Giáo án Ngữ văn 8 tiết 94: Tiếng Việt: Câu phủ định

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 94: Tiếng Việt: Câu phủ định

Tiết 94

 Tiếng Việt:

 Câu phủ định

I. Mục tiêu: giúp HS:

1/. Kiến thức :

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định; biết và nắm vững chức năng của câu phủ định.

2/. Kĩ năng :

 - Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.

 - Sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.

* KNS:

+ Ra quyết định: nhận ra và biết sử dung câu phủ định theo mục đích giao tiếp cụ thể

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu phủ định

3/. Giáo dục HS: Có ý thức tích cực học tập.

II. Chuẩn bị:

1/ GV: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, sGV NGữ văn 8

2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 94: Tiếng Việt: Câu phủ định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/02/2012
Ngày giảng: 8A:
 8B:
 Tiết 94
 Tiếng Việt:
 Câu phủ định
I. Mục tiêu: giúp HS:
1/. Kiến thức :
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định; biết và nắm vững chức năng của câu phủ định.
2/. Kĩ năng :
 - Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.
 - Sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
* KNS: 
+ Ra quyết định: nhận ra và biết sử dung câu phủ định theo mục đích giao tiếp cụ thể
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu phủ định
3/. Giáo dục HS: Có ý thức tích cực học tập.
II. Chuẩn bị:
1/ GV: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, sGV NGữ văn 8
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. Phương pháp:
- P.P: Qui nạp, vấn đáp, tích hợp, TL
- KT: Động não, đặt câu hỏi
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)? Thế nào là câu trần thuật ? Lấy 2 ví dụ về câu trần thuật với những chức năng khác nhau?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: chúng ta đã tìm hiểu về bốn kiểu câu chia theo mục đích nói với những đặc điểm hình thức và chức năng khác nhau. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định
 Hoạt động 1
P.P: Vấn đáp, qui nạp, tích hợp
KT: Động não
* Giáo viên treo bảng phụ ( ví dụ 1 SGK).
 * HS đọc kĩ các ví dụ 1.
? Các câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a? - Câu b, c, d gọi là câu phủ định vì chứa các từ ngữ phủ định.
? Em hãy cho biết câu b, c, d có gì khác so với câu a về chức năng?
- Câu a: dùng để khẳng định sự việc.
 * HS đọc kĩ ví dụ 2 ( SGK).
 ? Trong đoạn trích câu nào là câu phủ định?
- Không phải, nó chần....càn.
- Đâu có!
 ? Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu phủ định dùng để làm gì?
- Phản bác một ý kiến, một nhận định của các thầy bói khác
? Câu phủ định 1 phủ định điều gì và câu phủ định 2 phủ định điều gì?
- HS trình bày, nhận xét, gv chốt
? Thế nào là câu phủ định? Câu phủ định dùng để làm gì?
- HS trình bày, nhận xét, gv chốt
* HS đọc ghi nhớ SGKT54
 I. Lí thuyết: Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu:
* Ví dụ 1: câu b, c, d có các từ không, chưa, chẳng-> từ ngữ phủ định-> câu phủ định.
- Chức năng: phủ định sự việc.
* Ví dụ 2: 
- Xác định câu phủ định.
- Chức năng: phản bác một ý kiến, một nhận định của người đối thoại.
2. Ghi nhớ: SGKT54
Hoạt động 2
P.P: Vấn đáp, qui nạp, tích hợp, TH có HD
KT: Động não
* Bài tập 1T54:
? Xác định câu phủ định bác bỏ?
- HS trình bày miệng
? Vì sao? 
- Vì nó phản bác một ý kiến một nhận định trước đó?
* Bài tập 2:
? Những câu ở bài tập 2 có phải là câu phủ định không? 
? Về hình thức nó có gì đặc biệt? 
? Em hãy nhận xét ý nghĩa của những câu đó?
- HS thảo luận nhóm bàn trình bày, nhận xét
- GV chốt
* Bài tập 3:
? Nếu Tô Hoài thay từ PĐ “ Không” bằng “ Chưa” thì nhà văn phải viết lại câu này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không?
Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? Vì sao?
- HS tự trình bày, GV chốt
* Bài tập 4:
? Các câu sau đây có phải là câu phủ điịnh không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương?
- Đẹp gì mà đẹp!
- Làm gì có chuyện đó!
- Bài thơ này mà hay à?
- Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
* Bài tập 5: 
? Có thay : quên bằng: không, chưa, chẳng được không?
- Chưa: biểu thị ý nghĩa phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có nhưng sau thời điểm đó có thể có.
- Không: phủ định nhưng không có hàm ý là về sau có thể có.
+ Chẳng: phủ định việc phá giặc thành công, cảm giác bất lực, thất vọng- sai lạc với chủ đề của đoạn văn và văn bản
B. Luyện tập:
1/ Bài tập 1:
- Câu phủ định bác bỏ:
Cụ cứ tưỏng thế chứ nó chả hiểu gì đâu.
Không chúng con không đói........
2/ Bài tập 2:
- 3 câu a, b, c đều là câu phủ định những có điểm đặc biệt là có một từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác, hoặc kết hợp với một từ nghi vấn.
3/ Bài tập 3:
- Viết lại: phải bỏ từ nữa, câu sẽ là “ choắt chưa dậy được nằm thoi thóp”
Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.
4/ Bài tập 4:
- Các câu ở đây không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định nhưng được dùng để biểu thị ý phủ định ( phủ định bác bỏ.)
5.Bài tập 5
- Không thể thay thế được vì:
+ Không: phủ định tuyệt đối; (nhưng không có hàm ý là về sau có thể có.) giảm sức thuyết phục
+Quên: vào thời điểm căm thù giặc cao độ, tác giả không để tâm đến những chuyện bình thường ấy
+ Chưa: thời điểm việc phá giặc chưa diễn ra nhưng tác giả luôn nung nấu ý chí sẽ quyết tâm phá giặc
+ Chẳng: phủ định việc phá giặc thành công, cảm giác bất lực, thất vọng- sai lạc với chủ đề của đoạn văn và văn bản
4. Củng cố: ( 3’)
 - Thế nào là câu phủ định?
 - Câu phủ định dùng để làm gì?
 5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị baì(1’)
 * Bài cũ: học theo câu hỏi củng cố
 Làm bài tập 5 (SGK).
 *Bài mới: Đọc trước bài: Hành động nói
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thời gian toàn bài.
Thời gian từng phần..
Nội dung kiến thức
..
Phương pháp.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan8t94.doc