Giáo án Ngữ văn 8 tiết 112 bài 30: Tập làm văn: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 112 bài 30: Tập làm văn: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

TIẾT 112 TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết Tập làm văn trước.

 b) Về kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . .

 Sĩ số 8C: . .

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? Cho biết để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao người viết cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 112 bài 30: Tập làm văn: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 112 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết Tập làm văn trước.
	b) Về kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? Cho biết để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao người viết cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?
	Đáp án: - Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). (4 điểm)
	- Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc đó phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. (6 điểm)
	* Vào bài (1’): Các em đã thấy được vai trò quan trọng không thể thiếu của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Vậy, làm thế nào để đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận nghị luận một cách phù hợp? Tiết TLV hôm nay chúng ta cùng đi luyện tập.
b) Dạy nội dung bài mới:
	Đề bài: “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”. Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết.
	GV: Gọi HS đọc đề bài.
	?TB: Để viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài này ta phải lần lượt thực hiện những bước nào?
	HS: Thực hiện các bước: tìm hiểu đề; tìm ý, lập dàn ý; viết bài; đọc lại và sửa chữa.
	1. Tìm hiểu đề
	?TB: Đề yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề gì, cho ai?
	HS: Cần làm sáng tỏ vấn đề: “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”=> kiểu bài nghị luận.
	?TB: Để làm được bài này, ta cần sử dụng kiểu lập luận nào?
	HS: Sử dụng kiểu lập luận chứng minh.
	?KH: Trong kiểu bài lập luận chứng minh, yếu tố nào đóng vai trò cốt yếu?
	HS: Dẫn chứng đóng vai trò cốt yếu góp phần làm sáng tỏ vấn đề.
	GV: Dẫn chứng có vai trò quan trọng trong văn lập luận chứng minh. Nếu không có dẫn chứng thì luận điểm cũng chẳng thể làm sáng tỏ được. Tuy nhiên, chứng minh không phải là liệt kê dẫn chứng. Bởi xét tới cùng, chứng minh cũng là để làm rõ thật giả, đúng sai; vì thế người chứng minh buộc phải nêu ra ý kiến, quan điểm của mình, tức là phải nêu ra luận điểm.
	2. Tìm ý, lập dàn ý
	a) Xây dựng hệ thống luận điểm
	?TB: Các luận điểm được nêu ra để chứng minh cần đảm bảo những yêu cầu nào?
	HS: Phải xác đáng, toàn diện và được sắp xếp rành mạch, hợp lí, chặt chẽ để có thể làm cho vấn đề trở nên sáng tỏ.	
	GV: Gọi HS đọc phần II.1 SGK. T. 108.
	?TB: Em có nhận xét gì về nội dung các luận điểm được đưa ra trong SGK? 
	HS: Các luận điểm đều hướng tới làm sáng tỏ vấn đề: “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”.
	?KH: Cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự đó có hợp lí không? Vì sao?
	HS: Cách sắp xếp các luận điểm chưa hợp lí. Luận điểm trước chưa làm cơ sở cho sự xuất hiện luận điểm sau.
	?KG: Vậy theo em, ta nên sửa như thế nào cho hợp lí?
	HS: Cần quy các luận điểm vào từng nhóm cụ thể (bổ ích về sức khỏe, bổ ích về tình cảm, bổ ích về kiến thức) và sắp xếp lại thứ tự của chúng hợp lí hơn, mạch lạc hơn. Có thể sắp xếp lại như sau:
	Ghi: - Bổ ích về thể chất: luận điểm e.
	- Bổ ích về tình cảm: luận điểm a, d.
	- Bổ ích về kiến thức: luận điểm c, b.
	?KG: Trên cơ sở các luận điểm được quy về nhóm và sắp xếp lại, em hãy lập dàn ý cho đề bài trên?
	b) Lập dàn ý	
	* Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan.
	* Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể:
	- Về thể chất, những chuyến tham quan, du lịch giúp chúng ta tăng cường sức khỏe.
	- Về tình cảm, những chuyến tham quan, du lịch giúp chúng ta:
	+ Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân;
	+ Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
	- Về kiến thức, những chuyến tham quan, du lịch giúp chúng ta:
	+ Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn kiến thức đã được học trong trường, lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe;
	+ Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
	* Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan, du lịch.
	3. Viết bài
	a) Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
	?KH: Nên đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn cụ thể nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?
	HS: Đưa vào đoạn văn nói về sự bổ ích của tham quan đối với tình cảm của học sinh.
	GV: Để giúp các em đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn đã chọn đạt kết quả tốt ta cùng đi tìm hiểu bài tập phần 2a, 2b.
	GV: Gọi HS đọc đoạn trích trong bài: “Đi bộ ngao du”.
	?KH: Theo em trong đoạn văn này, tác giả đã đưa yếu tố biểu cảm vào bằng những cách nào?
	HS: Tác giả đưa yếu tố biểu cảm vào bằng cách sử dụng liên tiếp các câu cảm thán, các tính từ miêu tả, hình ảnh so sánh
	GV: Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn của Ru-xô đã thuyết phục người đọc tin vào tác dụng của việc đi bộ ngao du.
	?KH: Nếu phải trình bày luận điểm: “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui” thì luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
	HS: Gợi cho em cảm xúc về những điều kì diệu, những ấn tượng sâu sắc, những sự ngạc nhiên thích thú do những chuyến tham quan, du lịch tác động vào tâm hồn, tình cảm của con người.
	GV: Gọi HS đọc đoạn văn phần 2b.
	?TB: Theo em đoạn văn ở mục 2b đã thể hiện được hết những cảm xúc như đã nói ở trên chưa?
	HS: Đoạn văn chưa thể hiện hết những cảm xúc ấy do các yếu tố biểu cảm đưa vào đoạn văn còn ít, còn mờ nhạt.
	b) Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm
	?KH: Cần tăng cường yếu tố biểu cảm như thế nào để đoạn văn biểu hiện đúng những cảm xúc chân thật của em?
	HS: Nên đưa vào đoạn văn các từ ngữ biểu cảm như: diệu kì thay khi diễn tả nỗi buồn của Diệu Quyên (đã tan hẳn đi); đưa thêm cụm từ biểu cảm: “bạn còn nhớ” vào đầu đoạn để tạo câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc ấn tượng khó quên, đưa thêm từ ngữ “có ai lại” để bộc lộ ý khẳng định sự ngạc nhiên thích thú trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên vịnh Hạ Long. Thêm cụm từ “Làm sao có được” để tạo câu nghi vấn mang ý khẳng định làm rõ cho luận điểm của đoạn chỉ có tham quan du lịch mới đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
	KG: Hãy viết lại đoạn văn trên rồi trình bày trước tổ?
	HS: Viết đoạn văn. GV gọi HS đọc đoạn văn và yêu cầu HS tự kiểm tra lại đoạn văn đã viết xem: Đoạn văn đó đã thực sự có yếu tố biểu cảm chưa? Tình cảm biểu hiện trong đoạn văn đã chân thành chưa, hay còn khuôn sáo? Sự diễn đạt tình cảm ấy có rõ ràng, trong sáng hay không?
	4. Đọc đoạn văn và sửa lỗi
	GV: Gọi 3 HS đọc đoạn văn đã viết trước lớp. Gọi HS nhận xét. GV sửa chữa, uốn nắn.
	GV: Đọc đoạn văn đã sửa trong SGV cho HS tham khảo.
	Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan, du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Bạn còn nhớ cái lần cả lớp mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long không? Hôm ấy, có ai trong chúng ta lại kìm nổi một tiếng reo, khi sau những chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, nước non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ, hôm trước, bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy lúc đầu Lệ Quyên vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt của bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia, diệu kì thay, đã tan hẳn đi, như có một phép màu. Làm sao có được niềm sung sướng ấy khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường quen thuộc?
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Nhắc lại vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, cách đưa các yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc đó phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Hoàn thành bài viết theo đề bài đã tìm hiểu trên lớp.
	- Xem lại kiến thức tiết trước.
	- Tiết tới chuẩn bị bài Lựa chọn trật tự từ trong câu. Yêu cầu: Đọc kĩ các ví dụ và các câu hỏi trong mục I, II sau đó trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 112 bai 30.doc