Giáo án Ngữ văn 8 - Trường THCS Tam Thái

Giáo án Ngữ văn 8 - Trường THCS Tam Thái

TUẦN 1

TIẾT 1

 BÀI 1: TÔI ĐI HỌC

 

A, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp H/s :

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh

B, CHUẨN BỊ :

- ¬GV

- HS : Soạn bài – trả lời câu hỏi SGK

C, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1: Kiểm tra việc soạn bài ở nhà của HS (5’)

* Hoạt động 2 : giới thiệu bài

? Từ lớp 1 tới lớp 8 em đã dự 8 lần khai trường, ngày khai trường lần nào khiến em nhớ nhất?

Trong lần khai trường đầu tiên ai đưa em tới trường? Ngày ấy đối với em có gì đáng nhớ?

GV : Trong cuộc đời mỗi con người những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đầu tiên đến trường

Truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của thời thơ ấy .

* Hoạt động 3 : 35’

 

doc 408 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trường THCS Tam Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 30/ 09/ 2009
TUẦN 1 Ngày dạy: 31/ 09/2009
TIẾT 1
 BÀI 1: TÔI ĐI HỌC
A, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp H/s : 
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
B, CHUẨN BỊ :
- GV
- HS : Soạn bài – trả lời câu hỏi SGK
C, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Kiểm tra việc soạn bài ở nhà của HS (5’)
* Hoạt động 2 : giới thiệu bài
? Từ lớp 1 tới lớp 8 em đã dự 8 lần khai trường, ngày khai trường lần nào khiến em nhớ nhất? 
Trong lần khai trường đầu tiên ai đưa em tới trường? Ngày ấy đối với em có gì đáng nhớ? 
GV : Trong cuộc đời mỗi con người những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đầu tiên đến trường
Truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của thời thơ ấy.
* Hoạt động 3 : 35’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- HS đọc phần dấu * SGK – 8
I, Đọc- Tiếp xúc văn bản
* Tác Giả , Tác phẩm
- Nêu 1 số nét chính về tác giả, và truyện ngắn “Tôi đi học”
- Tóm tắt thông tin tác giả tác phẩm
- Yêu cầu đọc giọng chậm, hơi buồn lắng sâu, chú ý những câu nói của nhân vật “ Tôi” của nhân vật “người Mẹ” nhân vật “ông Đốc” cần đọc với giọng phù hợp
* Đọc
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- 3->4 HS đọc
? Nhận xét cách đọc so với yêu cầu? 
- GV chốt lại
- Nhận xét
* Từ khó
- Hs đọc phần chú thích
- Chú ý các chú thích 2, 6, 7
* Cấu trúc văn bản
? Văn bản này kể về sự việc gì? 
- HS trả lời
- Kỉ niệm ngày đầu đến trường
? Có những nhân vật nào được kể lại trong truyện ngắn ấy này? 
- HS trả lời
- Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò
? Trong những nhân vật đó, nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao? 
- Suy nghĩ trả lời
- Tôi là nhân vật chính vì mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận của nhân vật “Tôi”
? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của “Tôi” được kể theo trình tự không gian và thời gian nào? Tương ứng với trình tự ấy là các đoạn nào của văn bản? 
- HS thảo luận theo nhóm
- Trình bày ý kiến
- 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu -> Trên ngọn núi : cảm nhận của Tôi trên đường tới trường
+ Đoạn 2: Tiếp -> được nghỉ cả ngày nữa : Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường 
+ Đoạn 3 -> còn lại : Cảm nhận của Tôi trong lớp học
? Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc gần gũi nhất trong em? Vì sao? 
- HS tự bộc lộ
- HS tóm tắt lại đoạn 1
II, Đọc – hiểu văn bản
1 . Cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường
? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật “Tôi” gắn với không gian thời gian cụ thể nào? 
- HS trả lời
- Thời gian : Buổi sáng cuối thu
- Không gian : Trên con đường dài và hẹp
? Theo em vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí của tác giả? 
- HS thảo luận
- Trình bày ý kiến
- GV đó là thời điểm, nơi chốn quen thuộc gần gũi, gắn liền với tuổi thơ tác giả
Đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường
-> quen thuộc gần gũi
GV : chú ý vào câu văn : “ con đường này tôi đã quen đi lạitự nhiên thấy lạ”
? Cảm giác quen mà lạ của nhân vật “Tôi” có ý nghĩa gì? 
- HS trả lời
- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình
- Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thấy của cậu bé ngày đầu đến trường tự thấy mình lớn lên, con đường làng không làng không còn dài rộng như trước
? Cậu bé tự thấy mình lớn lên còn được biểu hiện qua chi tiết nào? 
- HS trả lời
- Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý....
Nô đùa như thằng Sơn
? Biểu hiện đó có ý nghĩa gì? 
- HS bộc lộ
- Cho thấy cậu bé có sự nhân thức nghiêm túc trong học hành
GV : chú ý vào đoạn văn “ trong chiếc áo vải dù đen, dài cho đến hết phần I
? Những chi tiết nào trong cử chỉ , trong hành động và lời nói của nhân vật “Tôi” khiến em chú ý? 
- HS thảo luận 2’
- Cảm thấy trang trọng đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm cả bút và thước như các bạn khác
GV : khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước – Tác giả viết “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôinúi”
? Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn? 
- HS trả lời
- Nghệ thuật so sánh
-> kỉ niệm đẹp về tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của 1 đứa bé lần đầu được đến trường
* Hoạt động 4 : 
- Hướng dẫn học ở nhà
- HS đọc lại đoạn 1, nắm được nội dung đoạn 1
- Nắm 1 số các nét chính về tác giả Thanh Tịnh - tác phẩm
- Chuẩn bị : Tiếp nội dung tiết 2 theo câu hỏi SGK
 Ngày soạn: 01/ 01/ 2009
Ngày dạy: 01/ 01/ 2009
TIẾT 2 TÔI ĐI HỌC
A, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Tiếp tục giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua các phần còn lại của văn bản
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
B, Chuẩn bị
Giáo viên : 
HS : Đọc – soạn phần còn lại theo câu hỏi SGK
C, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : 
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nêu 1 số nét chính về tác giả Thanh Tịnh và tác phẩm “ tôi đi học “
? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của cả lớp 
* Hoạt động 2 : 3’
- GV khái quát lại nội dung tiết 1 – phần 1
* Hoạt động 3 : 35’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc từ “ trước sân trường làng  “ -> nghỉ cá ngày nữa
- Sửa cách đọc
- HS đọc đoạn văn 2, nhận xét đọc
? Đoạn này có nội dung gì? 
- HS trả lời
2. Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường
- Chú ý vào đoạn văn 
? Cảnh sân trường làng Mũ lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật ? 
- HS suy nghĩ trả lời
- Sân trường dày đặc cả người ai cũng áo quần sạch sẽ gương mặt vui tươi sáng sủa
? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì ? 
- HS trả lời
GV : Cảnh tượng đó phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường ở nước
- Khi chưa đi học, nhân vật “ tôi” chỉ thấy ngôi trường Mĩ lí cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà khác trong làng
? Nhưng lần đầu tiên tới trường cậu bé có cảm giác như thế nào ? 
- HS bộc lộ
- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường cảm thấy mình bé nhỏ. nhân vật “ tôi” đâm lo sợ vẩn vơ
? Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu đến trường học trò tác giả tả như thế nào tác dụng ? 
- HS chú ý SGK trả lời
- “ Họ như con chim non đứng bên bờ tố nhìn quang trời rộng lớn muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ “
GV : Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tiên tới trường học
- Chú ý và đoạn văn :
? Cho biết cảm nhân của “ tôi” khi nghe thấy hồi trống ? 
- HS trả lời
- Cảm thấy chơ vơ, vụng về lúng túng. Muốn bước nhanh mà sao toàn thân thấy run run, cứ dềnh dàng, chân co chân duỗi
? Tâm trạng của “tôi” khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS mới như thế nào ? 
- HS trả lời
- Hồi hộp chờ nghe tên mình nghe gọi đến tên “ tôi” tự nhiên giật mình và lúng túng
? Theo em vì sao “ tôi” lại có tâm trạng như vậy ? 
- HS tự bộc lộ
GV bổ sung : vì đã bao giờ “tôi” được hoặc bị chú ý như thế này ? Và khi phải rời bàn tay mẹ, vòng tay cha để bước vào lớp học thì các cậu lại và khóc nhân vật “ tôi” cũng bất giác và khóc trong lòng mẹ
? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ khi xếp hàng để vào lớp ? 
- HS thảo luận 2’
- Trình bày
- Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và xa cách mẹ hơn bao giờ hết
- GV nhận xét -> bổ sung 
- Khóc 1 phần vì lo sợ, phải tách rời người thân để bước vào môi trường hoàn toàn mới lạ
- 1 phần vì sung sướng lần đầu tiên được đi học
- Là cảm giác nhất thời của những đứa trẻ nông thôn rụt rè ít khi được tiếp xúc với đám đông
? Hãy nhớ và kể lạ cảm xúc của chính mình vào lúc này trong ngày đầu tiên đi học như các bạn nhỏ trong tác phẩm ?
- GV chốt lại 
- HS tự nhớ và kể lại
? Cho HS tóm tắt lại ý chính của đoạn 3 
- HS tóm tắt
? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của “tôi” được tác giả nhớ lại gắn với không gian nào nữa ? 
- HS trả lời
3. Cảm nhận của “tôi” trong lớp học
? Vì sao trong khi xếp hàng đợi vào lớp, nhân vật “ tôi” lại cảm thấy “ trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này “ ? 
- HS suy nghĩ trả lời
- Vì tôi bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học
- Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình, phải tự mình làm tất cả
? Những cảm giác mà nhân vật tôi nhận được khi bước vào lớp học là gì ? 
- HS trả lời
- Một mùi hương lạ xông lên ..
- Nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi  là của mình
- Nhìn người bạn chưa hề quen biết nhưng lòng vẫn không cảm thấy sự xa lạ 
? Em có nhận xét gì về những cảm giác đó ? 
- HS tự nhận xét
- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi người, với người bạn ngồi bên cạnh
GV bổ sung thêm :
- Cảm giác lạ vì lần dầu tiên được vào lớp học, một môi trường sạch sẽ ngay ngắn
- Không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè vì ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó với mình bây giờ cả năm học
? Hình ảnh “ một con chim liệng đến đứng trên bờ của sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao “ có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không ? Vì sao ? 
- HS tự suy nghĩ trả lời
- GV bổ sung : Gợi, nhớ tiếc những ngày trẻ thơ hoàn toàn vui chơi tự do đã chấm dứt để bước vào 1 giai đoạn mới -> hình ảnh này có dụng ý nghệ thuật tượng trưng rõ ràng.
? Dòng chữ “ tôi đi học “ kết thúc truyện có ý nghĩa gì ? 
- HS trả lời
- Vừa khép lại bài văn và vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 bầu trời mới  1 khoảng không gian, 1 giai đoạn mới
- Vừa ngỡ ngàng, tự tin nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên trong cuộc đời trẻ thơ
GV chốt : trong câu chuyện ngoài nhân vật “tôi” còn có các nhân vật khác 
? Trình bày cảm nhận về thái độ cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học ? 
- HS suy nghĩ trả lời
- Phụ huynh ai cũng chuẩn bị chu đáo cho những đứa trẻ lần đầu tiên được tới trường tham dự buổi lễ, cũng lo lắng hồi hộp
- Ông Đốc là hình ảnh người thầy người lãnh đạo rất từ tốn, giàu tình thương
III, Tổng kết
? Em có nhận xét gì về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm ? 
- HS trả lời
- Nghệ thuật : bố cục theo dòng hồi tưởng cảm nghĩ của nhân vật “ tôi” kết hợp giữa kể - tả 
- Nội dung : tâm trạng ngày đầu tiên tới trường
- GV nhận xét chốt lại
- Sau đó gọi HS đọc phần ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ SGK- 9
IV, Luyện tập
? Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ tôi đi học “ 
- HS suy nghĩ phát biểu
- Nhận xét
- GV hướng dẫn HS làm câu 2 (SGK)
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (1’)
? Tình cảm nào đã khơi dậy trong em khi em đọc truyện “ tôi đi học “
? Hãy hát 1 bài có liên quan đến chủ đề đi học
- Về hoàn thiện phần luyện tập
- Học bài cũ – nắm chắc nội dung của bài
- Chuẩn bị bài : cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
 Ngày soạn: 01/ 01/ 2009
TUẦN 1 Ngày dạy: 01/ 01/2009
T ...  địa khi phải xa vợ con để ra trận.
B. Số phận bi thảm của những người dân thuộc địa.
C. Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân.
D. Lòng căm thù của tác giả trước những tội ác của thực dân Pháp.
Câu 8: Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên được dùng với mục đích để hỏi, đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Phần II. Tự luận (6 điểm).
Nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại, có ‏ýý kiến cho rằng: “Các tác phẩm nghị luận trung đại đều thể hiện tinh thần yêu nước”. Bằng sự hiểu biết của em về các văn bản Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi), hãy làm sáng tỏ ‏ýý kiến trên.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM.
I/ Trắc nghiệm (4điểm). Mỗi ‏ýý đúng: 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
D
A
C
A
D
D
C
D
II/ Tự luận (6 điểm).
A. Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài (1 điểm ).
Nêu luận điểm cần chứng minh (dẫn lời nhận xét).
2. Thân bài (4 điểm ).
- H phải hiểu và giải thích được yêu nước là: Khát vọng độc lập, ‏ýý chí tự lực tự cường, tự hào về dân tộc, lòng căm thù giặc, tinh thần chiến đấu (0,5 điểm).
- H biết chọn những dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện trong ba văn bản để phân tích, chứng minh.
+ Tinh thần yêu nước được thể hiện ở khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, muôn đời bền vững và ‏ýý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh (Chiếu dời đô): 1 điểm.
+ Tinh thần yêu nước ở: lòng căm thù giặc sâu sắc và ‏ýý chí quyết chiến – quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn. Đồng thời được thể hiện qua việc phê phán thái độ, hành động đúng nên theo và cần làm của ông (Hịch tướng sĩ): 1 điểm.
+ Tinh thần yêu nước được thể hiện ở: sự khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc và niềm tự hào về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống văn hoá lâu đời, tốt đẹp của dân tộc (Nước Đại Việt ta): 1 điểm.
+ Trong quá trình chứng minh H biết so sánh và khẳng định: Mặc dù cách thể hiện tinh thần yêu nước ở ba văn bản khác nhau nhưng cả ba văn bản trên đều thể hiện tinh thần yêu nước: 0,5 điểm.
3. Kết bài (1 điểm)
Khẳng định và nêu ‏ýý nghĩa của luận điểm đã chứng minh.
B. Yêu cầu về hình thức.
- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần.
- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
IV. Thu bài kiểm tra.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Tiếp tục ôn tập lại những kiến thức trong phần Văn.
- Viết lại bài tự luận vào vở bài tập Ngữ Văn.
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập văn bản thông báo”.
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM.
Điểm
3
4
TS
%
5
6
7
8
9
TS
%
8D
1
2
3
9%
4
1
9
13
4
31
91%
Ngày soạn: 15.05.2007
Ngày giảng: 18.05.2007
Tuần: 34 Tiết: 137
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
VĂN BẢN: VAI TRÒ CỦA CÂY XANH.
A MỤC TIÊU.
Giúp h/s: - Biết nhận thức vai trò của cây xanh đối với con người trong đời sống sinh hoạt.
- Có ‏ýý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn cây xanh đối với con người.
B. chuẩn bị:
G: Văn bản, hướng dẫn giảng dạy.
H: Văn bản, trả lời câu hỏi.
c. LÊN LỚP.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
KT việc chuẩn bị của h/s.
Trong chương trình Ngữ văn địa phương em đã được học những văn bản nào?
A. Quần đảo Cát Bà.
B. Những nhịp điệu từ nền móng.
C. Qua phố Nguyên Hồng.
D. Cả ba ‏ýý trên.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
 Đây là văn bản thứ tư – văn bản cuối cùng các em sẽ được tìm hiểu trong phần chương trình địa phương.
2.Tiến trình bài dạy.
Hoạt động G
Hoạt động H
ND cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn H đọc và tìm hiểu chú thích.
I. Đọc – chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1/ Cây xanh gắn bó sâu sắc đối với đời sống của con người.
-> Con người cần cây xanh.
2/ Lợi ích của cây xanh.
3. Hướng phát triển của cây xanh.
* Ghi nhớ.
III. Luyện tập:
1/ Bài tập 1:
2/ Bài tập 2:
Gọi 2 H đọc văn bản.
? Yêu cầu h/s nêu từ khó? 
G: Nguyễn Thị Minh Hoà hiện là trưởng phòng phổ thông Sở GD - ĐT Hải Phòng.
2 H đọc nối tiếp văn bản.
H khác nhận xét.
H tự nêu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s tìm hiểu văn bản.
? Nêu lại thế nào là văn bản nhật dụng?
? Theo em văn bản này có phải là văn bản nhật dụng không? Vì sao?
? Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là gì?
H : Vậy văn bản này có mấy luận điểm, em hãy giới hạn các luận điểm trên văn bản?
H : Để triển khai luận điểm 1, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào?
H : Theo em, cây xanh có những lợi ích gì?
Yêu cầu h/s quan sát đoạn 3.
? Cây xanh có vai trò lớn đối với đời sống con người. Vậy ta cần làm những gì để phát triển cây xanh?
? Qua tìm hiểu văn bản, theo em ND và NT chủ yếu của văn bản là gì?
H nhắc lại .
H giải thích.
Văn chính luận với các luận điểm rõ ràng.
3 luận điểm: 
+ Luận điểm 1: Cây xanh gắn bó sâu sắc với đời sống của con người ( từ đầu đến “bầu trời tự do”).
+ Luận điểm 2: Lợi ích của cây xanh ( tiếp theo đến “lòng yêu Tổ quốc”).
+ Luận điểm 3: Hướng phát triển cây xanh ( Còn lại).
- Cây xanh gắn với kỉ niệm của tuổi thơ học trò.
- Con người lón lên gắn liền với tán lá, cây xanh..
- Chúng ta cần cây xanh, cây xanh gắn bó với con người.
- Cây xanh biến đổi những chất vô cơ nằm trong đất và không khí ( qua sự phản ứng kì diệu của quang hợp, nhờ năng lượng mặt trời ) thành thức ăn cho con người và gia súc.
- Cây xanh biến tài nguyên đất đai và khí hậu thành tài nguyên thực sự (như lương thực, dược liệu, nguyên liệu công nghiệp phục vụ con người).
- Cây xanh hút khí CO2 nước, muối khoáng để nhả khí O2, hơi nước và tổng hợp chất hữu cơ.
- Cây cản lại gió bão, chống xói mòn.
- Cây là nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất.
- Cây dùng làm dược liệu và có giá trị xuất khẩu.
- Trách nhiệm của h/s:
+ Biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, trồng thêm nhiều cây mới.
+ Áp dụng sự tiến bộ của KHKT vào việc trồng ghép cây
- ND: Vai trò quan trọng của cây xanh đối với đời sống của con người từ đó nêu lên trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ và phát triển cây.
- NT: Văn chính luận kết hợp phương pháp thuyết minh (liệt kê, VD), yếu tố miêu tả được sử dụng nhiều, hệ thống luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s luyện tập – củng cố.
H : Dựa vào câu hỏi: Tại sao chúng ta phảit trồng, chăm sóc, bảo vệ cây? Em hãy viết thành 1 đoạn văn
H : Em hãy nêu tác hại của việc phá rừng, phá đồi cây, đường cây?
H viết đoạn văn -> trình
H phát biểu ‏ý kiến cá nhân.
NHận xét.
Bài tập củng cố:
1. Văn bản “Vai trò của cây xanh đối với đời sống con người” gồm có mấy luận điểm?
A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
2. ND luận điểm 2 là: “Lợi ích của cây xanh” đúng hay sai.
A. Đúng. B. Sai.
3. Tác giả của văn bản “Vai trò của cây xanh đối với đời sống con người” là ai?
A. Xuân Dung.
B. Trịnh Hoàng Giang.
C. Vũ Quốc Văn.
D. Nguyễn Thị MInh Hoà.
IV, Hướng dẫn về nhà.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, mẩu chuyện, bài báo viết về đề tài này.
- Sáng tác thơ, truyện về đề tài này.
- Ôn lại kiến thức chuẩn bị bài kiểm tra cuối năm.
Ngày soạn: 18.05.2007
Ngày giảng: 21.05.2007
Tuần: 35 Tiết: 138
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
A. MỤC TIÊU.
Giúp h/s: - Ôn lại những kiến thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của văn bản thông báo.
- Nâng cao năng lực viết thông báo cho h/s.
B. CHUẨN BỊ.
G: Giáo án, bảng phụ.
H: Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài.
C. LÊN LỚP.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
- Tình huống nào dưới đây cần viết văn bản thông báo?
A. Với tư cách là thư kí của một đại hội Chi đội, em cần viết văn bản ghi lại nội dung của đại hội đó.
B. Em muốn được gia nhập Đoàn thanh niên CSHCM.
C. Em vô ‏ýý làm mất sách của thư viện.
D. Nhà trường vừa đề ra một quy chế mới. Cần phổ biến rộng rãi quy chế này cho h/s toàn trường được biết. (*).
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
 Vậy văn bản thông báo viết ra nhằm mục đích gì? Bao gồm những mục nào? Để hiểu rõ hơn những vấn đề đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
2. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động G
Hoạt động H
ND cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s ôn lại lí thuyết.
I/ Lí thuyết.
H : Nội dung và thể thức của văn bản thông báo gồm những vấn đề gì?
H : Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống và khác nhau?
- Nội dung: + Ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, thời gian - địa điểm.
- Thể thức: 3 phần.
+ Mở đầu văn bản thông báo.
+ Nội dung thông báo.
+ Kết thúc văn bản thông báo.
* Giống: đều theo mẫu sẵn, cụ thể gồm ba phần (mở đầu, nội dung, kết thúc).
* Khác: - Văn bản thông báo: cấp trên -> để mọi người cùng biết về một vấn đề.
- Văn bản tường trình: trình bày rõ vấn đề để cấp trên, người có thẩm quyền hiểu rõ sự việc.
II/ Luyện tập.
1. Bài tập 1.
Bài tập 2.
Bài tập 3.
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s viết văn bản báo cáo.
H : Đọc yêu cầu bài tập 1. Lựa chọn văn bản thích hợp?
H : Đọc văn bản thông báo. Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo?
H : Yêu cầu h/s viết lại văn bản thông báo?
G chốt, bổ sung, sửa chữa nếu cần.
H :Hãy nêu những tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài xã hội cần viết văn bản thông báo? 
Cho h/s chơi trò chơi tiếp sức.
Chia làm hai đội.
G cùng các đội tổng kết lại và đếm tình huống đúng -> Tuyên dương đội thắng cuộc.
a, Thông báo.
b, Tường trình.
c, Thông báo.
H phát hiện lỗi dựa trên những nội dung sau: Thông báo đã đầy đủ các mục chưa? Nội dung ntn? Lời văn?
- Thông báo thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái.
- ND thông báo không phù hợp với tên văn bản.
=> Khi viết lại cần bổ sung một số phần đó vào văn bản thông báo.
H viết lại văn bản thông báo
=> H khác nhận xét bài viết của bạn.
H thảo luận trong thời gian: 3’. Sau đó lần lượt trình bày.
H 1 về h/s 2 mới được lên cho đến hết.
- Tình hình học tập và rèn luyện của h/s cá biệt.
- Thu các khoản tiền đầu năm học.
- Kế hoạch tham quan thực tế.
- Đến nhận đồ vật mất cắp đã tìm thấy.
- Kế hoạch hoạt động hề năm 2006 – 2007.
IV. Hướng dẫn về nhà.
- Tiếp tục ôn tập lại văn bản thông báo.
- Sưa tầm thêm các tình huống cần viết thông báo.
- Làm bài tập 4.
Ngày soạn: 21.05.2007
Ngày giảng: 24.05.2007
Tuần: 35 Tiết: 139.
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU. Giúp h/s:
- Hệ thống hoá các kiến thức và kĩ năng phần TLV đã học trong năm.
- Nắm chắc khái niệm và biết cách làm văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
B. CHUẨN BỊ.
G: SGK, SGV, bảng hệ thống hoá kiến thức.
H: SGK, vở bài tập, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. LÊN LỚP.
I. Ổn định tổ chức. 
II. Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
 Nêu các thể loại Tập làm văn đã học?
2. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động G
Hoạt động H
ND cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s khái quát về tính thống nhất của văn bản.
I.Lí thuyết.
1/ Tính thống nhất của văn bản.
? Em hiểu thế nào về tính thống
Tính thống nhất của văn bản

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8.doc