Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9: Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9: Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

 TIẾT 9 TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 (Trích Tắt Đèn của Ngô Tất Tố)

A- Mục tiêu bài học

- Qua đoạn trích, học sinh thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến trước CMT 8 ở Việt Nam, thấy tình cảnh khốn khổ cùng cực của người dân bị áp bức và vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân, đồng thời cảm nhận được quy luật xã hội có áp bức có đấu tranh, cũng là quy luật của tự nhiên, Tức nước vỡ bờ.

- Thấy được nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh tả người tả việc đặc sắc của Ngô Tất Tố.

- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật.

B- Đồ dùng – phương tiện

GV: Giáo án, chân dung Ngô tất Tố, tác phẩm Tắt đèn.

HS: Học bài, soạn bài ,tóm tắt truyện.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động

1- ổn định

2- Kiểm tra bài cũ

 -Khi được nằm trong lòng mẹ bé Hồng mang tâm trạng ntn? (hạnh phúc – sung sướng tràn ngập trong lòng)

 -Trong lòng mẹ cũng như “tôi đi học” là những áng văn tự sự đậm chất trữ tình. Chất trữ tình, chất thơ ấy được toát lên từ đâu?

A. Tâm trạng nhân vật chính.

B. Cảnh thiên nhiên thơ mộng.

C- Tình huống truyện.

D- ngôn ngữ giầu sức biểu cảm, giầu hình ảnh.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9: Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7.9.09
 Tiết 9 Tức nước vỡ bờ
 (Trích Tắt Đèn của Ngô Tất Tố)
A- Mục tiêu bài học
- Qua đoạn trích, học sinh thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến trước CMT 8 ở Việt Nam, thấy tình cảnh khốn khổ cùng cực của người dân bị áp bức và vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân, đồng thời cảm nhận được quy luật xã hội có áp bức có đấu tranh, cũng là quy luật của tự nhiên, Tức nước vỡ bờ.
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh tả người tả việc đặc sắc của Ngô Tất Tố.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật.
B- Đồ dùng – phương tiện
GV: Giáo án, chân dung Ngô tất Tố, tác phẩm Tắt đèn.
HS: Học bài, soạn bài ,tóm tắt truyện.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
1- ổn định
2- Kiểm tra bài cũ
 -Khi được nằm trong lòng mẹ bé Hồng mang tâm trạng ntn? (hạnh phúc – sung sướng tràn ngập trong lòng)
 -Trong lòng mẹ cũng như “tôi đi học” là những áng văn tự sự đậm chất trữ tình. Chất trữ tình, chất thơ ấy được toát lên từ đâu?
A. Tâm trạng nhân vật chính.
B. Cảnh thiên nhiên thơ mộng.
C- Tình huống truyện.
D- ngôn ngữ giầu sức biểu cảm, giầu hình ảnh.
3- Bài mới
 Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động 1: GTB: Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của cái xã hội nông thôn Việt nam trước CMT8. Đó là cái khung cảnh ngột ngạt của làng Đông Xá, cổng làng bị đóng, tiếng còi, liên hồi trong những ngày thu thuế, làng xóm ngột ngạt bức bối, ở đình thì người đi đóng thuế, người thu thuế, còn người dân trong những ngày thu thuế thế này thì sao?
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản
H: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Ngô Tất Tố?
GV nhấn mạnh một vài nét về tác giả. HS quan sát ảnh chân dung Ngô Tất Tố.
H: Kể tên những tác phẩm nổi tiéng của Ngô Tất Tố? Nêu xuất xứ của đoạn trích? 
GV: Tác phẩm gồm 26 chương kể về không khí ngột ngạt trong làng Đông Xá vào kỳ sưu thuế, đoạn trích là chương XVIII.
- GV hướng dẫn HS đọc thể hiện không khí căng thẳng, khẩn trương. Phân vai đọc.
H: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
H: Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? 
* Hoạt động 3: HD tìm hiểu văn bản
H: Gia đình chị Dậu đang ở trong tình cảnh ntn?
H: Em có nhận xét gì về tình cảnh gia đình chị Dậu hiện nay? 
GV: Tất cả tình cảnh ấy dồn lên vai người đàn bà đảm đang, dịu dàng, chị phải làm gì để thoát khỏi cảnh này.
H: Trước mắt lúc này chị phải làm gì?
H: Tìm những chi tiết thể hiện sự chăm sóc chồng của chị Dởu?
H: Cách xưng hô thể hiện điều gì?(Ngọt ngào, dịu dàng)
H: Qua cử chỉ, lời nói của chị khi chăm sóc chồng , em thấy chị Dậu là người phụ nữ ntn?
GV: Một người phụ nữ dịu dàng, hiền thảo thế , nhưng khi đứng trước tình cảnh gia đình túng quẫn , chồng sắp bị bắt đánh, chị làm gì?
H: Việc làm đầu tiên của chị khi bọn cai lệ ập đến là gì?
H: Nhận xét gì về cách xưng hô?
H: Qua cách xưng hô, qua lời nói của chị với cai lệ, em thấy chị là người ntn? Tại sao chị nhẫn nhục chịu đựng?
GV: Mặc dù chị đã nhẫn nhục chịu đựng trình bày tình cảnh đáng thương của gia đình. Nhưng tên cai lệ vẫn lạnh lùng không đoái hoài, hắn vẫn tiếp tục thực thi việc của mình.
H: Khi cai lệ đi bắt anh Dậu, chị có thái độ , cử chỉ ntn?
H: Nhận xét gì về cử chỉ thái độ của chị lúc này?
H: Sau khi bị cai lệ đánh, chị có thái độ ntn?
H: Chị đã có những lời nói, hành động quyết liệt chống lại bọn cai lệ ntn?
H: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh Chị Dậu đánh cai lệ cứu chồng?
H: em có nhận xét gì về hành động cứu chồng, bảo vệ chồng của chị Dậu?(Hành động nhanh, dứt khoát)
H: Em có n/xét gì về từ ngữ, giọng văn?
H:Sức mạnh ấy chị có được là do đâu?(Sức mạnh của chị Dậu bắt nguồn từ lòng yêu chồng, thương con.)
H: Qua những đó em thấy Chị Dậu là người ntn?
H: Cai lệ là ai? Hắn có nhiệm vụ gì trong vụ sưu thuế này? (Cai lệ là tên tay sai đắc lực của quan phủ giúp bọn lý dịch tróc lã những người nghèo chưa nộp đủ tiền sưu thuế.)
H: Bằng ngòi bút hiện thực của mình Ngô Tất Tố đã khắc khoạ hình ảnh cai lệ bằng những chi tiết điển hình ?
H: Qua những cử chỉ, lời nói hành động của cai lệ, em thấy hắn là người ntn?
* Hoạt động 4: HD tổng kết
H: Qua đoạn trích ta hiểu thêm được gì về người phụ nữ việt nam đó là người phụ nữ ntn?
H: Đoạn trích có giá tri đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật?
GV yêu cầu HS đọc nghi nhớ.
* Hoạt động 5: HD luyện tập
H: em thử căn cứ vào nội dung đoạn trích đặt tên gọi khác cho đoạn trích?
Yêu cầu cần đạt
I-Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a- Tác giả ( 1893 – 1954) là nhà văn hiện thực chuyên viết về nông thôn trước CMT8 . Những tác phẩm của ông thể hiện tính chất nhân đạo sâu sắc.
b- Tác phẩm
- Văn bản được trích trong tác phẩm nổi tiếng "Tắt đèn" Chương XVIII
2. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
a. Đọc, tìm hiểu chú thích
b- Bố cục : 2 phần.
- P1: Từ đầu....ngon miệng hay không.
Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu, chị chăm sóc chồng.
- P2: Còn lại, cuộc đối mặt giữa chị Dậu và cai lệ và người nhà lý trưởng.
II- Tìm hiểu văn bản
1- Nhân vật chị Dậu
a- Tình cảnh gia đình chị Dậu
- Chồng đau ốm đang bị trói đánh.
- Con nhỏ.
- Gia đình túng quẫn, đói khát vì thiếu sưu
=>Gia đình chị Dậu đang trong tình cảnh thê thảm, đáng thương và nguy cấp.
b- Chị Dậu chăm sóc, bảo vệ chồng
- Chăm sóc: -Lo nấu cháo, múc ra la liệt, quạt cho chóng nguội.
- Lời nói: Thầy em.....
- Cử chỉ: Ngồi xuống xem chồng ăn có ngon miệng không? 
=>Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, hiền thảo dịu dàng, hiết lòng thương yêu chồng con.
-Bảo vệ người chồng đau yếu.
- Trình bày hoàn cảnh gia đình.
L1: Giọng run run, xưng hô ông cháu, lễ phép.
L2: Thiết tha xin, lễ phép.
L3: Van lạy
=>Chị Dậu cố nhịn nhục, cố chịu đựng mọi nỗi khổ kể cả bị sỉ nhục vì chị thương chồng, tôn trọng pháp luật.
- Lúc cai lệ định bắt anh Dậu: chị đến đỡ tay cai lệ van xin tha, lễ phép .
- Khi bị cai lệ đánh: chị đã liều mạng cự lại: bằng lí lẽ
+ Từ cách xưng hô tôi ông đã chuyển sang bà mày, đánh cai lệ, cứu chồng: Túm cổ xô đẩy giằng co..
=> Chị Dậu là người phụ nữ dịu dàng, hiền thảo, hêt mức yêu thương chồng con, thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, ở chị còn tiềm tàng một khả năng phản kháng.
2- Nhân vật cai lệ.
- Với sự kết hựp các chi tiết điển hình về bộ dạng, lời nói, hành động -> Cai lệ là kẻ hống hách, thô bạo không còn nhân tính.
III- Tổng kết
1. Nghệ thuật
 Khắc hoạ 2 nhân vật rõ rệt: Cai lệ và chị Dậu. Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc.
2. Nội dung
 Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của XHTDPK; XH ấy dfdã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ khiến họ phảI liều mạng. Và vẻ đẹp của người phụ nữ. 
 *Ghi nhớ (SGK. Tr33)
IV- Luyện tập
- Đặt tên khác cho truyện, bài ca ..buổi sáng ở nhà anh Dậu , sức mạnh của tình yêu thương.
4,Củng cố 
-Gv khái quát lại nội dung bài học .
5. HD về nhà
- GV nhắc các em về đọc kỹ và tập tóm tắt lại văn bản.
- Các em soạn tiếp bài.
- Hoàn thành vở bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docV8 tiet9doc.doc