Giáo án Ngữ văn 8 tiết 96 đến 132 - Trường THCS Nguyễn Trãi

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 96 đến 132 - Trường THCS Nguyễn Trãi

Tiết 96: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

A. Mục tiêu : Giúp HS:

- Đánh giá toàn diện kết quả học tập và làm bài.

- Nhận rõ ưu, nhược của bản thân từ đó rút ra bài học.

- Luyện viết văn bản thuyết minh.

B. Phương pháp : Nhận xét đánh giá

C. Chuẩn bị của thầy và trò :

- Thầy : Chấm bài, chữa lỗi.

- Trò : Xem lại lý thuyết để thấy được kết quả bài viết.

D. Nội dung - tiến trình lên lớp :

1. Ổn định tổ chức :

2. Bài cũ: Nhắc lại đề ra

3. Bài mới :

I. Đề : Hãy giới thiệu một con vật nuôi mà em thích (mèo, chó, thỏ)

II. Dàn ý : Mở bài : giới thiệu được giống vật nuôi mà em thích và sơ lược tác dụng của nó.

 

doc 57 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 96 đến 132 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết 96:	TRả BàI TậP LàM VĂN Số 5
A. Mục tiêu : Giúp HS: 
- Đánh giá toàn diện kết quả học tập và làm bài. 
- Nhận rõ ưu, nhược của bản thân từ đó rút ra bài học. 
- Luyện viết văn bản thuyết minh. 
B. Phương pháp : Nhận xét đánh giá 
C. Chuẩn bị của thầy và trò : 
- Thầy : Chấm bài, chữa lỗi. 
- Trò : Xem lại lý thuyết để thấy được kết quả bài viết. 
D. Nội dung - tiến trình lên lớp : 
1. ổn định tổ chức : 
2. Bài cũ: Nhắc lại đề ra 
3. Bài mới : 
I. Đề : Hãy giới thiệu một con vật nuôi mà em thích (mèo, chó, thỏ)
II. Dàn ý : Mở bài : giới thiệu được giống vật nuôi mà em thích và sơ lược tác dụng của nó. 
b. Thân bài : Nêu xuất xứ giống vật nuôi đó. Hình dáng, đặc tính sinh hoạt, tác dụng của nó, cách nuôi. 
c. Kết bài : Những điều cần lưu ý khi chăm sóc nuôi dưỡng. 
II. Nhận xét : 
1. Ưu điểm : Đa số các em giới thiệu được đặc tính sinh hoạt và cách sinh sống cũng như tác dụng của con vật nuôi. 
- Một số em trình bày tốt, đầy đủ, thể hiện rõ kiến thức và năng lực quan sát của mình. 
2. Nhược điểm : - Một số em còn sa vào tả hoặc kể. 
- Một số em giới thiệu còn sơ sài, qua loa, chưa chú ý vào bài viết của mình. 
- Một số em vẫn còn sai chính tả, viết tắt, viết ký hiệu và viết xấu, cẩu thả. 
- Một số em năng lực quan sát, tích luỹ còn yếu, chưa vận dụng được vào bài viết của mình. 
III. Trả bài, chữa bài : 
- Trả bài viết, hướng dẫn các em đọc lại bài của mình, xem phần lời phê và chính tả để chữa bài cho đúng. 
- Đọc một số bài viết tốt để các em học tập, rút kinh nghiệm. 
4. Củng cố : - GV nhắc nhở các em rút kinh nghiệm cho những bài viết sau. 
5. Dặn dò : Xem lại lý thuyết ở lớp 7 phần luận điểm. 
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết 97:	nước đại việt ta 
A. Mục tiêu : Giúp học sinh: 
- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở TK 15.
- Thấy được phần nào sức thuyết phục của văn chính luận của Nguyễn Trãi: Lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn. 
- Luyện đọc thể sát đúng. 
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận 
C. Chuẩn bị của thầy và trò : 
- Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn bài
- Trò : Đọc bài nhiều lần - trả lời các câu hỏi SGK
D. Nội dung - tiến trình lên lớp : 
1. ổn định tổ chức: 
2. Bài cũ: KT15/, chép thuộc đoạn văn "Huống chi ... về sau" nêu nội dung của đoạn trích đó.
3. Bài mới : 
ở lớp 7 các em đã được học bài "Sông núi nước Nam" của Lý Thường Kiệt. Nó được xem như là một bản tuyên ngôn đầu tiên của nước ta. Bài học hôm nay "Nước Đại Việt ta" là một phần trích trong Cáo Bình Ngô được xem như là bản Tuyên ngôn thứ 2 của nước ta. Nội dung đoạn trích đó ntn chúng ta cùng nhau tìm hiểu. 
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm : 
1. Tác giả : Xem phần tác giả ở lớp 7. 
2. Tác phẩm : Bình Ngô Đại cáo" do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428) sau khi quân ta đại thắng diệt và làm tan rã 15 vạn viên binh Vương Thông phải giảng hoà. Đoạn trích là phần đầu của Bình Ngô... 
II. Đọc và tìm hiểu chú thích : 
- Đọc với giọng trang trọng, hùng hồn, tự hào. Chú ý câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng. 
- Chú thích : Gọi 1 HS đọc ở SGK. 
III. Tìm hiểu nội dung : 
* Khái niện cáo : Là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để tình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. 
- Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu - lời lẽ đanh thép, lý lẽ sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. 
* Bố cục cáo : GV giới thiệu: gồm 4 phần. 
- Phần đầu : nêu luận đề chính nghĩa
- Phần 2 : Lập bảng cáo trạng tội ác giặc Minh. 
- Phần 3 : Phản ánh q/ trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 
- Phần cuối : lời tuyên bố kết thúc, khẳng định nền độc lập vững chắc. 
* Đoạn trích là phần đầu bài cáo : nêu luận đề chính nghĩa và chân lý về s tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại việt. 
GV nêu câu hỏi 1 SGV ? HS trả lời -> T câu nào nêu rõ tiền đề đó ? 
1. Nội dung nguyên lý nhân nghĩa. 
H: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. 
T? Có thể hiểu cốt lõi t2 nhân nghĩa của Nguỹễn Trãi là gì ? 
- Phân tích người dân mà tác giả nói tới là ai ? 
T? ở đây hành động điếu phạt có liên quan đến yên dân ntn ? 
H: Yên dân - trừ bạo.
Người dân mà tác giả nói tới là người dân đại việt. 
Kẻ bạo tàn chính alf giặc minh cướp nước
T ? Em thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có chỗ nào tiếp thu của nho giáo, chỗ nào là sáng tạo phát triển. 
H: Trừ giặc minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân. 
H: tư tưởng nhân nghĩa đã gắn liền với tư tưởng yêu nước chống xâm lăng (quan hệ dân tộc với dân tộc chú không chỉ chủng quan hệ giữa người với nguời)
=> Ta chống xâm lăng là thực hành X nghĩa (là chính nghĩa). Giặc xâm lăng, cướp nước là bạo ngược, là phi nghĩa.
GV: ng/lý nhân nghĩa - yên dân (bảo vệ đất nước 
-> trừ bạo (giặc minh xâm lược)
Hay : nhân nghĩa - yên dân - trừ bạo - yêu nước - chống giặc - bảo vệ đất nước và dân
2. Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. 
T? Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào ? 
H: Núi sông bò cõi đã chia (lãnh thổ riêng). 
- Phong tục Bắc - Nam khác phong tục riêng. 
- Văn hiến đã lâu 
- Lịch sử riêng 
- Chế độ riêng 
+ Biền ngẫu
T? Để thể hiện chủ quyền của dân tộc tác giả đã dùng lời lẽ, ngôn ngữ như thế nào ? có tác dụng gì ? 
H: Sử dụng những từ ngữ có tính chất hiển nhiên vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập tự chủ "từ trước" "vốn xưng" "đã lâu" đã chia. 
+ Sử dụng biện pháp so sánh (ta với TQ, đặt ta ngang hàng với TQ về chính trị, chế độ, quản lý Q/gia)
Khẳng định : sự tồn tại của quốc gia Đại việt là một chân lý 
=> Tăng cường sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập. Đại Việt là nước độ lập có chủ quyền vì có lãnh thổ riêng, văn hoá riêng, ngang hàng với P/ bắc
HD hs thảo luận nhóm ý 2 câu hỏi 3 SGK : 3/ (gọi các nhóm trả lời và bổ sung)
* Dự kiến : 
+ Sông núi nước nam : 2 yếu tố : lãnh thổ, chủ quyền. 
+ Bình ngô đại cáo : thêm 3 yếu tố : văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử 
Đặc biệt yếu tố văn hiến truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc (Đây là điều kẻ thù XL luôn tìm cách phủ nhận)
GV: ở trên là lý lẽ để c/ tác giả đã d/c/:
3. Sức mạnh của nguyên lý nhân nghĩa và chân lý độc lập dân tộc.
T? Các d/c này được ghi lại trong những lời văn nào ? 
4. Lưu Cung thất bại 
- Triệu tiết tiêu vong 
* Gọi 1 HS đọc chú thích SGK
- Toa dộ bị bắt sống, Ô Mã Nhi bị giết 
T? Nhận xét ngt đoạn văn này ? và nêu tác dụng 
4. Văn Biền Ngẫu mỗi câu có 2 vế sóng đôi
Bổ sung : việc xưa - ghi ý muốn nói gì ? 
-> D/c liệt kê có tính thuyết phục. 
-> Biến chủ quan->khách quan-> quy luật
-> Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch-> c/m cho sức mạnh chính nghĩa và của dân tộc đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân tộc
IV. ý nghĩa văn bản 
=> Đó là nội dung một quốc gia Đại Việt
T? Qua phần đầu Bình Ngô ... em hiểu những gì về nước Đại việt?
H: Nước Đại Việt có nền độc lập lâu đời, đáng tự hào. 
T? Bình Ngô được trình bày với ngt gì ? 
- Cuộc kháng chiến chống Minh là cuộc kháng chiến chính nghĩa
H: Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng, ngân vang
T? Từ bài Bình Ngô em hiểu thêm gì về tác giả ?
H: + Đại diện tt nhân nghĩa tiến bộ
 + Giàu tình cảm, ý thức dân tộc
(gọi 1 HS đọc)
 + Giàu lòng yêu nước, thương dân. 
Ghi nhớ : SGK
4. Củng cố : 
- GV treo sơ đồ để củng cố câu hỏi SGK
5. Dặn dò : 
- Học thuộc đoạn trích
- So sánh sự tiến bộ của Cáo Bình Ngô với sông núi nước Nam. 
- Soạn : Bình về phép học. 
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết 98:	hành động nói 
A. Mục tiêu : 
- Củng cố lại khái niệm hành động nói. Phân biệt được hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp.
- Rèn kỹ năng xác định hành động nói trong giao tiếp và vận dụng hành động nói có hiệu quả để đạt được mục đích giao tiếp.
B. Phương pháp : Thảo luận
C. Chuẩn bị của thầy và trò : 
- Thầy : Nghiên cứu, soạn bài
- Trò : Đọc trước phần bài mới và trả lời câu hỏi
D. Nội dung - tiến trình lên lớp : 
1. ổn định tổ chức: 
2. Bài cũ: Hành động nói là gì ? Cho ví dụ. 
3. Bài mới : (Tiếp)
Cách thực hiện hành động nói. 
GV hướng dẫn học sinh yêu cầu SGK nhận xét về hình thức các câu ? 
T? Cho biết trong 5 câu ấy những câu nào giống nhau về mục đích nói ? Xác định hành động nói cho mỗi câu ? 
1. Ví dụ : SGK
H: Đều là câu trần thuật, kiến thức = dấu (.)
H: câu 1, 2, 3: mục đích trình bày 
câu 4, 5: mục đích cầu khiến
* Cùng là câu trần thuật nhưng chúng lại có những mục đích khác nhau và thực hiện những hành động nói khác nhau vậy chúng ta có thể rút ra nhận xét gì ? (thảo luận3/) 
* Dự kiến : Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày gọi là cách dùng trực tiếp. 
- Câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến gọi là cách dùng gián tiếp. 
2. Ghi nhớ: Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) V bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp)
T? Hãy lấy ví dụ về cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp? cho các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật
H: Ví dụ : A hỏi (*) trực tiếp 
- Mấy giờ thì đá trận chung kết ? 
B đáp : Mười chín giờ? 
A giục : Hay đi ngay kẻo muộn ! 
B đáp : Vâng, tôi đi ngay đây !
* Gián tiếp : 
A nói : - Tớ mua cái cặp này đến 200 ngìn cơ đấy. 
B bửu môi : Hai trăm nghìn cơ đấy ? 
4. Củng cố : 
- BT1: Các câu nghi vấn có liên quan đến mục đích nói : 
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ? (câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định). 
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẽ phỏng có được không ? 
(Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định). 
- Lúc bấy giờ dẫu các ngươi không muốn ... ? 
(câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định). 
- Vì sao vậy ? (Câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý). 
- Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc dẹp yên, muôn đời để thẹn há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa ? (câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định). 
Vị trí : Câu đầu : tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lý lẽ của tác giả. 
* Các câu giữa : thuyết phục, động viên, khuyến khích, kích lệ tướng sĩ. 
* Câu cuối : khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ TQ 
BT2: Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi, cách dùng gián tiếp này tạo sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến cho những nguyện vọng của Bác trở thành nguyện vọng thiết thân của mỗi người. 
BT3: Các câu có mục đích cầu khiế. 
Dế Choắt : - Song anh có cho phép em mới dám nói ... 
- Anh đã nghỉ thương em như thê snày thì hay là anh đào giúp ... em chạy sang. 
Dế mèn :  ... mục đích, yêu cầu, cấu tạo của 1 bản tường trình. 
- Nâng cao năng lực viết tường trình.
- Biết cách trình bày một văn bản, tường trình đầy đủ, rõ, đẹp. 
B. Phương pháp : 
C. Chuẩn bị của thầy và trò : 
- Thầy : Nghiên cứu, ra đề phù hợp với HS
- Trò : Học thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi SGK vào vở soạn 
D. Nội dung - tiến trình lên lớp : 
1. ổn định : 
2. Bài cũ: Kết hợp bài mới 
3. Bài mới : 
I. Ôn tập lý thuyết
T; Mục đích viết tường trình là gì ?
H: Trình bày thiệt hại hay mức độ, trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra 
 Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau? 
-Giống: Đều thuộc văn bản hành chính nên có hình thức cấu tạo ổn định.
-Khác: Tường trình khác với báo cáo ở mục đích và nội dung
- Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình?
-Bố cục gồm 3 phần : 
+ Thể thức mở đầu
+ Nội dung tường trình
+ Kết thúc văn bản.
T? Những mục nào không thể thiếu trong kiểu văn bản này ?
H: Nói chung phải đầy đủ các mục đặc biệT? họ tên người tường trình, sự việc, những người có liên quan,người nhận
T? Phần nội dung cần như thế nào ?
H: Trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc , nguyên nhân, hậu quả, ai chịu trách nhiệm .
IV. Luyện tập:
Đề: Hãy viết văn bản tường trình về việc 2 ban A và B đánh nhau ở trong lớp mà em là 1 trong 2 người bạn đó.
2. Hãy viết bản tường trình về việc em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành
4. Củng cố : Nhận xét chung giờ luyện tập
5. Dặn dò : Các em về nhà hoàn thành 1 trong 2 đề còn lại.
- Xem phần bài mới: Văn bản thông báo.
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết : 129 	trả bài kiểm tra văn 
A. Mục tiêu : 
- Hệ thống lại các kiến thức đã được học trong các văn bản
- Thấy được ưu, nhược điểm của bài làm để rút kinh nghiệm
- Rèn thêm kỷ năng về trắc nghiệm nhất là tự luận.
B. Phương pháp : Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị của thầy và trò : 
- Thầy : Chấm bài, rút ra các ưu nhược điểm của HS để chỉ rõ cho các em rút kinh nghiệm.
- Trò : Xem lại bài làm của mình để hiểu hơn yêu cầu đề ra.
D. Nội dung - tiến trình lên lớp : 
1. ổn định : 
2. Bài cũ: Kết hợp bài mới .
3. Bài mới : 
- GV ghi lại đề bai lên bảng
- Gọi một số HS đọc lại đề.
A.Nhận xét ưu, nhược điểm
1.ưu: - một số em nắm chắc bài học vì vậy trắc nghiệm đánh chính xác.
- một số em nắm chắc phương pháp làm bài vì vậy phần giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi đầy đủ, hay.
2. Nhược : - một số em chưa nắm chắc vì vậy khi đánh trắc nghiệm còn tẩy xoá.
- Một số em nắm phần tác giả còn quá sơ lược và mơ hồ nên khi làm nhiều chổ còn sai cơ bản . 
- Một số em viết bài sơ sài vì không học bài cũ nhất là phần so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hịch, chiếu, cáo .
B. Chữa bài: GV lần lượt chữa từng câu cho HS
C. Trả lời - hướng dẫn chấm chữa
- Trả bài và cho HS bổ sung những phần còn sai sót vào bài làm để các em dễ nhớ và rút kinh nghiệm
4. Củng cố : Nhận xét về khả năng làm bài của các em.
-5. Dặn dò : 
- Về nhà xem lại bài làm.
- Ôn tập kỷ phần văn để ôn tập tiếp.
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết : 130 	kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu : 
- Qua tiết kiểm tra nhằm đánh giá lại kết quả nắm bài và cách ứng dụng của HS về các kiểu câu trong TLV và trong văn bản . Biết cách sắp xếp trật tự từ trong câu
B. Phương pháp : Trắc nghiệm + Tự luận 
C. Chuẩn bị của thầy và trò : 
- Thầy : Nghiên cứu và ra đề thi trên giấy A4
- Trò : Ôn tập tốt các phần Tiếng Việt đã học 
D. Nội dung - tiến trình lên lớp : 
1. ổn định : 
2. Bài cũ: Kết hợp bài mới 
3. Bài mới : 
A.Đề ra: 
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
* Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu dòng
Lý Kiến hiểu rằng "chúng nó " đây có thể gồm cả ông. Ông cười nhạt bảo rằng:
(1) Thế này này, anh Binh ạ : chị ấy gửi tôi thi quả là không có ... Hắn trợn mắt quát.
(2) Thế thì thằng nào ăn đi
 Lý Kiến vội nói lấp ngay
(3) Thế nhưng mà anh có thiếu tiền thì cứ bảo tôi 1 tiếng . Chị ấy có trót tiêu đi rồi thì có giết cũng chẳng ra. Lôi thôi làm gì cho sinh tội (Nam Cao - Chí Phèo)
1.Cuộc hội thoại trong đoạn văn trên có mấy người tham gia?
A.2 người 	B. 3 người
C. 4 người 	D. 5 người 
2. Quan hệ giữa các nhân vật tham gia trên là quan hệ gì ?
A. Quan hệ gia đình thân tộc 	B. Quan hệ tuổi tác
C. Quan hệ giữa những người công dân trong xã hội 
D. Quan hệ giữa 1 người có chức trách với 1 người dân thường .
3. Lý Kiến có thái độ ra sao trong đoạn văn hội thoại trên
A.Kính Trọng 	B. Quát nạt
C. Trách móc 	D. Nhún nhường
4. Trong đoạn hội thoại trên có xuất hiện hành vi cướp lời khong ?
A. Có 	B.không
5.Xác định người thực hiện các lượt lời trong đoạn văn hội thoại trên bằng cách đấnh số thứ tự của từng lượt lời vào chổ trống sau:
- Lượt lời Lý Kiến ..............
-Lượt lời của Bính Tư ......
6. Đánh dấu x vào chỗ trống trong bảng sau:
Câu
hành động hỏi
hành động trình bày
hành động điều khiển
1.Sao cô biết mợ con có con ?
2. Cháu van ông,nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho
3.Nước Đại Việt ta từkhi lập quốc đến giờ nền chính học đã bị thất quyền 
4. Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa vặn không ?
5. Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu
II.Tự luận: 5 điểm
1.Nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu?
2. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu in đậm sau:
"Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều)
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió ngàn"
(Tố Hữu - Lên Tây Bắc)
B. Đáp án 
- Trắc nghiệm : 5 điểm . Đánh giá đúng 1 câu 0,5 điểm
Câu 1: A ;Câu 2:D; Câu : D; Câu 4: A; câu 5: Lý Kiến (1),(3). Binh Tư (2)
Câu 6:1, 4 hành động hỏi; 2,3 hành động trình bày, 5 hành động điều khiển
- Tự luận: 
1.Nêu được 4 tác dụng của trật tự từ trong câu, mỗi tác dụng : 0,5 điểm
2.Phân tích được hiệu quả diễn đạt về nghệ thuật, nội dung : 3 điểm
4. Củng cố : 
- Thu bài đúng giờ 
5. Dặn dò : Ôn tập kỷ phần Tiếng Việt để kiểm tra tốt học kỳ II
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết : 131 	trả bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu : 
- Củng cố lại kiến thức và kỷ năng đã học về các phép lập luận, chứng minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu ... và đặc biệt là cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.
- Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu đề bài và so với các bạn cùng lớp.
- Có những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt những bài sau.
B. Phương pháp : Nêu vấn đề 
C. Chuẩn bị của thầy và trò : 
- Thầy : Chấm, chữa bài cần thận cho học sinh. 
- Trò : Xem lại bài viết của mình
D. Nội dung - tiến trình lên lớp : 
1. ổn định : 
2. Bài cũ: Nhắc lại đề bài số 7
3. Bài mới : Ghi lại đề ra lên bảng
I. Đề ra: Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh , truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết 1 bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng hơn. 
II. Yêu cầu đề bài: Gọi 1 HS xác định lại yêu cầu đề bài 
III. Dàn ý : Đã soạn ở phần bài viết.
IV. Nhận xét ưu, nhược
1.Ưu điểm:
- Đa số các em đã biết viết 1 bài nghị luận.
- Nhiều em đã có luận điểm rõ ràng.
- Nhiều em đã biết kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào văn nghị luận. Bài viết có nội dung đầy đủ, rõ ràng.
- Nhiều em trình bày sạch sẽ, chữ viết có tiến bộ.
2. Nhược : 
- Một số em vẫn mắc bệnh cẩu thả chữ viết xấu, nội dung sơ lược, chưa đi sâu vào nội dung chính và khai thác các luận điểm .
- Một số em chưa biết cách làm 1 bài nghị luận mà cụ thể là viết các đoạn văn (luận điểm) để bài viết rõ ràng còn viết dài và cả bài là 1 luận điểm vì vậy hạn chế đến bài viết.
- Một số em còn viết sai chính tả.
V. Chữa bài : 
- Trả bài cho HS 
- Đọc một số bài viết tốt để các em có thể học cách viết.
- Cho HS tự chữa bài của mình qua lời phê của GV.
- Đổi bài để chữa và nhận xét cho nhau trong cùng 1 bàn. 
4. Củng cố : 
- Hệ thống lại cách viết 1 bài nghị luận.
- Cách viết luận điểm và tìm luận điểm.
5. Dặn dò : Về nhà các em đọc lại bài để có kinh nghiệm hơn trong các bài viết sau. Chuẩn bị tốt cho kiểm tra kỳ II.
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết : 132 	văn bản thông báo
A. Mục tiêu : 
- Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
- Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
- Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách.
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, quy nạp
C. Chuẩn bị của thầy và trò : 
- Thầy : Đọc và nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Trò : Chuẩn bị trước các câu hỏi ở bài mới. 
D. Nội dung - tiến trình lên lớp : 
1. ổn định : 
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 
3. Bài mới : Giới thiệu
I. Đặc điểm của văn bản thông báo.
- Gọi 2 HS đọc 2 VDSGK Tr 140 - 141.
1.Ví dụ: 
Văn bản 1: Thông báo kế hoạch duyệt VN
Văn bản 2: Thông báo kế hoạch đại hội đại biểu liên đội TNTP HCM.
T? Trong các văn bản trên ai là người viết thông báo ?
Văn bản 1: Thầy PHT
Văn bản 2: Liên đội trưởng.
T? Ai là người nhận thông báo ?
Văn bản 1: GV chủ nhiệm lớp
VB2: Các chi đội trưởng toàn trường. 
T:Mục đích của thông báo ?
Cả VB đã có nội dung đầu tiêu ngữ.
T? Nội dung của thống báo thường là gì?
Các thông tin cụ thể từ tổ chức trên xuống cho những người dưới quyền.
T? Qua tìm hiểu bài em hiểu thế nào là văn bản thông báo?
2.Ghi nhớ: Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
T? Nội dung thông báo thường là gì ? Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo ?
- Nội dung :phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, thời gian, địa điểm cụ thể chính xác.
- Thể thức: Tuân thủ thể thức hành chính , có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày, tháng, người nhận thì mới có hiệu lực.
II. Cách làm văn bản thông báo. 
1.Tình huống cần làm văn bản thông báo
Gọi 3 HS đọc 3 tình huống SGK và trả lời tình huống nào viết thông báo ?
H:b, c
2. Cách làm tình huống thông báo.
a) Thể thức mở đầu văn bản thông báo.
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (phía trái)
- Quốc hiệu, tiêu ngữ ( ghi góc phải)
-
- Địa điểm và thời gian làm thông báo.
- Tên văn bản (ghi giữa) chữ in hoa cho nỗi bật
b) Nội dung thông báo
- Nơi nhận(ghi phía dưới bên trái)
-Ký tên và ghi rõ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải)
4. Củng cố : 
- Gọi 1 HS đọclại phần ghi nhớ.
- GV lưu ý HS phải trình bày đúng quy định
5. Dặn dò : 
- Xem lại các loại văn bản đã học từ lớp 6 - 8 so sánh sự giống và khác nhau giữa các loại văn bản hành chính.
- Họclý thuyết để tiết sau luyện tập có hiệu quả.
- Sưu tầm mỗi em 2 loại thông báo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van ky 2 lop 8.doc