có duy nhất nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp? Vì sao?
- Dặn dò:
+ HS về nhà học bài.
+ Chuẩn ị tiết 4: tập làm văn: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Chú ý lắng nghe
- Ghi tựa bài vào vở.
- Quan sát sơ đồ.
- Xác định.
- Trả lời.
- Nghĩa của từ “ động vật” rộng hơn nghĩa các từ “thú”, “chim”, “cá”
- Vì từ “ động vật” bao hàm phạm vi nghĩa của các từ thú”, “chim”, “cá”
- Suy nghĩ.
- Trả lời tương tự câu hỏi trên.
- Nghĩa của từ “cá” rộng hơn nghĩa của các từ “cá thu”, “cá rô”
- Vì từ “cá” bao hàm phạm vi nghĩa các từ cá thu”, “cá rô”
- Đồng thời hẹp nghĩa hơn từ “ động vật”.
- Chú ý và nắm vững kiến thức.
- Nhớ lại kiến thức đã học.
- Phân tích 
- Phát biểu lai.
- Đọc và xác định yêu cầu BT1.
- Lên bảng làm BT.
- Đọc và xác định yêu cầu BT.
- 3 HS lên bảng làm BT.
- Chia nhóm thảo luận.
- Cử đại diện trình bày.
- Nhận xét.
- Nhớ lại kiến thức trả lời.
- Học bài.
- Soạn, chuẩn bị bài.
I- TỪ NGHĨA R ... ng:
 - Giới thiệu bài
 - Ghi tựa bài lên bảng
 - Chuyển ý:
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo.
- Gọi HS đọc 2 văn bản thông báo trong SGK và nêu câu hỏi: ai viết thông báo cho ai đọc, mục đích, nội dung, hình thức của thông báo?
- GV cho HS tìm hiểu xem các tình huống nào cần viết thông báo trong đời sống học tập của HS.
- Cho HS rút ra khái niệm về văn bản thông báo, quy cách của văn bản thông báo?
- Nhận xét.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu cách làm văn bản thông báo
- Gọi HS đọc tình huống ( mất xe đạp, tổng vệ sinh, tổng kết hoạt động của liên đội ) trong SGK
- Cho HS làm việc theo nhóm, các nhóm trao đổi trình bày.
- Bổ sung
- HS tự ghi ý chính
- GV cho HS nêu cách thức làm văn bản thông báo?
- Cho HS đọc thầm mục ( 2) về cách thức làm văn bản thông báo. Cho HS gấp SGK lại để trình bày xem có nhớ ngay tại lớp không.
- GV nhấn mạnh đặc điểm cách làm văn bản thông báo cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS ghi ý chính.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
*Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò.
* Củng cố:
- Trình bày đặc điểm, cách trình bày một văn bản thông báo.
* Dặn dò:
- Học bài, soạn lại bài chuẩn bị thi HKII.
- Nghe, ghi vào tập
- Đọc to, rõ, chính xác.
- Suy nghĩ, trả lời.
 + Hiệu trưởng và liên đội trưởng viết thông báo.
 ­ Đối tượng được thông báo: GV chủ nhiệm, lớp trưởng và chi đội TNTP.
 ­ Mục đích: Chuẩn bị cho Hội diễn văn nghệ và Đại hội Liên đội.
­ Nội dung: nghe phổ biến kế hoạch Hội diễn văn nghệ, kế hoạch Đại hội Liên đội
+ Hình thức: trang trọng, đầy đủ kích thức.
- Các tình huống cần thông báo:
+ Mất xe đạp
+ Hội diễn văn nghệ
+ Tổng kết hoạt động của Liên đội.
- Suy nghĩ, trả lời
 Theo ghi nhớ SGK
- Lắng nghe, ghi vào tập.
- Đọc to, rõ, chính xác
- Chia nhóm, bàn bạc, trao đổi.
- Lắng nghe
- Suy nghĩ, trả lời.
Gồm 3 phần ( phần đầu, phần nội dung, phần kết thúc) Riêng phần đầu, phần kết thúc phải đầy đủ theo quy định chung
- Nhớ, trình bày
Theo SGK
- Lắng nghe, đọc ghi nhớ SGK
- Ghi bài
- Đọc to, rõ, chính xác.
- Tái hiện, trả lời
- Lắng nghe.
 I- ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN THÔNG BÁO.
* MB: Nêu ý dẫn dắt đề
* TB: Trình bày các luận điểm
- Tuổi trẻ là lứa tuổi ntn?
- Tuổi trẻ ảnh hưởng đến tương lai đất nước ntn?
- Lời căn dặn của Bác có giá trị ntn?
- Thông báo là laọi văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phức, cơ quan đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện tham gia.
- Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm,  cụ thể, chính xác.
II-CÁCH LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
- Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính, co ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
	 Duyệt của tổ trưởng
TUẦN: 34
TIẾT: 133 -134
 Ngày soạn:../../
BÀI 26: Ngày dạy:..//..
TỔNG KẾT PHẦN VĂN ( TT )
	----------------{v{-------------	
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Giúp HS củng cố, hệ thống hóa những nội dung và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản nghị luận Trung Đại và nghị luận hiện đại.
 - Biết cách viết văn nghị luận phù hợp với yêu cầu từng nội dung.
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: SGK, SGV, TKBG, giáo án.
 - HS: Đọc và soạn bài.
III – KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 Kể tên các văn bản nghị luận đã họ cở lớp 7 lớp 8 và nhận xét chung về các văn bản nghị luận ấy ( nội dung, hình thức; cách sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm  ).
IV – TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động:
 - Giới thiệu bài
 - Ghi tựa bài lên bảng
 - Chuyển ý:
Hoạt động 2: Ôn tập cụm ( 6) văn bản nghị luận.
- Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26, hãy cho biết thế nào là văn nghị luận?
- Em thấy văn nghị luận trung đại có nét gì khác biệt nỗi bật so với văn nghị luận hiện đại?
- Hãy chứng minh văn NL kể tên đều có lí, tình, chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao.
- Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của 3 văn bản: Chiếu dời đô, hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta.
- Nhận xét, bổ sung
- Cho HS ghi vào tập
- Qua văn bản nước Đại Việt ta hãy cho biết vì sao tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc Việr Nam. Khi đó, so với bài “ Sông núi nước Nam” cũng được coi là một tuyên ngôn độc lập, em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có gì mới.
*Hoạt động 3: Ôn tập văn bản văn học nước ngoài đã học 
ở Lớp 8 theo các mục: Tên văn bản, tác giả, nước, thể loại, nội dung chủ yếu, nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật?
- Em hãy chọn và học thuộc lòng 2 đoạn ở 2 văn bản khác nhau, mỗi đoạn khoảng 10 dòng?
- Em hãy nhắc lại chủ đề của 3 văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8.
*Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò.
* Củng cố:
- Cho biết tên cụm văn bản đã học
- Cụm văn bản nhật dụng vừa học xong
* Dặn dò:
- Xem lại tất cả các văn bản đã ôn.
- Nghe, ghi vào tập
- HS trình bày theo chuẩn bị của mình. 
- Nhớ lại , trình bày.
- Đọc to, rõ, chính xác
- HS lên bảng trình bày , chứng minh lí, tình, chứng cứ trong từng văn bản cụ thể.
- Nhớ lại, trả lời chính xác.
- Tái hiện, trả lời
- Lắng nghe.
- Ghi vào tập
- Suy nghĩ, trả lời
HẾT TIẾT 1
- HS lên bảng kẻ bảng đã làm sẵn ở nhà
- Chọn
- Học thuộc lòng 2 đoạn ở 2 văn bản khác nhau.
- Nhắc lại chủ đề
 I- ÔN TẬP CỤM ( 6) VĂN BẢN NGHỊ LUẬN.
- Văn nghị luận là văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục.
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại
- Văn sử triết bất phân
- Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấu  với kết cấu, bó cục riêng
- In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thân – chủ, tâm lí sủng cổ
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ câu văn biền ngẫu nhịp nhàng.
- Không có những đặc điểm trên.
- Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: Tiểu thuyết luận đề, phóng sự
- Chính luận, tuyên ngôn.
- Cách viết giản dị, câu văn gần lời nói thường gần với đời sống thực.
IV- CHỨNG MINH CÁC VĂN BẢN NL ( TRONG BÀI 22, 23, 24, 25 VÀ 26 ) KỂ TRÊN ĐỀU ĐƯỢCVIẾT CÓ LÍ, CÓ TÌNH, CÓ CHỨNG CỨ, NÊN ĐỀU CÓ SỨC THUYẾT PHỤC CAO.
- Lí: Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ. Đó là cái gốc, là cái xương sống của bài văn NL.
- Tình : tình cảm, cảm xúc: Nhiệt huyết, niềm tin vào lẻ phải, vào vấn đề, luận điểm của mình nêu ra ( bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lâp luận, không phải là chủ chốt nhưng rất quan trọng ).
- Chứng cứ: Dẫn chứng – sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
 3 yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ nhuần nhuyễn với nhau trong bài văn NL, tạo nên giá trị thuyết phục, hấp dẫn riêng của văn bản này. Những nỗi văn bản lại thể hiện theo cách riêng.
V- NHỮNG NÉT GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU CƠ BẢN VỀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VÀ HÌNH THỨC THỂ LOẠI CỦA 3 VĂN BẢN: CHIẾU DỜI ĐÔ, HỊCH TƯỚNG SĨ, NƯỚC ĐẠI VIỆT TA.
- Những đặc điểm chung về nội dung tư tưởng.
+ Ý thức độc lập dân tộc chủ quyền đất nước
_ Tình thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
- Những điểm chung về hình thức, thể loại.
+ Văn bản trung đại
+ Lí, tình, kết hợp, chứng cứ dồi dào, giàu thuyết phục.
- Những điểm riêng về nội dung tư tưởng:
+ Ở chiếu dời đô là ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện chủ trương dời đô.
+ Hịch tướng sĩ là tinh thần bất khuất quyết chiến quyết thắng giặc Nguyên – Mông, là hào khí Đông A sôi sục.
+ Nước Đại Việt ta: ý thức sâu sắc đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập.
- Những điểm riêng về hình thức thể loại: Hịch, chiếu, cáo.
VI- VĂN BẢN ( NƯỚC ĐẠI VIỆT TA) ĐƯỢC COI LÀ BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC TA ( BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO)
Sở dĩ hai tác phẩm ( 1) (2) được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam vì: cả hai đều khẳng định dứt khoát chân lí Việt Nam ( Đại Việt) là một nước độc lập, có chủ quyền. Kẻ nào dám xâm phạm đến quyền độc lập ấy nhất định sẽ phải chịu thất bại nhục nhã.
 Đó cũng chính là tư tưởng cốt lõi của bản tuyên ngôn độc lập ( 1945) Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ nền độc lập ấy.
- Trong Sông núi nước Nam: 2 yếu tố lãnh thổ, chủ quyền.
- Trong nước Đại Việt ta: thêm 4 yếu tố khác rất quan trọng: văn hiến, phong tục, lịch sử, chiến công diệt ngoại xâm.
VII- ÔN TẬP VĂN BẢN TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI.
VIII- CHỦ ĐỀ CỦA BA VĂN BẢN NHẬT DỤNG ĐÃ HỌC Ở LỚP 8 VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CHỦ YẾU MÀ MỖI VĂN BẢN SỬ DỤNG.
1/ Thông tin về ngày trái đất năm 200-
- Tuyên truyền phổ biến 1 ngày không sử dụng bao bì ni lông, bảo vệ môi trướng Trái Đất – ngôi nhà chung của mọi người.
- Thuyết minh
2/ Ôn dịch thuốc lá:
- Tác hại của việc hút thuốc lá.
- Giải thích và chứng minh bằng những dẫn chứng và lí lẽ sinh động, gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người.
3/ Bài toán dân số
- Hạn chế việc gia tăng dân số.
- Lập luận kết hợp tự sự
TUẦN: 34
TIẾT: 135 - 136
 Ngày soạn:../../
BÀI 26: Ngày dạy:..//..
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
	----------------{v{-------------	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 8(5).doc