Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Trường TH&THCS Vĩnh Bình Bắc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Trường TH&THCS Vĩnh Bình Bắc

Tuần 27/ Tiết 101

BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC

(LUẬN HỌC PHÁP)

 Nguyễn Thiếp

 1 Mục tiêu: Giúp học sinh.

 a/Về kiến thức:

 Những hiểu biết bước đầu về Tấu. Quan điểm tiến bộ của tác giả về mục đích, pp và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.

 Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.

 b/Về kỹ năng

 Đọc hiểu một văn bản viết theo thể Tấu.

 Nhận xét , phân tích trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, ácch sắp xếp trình bày luận điểm trong văn bản.

 c/ Về thái độ:

 Giáo dục HS Tinh thần tự hoc học cho mình để xây dựng quê hương đất nước.

 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh

GV: Soạn giảng, sgk, sgv, tư liệu liên quan

PP: Gợi mở, bình giảng

HS: Soạn bài, sgk, tập ghi

 3/ Tiến trình bày dạy

 a) KTBC: Kiểm tra 5p

 - Thế nào là cáo? a đời trong hoàn cảnh nào?

 - Trình bày ghi nhớ bài cáo

 

docx 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27 - Trường TH&THCS Vĩnh Bình Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/02/2012	 
Ngày dạy: 20/ 02/2012	
Tuần 27/ Tiết 101	 
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
(LUẬN HỌC PHÁP)
 Nguyễn Thiếp
 1 Mục tiêu: Giúp học sinh.
 a/Về kiến thức:
 Những hiểu biết bước đầu về Tấu. Quan điểm tiến bộ của tác giả về mục đích, pp và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
 Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
 b/Về kỹ năng
 Đọc hiểu một văn bản viết theo thể Tấu. 
 Nhận xét , phân tích trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, ácch sắp xếp trình bày luận điểm trong văn bản.
 c/ Về thái độ:
 Giáo dục HS Tinh thần tự hoc học cho mình để xây dựng quê hương đất nước.
 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
GV: Soạn giảng, sgk, sgv, tư liệu liên quan
PP: Gợi mở, bình giảng
HS: Soạn bài, sgk, tập ghi 
 3/ Tiến trình bày dạy 
 a) KTBC: Kiểm tra 5p
	- Thế nào là cáo? a đời trong hoàn cảnh nào?
	- Trình bày ghi nhớ bài cáo
 b// Dạy nội dung bài mới : 
 a/ GTB: 1p
 	 Học để làm gì? Học ntn? . Nói chung vấn đề học tập đã được ông cha ta bàn đến từ rất lâu. Một trong những ‏ý kiến tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và thấu tình đạt lí là đoạn “Luận về phép học” trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà thơ lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s Tìm hiểu chung. 14p
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s đọc, chú thích, bố cục.
I. Tìm hiểu chung.
1. Đọc.
2. Tác giả:
Nguyễn Thiếp (1723 – 1804), Hà Tĩnh. Là người thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu
b. Xuất xứ:
Trích từ bản tấu Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung 1791.
c. Thể loại:
 Tấu là loại văn thư của bề tôi.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Mục đích chân chính của việc học.
- Học để làm người.
- Học tập là một quy luật trong cuộc sống của con người
- Chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp.
2. Bàn về cách học.
- Học từ thấp lên cao.
- Học những điều cơ bản.
- Học kết hợp với hành.
3. Tác dụng của phép học:
- Đất nước nhiều người tài, triều đình vững mạnh, quốc gia hưng thịnh
Gv nêu yêu cầu đọc: giọng chân tình, (bày tỏ thiệt hơn), tự tin, khiêm tốn.
? Dựa vào chú thích nêu những nét ngắn gọn về tác giả?
? Văn bản “Bàn luận về phép học” ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Dựa vào chú thích hãy nêu những đặc điểm chính của thể tấu? Nêu đặc điểm riêng của bài tấu “Bàn luận về phép học”?
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s tìm hiểu văn bản. 20p
? Trong câu văn biền ngẫu (câu châm ngôn): “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”, tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học?
? Vậy mục đích chân chính của việc học là gì?
? Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện sai lệch nào trong việc học? Em hiểu thế nào là lối học hình thức, lối học cầu danh lợi? Tác hại của lối học đó?
? Quan niệm về mục đích của đạo học như thế có gì đúng sai, phù hợp hay không phù hợp trong thực tế hiện nay?
? Nhận xét về đặc điểm lời văn trong đoạn văn?
? Sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học tác giả đã đưa ra phương
pháp học tập nào?
? Trong số các phép học đó, em tâm đắc với phép học nào ? Vì sao?
Gv: Kể từ sau CMT8 nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích việc học để đông viên tinh thần hiếu học của nhân dân ta. 
VD: Mở các lớp Bình dân học vụ (Bác Hồ); khuyến khích học sinh nghèo vượt khó – học bổng.
Gv: Mục đích chân chính và cách học đúng đắn được tác giả gọi là đạo học? Theo tác giả đạo học thành có tác dụng ntn?
? Tại sao đạo học thành lại sinh ra nhiều người tốt, triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị? 
? Theo em, đằng sau lí lẽ bàn về tác dụng của phép học, người viết đã thể hiện một thái độ ntn?
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?
HS đọc -> HS khác rút ra nhận xét.
Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), Hà Tĩnh. Là người thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu.
- Vua Quang Trung từng mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều đại Tây Sơn nhưng vì nhiều lí do Nguyễn Thiếp chưa nhận lời. Ngày 10.7.1791, vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến. Lần này Nguyễn Thiếp bằng lòng vào Phú Xuân bàn quốc sự. Ông làm bài tấu bàn về ba việc mà bậc quân vương nên biết: “Bàn luận về phép học” là phần trích từ bài tấu.
- Tấu là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi cho vua chúa để trình bày sự việc, ‏ý kiến, đề nghị.
- Được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.
- “Bàn luận về phép học” do Nguyễn Thiếp dâng vua Quang Trung để bày tỏ kiến nghị của mình về việc chấn chỉnh sự học của quốc gia.
- Được viết bằng văn xuôi kết hợp với văn biền ngẫu.
- 3 phần: - Từ đầu tệ hại ấy: Bàn về mục đích của việc học.
- Cúi xinbỏ qua: Bàn về cách học.
- Còn lại: Tác dụng của phép học.
- Chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp.
- Học để làm người.
Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học đó là lối học hình thức, lối học cầu danh lợi.
- Lối học chuộng hình thức: học thuộc lòng câu chữ moọt cách thụ động, máy móc mà không hiểu nội dung.
- Lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhiều lợi lộc.
=> Tác hại: làm cho chúa tầm thường, thần nịnh hót, người trên kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi 
-> dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.
HS tự liên hệ.
- Điểm tích cực: coi trọng mục tiêu đạo đức của việc học. Khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường hôm nay.
- Hạn chế: Không chỉ rèn đạo đức mà còn rèn năng lực trí tuệ của con người.
- Đoạn văn được cấu tạo bằng câu ngắn, liên kết chặt chẽ làm cho câu văn mạch lạc, rõ ràng dễ hiểu.
- Mở trường dạy học ở phủ huyện, mở trường tư, con cháu nhà đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
- Phép dạy lấy Chu Tử làm chuẩn.
- Học tuần tự từ thấp đến cao.
- Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
- Học kết hợp với hành.
HS tự bộc lộ.
- Tạo được nhiều người tốt.
- Triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị.
Mục đích chân chính là cơ sở tạo người tài đức, nhiều người học có tài đức sẽ thành nhiều người tốt, không còn lối học hình thức – cầu danh lợi.
- Đề cao tác dụng của việc học chân chính.
- Tin tưởng ở đạo học chân chính.
- Kì vọng về tương lai đất nước.
Lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
Khẳng định phương pháp học tập đúng đắn.
Phê phán những mục đích học lệch lạc, sai trái.
Tác dụng của việc học chân chính.
? Đọc những lời tấu trình của Nguyễn Thiếp về phép học, em thu nhận được những điều sâu xa nào về đạo học của cha ông ta ngày trước?
? Gọi h/s đọc phần ghi nhớ?
Mục đích và tác dụng của việc học chân chính là học để làm người, học để biết và làm, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn để góp phần hưng thịnh đất nước.
Học sinh đọc phần ghi nhớ.
III. Nghệ thuật.
- Lập luận
- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ
VI. Ý nghĩa văn bản.
Nguyễn Thiếp nêu nên quan niệm tiến bộ của ông về sự học.
* Ghi nhớ SGK/ 79.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
? Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp học đi đôi với hành?
4. Củng cố:
Đọc ghi nhớ.
- Sự cần thiết: học cần phải ứng dụng để hiểu sâu vấn đề, nếu không ứng dụng thì sẽ mau quên, không hiểu sâu vấn đề.
- Tác dụng: Phát huy trí lực của h/s, rèn kĩ năng phân tích, ứng dụng.
HS Đọc ghi nhớ.
c/ Củng cố, luyện tập : 3p
 Tác giả bàn về cách học như thế nào?
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà 2p 
- Học thuộc đoạn văn làm về cách học: “Cúi xinchớ bỏ qua”. ‏Ý nghĩa lời tấu trình của Nguyễn Thiếp có ‏ý nghĩa ntn đối với việc học hôm nay.
- Soạn bài: “ Thuế máu”.
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
Ngày soạn: 12 /02/2012	 
Ngày dạy: 24/ 02/2012	
Tuần 27/ Tiết 102	 
LUYỆN TẬP 
XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
 1 Mục tiêu: Giúp học sinh.
 a/Về kiến thức:
 Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo pp diễn dịch, quy nạp, vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
 b/Về kỹ năng
 Nhận biết sâu hơnnvề luận điểm.
 Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn.
 c/ Về thái độ:
 Luyện cho HS biết cách trình bày luận điểm trước dám đông..
 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
GV: Soạn giảng, sgk, sgv, tư liệu liên quan
PP: Gợi mở, bình giảng
HS: Soạn bài, sgk, tập ghi 
 3/ Tiến trình bày dạy 
 a) KTBC: Kiểm tra 5p
	 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của Hs.
 b// Dạy nội dung bài mới : 
 a/ GTB: 1p
 Trong bài trước chúng ta đã ôn tập về luận điểm và viết đoạn văn trình bày luận điểm. Vậy để xây dựng luận điểm ntn cho hợp lí, chặt chẽ chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu đề bài và xây dựng hệ thống luận điểm. 14p
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
I. Xây dựng hệ thống luận điểm.
Đề bài: 
Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
II. Trình bày luận điểm.
Cách 1 &3. Vì:
Cách 1: đơn giản dễ làm theo.
Cách 3: giọng điệu gần gũi, thân thiết.
Điểm 2 (b) vì trình tự ấy phản ánh được các bước hợp lí của quá trình làm rõ luận điểm.
? Đề bài yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề gì? Cho ai? Nhằm mục đích gì?
? Em có nên sử dụng hệ thống luận điểm được nêu ra trong SGK phần 1 đó không? Vì sao?
? Việc sắp xếp các luận điểm đã hợp lí chưa?
? Theo em, cần điều chỉnh, sắp xếp lại ntn cho hợp lí?
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s trình bày luận điểm 20p
Gv chép VD ra bảng phụ.
? Trong cách giới thiệu trên em chọn cách giới thiệu nào? Vì sao?
? Nên sắp xếp các luận cứ dưới đây theo trình tự nào để rành mạch, chặt chẽ?
? Viết đoạn văn trình bày luận điểm trên theo cách diễn dịch và quy nạp?
? Gọi h/s đọc đoạn văn? Có thể biến đổi đoạn văn ấy từ diễn dịch sang quy nạp hoặc từ quy nạp sang diễn dịch?
? Gọi h/s khác nhận xét đoạn văn?
? Khi chuyển một đoạn văn từ diễn dịch sang quy nạp, hoặc ngược lại ta cần lưu ‏ý điều gì?
Gv: Nhận xét: - Ưu khuyết điểm của đoạn văn h/s đã trình bày
Vấn đề đặt ra: Khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
Mục đích: viết bài báo để khuyên một số bạn trong lớp.
- 5 luận điểm đã phong phú nhưng chưa đảm bảo yêu cầu chính xác, phù hợp, đầy đủ và mạch lạc.
- Luận điểm (a): có nội dung không phù hợp với vấn đề bài lạc ‏ý “lao động tốt”.
- Còn thiếu những luận điểm cần thiết khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề không được làm sáng rõ.
VD: Cần thêm luận điểm: đất nước rất cần những người tài giỏi; phải chăm học giỏi mới thành tài.
- Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa hợp lí.
Luận điểm (b): làm bài văn thiếu mạch lạc.
Luận điểm (d): không nên đứng trước luận điểm (e).
Đất nước ta đang cần những người tài giỏi để đưa Tổ quốc tiến lên, sánh kịp với bạn bè năm châu. Quanh ta có nhiều tấm gương của các bạn h/s phấn đấu học giỏi, để đáp ứng yêu cầu của đất nước.
- Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải chăm học.
- Một số bạn lớp ta còn ham chơi, chưa chăm chỉ học, làm cho thầy cô giáo và các bậc cha mẹ lo buồn.
- Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học sau này không có niềm vui trong cuộc sống.
Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, trở nên người có ích cho cuộc sống, tìm được niềm vui chân chính.
Cách 1 & 3. Vì:
Cách 1: đơn giản dễ làm theo.
Cách 3: giọng điệu gần gũi, thân thiết.
Điểm 2 (b) vì trình tự ấy phản ánh được các bước hợp lí của quá trình làm rõ luận điểm: bước trước dẫn đến bước sau,
bước sau kế tiếp bước trước.
HS viết đoạn văn tuỳ chọn hai cách lập luận
HS đọc đoạn văn ( viết theo cách lập luận nào?).
HS khác tự biến đổi.
- Cách lập luận ntn? có lí lẽ và dẫn chứng đã đủ sức thuyết phục chưa?
- Có câu kết đoạn chưa và câu kết đoạn đã phù hợp chữ?
- Thay lại câu chủ đề. (vị trí).
- Sửa lại những câu văn tạo mối liên kết, mạch lạc, rõ ràng.
c/ Củng cố, luyện tập : 2p
 Nêu khái niệm về luận điểm, luận cứ.
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà : 1p 
- Học thuộc lòng đoạn trích. Học thuộc ghi nhớ.
- Ôn lại kiến thức về luận điểm, luận cứ, về cách viết đoạn văn.
- Chuẩn bị tiết 108: “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận”.
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
Ngày soạn: 14/02/2012	 
Ngày dạy: 23/ 02/2012	
Tuần 26/ Tiết 103 - 104
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
VĂN NGHỊ LUẬN
1 Mục tiêu: Giúp học sinh.
 a/Về kiến thức:
 Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh, giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học.
 b/Về kỹ năng
 - Tự đánh giá chính xác hơn kĩ năng viết bài tập làm văn của mình, qua đó rút ra kinh nghiệm cần thiết để các bài văn sau đạt kết qủa cao hơn.
 c/ Về thái độ:
 Luyện cho HS tự kiểm tra về bài viết của mình.
 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
GV: chọn đề cho phù hợp từng đặc điểm của lớp.
PP: Gợi mở, 
HS: Soạn đề theo hd cua Gv, sgk, tập ghi 
 3/ Tiến trình bày dạy 
 a) KTBC: Kiểm tra 
 b// Dạy nội dung bài mới : 
 a/ GTB: 1p GV neu trực tiếp vào vấn đề.
HĐ1: Ghi đề 86p
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nôi dung chính ( ghi bảng)
GV ghi đề bài, sau đó hd Hs làm bài
Theo dõi ghi đề vào giấy làm
 ĐỀ BÀI:
 Trình bày ‏ý kiến của em về mục đích học tập của học sinh thời nay.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
A. Yêu cầu bài làm.
- Xác định kiểu bài: Văn nghị luận.
- Nội dung cần nghị luận: mục đích học tập của HS.
B. Lập dàn ‏ý: 
1. Mở bài: (1,5 đ)
- Giới thiệu khái quát về nội dung cần nghị luận: Vai trò, nhiệm vụ quan trọng của mỗi người HS chúng ta là học tập. Tuy nhiên chúng ta cần xác định đúng đắn mục đích của học tập. Đó là học để làm gì và học như thế nào?
2. Thân bài: (7 đ )
- Luận điểm 1: Học để làm gì ? (4 điểm)
+ Học để có kiến thức tri thức.
+ Học để rèn luyện kĩ năng.
+ Học để sau này lập nghiệp.
+ Học để xây dựng quê hương, đất nước.
- Luận điểm 2: Học như thế nào? (3 điểm).
* Phương pháp học:
+ Tích cực đến lớp, chăm chỉ nghe giảng, ghi chép đầy đủ, chăm chỉ làm bài tập.
+ Học ở bạn bè.
+ Học ở sách báo.
+ Học ở ngoài xa hội.
+ học đi đôi với hành.
3. Kết bài: (1,5 điểm).
 Khẳng định ‏ý nghĩa của việc học đối với học sinh chúng ta.
C. Lưu ‏ý: 
Bài viết chỉ được điểm tối đa khi: đảm bảo các yêu cầu trên và bài viết bố cục cần rõ ràng, trình bày mạch lạc,.
Có hệ thống luận điểm phù hợp lôgíc: Cách viết đoạn văn cần phải có câu chủ đề và liên kết đoạn.
Không sai từ, sai chính tả, viết hoa./.
c/ Củng cố, luyện tập : 2p
 Thu bài, kiểm tra bài làm.
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà 2p 
- Học và xem lại lí thuyết về văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài tt Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn ngị luận.
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docxngu van 8 tuan 27 CKTKN.docx