Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 91: Câu phủ định - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 91: Câu phủ định - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu. Giúp học sinh .

- Hiểu được hình thức và chức năng chính câu phủ định .

- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong khi nói và viết .

- GD học sinh tinh thần say mê hứng thú khi học bài.

B Chuẩn bị .

 I Giáo viên. Bảng phụ, nghiên cứu nội dung bài giảng.

 II Học sinh. soạn bài theo hướng dẫn của GV.

C Tiến trình lên lớp .

 I Ổn định tổ chức .(1p)

 II Bài cũ .(5p)

Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu trần thuật ? Vì sao câu trần thuật được sử dụng nhiều nhất ? Lấy ví dụ minh họa.

 III Bài mới .

Giới thiệu bài : Câu phủ định là kiểu câu có từ phủ định. Vậy nó có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào ?

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 6898Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 91: Câu phủ định - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/2/07
Tiết 91 CÂU PHỦ ĐỊNH
A Mục tiêu. Giúp học sinh .
- Hiểu được hình thức và chức năng chính câu phủ định .
- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong khi nói và viết .
- GD học sinh tinh thần say mê hứng thú khi học bài.
B Chuẩn bị .
 I Giáo viên. Bảng phụ, nghiên cứu nội dung bài giảng.
 II Học sinh. soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C Tiến trình lên lớp .
 I Ổn định tổ chức .(1p)
 II Bài cũ .(5p)
Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu trần thuật ? Vì sao câu trần thuật được sử dụng nhiều nhất ? Lấy ví dụ minh họa.
 III Bài mới .
Giới thiệu bài : Câu phủ định là kiểu câu có từ phủ định. Vậy nó có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào ? 
TG
Hoạt động GV và HS
Nội dung bài học
16
18
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức, chức năng
GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu mục I.1 Trong SGK và trả lời các câu hỏi.
Về đặc điểm hình thức câu b,c,d có gì khác câu a ? 
Về chức năng câu b,c,d có gì khác câu a ?
HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. 
GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu mục I. 2 SGK và trả lời các câu hỏi.
Trong đoạn trích câu nào là câu phủ định ?
Cho biết mục đích sử dụng các từ ngữ phủ định của ông thầy bói ? 
Từ nhận xét trên GV yêu cầu HS rút ra ghi nhớ SGK .
GV yêu cầu HS đặt câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.
Hoạt động 2: Luyện tập
Gv yêu cầu HS làm BTtheo nhóm đã chia.
GV cho HS đặt câu có ý nghĩa tương đương , sau đó nhận xét.
GV yêu cầu HS đặt những câu có ý nghĩa tương đương để làm rõ câu bác bỏ.
GV hướng dẫn HS cả lớp cùng làm. Sau đó một số em đọc , nhận xét .
I Đặc điểm hình thức và chức năng câu phủ định .
 1 Ví dụ : SGK
 2 Nhận xét :
VD 1:
- Các câu b,c,d khác câu a vì có chứa các từ phủ định : không chưa chẳng.
- Các câu b,c,d phủ định Nam đi Huế còn câu a khẳng định Nam đi Huế. 
Các câu phủ định đều là câu phủ định miêu tả. 
VD 2: 
- Các câu phủ định.
Không phải nó chần chẫn như cái đòn càn.
Đâu có.
- Bác bỏ nhận định của ông sờ vòi và sờ ngà - Câu phủ định bác bỏ. 
3 Ghi nhớ : SGK
II Luyện tập .
Bài tập 1:
 b. Câu phủ định bác bỏ.
Cụ cư tưởng thế chứ nó chả hiểu gì đâu !
Bác bỏ điều Lão Hạc dằn vặt, đau khổ.
c. Không, chúng con không đói nữa đâu. 
Bài tập 2:
 a. Không phải là không - có
 b. không ai không - ai cũng.
 c. ai chẳng - ai cũng .
NX : Các câu SGK không phải là câu phủ định mà dùng các từ ngữ phủ định để khẳng định .Những câu khẳng định tương đương thường ít có sức thuyết phục hơn.
Bài tập 4: Các câu ở a,b,c,d đều là câu phủ định bác bỏ.
Bài tập 6: Viết đoạn văn.
 IV Củng cố - Dặn dò .(5p)
 1 Củng cố : Câu phủ định là gì ? Các loại câu phủ định ?
 2 Dặn dò : Học bài, làm bài tập 3, 5.
 Chuẩn bị : Chương trình địa phương (phần tập làm văn )
Xem lại các di tích lịch sử ở địa phương em.Viết bài thuyết minh về một di tích mà em biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docT91.doc