Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

3. Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài, xem tư liệu văn 8, bảng phụ.

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)

II. Bài cũ : (6p)

HS1: Thế nào là từ tượng hình? Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ.

HS2: Làm bài tập 4

III Bài mới:

Hoạt động 1:(2p) Khởi động

Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Người Bắc Bô, người Trung Bộ và người Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói mỗi địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1937Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/10/06
Tiết 17:	TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ
 XÃ HỘI
 ***********
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
3. Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, xem tư liệu văn 8, bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)
II. Bài cũ : (6p)
HS1: Thế nào là từ tượng hình? Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ.
HS2: Làm bài tập 4
III Bài mới:
Hoạt động 1:(2p) Khởi động
Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Người Bắc Bô, người Trung Bộ và người Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói mỗi địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(5 p) Tìm hiểu khái niệm từ ngữ địa phương
GV treo bảng phụ, gọi hs đọc ví dụ và câu hỏi.
HS quan sát các từ in đậm, làm việc độc lập, trả lời
Gv yêu cầu hs tìm thêm một số từ địa phương được dùng ở địa phương em
GV: Từ những ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương?
Hoạt động 3(5p): Tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội.
Gọi hs đọc vd a ở sgk và nêu câu hỏi
Hs quan sát các từ in đậm, suy nghĩ và trả lời
Gv giải thích thêm cho hs:ở xã hội ta trước CMT8 , trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu, con gọi mẹ là mợ.
HS đọc phần b, gv nêu câu hỏi 
HS trao đổi
 Từ những vd trên, em hiểu thế nàolà biệt ngữ xã hội?
HS trả lời, Gv chốt lại. Gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK
Hoạt động 4:(4p)Tìm hiểu việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
GV: gọi hs đọc các yêu cầu ở phần 1,2.
Hs thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét. Gv chốt lại hướng hs vào hai nội dung ở phần ghi nhớ. Gọi hs đọc to phần ghi nhớ.
Hoạt động 5:(16) Tổ chức luyện tập.
Gv gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, gv bổ sung.đưa ví dụ mẫu
Hs đọc bt 2, làm việc độc lập
Hs đọc bài tập 3. Làm việc độc lập
Nội dung kiến thức
I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
1. V í d ụ:
2 . Tìm hiểu:
bắp, bẹ là từ ngữ địa phương, ngô là từ toàn dân.
* Ghi nhớ: Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một( hoặc một số) địa phương nhất định
II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1.Đọc ví dụ:
a. Tácgiả dùng từ mẹ trong lời mà đối tượng là độc giả và mợ là từ dùng trong câu đáp của cậu bé Hồng trong cuộc đối thoại giữa cậu ta với bà cô
b.Những từ trúng tủ, ngỗng là những từ ngữ dùng hạn chế trong tầng lớp hs hiện nay. 
*Ghi nhớ:SGK
III. CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI.
1. Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp để tránh gây khó hiểu.
2. Trong trường hợp này tác giả vẫn dùng hai lớp từ này để tạo sắc thái địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ tính cách nhân vật.
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập:
 Bài tập 1: 
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
-Cươi, mần, mun, trốc, cảy(Nghệ-Tĩnh)
-mè, thơm, heo(Nam Bộ)
-chên, xông, da( Bắc Bộ)
Sân, làm, tro, đầu, sưng
-vừng, dứa, lợn.
-trên, sông, ra.
Bài tập 2: 
*Ví dụ: gậy( điểm 1), ngỗng(điểm 2), ghi đông(diểm 3), trúng tủ, đứt,
Bài tập3:
Những trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a, d.
D. Củng cố, dặn dò:(5p)
	* Củng cố:
 -Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
-Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội như thế nào là hợp lý?
- Đọc lại phần ghi nhớ.	 
Dặn dò:Làm bài tập 4,5.Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 17.doc